1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Khoa học xã hội >

Bảng 1. Kế hoạch can thiệp dự kiến hỗ trợ thân chủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.46 KB, 55 trang )


Theo lời kể của bà nội của A, vào năm 2013, cha của A đi làm ăn xa cùng bạn

bè, do bị rủ rê, lôi kéo nên đã có QHTD với gái mại dâm nhưng không hề hay biết

mình đã bị nhiễm HIV. Khi trở về đã khiến mẹ của A cũng bị lây bệnh. Sau này khi

biết mình bị nhiễm H, vì muốn con không bị lây bệnh, bà nội của A không muốn đứa

cháu đích tôn của mình mắc bệnh nên đã đưa A về sống với bà nội, ông nội và ông

ngoại của A đã mất, bà ngoại của A già yếu nên không thể chăm nom cho A được. Bà

nội chăm A từ số tiền trợ cấp ít ỏi hàng tháng của mình và tiền của bố mẹ A cho để

nuôi cháu. Từ khi bị bệnh, sức khỏe cha mẹ giảm sút, cũng không có việc làm ổn định

nên điều kiện cũng rất khó khăn.

A vốn là đứa trẻ thông minh, học giỏi, ngoan ngoãn và rất vâng lời ông bà cha

mẹ. Từ khi cha mẹ bị bệnh và bị chia cách khỏi cha mẹ về sống với bà nội đã có rất

nhiều lời bàn tán, sự xa lánh của mọi người dành cho em, cuộc sống của em cũng thay

đổi. Được biết A không hề bị bệnh, nhưng mấy đứa trẻ bạn của em trong xóm cũng

như trên lớp đã xa lánh, không chơi cùng và luôn trêu trọc em từ khi biết bố mẹ thằng

bé mắc HIV. Từ việc cha mẹ bị HIV, không được sống chung, và nhận sự yêu thương

chăm sóc của cha mẹ, bị bạn bè xa lánh trong khi bản thân mình không bị nhiễm HIV,

trong 2 năm trở lại đây A đã nhiều lần bỏ học, có xung đột bạo lực với bạn, kết quả

học tập giảm sút nhiều, hay buồn rầu và không còn hoạt bát như trước.

Theo lời bà nội A thì cha mẹ A thỉnh thoảng sang thăm, đưa tiền cho bà và cho

A “bố mẹ nó cũng buồn lắm, người thì mang bệnh nên không dám nuôi con, mỗi lần

vào cũng rưng rưng nước mắt nhìn con một lúc rồi lại đi, giờ việc làm không có nên

hai vợ chồng chạy vạy đi làm ăn lấy vốn để lại cho nó nhỡ mai kia có chuyện gì. A nó

cũng nhiều lần bảo muốn ở với bố mẹ, không muốn sống xa bố mẹ như thế này, nhưng

mà bố mẹ nó bị bệnh như thế thì biết làm thế nào”.

Hiện nay, A đang gặp rất nhiều vấn đề cần trợ giúp của NVXH, đặc biệt là

mong muốn được có trở về sống chung với cha mẹ, được có sự chăm sóc, tình yêu

thương của gia đình.

2.3. Ứng dụng tiến tình công tác xã hội cá nhân trong hoạt động can thiệp trợ

giúp thân chủ

Trong báo cáo thực tế của mình, tôi đã ứng dụng 5 bước đầu tiên trong 7 bước

của một tiến trình công tác xã hội cá nhân để thuu thập thông tin, nhận diện vấn đề và

đưa ra kế hoạch can thiệp để trợ giúp thân chủ là trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

25



2.3.1. Tiếp cận thân chủ

a. Cách thức tiếp nhận đối tượng

Thông qua chính quyền địa phương, các tài liệu tập hợp trẻ em có hoàn cảnh

đặc biệt khó khăn được lưu trữ tại phòng LĐ- TBXH xã Đắc Sơn để có các thông tin

cơ bản về trẻ. Nhờ cán bộ phòng LĐ-TBXH xã và ông “trưởng xóm” để biết nơi sinh

sống, giới thiệu, làm quen và tạo mối quan hệ ban đầu với thân chủ và người đang

nuôi dưỡng trẻ.

Buổi đầu tiên đến nhà thì trẻ không chịu ra gặp mà bỏ đi chơi, nhưng rất may

mắn bà nội của trẻ - người đang nuôi dưỡng và chăm sóc A đã đồng ý gặp mặt và nói

chuyện. Sau mấy ngày liên tục vào cuối tuần đến thăm thì trẻ đã bắt đầu cởi mở và có

sự hợp tác. Ban đầu, trẻ còn ngại, rụt rè, ít nói nhưng sau đó cùng với bà nội của mình,

trẻ đã có những chia sẻ của mình với NVXH.

b. Đánh giá ban đầu về vấn đề của đối tượng

Trong những lần gặp mặt đầu tiên



NVXH nhận thấy, A và gia đình



không gặp vấn đề cấp bách có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng hay nhu cầu sống

còn, các vấn đề không thuộc vào 3 mức độ khẩn cấp, mà chủ yếu là các vấn đề có thể

giải quyết dần dần như vấn đề kinh tế khó khăn, A bỏ bê học tập, bị bạn bè xã lánh và

hơn hết là em đang sống trong điều kiện thiếu tình thương yêu và chăm sóc của cha

mẹ. Từ đây ngoài các nhu cầu căn bản theo lý thuyết nhu cầu của Maslow thì nhu cầu

mà A cần được đáp ứng đó là: được hỗ trợ về kinh tế để có thể có đầy đủ thức ăn, chất

dinh dưỡng cũng như phục vụ cho việc học tập, được chấp nhận, không bị phân biệt

đối xử và đặc biệt là có thể trở về sống chung một nhà với cha mẹ, được nhận tình yêu

thương và sự chăm sóc của cha mẹ mà em đáng được hưởng. Ngoài ra, NVXH còn xét

đến một nhu cầu mà em, bà nội A, bố mẹ của A cần đó là: nếu như có được trở về

sống chung với nhau thì họ cũng phải hiểu biết được các kiến thức về phòng chống lây

nhiễm HIV/AIDS để phòng tránh các nguy cơ mà A có thể gặp phải khi về sống với

cha mẹ đang nhiễm HIV của mình.

c. Thông báo cho đối tượng về vai trò và mục tiêu hỗ trợ

Để giúp thân chủ, gia đình của A biết và hiểu được vai trò, mục tiêu của mình,

trong buổi làm việc đầu tiên tôi đã chia sẻ những thông tin về vai trò, mục tiêu hỗ trợ

của NVXH cho A và bà nội của em được biết hơn hết tôi cũng chia sẻ các nguyên tắc,

đạo đức nghề cho thân chủ biết.

26



Sau khi giới thiệu về vai trò của mình, tôi cũng đã nhấn mạnh vai trò là người ở

bên cạnh cùng hỗ trợ A cùng gia đình. Chính em, và gia đình mới là người giải quyết vấn

đề, còn tôi sẽ đóng vai trò là người hướng dẫn và cùng thân chủ giải quyết vấn đề, phát

hiện các điểm mạnh của em để giúp em tăng cường năng lực tự giải quyết vấn đề mà

thôi.

e. Ghi hồ sơ thông tin ban đầu về đối tượng

Những thông tin ban đầu của thân chủ A:

-



Họ và tên: Nguyễn Văn A.

Tuổi: 10.

Giới tính: nam.

Quê quán: xóm Bến, xã Đắc Sơn, Thị xã Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên.

Hoàn cảnh gia đình: cha mẹ bị nhiễm HIV, không sống chung với cha mẹ, hiện



đang sống với bà nội 62 tuổi. Gia đình nghèo, cha mẹ không có việc làm ổn định,

thường xuyên đi làm ăn xa, bà nội già yếu sống nhờ tiền trợ cấp hàng tháng và tiền cha

mẹ A gửi về.

- Thực trạng về thể chất: gầy, không bị bệnh tật hay tổn thương.

- Thực trạng tinh thần: rụt rè, ít nói, ngại giao tiếp, hay nổi nóng cáu giận, thiếu

thốn tình yêu thương của cha mẹ.

- Hình thức tiếp nhận: từ các thông tin lưu trong hồ sơ của chính quyền địa phương.

2.3.2. Nhận diện vấn đề

Sau khi tiếp cận được với TC, thu thập được những thông tin ban đầu, những

vấn đề nhận diện được trong báo cáo về thân chủ như sau:

a. Thân chủ trọng tâm

Trong trường hợp này thân chủ trọng tâm là trẻ Nguyễn Văn A- trẻ bị ảnh

hưởng bởi HIV/AIDS tại xã Đắc Sơn.

b. Vấn đề chính mà thân chủ gặp phải

Các vấn đề mà thân chủ gặp phải như sau:

Thứ nhất: thân chủ đang gặp vấn đề về kinh tế, sống trong gia đình có hoàn

cảnh khó khăn, Bà nội của A là người đang nuôi dưỡng, chăm sóc A già yếu, không có

nguồn thu nhập, chủ yếu dựa vào tiền lương hưu, tiền trợ cấp hàng tháng.

Thứ hai: A đang gặp vấn đề về tâm lý mặc cảm, tự ti, thiếu thốn tình yêu

thương chăm sóc của bố mẹ ruột.

Thứ ba: A bị kỳ thị và phân biệt đối xử của các bạn bè trong lớp. Đây chính là

một trong những lý do khiến T bỏ học, bỏ nhà đi chơi, đánh bạn, hay buồn rầu.

27



Thứ tư: A đang bị chia cắt, không được sống chung với cha mẹ ruột do cha mẹ

bị nhiễm HIV/AIDS, sợ A bị lây HIV.

Thứ năm: A thiếu các kiến thức về HIV , phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS

trong hiện tại và ngay cả khi được trở về sống chung với cha mẹ.

Qua đây thấy được bản thân A đang gặp phải rất nhiều vấn đề, dẫn đến A có

các hành vi tiêu cực, tâm lý buồn chán, mặc cảm. Trong quá trình can thiệp trực tiếp

và cũng xuất phát từ nhu cầu mong muốn của thân chủ. Tôi đã chọn vấn đề giúp A

được trở về sống chung với cha mẹ, song song với nó là việc cung cấp cho A và gia

đình A các kiến thức về HIV/AIDS và cách phòng chống lây nhiễm HIV để đề phòng

các nguy cơ mà thân chủ gặp phải khi được trở về sống chung với cha mẹ đẻ của mình.

c. Các yếu tố tác động đến vấn đề của thân chủ

Các yếu tố tác động đến vấn đề của thân chủ dựa vào lý thuyết hệ thống sinh

thái bao gồm bản thân thân chủ, gia đình, bạn bè, cộng đồng, chính sách xã hội…tôi sẽ

thể hiện, phân tích rõ hơn trong bước 4 xác định và đánh giá vấn đề có căn cứ.

d. Mức độ nghiêm trọng của vấn đề

Các vấn đề của A chưa thuộc vào loại vấn đề nghiêm trọng cần khắc phục và

giải quyết và hỗ trợ ngay tức thời

e. Loại vấn đề của đối tượng

Loại vấn đề của đối tượng mà tôi chọn để giải quyết trong trường hợp này

thuộc là không được sống chung với cha mẹ bị nhiễm HIV. Đây là vấn đề gây rối

nhiễu trong tâm lý đồng thời gây nên sự giảm thiểu trong việc thực hiện các chức

năng xã hội của thân chủ.

2.3.3. Thu thập và xử lý thông tin

a. Quá trình thu thập thông tin

Để có được các thông tin chính xác về thân chủ cũng như hoàn cảnh của thân chủ

tôi đã sử dụng các kỹ năng phỏng vấn, vấn đàm, vãng gia, … để thu thập thông tin.

Quá trình này được sử dụng xuyên suốt tiến trình can thiệp, đặt thân chủ trong

hệ thống sinh thái và sử dụng nhiều nguồn thông tin khác nhau như bà nội của A, bạn

bè, hàng xóm, giáo viên của em.

b. Những thông tin thu thập được

 Thông tin về đối tượng



28



Thân chủ là Nguyễn Văn A, sinh năm 2005 hiện đang học lớp 5 trường THCS

Đắc Sơn II, hiện đang sống với bà nội tại xóm Bến, xã Đắc Sơn.

A là một cậu bé ngoan ngoãn, thông minh, nhưng ít nói, ít có sự giao tiếp với mọi

người. Khuôn mặt thường tỏ vẻ buồn bã, nhiều lúc có thể ngồi yên một chỗ suốt ngày.. Có

những lúc trẻ nói dối về việ học tập, những việc làm và suy nghĩ của bản thân.

A rất thương bà, thương bố mẹ tuy nhiên trẻ thường dễ nổi cáu với mọi người,

đặc biệt là những đứa trẻ hay trêu trọc em, những người nói xấu bố mẹ và sau đó lại

buồn bã.

A là một đứa trẻ thông minh, trước kia đạt được thành tích tốt trong học tập,

yêu thương gia đình và biết giúp đỡ bà nội.

Vấn đề hiện tại của em là sự rối nhiễu về tâm lý, bị xa lánh, thiếu sự quan tâm,

tình yêu thương, chăm sóc của cha mẹ. Cha mẹ A việc làm không ổn định, không kiếm

được việc làm ở quê nên thường xuyên đi nơi khác làm ăn, ít có thời gian chăm sóc em.

Vấn đề của A xảy ra khi cha mẹ của em bị nhiễm HIV, em phải về sống với bà

vì sợ bị lây nhiễm HIV/AIDS. từ việc ha mẹ bị nhiễm HIV em đã bị bạn bè xa lánh, có

những tâm lý và hành vi tiêu cực.

Hiện nay, A được sự quan tâm của chính quyền địa phương nhưng chỉ là một

phần về kinh tế và tinh thần và hầu như chưa có hiệu quả. Những sự can thiệp

chuyên môn về tâm lý, những sự giúp đỡ để em được sống chung với cha mẹ chưa

được thực hiện.

 Thông tin về bối cảnh môi trường của đối tượng, những nguồn lực từ cộng

đồng, gia đình và xã hội

 Hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ tương tác trong gia đình.

Gia đình thân chủ hiện nay có bà nội, cha, mẹ, và bà ngoại là những người thân

chủ gần gũi nhất. Tuy nhiên bà ngoại của em đã già và ở xa nên ít khi gặp, cha mẹ bị

nhiễm HIV, đang đi làm ăn thỉnh thoảng trong tháng về 3,4 lần để thăm và trợ cấp cho

em và bà nội. hiện nay, người gần gũi nhất với em là bà nội, bà cũng là người chăm

sóc cho em về hầu hết mọi mặt.

 Điều kiện sống

Gia đình A thuộc diện hộ nghèo, bà không còn làm việc, cha mẹ công iệc không

ổn định, điều kiện gia đình khó khăn

 Các yếu tố xung quanh



29



Bạn bè của em có một số bạn chơi thân, nhưng hầu hết các bạn thường tỏ thái

độ xa lánh do biết bố mẹ em bị HIV/AIDS ngay cả trong xóm cũng như trên lớp học.

Hàng xóm xung quanh cũng hay giúp đỡ hai bà cháu, họ cũng thương và hiểu

cho hoàn cảnh của em.

Họ hàng ở xa,và mỗi người có công việc riêng nên cũng ít có sự tương tác với

gia đình.

 Các nguồn lực

Như vậy có thể thấy các nguồn lực có thể hỗ trợ giúp em giải quyết vấn đề bao

gồm bản thân A, gia đình, một phần nhờ hàng xóm và bạn bè thân thiết.

 Thông tin về luật pháp, chính sách, chương trình có liên quan

Thân chủ đã và đang được hưởng các chính sách sau:

Chính sách hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với mức trợ cấp là

270.000 đồng/ tháng.

Chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế, khuyến học cho hộ nghèo.

Các chương trình hỗ trợ của chính quyền địa phương.

c. Nguồn thu thập thông tin

Từ chính đối tượng: Lấy thông tin từ T qua các cuộc trò chuyện, tiếp xúc trong

các buổi làm việc, trong quá trình tham gia vào các trò chơi với trẻ, giúp trẻ các công

việc của gia đình như chăn trâu, lấy củi…Qua sự quan sát về nét mặt, cử chỉ và lời nói

của trẻ.

Gia đình đối tượng: Thông tin thu thập được chủ yếu qua lời chia sẻ của bà

nội A, người chăm sóc A trong suốt hơn 2 năm trở lại đây.

Hàng xóm xung quanh: Qua lời kể của người dân xung quanh khu trẻ đang

sống,, có thể thu thập được các thông tin về hoạt động, giao tiếp của trẻ với bạn bè và

mọi người xung quanh.

Cơ quan tổ chức đại phương: qua trường học, các thầy cô giáo, bạn bè trong

lớp về thái độ học tập cũng như sự giao tiếp với bạn bè. Thông qua chính quyền địa

phương, cán bộ phòng LĐ- TBXH để thu thập được các thong tin cơ bản, các chính

sách mà thân chủ đang được hưởng.

2.3.4. Đánh giá và xác định vấn đề

Thân chủ trong trường hợp này đang gặp các vấn đề về thiếu hụt kinh tế, rối

nhiễu tâm lý, bị kì thị xa lánh, và đặc biệt là thiếu tình yêu thương, sự quan tâm chăm

sóc của cha mẹ ruột dẫn tới những tâm lý chán nản, buồn bã, những hành vi tiêu cực

30



gây agiảm thiểu việc thực hiện cách chức năng xã hội và sự phát triển của trẻ. Xuất

phát từ chính mong muốn của thân chủ, tôi đã chọn giải quyết vấn đề giúp thân chủ có

thể sống chung với gia đình song song với đó là cung cấp các kiến thức về phòng

chống lây nhiễm HIV/AIDS cho thân chủ và gia đình.

a. Xác định nguyên nhân của vấn đề

 Nguyên nhân khách quan.

Thông qua việc vẽ và phân tích được sơ đồ phả hệ và sơ đồ sinh thái của thân

chủ giúp ta thấy được một cách cụ thể các nguyên nhân dẫn đến vấn đề cũng như thấy

được các nguồn lực mà NVXH có thể kết nối để hỗ trợ thân chủ.



31



Hình 2. Sơ đồ hệ thống sinh thái của thân chủ

Phân tích

Theo sơ đồ hệ thống sinh thái của thân chủ Nguyễn Văn A cho thấy:

Gia đình: trẻ có mối quan hệ mật thiết hai chiều, đặc biệt là với bà nội, người

đang chăm sóc và nuôi dưỡng em. Đồng thời, gia đình còn bao gồm cha mẹ của A, tuy

hiện nay A không sống chung với cha mẹ, nhưng trước đây và hiện tại, tình yêu

thương của cha mẹ dành cho A vẫn không hề thay đổi.

Trường học: Mối quan hệ giữa A và trường học là mối quan hệ lỏng lẻo, tuy

đang học tại lớp nhưng mối quan hệ giữa em với bạn bè và thầy cô trong trường là

không chặt chẽ. Em thường hay bị bạn bè trong lớp trêu trọc, xa lánh.

32



Cộng đồng: Hàng xóm và mọi người xung quanh không có nhiều tác động với

A, thậm chí còn có hiện tượng kì thị, xa lánh.

Bạn bè: Trước kia em vẫn hay chơi cùng bạn bè trong xóm, nhưng sau khi biết

cha mẹ em bị HIV/AIDS, bạn bè đã có sự xa lánh, không chơi với em và bản tân em

cũng tự thu mình, ít giao lưu, chơi cùng bạn bè.

Đoàn thể, chính quyền địa phương: chỉ đáp ứng một phần nào đó nhu cầu vật

chất giúp em trong cuộc sống hàng ngày nhưng không thường xuyên.

An sinh xã hội và chính sách xã hội: có sự đáp ứng cho em về tiền trợ cấp,

bảo hiểm y tế… nhưng chỉ gián tiếp, theo chu kì.

Y tế: Hiện nay A rất ít có mối quan hệ với y tế.



Hình 3. Sơ đồ phả hệ của thân chủ

Phân tích sơ đồ phả hệ:

Từ sơ đồ phả hệ và sự thể hiện các mối quan hệ giữa thân chủ và các thành viên

trong gia đình trẻ Nguyễn Văn A cho thấy:

Thân chủ có quan hệ thân thiết với bà nội, người đang chăm sóc và nuôi

dưỡng em.

Thân chủ có mối quan hệ lỏng lẻo, không thân thiết với bà ngoại do bà ngoại

già yếu, bệnh tật và ở xa.

Trước đây em và bố mẹ có mối quan hệ rất mật thiết, tuy nhiên từ khi cha mẹ bị

nhiễm HIV/AIDS, phải sống chia cách với cha mẹ, cha mẹ đi làm ăn xa và ít khi về

33



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

×