1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Công nghệ - Môi trường >

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.65 MB, 143 trang )


Báo cáo ĐTM Dự án khai thác mỏ cát xã Tứ Dân và xãTân Châu-Khoái Châu-Hưng Yên



3.1.1. Nguồn gây tác động trong giai đoạn chuẩn bị, xây dựng mặt bằng

bãi tập kết cát, nhà văn phòng... và lắp ráp thiết bị

Trong giai đoạn này, các hạng mục công việc chính bao gồm san gạt mặt

bằng, xây dựng nhà văn phòng, hạ tầng cơ sở (cấp nước sinh hoạt, nhà kho, nhà vệ

sinh, bể tự hoại...), bãi tập kết cát, lắp ráp mát bơm hút và xả cát trên tàu, đường

ống dẫn cát xả vào bãi... các công việc này có thể gây ra các tác động chính sau:

- Hoạt động san nền, đào đắp và vận chuyển đất cát phục vụ thi công gây ô

nhiễm môi trường không khí.

- Các chất ô nhiễm như chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, cặn lắng... có thể bị cuốn

theo nước mưa thâm nhập vào nước mặt và nước ngầm trong quá trình thi công.

- Quá trình thất thoát và rò rỉ dầu mỡ từ phương tiện thi công phế thải (giẻ dầu

dính mỡ, dầu bôi trơn thải...) có thể tác động đến nguồn nước mặt và các thành

phần môi trường khác.

- Khối lượng đào đắp nhiều có nhiều công trình phải đào sâu nên khi thi công dễ

làm ô nhiễm môi trường nước và môi trường đất ở đó.

- Trong quá trình chuẩn bị mặt bằng, hiện tượng xói mòn, rửa trôi có thể xảy ra

nếu gặp trời mưa (mặc dù quá trình thi công vào mùa khô).

- Công tác giải phóng mặt bằng có thể tác động đến kinh tế-xã hội của khu vực.

- Công tác rà phá bom mìn có thể có trên khu vực mỏ cát từ thời chiến tranh trên

diện tích thực hiện dự án bãi khai thác cát thuộc địa phận xã Tứ Dân và xã Tân

Châu. Công việc này sẽ được tiến hành trước khi khai thác cát của dự án.

3.1.1.1. Các tác động liên quan đến chất thải

1. Nguồn gây ô nhiễm không khí

a. Các hoạt động gây ô nhiễm không khí

San gạt, đào móng và xây dựng công trình nhà văn phòng, kho, nhà vệ sinh... và

rãnh thoát nước rỉ cát tác động tới không khí chủ yếu là bụi. Lắp ráp thiết bị khai thác

và xả chất thải cát, hoạt động sau gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí là công

tác hàn thi công lắp ráp máy bơm...

Bảng 3.17. Thống kê máy móc sử dụng ứng với công nghệ thi công

TT



Công nghệ thi công



Máy móc



1



San gạt, đào móng, đào rãnh thoát nước rỉ cát Máy xúc, máy đào, ô tô tải



2



Hàn các thành phần của hệ thống hút-xả cát



Máy hàn điện



3



Vận hành thử



Động cơ tàu, máy bơm hút cát,

máy bơm xả cát



Các hoạt động trên và sự vận hành các thiết bị thi công sẽ gây ra tiếng ồn, bụi và

khí thải (CO, SOx, NOx, Hydrocacbon). Khí thải của các phương tiện vận tải có chứa

bụi (có kích thước hạt nhỏ hơn 10 µm), SO2, NOx, CO, tổng Hydrocacbon có khả

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHỐ HIẾN

-56-



Báo cáo ĐTM Dự án khai thác mỏ cát xã Tứ Dân và xãTân Châu-Khoái Châu-Hưng Yên



năng gây ô nhiễm không khí. Các chất ô nhiễm này có độc tính cao hơn so với bụi từ

mặt đất, tác động của chúng tới môi trường phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa hình,

khí tượng và mật độ dân cư bị ảnh hưởng. Trong dự án này, khối lượng thi công này

rất nhỏ, khu vực dân cư gần nhất nằm ở phía Nam cách công trình trên 100m, là khu

vực dân cư của phía Bắc thôn Năm Mẫu xã Tứ Dân.

2. Nguồn gây tiếng ồn

Các hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công có khả năng

gây ra tiếng ồn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của công nhân. Các hoạt động

gây ồn đáng kể là máy xúc, máy đào, ô tô vận chuyển đất cát, động cơ tàu, máy

bơm hút và xả cát, tiếng động từ quá trình hàn.

Mức ồn của từng loại thiết bị được dự báo theo tiêu chuẩn ồn điển hình của các

phương tiện, thiết bị thi công các công trình giao thông của Uỷ ban bảo vệ môi

trường Hoa Kỳ (Bảng 3 .18).

Bảng 3.18. Mức độ tiếng ồn điển hình (dBA) của các thiết bị ở khoảng cách 8m.

TT



Thiết bị



Mức độ ồn (dBA)



1



Máy ủi/gạt



80



2



Xe tải



83-94



3



Máy bơm



70-77



4



Tàu chở cát



80-85



Nguồn: Uỷ ban bảo vệ môi trường Hoa Kỳ-Tiếng ồn từ các thiết bị xây dựng và máy móc

xây dựng NJID 300.1, 31/12/1997.



Như vậy từ bảng trên ta thấy trong giai đoạn thi công chỉ sử dụng những thiết bị

có khả năng gây ồn không lớn và số lượng thiết bị nhỏ.

3. Nước thải

Các hoạt động thi công ảnh hưởng tới môi trường nước gồm:

-Tác động của nước thải phát sinh trong quá trình thi công như nước thải sinh

hoạt của công nhân, nước thải rửa máy móc, thiết bị.

-Tác động do nước thải chứa dầu mỡ, chủ yếu phát sinh từ các khu vực bảo trì

và sửa chữa cơ khí, xe máy trong các máy móc chảy vào nước gây ô nhiễm môi

trường nước.

a. Nguồn phát sinh nước thải

Nguồn nước thải trong giai đoạn xây dựng phát sinh chủ yếu từ công tác đào đất,

rửa các máy móc xây dựng, ô tô vận chuyển, nước thải sinh hoạt và nước thải bề

mặt khác.

* Nước thải sinh hoạt công nhân



CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHỐ HIẾN

-57-



Báo cáo ĐTM Dự án khai thác mỏ cát xã Tứ Dân và xãTân Châu-Khoái Châu-Hưng Yên



Trong quá trình thi công xây dựng và lắp ráp này, số lượng người tham gia

khoảng 15 người. Theo các quy định hiện hành cho phép xác định lưu lượng nước

thải theo tiêu chuẩn cấp nước (80% của tiêu chuẩn 100 l/người.ngày đêm ở dưới

nêu 100l), tổng lượng nước thải hàng ngày sẽ là 1,2m 3/ngày. Nước thải sinh hoạt

chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ

(BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật. Tải lượng chất bẩn của

toàn bộ công nhân trên công trường được trình bày trong Bảng 3 .19 sau:

Bảng 3.19. Tải lượng các chất ô nhiễm thải ra trong một ngày

Vi sinh

Tổng tải trọng

Chỉ tiêu ô nhiễm

Giá trị (g/ng.ngày)

(MPN/100ml)

(kg/ngày)

BOD5

45-54

0,9-1,1

COD

72-102

1,4-2,0

TSS

70-145

1,4-2,9

Tổng Nitơ

6-12

0,12-0,24

Amôni

2,4-4,8

0,04-0,09

Tổng phốt pho

0,8-4,0

0,02-0,08

6

9

Tổng Coliform

10 -10

2.108-2.1011

Feacal

105-106

2.107-2.108

Trứng giun sán

103

2.105

Nguồn: Rapid Environmental Assessment, WHO, 1995



Trong quá trình thi công sẽ sử dụng một số trang thiết bị, việc vệ sinh các trang

thiết bị này sẽ thải ra một lượng dầu mỡ vào môi trường nước. Khả năng rơi vãi, rò rỉ

dầu nhớt từ các phương tiện thi công ra ngoài môi trường do thau rửa máy móc,

thiết bị hoặc do rơi vãi xuống đất khi có trận mưa bị nước cuốn đi là điều rất dễ xảy

ra và các tác động đến môi trường sẽ phát sinh, xuất phát từ sự ô nhiễm nguồn

nước bởi màng dầu.

4. Chất thải rắn

Trong giai đoạn thi công lắp ráp, nguồn phát sinh chất thải rắn chủ yếu là rác thải

xây dựng và rác thải sinh hoạt.

Rác thải xây dựng như gạch, đá, các đầu mẩu kim loại, nhựa, cao su, gỗ... và với

qui mô xây dựng nhà cấp bốn dạng hộ gia đình khối lượng không đáng kể

Về chất thải rắn sinh hoạt công nhân, trong giai đoạn thi công xây dựng và lắp

ráp chỉ tập trung khoảng 15 công nhân. Nếu tính trung bình một ngày đêm một người

thải ra khoảng 0,75 kg rác bao gồm các loại chất khác nhau như rau, vỏ hoa quả,

xương, rác, giấy, vỏ đồ hộp, túi nhựa, xỉ than do đun nấu,... thì mỗi ngày ở khu vực

công trường sẽ có khoảng 11,25 kg rác. Tuy nhiên chất thải do sinh hoạt của công

nhân xây dựng sẽ được thu gom và quản lý tốt.



CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHỐ HIẾN

-58-



Báo cáo ĐTM Dự án khai thác mỏ cát xã Tứ Dân và xãTân Châu-Khoái Châu-Hưng Yên



3.1.1.2. Các tác động không liên quan đến chất thải



1. Thay đổi sử dụng đất

- 1ha đất trồng cây ngắn ngày sẽ chuyển sang mục đích sử dụng làm khu văn

phòng và bãi tập kết cát.

- Khoảng 14,7ha đất (vào mùa nước lớn) sau quá trình khai thác mỏ kết thúc sẽ

là diện tích bị ngập nước vĩnh viễn.

2. Tác động đến hệ thống thủy văn

Do khu vực nằm sát sông Hồng, cách chân đê bối ít trên 100m, nên ảnh hưởng

đến hệ thống thủy văn là nhỏ.

3. Nguồn gây tác động tới hệ sinh thái

Việc xây dựng hệ thống khai thác sẽ làm thay đổi cơ cấu sinh vật. Đây là khu vực

có hệ động thực vật nghèo nàn nên trong quá trình xây dựng diễn ra không dài nên

những tác động này diễn ra không lớn.

Đối với các động thực vật thủy sinh, quá trình xây dựng có thể gây thất thoát dầu,

mỡ từ các phương tiện thi công, phế thải... vào nguồn nước và gây hại cho thuỷ sinh

vật. Ngoài ra các chất ô nhiễm như chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, cặn lắng... sẽ gây

phú dưỡng hóa nguồn nước và làm chết các vi sinh vật. Các vi sinh vật này chết đi

lại gây ô nhiễm cục bộ nguồn nước tại khu vực đó. Các sản phẩm dầu rơi vãi trong

quá trình thi công sẽ lắng xuống đáy kênh, mương. Cặn chứa dầu tích luỹ ở đáy

kênh, mương, ao, hồ là nguồn ô nhiễm cố định, gây độc hại cho nguồn sinh thái ở

đáy. Tuy nhiên những tác động này không lớn.

4. Các tác động tới kinh tế-xã hội

Trong giai đoạn này, công việc chủ yếu là thu dọn mặt bằng, do đó các tác động

đến môi trường tự nhiên còn hạn chế, chủ yếu là ảnh hưởng tới điều kiện kinh tế xã

hội của nhân dân trong vùng. Khí bụi, tiếng ồn phát sinh trong quá trình thi công có

thể sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống bình thường của các hộ dân sống gần khu vực thi

công, tuy nhiên như trên đã nêu, vị trí thi công độc lập với khu dân cư, số lượng thiết

bị rất ít, công suất thiết bị không lớn nên ảnh hưởng này là không đáng kể.

5. Biến đổi địa hình đáy do xói lở và bồi lắng

Các tác động gây việc tổ chức đào và san lấp đất mặt bằng khu bãi tập kết và

văn phòng không đáng kể.

Việc khai thác trong thời gian này chưa có ảnh hưởng đáng kể đến xói mòn bồi

lắng cũng như xói lở.

6. Biến đổi đường bờ sông

Đường bờ sông có sự biến đổi như trong điều kiện tự nhiên, bãi bồi bị khai thác

ở khoảnh đầu tiên và địa hình bãi bồi giảm dần theo tiến độ khai thác



CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHỐ HIẾN

-59-



Báo cáo ĐTM Dự án khai thác mỏ cát xã Tứ Dân và xãTân Châu-Khoái Châu-Hưng Yên



7. Tác động đến giao thông vận tải đường sông

Trong thời gian này khai thác bằng tàu hút trực tiếp bơm lên tàu khách hàng, lòng

dẫn sông Hồng chính nằm sát về phía bờ phải, lòng sông rộng nên ảnh hưởng đến

giao thông thủy trên sông Hồng không đáng kể.

8. Dự báo rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra

Có thể tiềm ẩn những nguy cơ sau:

- Sự cố về cháy nổ: Dầu diesel được sử dụng để vận hành máy móc thiết bị. Nguy

cơ cháy nổ xảy ra chủ yếu tại khu vực lưu giữ xăng dầu.

- Tai nạn lao động: Do hoạt động khai thác cát chủ yếu sử dụng các thiết bị cơ giới

(máy xúc, ô tô).

- Rủi ro về thiết bị và con người trong mùa lũ: Hoạt động khai thác được thực hiện

trên bãi bồi ven sông, không khai thác vào mùa mưa lũ thì tác động này không đáng

kể.

9. Rủi ro mưa bão lũ lụt

Theo số liệu về lưu lượng và dòng chảy nêu trên (mục 2.1.3) thì từ khi có công

trình thủy điện Hòa Bình từ năm 1994 đến nay có trận lũ lớn nhất xảy ra năm 1996

với lưu lượng 15.000m3/s và mực nước tại khu vực dự án khoảng 7,86m. Như vậy là

khu vực mỏ cát ở điều kiện tự nhiên chưa khai có nguy cơ ngập với chiều sâu cột

nước khoảng 2-3m. Tuy nhiên khu văn phòng nằm trong đê bối có cốt cao hơn lũ

1996 là trên 2,5m.

- Thay đổi sử dụng đất: Dự án chiếm dụng khoảng 1ha đất cho xây dựng văn phòng,

kho và bãi tập kết cát.

- Nguồn gây tác động tới hệ sinh thái: Tác động ngắn hạn đối với các động thực vật

xung quanh, tuy nhiên là không đáng kể.

- Các tác động tới kinh tế-xã hội: Trong giai đoạn này các tác động đến môi trường

tự nhiên rất nhỏ. Khí bụi, tiếng ồn phát sinh trong quá trình thi công có thể sẽ ảnh

hưởng tới cuộc sống bình thường của các hộ dân sống gần khu vực thi công. Tuy

nhiên như trên đã nêu, thi công khu vực sân bãi nhà văn phòng qui mô nhỏ, như

dạng hộ gia đình, số lượng thiết bị rất ít, công suất thiết bị không lớn nên ảnh hưởng

này là không đáng kể.



3.1.2. Nguồn gây tác động trong quá trình khai thác và khôi phục môi

trường

Các dạng công việc trong giai đoạn này là khai thác cát và gia cố bờ sông bờ

phải của mỏ cát có thể bị sạt lở do dòng chảy sông Hồng được mở rộng trùm lên

phần khu vực mỏ cát đã khai thác.

Công tác gia cố là đầm mái dốc bờ sông và trồng cỏ vetiver nhằm ngăn ngừa

nguy cơ trượt lở khối, gia tăng sự liên kết của các khối đất và chống xói mòn.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHỐ HIẾN

-60-



Báo cáo ĐTM Dự án khai thác mỏ cát xã Tứ Dân và xãTân Châu-Khoái Châu-Hưng Yên



3.1.2.1. Các tác động liên quan đến chất thải trong quá trình khai thác và khôi

phục môi trường



1. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước.

Nguồn nước thải trong giai đoạn khai thác bao gồm:

- Tác động của nước thải phát sinh trong khai thác như nước thải sinh hoạt của công

nhân, nước thải rửa máy móc, thiết bị.

- Tác động do dầu mỡ, dầu nhớt thải, chủ yếu phát sinh từ các khu vực bảo trì và

sửa chữa cơ khí, xe máy trong các máy móc chảy vào nước gây ô nhiễm môi trường

nước.

- Nước thải làm mát máy động cơ tàu.

- Tác động của nước rỉ cát tại bãi tập kết.

a. Nước thải sinh hoạt công nhân

Với số lượng công nhân tập trung thêm cho dự án trung bình là khoảng 35 người

(28 người là công nhân viên của công ty và khoảng 7 người khách hàng mỗi ngày).

Theo các quy định hiện hành cho phép xác định lưu lượng nước thải theo tiêu chuẩn

cấp nước (80% của 100 l/người.ngày đêm), tổng lượng nước thải sinh hoạt hàng

ngày sẽ là 2,8m3/ngày. Cũng như giai đoạn xây dựng, nước thải sinh hoạt của công

nhân mỏ chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ

(BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật.

Bảng 3.20. Tải lượng các chất ô nhiễm thải ra trong một ngày

Giá trị (g/ng.ngày)



Vi sinh

(MPN/100ml)



Tổng tải trọng

(kg/ngày)



BOD5



45-54



-



1,6-1,9



COD



72-102



-



2,5-3,6



TSS



70-145



-



2,5-5,1



6-12



-



0,21-0,42



Amôni



2,4-4,8



-



0,08-0,17



Tổng phốt pho



0,8-4,0



Chỉ tiêu ô nhiễm



Tổng Nitơ



6



0,03-0,14

9



Tổng Coliform



-



10 -10



Feacal



-



105-106



Trứng giun sán



-



103



b. Nguồn nước bị ô nhiễm do dầu mỡ từ các thiết bị thi công thải ra

Trong quá trình khai thác sẽ sử dụng một số trang thiết bị, máy móc hoạt động

thường xuyên, việc vệ sinh các trang thiết bị này sẽ thải ra một lượng dầu mỡ.



CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHỐ HIẾN

-61-



Báo cáo ĐTM Dự án khai thác mỏ cát xã Tứ Dân và xãTân Châu-Khoái Châu-Hưng Yên



Lượng dầu nhớt trung bình được tính qua lượng diesel tiêu thụ là 1%. Theo kết quả

của thiết kế cơ sở lượng dầu mỡ thải hàng ngày là 7,31lít (1.280 lít/năm). Lượng dầu

mỡ này nếu không được thu gom, xử lý sẽ gây ô nhiễm đáng kể đối với chất lượng

nước mặt, khả năng rơi vãi, rò rỉ dầu nhớt từ các phương tiện xuống sông là điều rất

dễ xảy ra và các tác động đến môi trường sẽ phát sinh, xuất phát từ sự ô nhiễm

nguồn nước bởi màng dầu.

Trong quá trình khai thác việc rơi vãi và rò rỉ các lọai dầu nhớt từ các phương

tiện có thể rơi vãi trực tiếp xuống sông do thau rửa máy móc, thiết bị hoặc do rơi vãi

xuống đất khi có trận mưa bị nước cuốn đi, váng dầu gây ảnh hưởng tới môi trường:

- Làm giảm khả năng tự làm sạch của sông, do các sinh vật phiêu sinh và sinh vật

đáy tham gia trong quá trình này đã chết bởi các chất dầu.

- Làm cản trở quá trình làm thoáng mặt nước, do khi dầu rơi vãi lượng Oxy hòa tan

trong nguồn nước sẽ không được bổ sung.

c. Nước từ moong khai thác cát

Hoạt động khai thác đất cát có thể gây những tác động tiêu cực tới môi trường

nước do nước sông bị khuấy động với đất cát trong quá trình hút cát, nước rỉ cát

chảy xuống sông và nước rỉ cát từ bãi tập kết cát.

Có thể ước tính về sự ảnh hưởng của khai thác cát đến các nguồn nước: Tổng

lượng bùn cát lẫn nước khoảng 279m3/ngày (490m3/ngày khai thác trong ngày, trong

đó 211m3/ngày bán trực tiếp cho khách hàng đến vận chuyển bằng thuyền) được tập

kết vào bãi chứa. Với hàm lượng nước trong cát khoảng 5% thì lượng nước thải

khoảng 13,95m3/ngày. Đặc điểm của loại nước này không khác gì so với nước tự

nhiên trên sông nhưng có độ đục cao.

d. Nước làm mát động cơ máy tàu

Khối lượng nước làm mát động cơ máy tàu ước tính mỗi ngày khoảng 3m 3.

Thành phần có chứa một lượng nhỏ dầu mỡ, tuy không nhiều nhưng sẽ xử lý theo

qui định vì là chất thải nguy hại.

2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí

Các nguồn gây ô nhiễm không khí trong giai đoạn vận hành bao gồm:

-Hoạt động chất tải và dỡ tải cát tại bãi tập kết

-Hoạt động vận chuyển cát

-Hoạt động của các thiết bị khai thác

* Bụi phát sinh từ quá trình bơm hút đất cát trên công trường

Trong giai đoạn khai thác, tác động chính đối với môi trường không khí là do bụi

phát sinh ra trong quá trình khai thác cát phần bãi nổi và chất tải-dỡ tải tại bãi tập kết

cát. Khối lượng bốc xúc cát trên bãi nổ và bãi tập kết là 156m3/ngày (211m3/ngày

được bơm hút trực tiếp lên tàu khác hàng từ bãi chìm).

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHỐ HIẾN

-62-



Báo cáo ĐTM Dự án khai thác mỏ cát xã Tứ Dân và xãTân Châu-Khoái Châu-Hưng Yên



Lượng bụi phát sinh được tính toán theo tài liệu hướng dẫn ĐTM của Ngân hàng

thế giới (Environmental Assessment Sourcebook, Volume II, Sectoral Guidelines,

Environment, World Bank, Washington D.C 8/1991). Hệ số ô nhiễm E được tính

bằng công thức sau:

E = k x 0,0016 x (U/2,2)1,4/(M/2)1,3

Trong đó: E-hệ số ô nhiễm (kg/tấn)

k-hệ số liên quan đến cấu trúc hạt cát, có giá trị trung bình 0,35

U-tốc độ gió trung bình

M-Độ ẩm trung bình của vật liệu là 20%

Lấy tốc độ gió TB lớn là 2,5m/sec, độ ẩm trung bình của vật liệu là 20% cho hệ

số ô nhiễm trung bình trong khu vực là 0,0134kg/tấn.

Quá trình đào khai thác đất cát tại bãi nổi và chất thải tại bãi tập kết cát phát sinh

ra lượng bụi là ~4,93kg/ngày tại mỗi nơi. Đây là kết quả ứng với điều kiện xấu nhất

vì mỏ cát nằm ở giữa sông, cốt cao mặt đất không cao hơn mực nước sông nhiều

nên độ ẩm thường cao hơn và bụi sẽ giảm đi.

* Khí thải phát sinh từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển

Phương tiện vận chuyển sau khai thác bao gồm:

- Ô tô tải 10tấn;

- Tàu trọng tải 100tấn.

Theo kết quả tính toán trình bày trong Bảng 1 .5 thì số chuyến ô tô tải dưới 12tấn

là 24 trong mùa khô khai thác và 27 chuyến trong mùa mưa không khai thác, số

chuyến tàu vận chuyển cát mùa khô khai thác là 4 chuyến.

Các thiết bị vận chuyển khai thác sử dụng nhiên liệu diesel theo kết quả tính toán

trong thiết kế cơ sở thể hiện trong Bảng 3 .21.

Bảng 3.21. Bảng tổng hợp nhiên liệu các thiết bị sử dụng

Thời gian

Số

Tổng

Tổng dầu

hoạt động

lượng

diesel

nhớt

(h) hoặc

thiết bị (lít/ngày) (lít/ngày)

khối lượng



Tên thiết bị



Đơn vị



Định

mức



Tàu vận tải 100tấn (600CV)



lít/h



39,38



1,44



1



56,7



1,134



Tàu vận tải nhỏ 10tấn

(60CV)



lít/h



7,5



0,72



1



5,4



0,108



Bơm hút cát 125m3/h

(75CV)



lít/h



4,5



13,07



2



117,6



2,353



Bơm bơm xả cát 125m3/h,

cột áp 30m (75CV)



lít/h



4,5



9,79



1



44,1



0,881



CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHỐ HIẾN

-63-



Báo cáo ĐTM Dự án khai thác mỏ cát xã Tứ Dân và xãTân Châu-Khoái Châu-Hưng Yên



Tên thiết bị



Máy xúc lật (1m3)



Đơn vị



lít/h

Máy xúc đào Komatsu PClít/h

150 (0,75m3)

Xe ô tô tải 10 tấn (KAMAZ)* lít/100km

Xe ô tô tưới đường bồn

lít/100km

chứa 5m3 (HINO)



Định

mức



Thời gian

Số

Tổng

Tổng dầu

hoạt động

lượng

diesel

nhớt

(h) hoặc

thiết bị (lít/ngày) (lít/ngày)

khối lượng



4,85



11,20



1



54,3



1,085



7,09



11,20



1



79,4



1,588



26



200km



16,4



50km



1



8,2



0,164



Tổng cộng sử dụng trong 1 ngày (lít):



365,63



7,31



Tổng cộng sử dụng trong 1 năm (lít):



63.985



1.280



Tổng cộng sử dụng trong 15 năm (lít):



959.776



19.196



Nguồn: Thiết kế cơ sở dự án khai thác mỏ cát xã Tứ Dân và xã Tân Châu-Khoái Châu2013.



Tải lượng các chất khí độc hại có thể tính nhanh theo phương pháp của US EPA

và WHO và Lloyd s Register qua các tải lượng đơn vị trong Bảng 3 .22.

Bảng 3.22. Tải lượng các chất khí độc hại từ động cơ các thiết bị

Do đốt 1 tấn diesel

CO



NOx

SO2

Bụi

kg/tấn diesel

7,4*

13**

20S*

3,5**

kg/ngày (lượng diesel sử dụng là 365,63lít/ngày=0,317tấn/ngày)

2,343

4,116

0,009

0,014

Ghi chú: S là phần trăm khối lượng lưu huỳnh trong dầu diesel (0,05 – 0,25%, lấy trung bình

là 0,15%) (theo Hướng dẫn sử dụng năng lượng hiệu quả trong ngành công nghiệp Châu Á.

United Nations Environment Programme (year 2006).

Nguồn: * Lloyd s Register (1995), Marine Exhaust Emissions Research Programme, Lloyd s

Register Engineering Services, London, 1995

**Environmental technology series. Assessment of sources of air, water, and land pollution.

A Guide to rapid source inventory techniques and their use in formulating environmental

control strategies-Part I and II. Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ và Tổ chức Y tế thế giới,

1993.



Hoạt động của xe máy và các phương tiện, thiết bị tham gia khai thác sinh ra khói

thải chứa bụi than, các chất ô nhiễm như SO x, NOx, CO, hydrocacbon… gây ô nhiễm

không khí xung quanh và trực tiếp ảnh hưởng đến công nhân và nhân dân xung

quanh khu vực thi công.

* Khí thải phát sinh từ hoạt động phương tiện bơm hút-xả cát

Tải lượng các chất khí độc hại có thể tính nhanh theo phương pháp của US EPA

và WHO và Lloyd s Register qua các tải lượng đơn vị trong Bảng 3 .22.



CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHỐ HIẾN

-64-



Báo cáo ĐTM Dự án khai thác mỏ cát xã Tứ Dân và xãTân Châu-Khoái Châu-Hưng Yên



Bảng 3.23. Tải lượng các chất khí độc hại từ các thiết bị sử dụng

Do đốt 1 tấn diesel

CO



NOx

SO2

kg/ tấn diesel



Bụi



7,4*

13**

20S*

3,5**

kg/h (lượng diesel sử dụng là 22,85lít/h=0,020tấn/h)

0,1464

0,2573

0,0006

0,0009

Nguồn: *&** Lloyd s Register (1995), Marine Exhaust Emissions Research Programme,

Lloyd s Register Engineering Services, London, 1995



3. Nguồn phát sinh chất thải rắn:

Chất thải rắn được phát sinh từ quá trình khai thác bao gồm các chất thải vệ sinh

của công nhân kai thác và chất thải lớp đất bóc bề mặt.

Chất thải vệ sinh của công nhân trên công trường bao gồm các loại chất thải thực

phẩm, chất thải từ nhà bếp, túi, cốc đựng bằng giấy, nhựa, vải hoặc các đồ thuỷ tinh.

Với giả thiết khối lượng rác thải mà một người thải ra trong một ngày là

0,75kg/người/ngày thì khi đó tổng lượng chất thải phát sinh sẽ là khoảng 21kg/ngày

tính cho 28 lao động.

4. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại:

Chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn này gồm dầu mỡ máy, giẻ lau dầu

mỡ, ắc-qui bóng đèn, pin, hộp mực in...

- Giẻ lau dính dầu mỡ: khoảng 40kg/năm.

- Ắc-qui, pin: khoảng 6 ắc-qui/năm, 4kg pin/năm

- Bóng đèn nê-ông, hộp mực in...: khoảng 20 bóng/năm và 2 hộp mực in/năm.

Trong quá trình khai thác sẽ sử dụng một số trang thiết bị, máy móc hoạt động

thường xuyên, việc vệ sinh các trang thiết bị này sẽ thải ra một lượng dầu mỡ như

đã nêu ở trên: 7,31 lít/ngày (1.280 lít/năm=19.196lít/15năm).

3.1.2.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải

1. Sự tác động đến dòng chảy trong sông và xói lở bờ sông

Giữa dòng chảy và lòng sông luôn luôn tồn tại sự tác động tương hỗ. Trong quá

trình lâu dài của tác động này sẽ tạo lập được một trạng thái lòng sông ổn định

(tương đối) phù hợp với điều kiện dòng chảy, được đặc trưng bởi lưu lượng nước.

Nói khác đi, tương ứng với một lưu lượng xác định, sẽ tồn tại một tương quan giữa

độ rộng và độ sâu trung bình, bảo đảm sự ổn định của lòng sông. Sự thay đổi của

dòng chảy, đặc biệt trong giai đoạn lũ, dẫn đến sự phân bố lại lưu tốc và lưu hướng

trên mặt cắt (cả theo độ rộng lẫn độ sâu) cũng như vị trí của dòng chủ lưu tùy theo

các cấp mực nước khác nhau, đặc biệt ở những đoạn sông cong, là nguyên nhân

chủ yếu gây nên tình trạng xói lở bờ.



CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHỐ HIẾN

-65-



Báo cáo ĐTM Dự án khai thác mỏ cát xã Tứ Dân và xãTân Châu-Khoái Châu-Hưng Yên



Hiện tượng sạt lở thường bắt đầu bởi sự xói ngầm phía dưới, tạo thành các hàm

ếch, ăn sâu vào bờ. Khi hàm ếch đủ lớn, do trọng lực sẽ làm xuất hiện các vết nứt

trên bề mặt bờ sông, sau đó toàn bộ sụp đổ xuống, làm cho mái bờ mới rất dốc,

chuẩn bị cho một quá trình sạt lở tiếp theo.

Mặt khác, do lấy đi một lượng cát lớn có thể gây nên sự mất cân bằng cục bộ

của bùn cát trong đoạn sông là nguyên nhân làm gia tăng mức độ xói lở bờ sông.

Tuy nhiên do độ sâu khai thác không lớn, nên những ảnh hưởng trên không đáng kể

(sẽ được phân tích chi tiết ở phần sau).

2. Ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên khác

Hoạt động khai thác cát mỏ cát xã Tứ Dân và xã Tân Châu hầu như không có tác

động đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, ngoại từ việc làm mất đi phần bãi

bồi vào mùa khô có thể được sử dụng canh tác các cây trồng ngắn ngày.

3. Tác động đến kinh tế xã hội

Dự án đầu tư xây dựng khai thác mỏ cát xã Tứ Dân và xã Tân Châu, huyện

Khoái Châu được thành lập trên cơ sở kết quả thăm dò, nhu cầu vật liệu xây dựng

của thị trường cũng như khả năng đầu tư của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển

Phố Hiến. Từ những kết quả phân tích kinh tế có tính khả thi cao.

Dự án khi đi vào vận hành sẽ có tác động tốt tới kinh tế xã hội. Qua tính toán kinh

tế cho thấy với công nghệ đầu tư khai thác các dự án sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho

đơn vị và kinh tế-xã hội nói chung.

Tạo ra một khối lượng lớn nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu xây dựng các công

trình giao thông, công nghiệp... Mỗi m3 cát sẽ có giá trị gia tăng khoảng 4.000 đ/m3

góp phần làm gia tăng ngân sách địa phương, cụ thể hàng năm nộp ngân sách qua

thuế khai thác tài nguyên khoảng 128 triệu đồng (ngoài ra còn tiền thuê đất, thuế

VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, phí môi trường…), tạo công ăn việc làm cho thêm

28 lao động trực tiếp tại địa phương với mức thu nhập trung bình trên

3.000.000đ/tháng.

Bên cạnh đó việc khai thác cát đúng quy trình sẽ đảm bảo giảm thiểu tác động

môi trường so với tình trạng khai thác cát trái phép hiện nay.

4. Ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động và cộng đồng dân cư

Hoạt động khai thác cát có thể làm cho không khí bị ô nhiễm do khí thải và bụi từ

các hoạt động xúc bốc, vận tải cát gây ra. Ngoài ra tiếng ồn có thể làm nhiều công

nhân bị ảnh hưởng trực tiếp. Môi trường lao động bị ô nhiễm nghiêm trọng nhất tại

các khu vực xúc bốc, dọc đường vận tải cát. Hoạt động khai thác cát sẽ ảnh hưởng

đến sức khoẻ người lao động.

Theo quyết định phê duyệt trữ lượng thì mỏ cát được khai thác sâu 6m đối với

bãi nổi và 5m đối với bãi chìm. Như vậy cốt cao trung bình đáy moong khai thác là

khoảng -4m. Trong khi đó lòng dẫn chính của sông Hồng bên phía Bắc mỏ cát năm



CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHỐ HIẾN

-66-



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (143 trang)

×