Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.23 KB, 39 trang )
24
G. Trong đó, tỉ lệ NST dị hình cao hơn ở các NST 9, 16 và Y. Tỉ lệ NST dị
hình thấp hơn ở các NST số 1, nhóm D và G. Tỉ lệ dị hình NST ở nhóm D và
G chỉ chiếm 0,1%.
3.1.3. Phân bố các loại dị hình
Hình 3.1. Biểu đồ phân bố tỉ lệ các loại dị hình NST
Nhận xét: Trong 41 trường hợp mang NST dị hình thì:
-
Dị hình loại 9qh+/- hay gặp nhất chiếm 44%.
Các loại dị hình nhiễm sắc thể thuộc nhóm D và G ít gặp nhất.
-
Nhóm D có tỉ lệ 5% và nhóm G có tỉ lệ 2%.
Còn lại các loại dị hình 16qh+/- và Yqh+/- có tỉ lệ gần tương đương
-
nhau lần lượt là 22% và 20%.
Dị hình loại 1qh+ có tỉ lệ 7%.
3.2. Liên quan giữa tính dị hình NST và giới tính thai
3.2.1. Phân bố giới tính thai
Hình 3.2. Biểu đồ phân bố giới tính thai tham gia nghiên cứu
Nhận xét: Trong các thai tham gia nghiên cứu, tỉ lệ thai nam là 54,4%
(821 mẫu) trong khi tỉ lệ thai nữ là 45,6% (689 mẫu). Có sự khác biệt về tỉ lệ
giới tính của thai trong nghiên cứu p < 0,05.
25
Hình 3.3. Biểu đồ phân bố giới tính thai mang NST dị hình
Trong 41 thai mang NST dị hình có 28 thai nam (chiếm 68,3%) và 13
thai nữ ( chiếm 31,7%). Bằng kiểm định Z-test cho thấy có sự khác biệt về
phân bố giới tính thai trong các thai mang NST dị hình p < 0,05.
3.2.2. Tỉ lệ dị hình NST theo giới tính thai
Bảng 3.3. Tỉ lệ NST dị hình theo giới tính
Có NST
Không có
OR
dị hình
NST dị hình
( CI 95%)
Na
Số lượng
28
793
m
Tỉ lệ (%)
3,4
96,6
Nữ
Số lượng
13
676
Tỉ lệ (%)
1,9
98,1
1,8
P
0,07
( 0,9 – 3,6)
Nhận xét:
Tỉ lệ NST dị hình ở thai nam là 3,4% trong khi tỉ lệ NST dị hình ở thai
nữ là 1,9%. Tỉ lệ NST dị hình ở thai nam cao hơn ở thai nữ.
Tỉ suất chênh OR = 1,8 nên khả năng mang NST dị hình ở thai nam cao
gấp 1,8 lần so với ở thai nữ, tuy nhiên khoảng tin cậy 95% là 0,9 – 3,6 chứa 1
và p > 0,05 nên mối liên quan giữa tính dị hình NST và giới tính thai là không
chắc chắn.
3.3. Mối liên quan giữa tính dị hình NST với chỉ định chọc ối
26
Hình 3.5. Tỉ lệ dị hình theo từng chỉ định chọc ối
Nhận xét:
-
Tỉ lệ NST dị hình ở nhóm chỉ định chọc ối theo sàng lọc nguy cơ
-
Down là 2,7%. Có 26 thai mang NST dị hình trong tổng số 969 thai.
Tỉ lệ NST dị hình trong nhóm chỉ định chọc ối theo siêu âm bất
thường là 3,5%. Có 11 thai mang NST dị hình trong tổng số 316
-
thai.
Tỉ lệ NST dị hình ở nhóm chỉ định chọc ối dựa vào tiền sử di truyền
bất thường là 5%. Có 2 trường hợp mang NST dị hình trong tổng số
-
40 thai.
Tỉ lệ NST dị hình trong nhóm thai có chỉ định chọc ối do những
nguyên nhân khác các nguyên nhân trên là 1,4%.
Như vậy, trong các chỉ định chọc ối ta thấy nhóm có tiền sử di truyền
bất thường có tỉ lệ NST dị hình cao nhất. Tiếp đó là đến nhóm siêu âm bất
thường, sàng lọc nguy cơ Down. Những chỉ định chọc ối khác có tỉ lệ NST dị
hình thấp hơn.
Sử dụng kiểm định Chi- bình phương cho nhiều tỉ lệ ta được P > 0,05
nên không có mối liên quan giữa chỉ định chọc ối và tính dị hình NST.
27
Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. Tỉ lệ dị hình NST
4.1.1. Tỉ lệ dị hình NST chung
Trong nghiên cứu của chúng tôi, các thai có karyotyp bị đột biến đã được
loại khỏi nghiên cứu nên các thai còn lại có thể đại diện tương đối cho quần
thể người Việt Nam bình thường. Qua việc xác định tỉ lệ và phân tích một số
yếu tố liên quan đến tính dị hình NST trong nhóm nghiên cứu, chúng ta có thể
suy rộng ra những đặc điểm về tính dị hình NST trong quần thể người Việt
Nam. Trên cơ sở đó tạo tiền đề cho các nghiên cứu sau xác định ảnh hưởng
của tính dị hình NST đối với kiểu hình nói chung và với sức khỏe người Việt
nói riêng. Việc sử dụng đối tượng nghiên cứu là các thai được chẩn đoán
trước sinh giúp chúng tôi thuận lợi hơn trong quá trình tiến hành nghiên cứu
nhưng sự thuận lợi đó cũng dẫn đến một số hạn chế nhất định. Do những thai
được chỉ định chọc ối tức là đã có những chỉ điểm bất thường về mặt lâm
sàng hoặc cận lâm sàng nên nhóm nghiên cứu của chúng tôi sẽ không phản
ánh chính xác hoàn toàn quần thể người Việt khỏe mạnh bình thường. Song
hiện nay, để thiết kế một nghiên cứu về tính dị hình nhiễm sắc thể chuẩn mà
đối tượng nghiên cứu là những người khỏe mạnh trong quần thể là điều khó
khăn. Bởi vậy, nghiên cứu của chúng tôi cũng như nhiều nghiên cứu khác về
tính dị hình NST trên thế giới vẫn sử dụng đối tượng nghiên cứu là thai được
chẩn đoán trước sinh để đại diện cho một quần thể người bình thường. Những
kết quả về tỉ lệ dị hình ở nhóm thai được chẩn đoán trước sinh vẫn có giá trị
để so sánh trong những nghiên cứu khác về tính dị hình cũng như ảnh hưởng
của tính dị hình NST.
Qua hồi cứu 1510 kết quả xét nghiệm NST của các thai được chẩn đoán
28
trước sinh không có đột biến, chúng tôi phát hiện có 41 trường hợp mang
NST dị hình tương ứng với tỉ lệ dị hình NST là 2,7%. Do đây là nghiên cứu
đầu tiên về lĩnh vực này ở nước ta cho đến nay nên chưa có kết nào của tác
giả trong nước để so sánh.
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này. Song kết quả
tỉ lệ NST dị hình có sự khác nhau giữa các nghiên cứu. Theo một nghiên cứu
mới đây của Akbas và cộng sự, tỉ lệ NST dị hình là 4,9% [2]. Tuy nhiên
trong nghiên cứu của ông, bệnh phẩm là tế bào lympho của 234 cặp vợ chồng
khỏe mạnh được ông dùng làm nhóm chứng trong nghiên cứu. Ở một nghiên
cứu khác về mối liên quan giữa tính dị hình NST và hiện tượng sảy thai, thai
chết lưu nhiều lần được thực hiện bởi Sahin và cộng sự, tỉ lệ dị hình NST
trong nhóm chứng của ông chỉ là 1,77% [19]. Trong nghiên cứu của ông,
bệnh phẩm cũng là tế bào bong lấy từ ối của các thai được chẩn đoán trước
sinh làm nhóm chứng. Như vậy, tỉ lệ NST dị hình trong nghiên cứu của chúng
tôi nằm giữa khoảng hai nghiên cứu trên và gần với kết quả của Sahin hơn.
Nguyên nhân có thể là do thiết kế cứu của chúng tôi gần giống với nghiên cứu
của Sahin hơn về mặt đối tượng nghiên cứu. Song có thể còn nhiều yếu tố
khác ảnh hưởng đến kết quả dị hình NST. Lillian cùng nhóm nghiên cứu của
mình thực hiện một nghiên cứu xác định tỉ lệ dị hình NST trên 4 nhóm lớn là
nhóm người Mỹ da trắng, nhóm người da trắng gốc châu Âu, nhóm người gốc
châu Á và nhóm người da đen [4]. Ông thấy rằng tỉ lệ dị hình của các nhóm
khác nhau có ý nghĩa thống kê. Tất nhiên trong nghiên cứu của ông cũng chưa
khẳng định được dị hình NST liên quan đến chủng tộc mà cần nhiều nghiên
cứu hơn nữa mới có thể xác định chính xác được mối liên quan này. Nghiên
cứu của chúng tôi phần nào củng cố thêm quan điểm của Lillan về sự khác
nhau của tỉ lệ NST dị hình giữa các chủng tộc người.
Trong nhiều năm gần đây, người ta quan tâm nhiều đến những ảnh
29
hưởng của hiện tượng dị hình, đặc biệt là mối liên quan giữa hiện tượng dị
hình với xảy thai liên tiếp, thai chết lưu. Rất nhiều các nghiên cứu trên nhóm
xảy thai và thai chết lưu đều cho thấy có một tỉ lệ gia tăng đáng kể NST dị
hình. Nghiên cứu của Sahin và cộng sự đưa ra tỉ lệ dị hình NST nhóm bệnh là
6,52% trong khi nhóm chứng chỉ là 1,77%, sự khác biệt giữa hai nhóm có ý
nghĩa thống kê với p < 0,0001. Một nghiên cứu khác của Sandes. C, tỉ lệ dị
hình NST ở nhóm bệnh là 9,06% còn ở nhóm chứng chỉ là 3,1%. Như vậy,
tuy tỉ lệ dị hình NST trong quần thể người bình thường có khác nhau giữa các
nghiên cứu song đều thấp hơn đáng kể so với nhóm bệnh. Tỉ lệ dị hình NST
trong nghiên cứu của chúng tôi cũng gần với tỉ lệ dị hình NST trong quần thể
người bình thường của các nghiên cứu trước trên thế giới và nhỏ hơn đáng kể
so với tỉ lệ dị hình NST ở nhóm bệnh.
4.1.2. Phân bố các loại dị hình NST thường gặp
Nghiên cứu của chúng tôi phát hiện thấy các dạng dị hình NST thường
gặp bao gồm 1qh+, 9qh+/-, 16qh+/-, Yqh+/- và một số dạng dị hình của NST
nhóm D và G. Trong đó, hiện tượng dị hình NST thường gặp nhất ở các NST
1, 9, 16 và Y ngoài ra có thể thấy ở các NST nhóm D và G. Trong nghiên cứu
của chúng tôi, dị hình NST hay gặp nhất là ở NST số 9 gồm 9qh+ và 9qhchiếm 44% tổng các dạng NST dị hình trong nghiên cứu. Tiếp đó, chúng ta
hay gặp NST dị hình loại 16qh+/- và Yq+/- lần lượt chiếm tỉ lệ 22% và 20%.
Các dạng dị hình của NST nhóm D và G cũng như 1qh+ rất hiếm gặp. Trong
1510 mẫu nghiên cứu, chúng tôi chỉ gặp 1 NST dị hình thuộc nhóm D, 2 NST
dị hình thuộc nhóm G và 3 NST dị hình là 1qh+. Có vẻ như các dạng dị hình
này khá hiếm gặp.
Cũng như tỉ lệ dị hình NST chung, sự phân bố tỉ lệ từng loại dị hình
NST khác nhau giữa các nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá
phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đó của Akbas. Trong nghiên cứu của
30
chúng tôi, các dạng dị hình NST số 9 hay gặp nhất với 18 trường hợp trong
tổng số 41 trường hợp mang NST dị hình chiếm 44%. Còn trong nghiên cứu
của Akabas, dị hình NST cũng xuất hiện cao nhất ở NST số 9 được ghi nhận,
có 14 trường hợp trong tổng số 468 mẫu nghiên cứu, tương đương với tỉ lệ là
2,9%. Một nghiên cứu khác của Sahin, tỉ lệ dị hình ở NST 9 là 0,8% chiếm
39% tổng các dạng dị hình trong nghiên cứu của ông. Các nghiên cứu kể trên
đều cho thấy sự thường gặp của dị hình ở NST số 9. Song cũng có những
nghiên cứu lại thấy sự xuất hiện của dị hình NST thường gặp nhất ở NST Y ví
dụ như trong nghiên cứu của Lillian [4].
Như chúng ta thấy, dị hình ở NST số 9 xuất hiện với tỉ lệ cao trong
nhiều nghiên cứu khác nhau, do đó chúng tôi sẽ bàn luận sâu hơi về dị hình ở
NST này. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ đề cập đến hai dạng biến thể dị hình
của NST số 9 là 9qh+ và 9qh- trong khi thực tế có 24 biến thể của nhiễm sắc
thể số 9. Lý do chúng tôi chỉ phát hiện được hai dạng dị hình này vì đó là
những biến thể thường gặp nhất. Mặt khác, số lượng mẫu trong nghiên cứu
không đủ lớn cùng với việc kĩ thuật nhuộm trong nghiên cứu là G-band nên
có nhiều hạn chế trong việc phân tích một cách chính xác các dạng dị hình
còn lại. Để có thể phân tích sâu hơn về các dạng dị hình NST số 9 hay các
dạng dị hình khác có lẽ cần các kĩ thuật cao hơn như C- band hay FISH. Nhìn
chung cho đến nay không có bằng chứng rõ ràng về ảnh hưởng của tất cả các
biến thể dị hình ở NST 9 đối với sức khỏe mặc dù đã có những hướng nghiên
cứu về mối liên quan với hiện tượng xảy thai và thai chết lưu. Những nghiên
cứu chuyên sâu về các dạng dị hình của NST 9 cho thấy, tỉ lệ chung của các
dạng dị hình NST 9 thường rơi vào khoảng 1,5%. Nghiên cứu của chúng tôi
phù hợp với tỉ lệ này. Trong 2 dạng dị hình của NST mà chúng tôi nghiên
cứu, hay gặp nhất là tăng kích thước nhánh dài 9qh+ chiếm 15 trong 18
trường hợp dị hình (83,3%) của NST 9, còn lại là dạng 9qh- chiếm 3 trong 18
31
trường hợp (16,7%). Một nghiên cứu của Kosyakova về các dạng biến thể
bình thường của NST số 9 cho thấy dạng inv(9) có tỉ lệ 49,4% (209/423),
dạng 9qh+ tỉ lệ 20,8% (88/423) và 9qh- là 3,1% (13/423). Các dạn biến thể
còn lại như 9ph+/-, cenh+/- chiếm tỉ lệ thấp. Nếu chỉ tính riêng các dạng dị
hình của NST 9 là 9qh+ và 9qh- thì ta thấy kết quả của chúng tôi khá tương
đồng với nghiên của Kosyakova [22].
Ngoài ra, những dạng dị hình của NST Y gồm Yq+/- cũng thường gặp
và sự phân bố của chúng thay đổi theo từng khu vực hay chủng tộc người. Đã
có những nghiên cứu thấy chúng xuất hiện với tỉ lệ cao nhất. Trong nghiên
cứu của chúng tôi, dị hình NST Yq+/- có tỉ lệ 0,5% chiếm 20% tổng số các
dạng dị hình nghiên cứu, chỉ đứng sau các dạng dị hình ở NST 9 và 16. Tuy
nhiên như chúng ta biết, chỉ có nam giới mới có NST Y nên nếu tính tần suất
xuất hiện NST Y dị hình chỉ ở đối tượng nam giới thì chắc chắn tỉ lệ trên còn
cao hơn nữa. So sánh với kết quả nghiên cứu khác trên thế giới cũng có khá
nhiều dao động. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nhiều so với F. I.
Sahin. Nghiên cứu của ông, tỉ lệ dị hình NST Yq+/- là 0,09% chỉ chiếm 5,1%
các loại dị hình NST. Trong một nghiên cứu thực hiện năm 1987,
Lillian.Y.Hsu thấy dị hình NST dạng Yq+ phổ biến hơn (0,67%) so với Yq( 0,57%). Trong nghiên cứu của chúng tôi gộp chung 2 dạng dị hình NST Y
mà không phân thành 2 nhóm. Mặt khác, Lillian còn thấy dị hình NST Yq+
phổ biến ở các chủng tộc người Châu Á hơn người Châu Âu hay người da
đen. Có lẽ bởi vậy nên tỉ lệ dị hình NST Yq+/- trong nghiên cứu của chúng tôi
cao hơn đáng kể so với nghiên cứu của Sahin đã được đề cập trước đó.
Nghiên cứu của Lillian chỉ ra rằng tỉ lệ dị hình NST Yqh- không có sự khác
biệt giữa các chủng tộc người. Về ảnh hưởng của dị hình NST Y, Nielsen và
Friedrich đã có những báo cáo về mối liên quan giữa Yq+ với sự gia tăng
hành vi bạo lực ở nam giới nhưng một số nghiên cứu sau đó của Schwinger
32
và Wild đã phủ nhận điều này. Nói chung cho đến nay cả Yq+ và Yq- đều
được cho là không gây ra bất kì ảnh hưởng nào cả về kiểu hình lẫn khả năng
sinh sản.
Các dạng dị hình NST có tỉ lệ thấp trong nghiên cứu của chúng tôi là
1qh+, dị hình NST nhóm D và G. Với 1qh+ chúng tôi chỉ phát hiên 3 trường
hợp trong 1510 mẫu nghiên cứu (0,2%). Trước đó nghiên cứu của H. Akabas
cũng có tỉ lệ 1qh+ rất thấp, ông không phát hiện được trường hợp 1qh+ nào
trong 468 mẫu ở nhóm chứng và chỉ phát hiện được 1 trường hợp có 1qh+
trong 442 mẫu nhóm bệnh. Tỉ lệ dị hình của các NST nhóm D và G mà chúng
tôi phát hiện là 0,1% mỗi loại, thấp nhất trong các dạng dị hình NST. Kết quả
này có khác biệt so với những nghiên cứu trước. Nghiên cứu của Sahin tỉ lệ dị
hình NST nhóm D là 0,53% và của nhóm G là 0,18%. Cá biệt trong nghiên
cứu của Sandesh. C, tỉ lệ dị hình các NST nhóm D và G lên đến 3,1% trong
đó hay gặp nhất ở các NST số 15 và 22 [23].
Nghiên cứu của chúng tôi đã khảo sát được phần lớn các dạng dị hình
NST hay gặp. Ngoài ra trên thế giới cũng đã có những báo cáo về dị hình
NST ở NST số 6 được cho là phối hợp với một số yếu tố khác gây ra suy
buồng trứng (POF) [24]. Tuy nhiên trong khuôn khổ nghiên cứu này chúng
tôi không đề cập đến dạng dị hình ở NST số 6.
4.2. Mối liên quan giữa tính dị hình NST và giới tính thai
Trong 41 thai mang NST dị hình có 28 thai nam (chiếm 68,3%) và 13
thai nữ (chiếm 31,7%). Bằng kiểm định chuẩn Z – test ta thấy có sự khác
nhau giữa tỉ lệ nam và nữ trong các thai mang NST dị hình với p < 0,05. Sự
khác biệt này có thể xuất phát từ sự mất cân bằng giới tính giữa nam và nữ
trong 1510 mẫu nghiên cứu.
Tỉ lệ NST dị hình trong nhóm thai nam là 3,4% trong nhóm thai nữ là
33
1,9%. Tỉ suất chênh OR = 1,8 với CI 95% từ 0,9 đến 3,6. Do đó có thể nói
nguy cơ mang NST dị hình của nam cao gấp 1,8 lần nguy mang NST dị hình
của nữ nhưng điều này chưa chắc chắn vì khoảng dao động CI 95% chứa 1.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến tỉ lệ dị hình ở hai giới.
Nhìn chung đối với quần thể người bình thường thì không có sự khác biệt
nhiều về tỉ lệ dị hình giữa hai giới mặc dù nam giới có thêm NST Y là một
NST có tỉ lệ dị hình tương đối cao. Cụ thể trong một nghiên cứu về tác động
của tính dị hình NST với vô sinh của Sahin, tỉ lệ NST dị hình của nam là
1,87% và của nữ là 1,65%. Trong nghiên cứu về liên quan giữa tính dị hình
NST và hiện tượng xảy thai liên tiếp, Akbas nhận thấy trong nhóm các cặp vợ
chồng xảy thai liên tiếp tỉ lệ NST dị hình ở nam cao hơn ở nữ đáng kể. Trong
nghiên của của ông, nam giới có tỉ lệ NST dị hình là 11,31% còn nữ giới có tỉ
lệ NST dị hình là 5,43% với p < 0,05. Nhưng cũng trong nghiên cứu của ông
không có sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ NST dị hình theo giới tính ở nhóm
chứng p > 0,05.
Như vậy kết quả nghiên cứu về mối liên quan giữa giới tính và tỉ lệ dị
hình NST trong nghiên cứu của chúng tôi phù với các kết quả trước đó.
4.3. Mối liên quan giữa tính dị hình và các chỉ định chọc ối
Nghiên cứu của chúng tôi chia các thai thành 4 nhóm theo chỉ định
chọc ối là: Sàng lọc nguy cơ Down, siêu âm bất thường, tiền sử di truyền bất
thường và các chỉ định khác ngoài 3 chỉ định trên. Chúng tôi nhận thấy bệnh
nhân thường được chỉ định chọc ối dựa trên kết quả sàng lọc nguy cơ Down
nhiều nhất rồi đến các chỉ định chọc ối do kết quả siêu âm thai bất thường, có
tiền sử di truyền bất thường và một số chỉ định khác. Tuy nhiên tỉ lệ NST dị
hình lại cao nhất ở các thai được chỉ định chọc ối do có tiền sử di truyền bất
thường ( 5%) mặc dù đây không phải là chỉ định chọc ối phổ biến nhất. Tỉ lệ
34
NST dị hình ở các thai có chỉ định chọc ối dựa theo kết quả siêu âm sàng lọc
là 3,5% trong khi ở nhóm thai có chỉ định chọc ối dựa trên kết quả sàng lọc
nguy cơ Down là 2,7%. Các chỉ định chọc ối khác chỉ có tỉ lệ NST dị hình là
1,4%. Tuy nhiên sự khác biệt trên ít có ý nghĩa thống kê vì p > 0,05.
Trên thế giới, chúng tôi thấy không có nhiều thống kê về tỉ lệ NST dị
hình theo các nguyên nhân chọc ối. Trong một nghiên cứu của Sahin có đề
cập đến các nguyên nhân chọc ối, theo đó có 2 trường hợp mang NST dị hình
trong 42 mẫu được chỉ định chọc ối vì có tiền sử di truyền bất thường ( 4,7%)
có 3 trường hợp mang NST dị hình trong 108 mẫu chọc ối theo kết quả sàng
lọc nguy cơ Down cao ( 2,8%) nhưng không phát hiện thấy trường hợp nào
mang NST dị hình đối với các chỉ định chọc ối dựa trên kết quả siêu âm.
Như vậy chúng ta có thể thấy một tỉ lệ dị hình tương đối cao trong các
trường hợp có chỉ định chọc ối vì tiền sử di truyền bất thường, các chỉ định
chọc ối theo kết quả sàng lọc nguy cơ Down cao và theo siêu âm sàng lọc bất
thường cũng thường gặp NST dị hình với tỉ lệ thấp hơn. Mặc dù chưa thể
khẳng định được mối liên quan giữa NST dị hình với các chỉ định chọc ối
song qua thông kê chúng ta có thể chú ý hơn trong việc phát hiện NST dị hình
khi phân tích bộ NST của các thai được chẩn đoán trước sinh.