1. Trang chủ >
  2. Cao đẳng - Đại học >
  3. Chuyên ngành kinh tế >

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH CHI NHÁNH LONG AN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 108 trang )


40



bưng, trũng nên sẽ gây khó khăn cho phát triển nông nghiệp theo vùng. Đặc biệt

huyện là vùng có nguồn nước ngầm rất thấp, nước có độ khoáng cao, đầu tư khoan

khai thác giếng phải đủ độ sâu và bắt buộc phải có thiết bị lọc nước mới sử dụng cho

sinh hoạt được nên cần vốn đầu tư lớn và công nghệ xử lý phù hợp.

3.2. Khái quát về NHCSXH Chi nhánh Long An

3.2.1. Giới thiệu chung

-



Thực hiện chủ trương của Chính phủ là tập trung các nguồn lực Nhà nước vào



một đầu mối, sử dụng nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho vay người

nghèo và các đối tượng chính sách, phục vụ SXKD, tạo việc làm, ổn định đời sống.

Vì vậy, phải có kênh tín dụng riêng tách khỏi hệ thống các NHTM. Trên cơ sở của

Ngân hàng phục vụ người nghèo, ngày 04/10/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành

quyết định 131/2002/QĐ-TTg thành lập NHCSXH để thực hiện chính sách tín dụng

đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Cùng với cả nước, chi nhánh

NHCSXH Long An được thành lập theo Quyết định số 73/QĐ-HĐQT ngày

14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT), sau khi thành lập chi nhánh đã

tham mưu kịp thời UBND các cấp quyết định thành lập Ban đại diện cấp tỉnh và 14

Ban đại diện tại các huyện, thị với thành viên là đại diện lãnh đạo của các Sở, Ngành

của tỉnh các phòng, ban tại cấp huyện và 04 tổ chức CT-XH nhận ủy thác tham gia.

Bước đầu đi vào hoạt động gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên được sự quan tâm chỉ

đạo của NHCSXH, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp hỗ trợ của các cấp, các sở ban

ngành, đoàn thể tại địa phương, sự lãnh đạo trực tiếp của Ban đại diện HĐQT tỉnh,

huyện, cùng với sự nỗ lực vượt qua khó khăn, không ngừng phấn đấu của toàn thể

cán bộ viên chức, người lao động, đã đưa hoạt động của chi nhánh từng bước đi vào

ổn định, triển khai thực hiện tốt các chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và

các đối tượng chính sách khác, hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện

chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm của địa phương.

-



Hiện nay, mô hình tổ chức của NHCSXH chi nhánh Long An bao gồm BĐD



– HĐQT – NHCSXH tỉnh. Ban đại diện các huyện, thành phố và bộ phận điều hành

tác nghiệp ở Hội sở NHCSXH tỉnh, các huyện. Trong đó bộ phận tác nghiệp tại Hội



41



sở tỉnh vừa thực hiện chức năng điều hành toàn chi nhánh, vừa thực hiện chức năng

nhiệm vụ như NHCSXH cấp huyện phục vụ địa bàn thành phố Tân An. Hiện nay

thành viên BĐD - HĐQT các cấp toàn tỉnh gồm 335 thành viên. Trong đó BĐD –

HĐQT cấp tỉnh có 11 thành viên và BĐD – HĐQT cấp huyện có 324 thành viên.

BĐD - HĐQT các cấp thường xuyên được kiện toàn và củng cố kịp thời các thành

viên BĐD – HĐQT từ cấp tỉnh đến cấp huyện. Ngoài ra, còn có 08 Hội đoàn thể các

cấp bao gồm 04 Hội đoàn thể tỉnh và 04 Hội đoàn thể cấp huyện mà các thành viên

gồm 04 tổ chức CT-XH là Hội Liên Hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh

và Đoàn Thanh niên. Các Hội đoàn thể này có chức năng nhiệm vụ là xây dựng

chương trình, lên kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát tại các huyện, xã, các tổ tiết

kiệm và vay vốn và các hộ vay. Bộ phận tác nghiệp tại Hội sở NHCSXH tỉnh gồm

Ban Giám đốc, điều hành chung và 05 phòng chuyên môn nghiệp vụ tại Hội sở tỉnh

là phòng Kế hoạch nghiệp vụ, phòng Kế toán – Ngân quỹ, phòng Hành chính tổ chức,

phòng Tin học và phòng Kiểm tra Kiểm toán nội bộ. Toàn chi nhánh có 174 cán bộ

viên chức lao động, trong đó có 143 lao động chuyên môn nghiệp vụ và 31 lao động

hợp đồng trả tiền công tháng. Hiện tại trên địa bàn tỉnh Long An có tổng cộng 192

điểm giao dịch xã của NHCSXH có mặt ở tất cả 15 huyện, thị, thành trong tỉnh tạo

điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận. Trong những năm gần đây, cấp ủy chính

quyền các địa phương trong tỉnh, BĐD – HĐQT NHCSXH các cấp, các tổ chức CTXH nhận ủy thác đã tích cực hoạt động và đạt được những kết quả đáng khích lệ và

đưa NHCSXH chi nhánh Long An là một trong những đơn vị hoạt động tương đối

toàn diện so với các NHCSXH khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và hệ

thống NHCSXH nói chung, đóng góp tích cực vào việc thực hiện mục tiêu phát triển

kinh tế - xã hội, giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương. Trong 02 năm

2013 và 2014, NHCSXH chi nhánh Long An được Thủ tướng Chính phủ lựa chọn là

01 trong 03 chi nhánh trên toàn quốc thực hiện thí điểm Chủ tịch UBND cấp xã tham

gia BĐD - HĐQT NHCSXH cấp huyện.

-



Đối tượng được thụ hưởng tín dụng tại NHCSXH chi nhánh Long An là những



khách hàng do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ định theo từng chương trình tín



42



dụng, được quy định trong Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ và Quyết định của

Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, đối tượng thụ hưởng tín dụng tại NHCSXH chi

nhánh Long An bao gồm: hộ nghèo, hộ cận nghèo, HSSV có hoàn cảnh khó khăn, các

đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm, các đối tượng chính sách đi lao động

có thời hạn ở nước ngoài, hộ gia đình SXKD tại vùng khó khăn... Đây là những khách

hàng không có hoặc không đủ các điều kiện để tiếp cận với dịch vụ tín dụng của các

NHTM, các tổ chức tín dụng và cần sự hỗ trợ tài chính từ Chính phủ và cộng đồng.

-



Hộ nghèo nói riêng và các đối tượng chính sách nói chung khi vay vốn tại



NHCSXH chi nhánh Long An được ưu đãi về lãi suất cho vay, điều kiện vay vốn như

không phải thế chấp tài sản, thủ tục cho vay và cách tiếp cận với nguồn vốn tín dụng

chính sách xã hội.

-



Trong thời gian hơn 10 năm hoạt động, được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy,



chính quyền địa phương các cấp, sự phối hợp có hiệu quả của các tổ chức chính trị,

xã hội. Tập thể cán bộ viên chức lao động trong toàn chi nhánh NHCSXH đã có nhiều

cố gắng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức, từng bước tạo lập và xây dựng

chi nhánh ngày càng lớn mạnh. Triển khai các chương trình tín dụng đến tất cả các

hộ nghèo và các đối tượng chính sách đạt hiệu quả, tạo nền tảng cho NHCSXH chi

nhánh Long An phát triển trong những năm tiếp theo.

3.2.2. Phương thức tiếp cận nguồn vốn của hộ nghèo tại NHCSXH chi

nhánh Long An

NHCSXH và 04 tổ chức CT-XH đã ký kết văn bản liên tịch, văn bản thỏa

thuận về tổ chức thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách

khác. NHCSXH áp dụng duy nhất một phương thức cho vay hộ nghèo duy nhất trên

toàn hệ thống bao gồm cả chi nhánh tỉnh Long An, về cơ bản phương thức cho vay

hộ nghèo của NHCSXH có 02 đặc trưng cơ bản là:

Thứ nhất, ủy thác cho các tổ chức CT-XH địa phương (cấp xã) trong việc tổ

chức thành lập và giám sát hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn và quá trình sử

dụng vốn của những hộ gia đình vay vốn ngân hàng. Nhiệm vụ của các tổ chức CTXH cấp xã như sau:



43



+ Quản lý số dư nợ hiện hành và nhận chỉ tiêu kế hoạch vốn tăng trưởng hàng

năm (nếu có) để triển khai thực hiện.

+ Chủ động và chủ trì thành lập tổ tiết kiệm và vay vốn theo Quyết định số

783/QĐ-HĐQT của HĐQT NHCSXH, triển khai thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch, tổ

chức họp tổ tiết kiệm và vay vốn, duy trì sinh hoạt tổ theo Quy ước tổ.

+ Chỉ đạo tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét công khai các hộ được vay, lập

danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH. Giới thiệu Ngân hàng những tổ đủ

điều kiện để ký hợp đồng ủy nhiệm thu lãi và thu tiết kiệm.

+ Nhận thông báo kết quả phê duyệt cho vay từ UBND cấp xã và thông báo

đến từng tổ tiết kiệm và vay vốn. Chứng kiến Ngân hàng giải ngân đến hộ vay vốn.

+ Đôn đốc, nhắc nhở các tổ tiết kiệm và vay vốn kiểm tra, giám sát việc sử

dụng vốn vay của các hộ nghèo, đôn đốc hộ nghèo trả nợ, lãi và tiết kiệm đầy đủ, kịp

thời.

+ Tổ chức tập huấn, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, áp dụng khoa học kỹ

thuật, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công,… và các chương trình xã hội khác

nhằm giúp nhau làm kinh tế gia đình.

+ Lập báo cáo thống kê theo yêu cầu của các tổ chức CT-XH cấp trên (nếu

có). Tổ chức sơ kết, tổng kết để đánh giá kết quả hoạt động, thi đua, khen thưởng.

Thứ hai, tập hợp những hộ gia đình có nhu cầu vay vốn của Ngân hàng

(không phân biệt chương trình) thông qua thành lập các tổ tiết kiệm và vay vốn, thực

hiện bình xét trong tổ những hộ gia đình đủ điều kiện vay vốn Ngân hàng. Tổ tiết

kiệm và vay vốn có các nhiệm vụ sau:

+ Kết nạp tổ viên theo Quyết định số 783/QĐ-HĐQT của HĐQT NHCSXH,

lập danh sách tổ viên. Phổ biến chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước đến các tổ

viên trong tổ.

+ Tổ chức họp tổ, gồm họp lần đầu để bầu Ban quản lý tổ, thông qua quy ước

hoạt động của tổ và họp định kỳ, nội dung họp theo hướng dẫn tại Quyết định số

783/QĐ-HĐQT ngày 29/07/2003.

+ Nhận giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay của tổ viên.



44



Phối hợp cùng các tổ chức CT-XH tổ chức họp tổ để bình xét công khai các hộ được

vay vốn, lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH, trình UBND xã phê

duyệt gửi NHCSXH.

+ Nhận thông báo kết quả phê duyệt cho vay và thông báo đến từng hộ gia

đình được vay biết về thời gian giải ngân. Đôn đốc tổ viên nhận tiền vay đúng thời

gian.

+ Chứng kiến NHCSXH giải ngân đến tay hộ vay vốn. Thực hiện hợp đồng

ủy nhiệm thu lãi, thu tiết kiệm nếu được NHCSXH ủy nhiệm.

+ Thường xuyên kiểm tra, giám sát hộ nghèo sử dụng vốn vay đúng mục đích,

đôn đốc hộ trả nợ, trả lãi kịp thời, đầy đủ và giúp nhau làm kinh tế hộ gia đình. Thông

báo kịp thời cho NHCSXH, cho các tổ chức CT-XH và UBND cấp xã về những

trường hợp hộ vay chết, không còn cư trú tại địa phương, bị rủi ro bất khả kháng để

kịp thời lập biên bản xác định mức độ rủi ro.

3.2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH chi

nhánh Long An

3.2.3.1. Về dư nợ vay

Dư nợ tín dụng có sự tăng trưởng qua các năm cụ thể năm 2013 tăng 4,8%

so với năm 2012, năm 2014 tăng 3,98% so với năm 2013 và năm 2015 tăng 10,4%

so với năm 2014. Trong giai đoạn này ở các năm 2013 và 2014 tốc độ tăng không

đáng kể nhưng đến năm 2015 tốc độ đã tăng gấp 2,6 lần so với năm 2014. Cuối năm

2015 dư nợ tín dụng đạt 2.370.357 triệu đồng tăng gấp 1,2 lần so với năm 2012. Trong

đó nguồn vốn của Trung ương (TW) tăng nhanh còn nguồn vốn của địa phương có

tăng nhưng không đáng kể, điều này cho thấy nguồn vốn cho vay hộ nghèo tại ngân

hàng chủ yếu vẫn dựa vào nguồn vốn TW còn nguồn vốn của địa phương hầu như

không đáng kể vì nguồn vốn hoạt động chủ yếu đến từ nguồn vốn cân đối của TW.

Như vậy cho thấy, muốn mở rộng cho vay hộ nghèo một mặt phải có nguồn vốn hỗ

trợ của TW nhưng mặt khác khá quan trọng là phải khai thác nguồn vốn tại địa phương.

Các hộ nghèo là một trong những khách hàng chủ yếu của chi nhánh trong những

năm qua.



45



Bảng 3.1. Tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm từ 2012 – 2015

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

1

2

3

4

5

6



7



Chỉ tiêu

Hộ nghèo

Hộ cận nghèo

Hộ mới thoát nghèo

HSSV

Nước sạch và vệ sinh môi

trường

Vùng khó khăn và Thương

nhân vùng khó khăn

Các chương trình khác

(Giải quyết việc làm, Nhà

ở 167, Doanh nghiệp vừa

và nhỏ, Xuất khẩu lao

động, Vốn nhận ủy thác

Hội phụ nữ, nhà, nền nhà

cụm tuyến dân cư,…)

Tổng cộng

Tỷ lệ tăng/giảm (%) so với

năm trước



Năm 2012

466.435

628.478



Năm 2013

424.436

105.483

634.356



Năm 2014

388.093

221.825

618.130



Năm 2015

321.749

417.230

25.932

583.476



305.622



345.619



380.619



492.076



257.018



256.709



256.703



256.707



312.853



298.340



281.705



273.187



1.970.406



2.064.943



2.147.075



2.370.357



4,80



3,98



10,40



Nguồn: NHCSXH chi nhánh Long An (2016)



Đơn vị tính: triệu đồng



2.500.000



1,970,406



2,064,943



2,147,075



2012



2013



2014



2,370,357



2.000.000

1.500.000



1.000.000

500.000

0

2015



Nguồn: NHCSXH chi nhánh Long An (2016)



Hình 3.1. Tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm từ 2012 – 2015



46



Đến cuối năm 2015 chi nhánh hiện có 134.826 khách hàng đang còn dư nợ

tại các chương trình cho vay, dư nợ tập trung chủ yếu vào các chương trình như: hộ

cận nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường. Tuy nhiên có một số chương trình giảm

so với đầu năm gồm: cho vay hộ nghèo do điều chỉnh qua chương trình hộ cận nghèo,

hộ mới thoát nghèo, HSSV, nhà, nền nhà cụm tuyến dân cư. Chương trình cho vay

hộ mới thoát nghèo tuy mới được triển khai từ ngày 05/09/2015 nhưng kết quả đạt

được cung hết sức khả quan chi nhánh đã đạt 100% kế hoạch được TW giao với 836

khách hàng, với mức cho vay bình quân 31 triệu đồng/hộ, dư nợ trung hạn chiếm 95%

dư nợ cho vay. Với nguồn vốn tín dụng ưu đãi mà NHCSXH chi nhánh Long An đã

mang lại những kết quả đáng tích cực như nhờ nguồn vốn tín dụng ưu đãi được cung

ứng kịp thời cho hộ nghèo có điều kiện SXKD và đã có 6.622 hộ thoát nghèo bền

vững hoàn trả vốn cho ngân hàng, giúp 3.743 học sinh – sinh viên khó khăn về tài

chính có điều kiện được tiếp tục việc học; hỗ trợ cho 19.898 hộ gia đình xây dựng

17.689 công trình nước sạch và 15.025 nhà vệ sinh góp phần nâng cao mức sống cho

người dân nông thôn, giảm tình trạng ô nhiễm môi trường (NHCSXH chi nhánh Long

An, 2016). Nguồn vốn cho vay chủ yếu tập trung đầu tư vào sản xuất nông nghiệp,

chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải, nhà vệ

sinh; giáo dục đào tạo; buôn bán và các dịch vụ khác,...

Chi nhánh thực hiện cho vay ủy thác thông qua 04 tổ chức CT-XH gồm: Hội

Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh và Đoàn thanh niên. Việc cho

vay ủy thác thực hiện ở hầu hết các chương trình cho vay như: cho vay hộ nghèo,

nước sạch và vệ sinh môi trường, HSSV, hộ SXKD vùng khó khăn, xuất khẩu lao

động. Đến thời điểm 31/12/2015 tổng dư nợ ủy thác cho vay thông qua 04 tổ chức

CT-XH như sau:



47



Bảng 3.2. Phân loại dư nợ tín dụng theo đơn vị ủy thác và NHCSXH trực tiếp

quản lý

Đơn vị tính: triệu đồng, hộ, tổ



TT



I

1

2

3

4

II



Đơn vị quản lý



Tổ chức Hội

nhận ủy thác

Hội Liên Hiệp

Phụ nữ

Hội Nông dân

Hội Cựu chiến

binh

Đoàn Thanh niên

NHCSXH quản

lý trực tiếp

Tổng cộng



Tổng số

Tổ tiết

kiệm và

vay vốn

quản lý



Tổng số

khách

hàng còn

dư nợ



3.314



133.882



1.411



Dư nợ đến 31/12/2015

Trong đó

Tổng số



Tỷ

trọng so

với

tổng dư

nợ (%)



Nợ quá

hạn



%



2.353.528



5.767



0,25



99,3



58.615



1.005.571



2.017



0,2



42,4



1.110



45.230



789.275



2.162



0,27



33,3



470



17.662



326.961



920



0,28



13,8



323



12.375



231.721



668



0,29



9,8



944



16.829



86



0,51



0,7



134.826



2.370.357



5.853



0,25



100



3.314



Nguồn: NHCSXH chi nhánh Long An (2016)



Hoạt động cho vay chủ yếu theo phương thức ủy thác cho các tổ chức CTXH so với cho vay trực tiếp tại NHCSXH, với tỷ trọng lần lượt là 99,3% và 0,7%.

Trong đó Hội Liên Hiệp Phụ nữ chiếm tỷ trọng cao nhất là 42,4% và Đoàn Thanh

niên chiếm tỷ trọng thấp nhất là 9,8%. Trong giai đoạn vừa qua, Hội Liên Hiệp Phụ

nữ tỉnh Long An luôn điều hành tốt hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối

tượng chính sách khác thông qua NHCSXH, tích cực vận động hội viên, phụ nữ tham

gia việc “Huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ vay vốn” để phát huy nguồn vốn

tại chỗ và duy trì tính bền vững của nguồn vốn hoạt động. Tính đến 31/12/2015, Hội

Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh đang quản lý và điều hành 1.411 tổ tiết kiệm và vay vốn với

tổng dư nợ 1.005.571 triệu đồng. Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa các hoạt động

động viên, khen thưởng đối với các thành viên của Hội Liên Hiệp Phụ nữ vì phần lớn



48



họ đều là người có gia đình, họ phải chia sẻ thời gian công việc với tham gia gia đình.

Ngân hàng cần tạo điều kiện hơn nữa cho Hội Liên Hiệp Phụ nữ phát huy tối đa năng

lực phục vụ công việc. Bên cạnh đó ngân hàng cần quan tâm tới công tác tập huấn

nghiệp vụ cho các tổ chức được ủy thác đặc biệt là Đoàn thanh niên.



0,7%



Hội Liên Hiệp Phụ nữ



9,8%



Hội Nông dân



13,8%

42,4%



Hội Cựu chiến binh



Đoàn Thanh niên

33,3%

NHCSXH quản lý trực

tiếp



Nguồn: NHCSXH chi nhánh Long An (2016)



Hình 3.2. Phân loại dư nợ tín dụng theo đơn vị ủy thác và NHCSXH trực tiếp

quản lý

Thực chất mô hình quản lý tín dụng chính sách là sự liên kết giữa NHCSXH

với các Hội đoàn thể làm ủy thác một số khâu trong quy trình cho vay, cùng với tổ

tiết kiệm và vay vốn do cộng đồng dân cư tự nguyện thành lập có sự tham gia giám

sát của chính quyền cơ sở, đây là lực lượng nòng cốt, là cánh tay nối dài của NHCSXH

trong việc chuyển tải nguồn vốn đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách một

cách hiệu quả nhất đồng thời cũng là mô hình sáng tạo và phù hợp với thực tiễn. Tuy

nhiên, ở một số vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại còn khó khăn, trình độ dân trí thấp,

hoạt động của các tổ chức CT-XH chưa đi vào nề nếp nên gặp nhiều khó khăn trong

việc thực hiện dịch vụ ủy thác. Việc triển khai cho vay hộ nghèo ủy thác qua các tổ

chức hội trong những năm qua đã đạt được những kết quả thiết thực, tạo tiền đề cho

việc thực hiện chủ trương dân chủ hóa, xã hội hóa hoạt động ngân hàng. Mối liên hệ



49



giữa NHCSXH và các tổ chức hội được gắn bó ngày càng mật thiết trên tinh thần

cộng đồng trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ XĐGN và giải quyết

việc làm, đạt hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội. Phối hợp với các tổ chức hội và chính

quyền cơ sở hình thành mạng lưới các tổ tiết kiệm và vay vốn ở các địa bàn các ấp,

xã, khu phố thực hiện đưa vốn đến tay người nghèo dưới sự kiểm tra, giám sát của

chính các tổ chức hội trên địa bàn.

3.2.3.2. Dư nợ tín dụng đối với hộ nghèo và hộ cận nghèo

NHCSXH chi nhánh Long An có mạng lưới giao dịch rộng khắp, có trụ sở

chính đóng tại Thành phố Tân An, với các điểm giao dịch được phân bố rộng khắp

các xã, thị trấn. Đối với NHCSXH chi nhánh Long An chương trình tín dụng đối với

hộ nghèo là một trong những chương trình chủ lực trong hoạt động tín dụng, đến năm

2013 có thêm chương trình tín dụng dành cho hộ cận nghèo. Qua các năm từ 2012 –

2015 dư nợ tín dụng đối với hộ nghèo có xu hướng giảm xuống trong khi đó dư nợ

tín dụng hộ cận nghèo lại có chiều hướng ngược lại, điều này lý giải rằng những hộ

nghèo vay từ NHCSXH trong những năm qua đã sử dụng vốn vay có hiệu quả,

NHCSXH đã thu hồi được vốn của những hộ này và họ đã thoát nghèo đồng thời đã

chuyển sang chương trình cho vay hộ cận nghèo. Tốc độ giảm của dư nợ tín dụng đối

với hộ nghèo cùng nhịp với tốc độ tăng của dư nợ tín dụng hộ cận nghèo. Số hộ nghèo

còn dư nợ trong năm 2012 là 466.435 triệu đồng. Qua năm 2013 dư nợ cho vay hộ

nghèo là 424.436 triệu đồng giảm 41.999 triệu đồng tương đương tỷ lệ giảm 9% so

với năm 2012, năm 2014 dư nợ cho vay hộ nghèo đạt 388.092 triệu đồng giảm 36.344

triệu đồng với tốc độ giảm 8,56% so với năm 2013. Năm 2015 dư nợ tín dụng đối với

hộ nghèo đạt 321.749 triệu đồng giảm 66.343 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm

17,09% so với năm 2014, đồng thời dư nợ tín dụng hộ cận nghèo tăng lên đến 417.230

triệu đồng tương đương tăng 88,09% so với năm 2014.



50



Bảng 3.3. Dư nợ tín dụng đối với hộ nghèo và hộ cận nghèo từ 2012 – 2015

Năm



2012



Dư nợ tín dụng đối với hộ nghèo



2013



466.435 424.436



Tốc độ tăng/giảm so với năm trước (%)

Dư nợ tín dụng hộ cận nghèo



-



Đơn vị tính: triệu đồng

2014

2015

388.092



321.749



-9,0



-8,56



-17,09



105.483



221.825



417.230



110,29



88,09



Tốc độ tăng/giảm so với năm trước (%)

Nguồn: NHCSXH chi nhánh Long An (2016)



Đơn vị tính: triệu đồng



417.230



2015



321.749

221.825



2014



388.092

105.483



2013



424.436

0



2012



466.435

-



100.000



200.000



Dư nợ tín dụng hộ cận nghèo



300.000



400.000



500.000



Dư nợ tín dụng hộ nghèo



Nguồn: NHCSXH chi nhánh Long An (2016)



Hình 3.3. Dư nợ tín dụng đối với hộ nghèo và hộ cận nghèo từ 2012 – 2015

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Quy mô mẫu

Nghiên cứu sử dụng một đề nghị của Hair và cộng sự (2006) để xác định kích

thức mẫu cho nghiên cứu. Theo Hair và cộng sự (2006) yêu cầu tối thiểu quy mô mẫu

phải có ít nhất năm lần mỗi biến. Tổng số biến đo lường trong bài nghiên cứu này là



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

×