1. Trang chủ >
  2. Giáo Dục - Đào Tạo >
  3. Cao đẳng - Đại học >

III. Phân tích chuỗi cung ứng của Starbucks

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 37 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI



VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ



3.1.1. Nhà cung ứng dịch vụ





Nhà cung cấp dịch vụ vận tải, lưu kho,..

Sau khi thu mua những nguyên liệu cà phê trực tiếp từ các nông trại,

Starbucks vận chuyển và lưu kho trước khi mang chúng đi xử lý để tạo ra những

sản phầm độc đáo của riêng họ. Hầu hết Starbucks vận chuyển hạt cà phê về kho

trong nhà máy sản xuất của mình được rải rác ở Washington, York, California,... để

tiện cho việc chế biến và sản xuất. Sau đó sản phẩm được lưu trữ tại đây và chờ đợi

để vận chuyển tới các cửa hàng riêng của họ tại các CDCs. Về quá trình vận tải,

đều được thực hiện từ công ty bên thứ 3 (3PLs) thông qua các hạm đội xe chuyên

dụng riêng của Starbucks.







Nhà cung cấp dịch vụ cung cấp và sửa chữa máy móc: Hãng sản xuất thiết bị

Thermoplan AG - cung cấp thiết bị máy pha cà phê,...

Thermoplan AG là nơi sản sinh ra những cỗ máy pha chế espresso và

cappuccino độc quyền cho hơn 21.000 cửa hiệu Starbucks trên toàn thế giới. Chính

vì vậy, Thermoplan AG trở thành một công ty đối tác của Starbucks chuyên cung

cấp những thiết bị và sửa chữa những thiết bị độc quyền của mình cho Starbucks.

3.1.2. Nhà cung ứng hàng hóa

Nhà cung cấp là mắt xích đầu tiên quan trọng trong chuỗi cung ứng của mỗi

doanh nghiệp, họ cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, hoạt

động có ảnh hưởng đến chất lượng, giá cả sản phẩm đầu ra. Với các công ty cà phê,

cà phê hạt là nguyên liệu chính tiên quyết. Starbucks cũng không nằm ngoài số đó,

tính tới thời điểm hiện tại, Starbucks có hơn 40000 nhà cung cấp trên khắp trên

thế giới.

Trong năm tài chính 2011, Starbucks đã mua hơn 428 triệu pound cà phê.

86% trong số đó – tức là 367 triệu pound– được mua từ các nhà cung cấp được.

Starbucks hầu như không thuê ngoài mua sắm nguyên liệu của mình để đảm

bảo chất lượng coffee của họ.Vậy nên hình thức cung cấp chính của Starbucks là

Fairtrade ( người trồng cà phê ).Cà phê Fairtrade cho phép người nông dân trồng

cà phê quy mô nhỏ liên kết thành những hợp tác xã dân chủ (CAFE - Coffee and

Farmer Equity), đầu tư vào nông trại và cộng đồng của họ, bảo vệ môi trường và

Nhóm QLCN2



15



Starbucks



TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI



VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ



phát triển các kỹ năng kinh doanh cần thiết

để cạnh tranh trong thị trường toàn cầu. Tất

cả các nhà cung cấp hạt cà phê của Starbucks

phải đáp ứng điều kiện tiên quyết tối thiểu về

chất lượng hạt cà phê Arabica, minh bạch về

kinh tế, mạng lưới cung cấp từ các trang trại

trồng cà phê và quy trình chế biến. Các nhà

cung cấp sẽ được lựa chọn một cách tỉ mỉ để

đáp ứng nguồn cung dài hạn và biến động

theo dự báo. Để lựa chọn ra các nhà cung cấp này, Starbucks đã thuê bên thứ 3 một tổ chức xác minh để đánh giá chất lượng các trang trại thông qua một bảng

điểm toàn diện với hơn 200 chỉ số KPI

Mỗi một vùng trên thế giới lại có thể trồng ra những loại cà phê có hương vị

khác nhau, ở châu Mỹ Latinh cà phê mang độ chua và mùi của các loại hạt ca cao,

ở châu Phi thì hạt mọng nước, mang hương hoa, chanh, dâu; ở châu Á- Thái Bình

Dương thì đậm, mịn, mang mùi cỏ, mùi mộc. Do sự khác biệt đó, Starbucks thu

mua cà phê trực tiếp từ nông dân từ 4 nơi trồng cà phê trên khắp thế giới đó là: Cà

phê của John Parry ở Hawaii, cà phê của một bộ phận nông dân nhỏ tại khu

Lintong ở Sumatra, cà phê của một ngôi làng nhỏ ở Aricha huyện Yirgacheffe ở

Ethiopia và cà phê của gia đình Baumann ở Mexico. Đây đều là những loại cà phê

có hương vị rất độc đáo mà không nơi nào trên thế giới có được. Starbucks bắt đầu

thu mua cà phê Fairtrade vào năm 2000. Kể từ đó, Starbucks đã trả 16 triệu USD

bù giá cho loại hình cung cấp này. Nhưng bù lại chính hình thức này đã tạo ra

những sản phẩm đặc trưng của Starbucks và tạo nên hương vị nổi tiếng của họ.

Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê 2010, Brazil, Việt Nam và Columbia cũng

chính là nguồn cung toàn cầu cho hạt cà phê Arabica của Starbucks, với thị phần

theo thứ tự là 38%, 14.5%, 12.3%.



Nhóm QLCN2



16



Starbucks



TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI



VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ



.



Starbucks chú trọng phát triển và duy trì mối quan hệ với các nhà cung

cấp của mình: Trong mối quan hệ với nhà cung ứng Starbucks luôn đối xử một

cách tôn trọng và đạo đức, luôn tạo điều kiện tốt nhất để đối tác của họ để hoạt

động một cách có hiệu quả.

3.1.3. Starbucks - Hướng dẫn Logistics cho các nhà cung cấp:

Starbucks đã soạn thảo một tài liệu hướng dẫn dành cho các nhà cung cấp

hiện tại và tiềm năng về những yêu cầu của công ty để có thể nhận và chuyển sản

phẩm tới khách hàng trong điều kiện tốt nhất. Tài liệu hướng dẫn bao gồm các nội

dung: đóng gói, dán nhãn, tài liệu và vận chuyển. Cụ thể, trong bản hướng dẫn này,

Starbucks đã đưa ra những yêu cầu của mình thông qua 4 mục lớn:

1. Đóng gói (CASE)

Kích thước và số lượng SKU

Đặc điểm kỹ thuật về chất liệu lô

Cách dán kiện hàng

Kết cấu và tính toàn vẹn

Tính an toàn

3. Palletization

Thông số kỹ thuật Pallet

Sử dụng Pallet

Tính toàn vẹn của Pallet



Nhóm QLCN2



2. Dán nhãn và in

Ví dụ mẫu nhãn dán

Các yêu cầu thêm dành cho các nhà

cung ứng đồ dùng nội thất

4. Hướng dẫn vận chuyển

Tổng quan các loại tài liệu

Giấy giao hàng

Tài liệu không xuất xứ từ EU

Kế hoạch vận tải và chuyển hàng

Quy trình vận chuyển thông thường

17



Starbucks



TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI



VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ



“Các nhà phân phối cần đảm bảo thùng hàng được thiết kế kích thước tối ưu cho các SKU bên

trong. Các ngăn phân chia bên trong dành cho các sản phẩm dễ vỡ cần thiết kế cho cho có thể chịu sự va

đập trong quá trình vận chuyển”



“Các lô hàng phải có khả năng chịu được 1 tải tối thiểu trên 160kg, trên bề mặt pallet 800 x 1200

mm (ví dụ 17g trên cm2), giả sử trong điều kiện phân phối và bảo quản bình thường”



Nhóm QLCN2



18



Starbucks



TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI



VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ



Trên đây là một vài hình ảnh hướng dẫn Logistics cho các nhà cung cấp của

Starbucks. Thông tin chi tiết của từng yêu cầu, nhóm xin phép được đính kèm link

“Suppiler Logistics Guidelines” trong phần Danh mục tham khảo cuối bài.



3.2. Quy trình sản xuất

3.2.1. Nhà máy sản xuất:



Bản đồ các nhà máy sản xuất của công ty Starbucks



Một số nhà máy sản xuất do công ty Starbucks lập ra để phục vụ cho nhu cầu

của chính công ty, còn lại thì họ hợp tác với các nhà máy khác. Các nhà máy xản

xuất bao gồm:

-



Nhà máy Kent ở Kent thuộc Washington. Kent là nhà máy linh hoạt và là nhà máy

duy nhất có ba quy trình sản xuất liên tục, rang cà phê Starbucks và cà phê tuyệt

Nhóm QLCN2



19



Starbucks



TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI



-



-



-



-



-



VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ



nhất Seattle, trộn trà Tazo và hòa tan linh hoạt cho cà phê Starbucks VIA để sẵn

sàng pha chế. Xây dựng vào năm 1992, Kent là nhà máy lâu đời nhất trong công ty.

Nhà máy rang cà phê Carson Valley ở Minden, Nevada. Các nhà máy rang Carson

Valley là một trong những nhà máy chế biến cà phê lớn nhất thế giới và là một

phần của cộng đồng quận Douglas từ năm 2005.

Nhà máy Bay Bread Bakery ở Nam San Francisco, California. "Shaw" là biệt danh

con đường nhà máy này nằm trên, nhưng được chính thức gọi là Vịnh Bánh Mì.

Đây là nhà máy lớn nhất với ba chức năng: chuẩn bị sản phẩm cho các cửa hàng La

Boulange, chuẩn bị sản phẩm cho các cửa hàng Starbucks, thử nghiệm và phát triển

sản phẩm mới.

Nhà máy New French Bakery ở Ventura, California. New French Bakery là một

nhà máy ở Ventura, California chỉ tập trung vào bộ phận bán buôn

Nhà máy Evolution Juicery ở Rancho Cucamonga, California. Là nhà máy ép hoa

quả khá lớn cung cấp cho Starbuck những hương vị đặc trưng trong cà phê của

mình.

Nhà máy rang cà phê York ở York, Pennsylvania. Nhà máy York là một trong

những nhà máy chế biến cà phê lớn nhất thế giới và là trung tâm phân phối lớn nhất

của Starbucks. Nó cung cấp sản phẩm cho các cửa hàng Starbucks và cửa hàng tạp

hóa trong nước và quốc tế. Nó cũng là một phần của cộng đồng quận York trong 17

năm qua.

Nhà máy Sandy Run ở Gaston, South Carolina. Sandy Run là một nhà máy rang cà

phê tự động hóa cao. Đưa vào năm 2008, Sandy sản xuất hơn 1,5 triệu pound cà

phê hàng tuần. Nhà máy nhận được chứng nhận vàng của LEED.



Nhóm QLCN2



20



Starbucks



TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI



VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ



Đường vận chuyển về các kho bãi của Starbucks



3.2.2. Quy trình sản xuất hạt cà phê

Các nhà máy sản xuất của Starbucks mặc dù được rải rác nhiều nơi, thế

nhưng mỗi nơi lại có một quy trình sản xuất và đóng gói cho từng sản phẩm riêng

biệt của họ. Thế nhưng quy trình trong mỗi nhà máy đều có cách vận hành hầu như

giống nhau và không thay đổi cho mọi trường hợp.







Phân loại và xử lý: Hạt cà phê sau đó được thu hoạch, không kể hạt xanh và chín

đều được cho vào máy và phân loại. Starbucks hàng năm lấy mẫu hơn 150.000 cốc

cà phê, không ngừng tìm kiếm các loại cà phê arabica tốt nhất. Cuối cùng, khoảng

3% hạt cà phê trên thế giới được đóng thành gói cà phê đến tay khách hàng. Cà phê

được bóc tách vỏ và phơi với nhiệt độ 30 độ C và độ ẩm thấp.



Nhóm QLCN2



21



Starbucks



TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI







VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ



Rang và say: Sau đó, cà phê được chuyển tới các máy rang và xay dành riêng cho

từng loại cà phê để xử lý một cách thích hợp nhất.

Starbucks mất 18 - 25% trọng lượng hạt khi thực hiện công đoạn rang. Hạt

cà phê sẽ được rang để tạo ra 3 dòng khác nhau là Blonde, Medium và

Dark. Sau 10 phút trong trống rang, hạt cà phê đạt đến màu nâu đồng đều

và dầu bắt đầu toát ra trên vỏ hạt cà phê. Trong khoảng 11 tới 15 phút (thời

gian này là khác nhau với mỗi loại cà phê), hạt cà phê bắt đầu phát ra toàn

bộ hương vị tiềm ẩn. “Tiếng nổ bốp thứ hai” báo hiệu khoảnh khắc hoàn

tất quá trình rang.

Cà phê sau quá trình rang có nhiệt độ cao làm cho các hợp chất tạo hương

mới sinh ra tiếp tục bay hơi làm thất thoát hương. Vì vậy để tránh thất thoát

hương thơm thì cà phê sau khi rang phải được làm nguội càng nhanh càng

tốt.



Máy rang cà phê



Nhóm QLCN2



Hạt cà phê sau khi rang xong



22



Starbucks



TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI



VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ



Bàn làm nguội của máy rang cà phê



Một số mẫu cà phê được xay nhuyễn







Đóng gói: Sau khi đã ra được sản phẩm theo đúng quy trình sản xuất và được kiểm

tra, các sản phẩm tốt được đưa và đóng gói một cách nghiêm ngặt của máy móc,

đảm bảo được sự an toàn và cũng nhưng giữ được hương vị của cà phê.







Bảo quản: Cuối cùng, sau khi đã đóng gói xong, sản phẩm được đưa đến các kho

bảo quản trong nhà máy và chờ đợi bên logistics thứ ba (3PLs) đến vận chuyển

hàng đến các cửa hàng của Starbucks

Từng công đoạn đều có máy móc riêng của nhà cung cấp bên thứ ba tạo ra để

nhằm sản xuất riêng cho từng sản phẩn riêng biệt của Starbucks.

3.3. Outboud Logistics

3.3.1. Nhà phân phối

Nhóm QLCN2



23



Starbucks



TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI



VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ



Starbucks sử dụng 48 CDCs (Trung tâm phân phối chính) ở Hoa Kỳ, 7

trong khu vực Châu Á / Thái Bình Dương, năm ở Canada, 3 ở châu Âu và 3 nhà

kho (green coffee warehouses); Tất cả được điều hành bởi một công ty hậu cần

bên thứ ba. Các CDCs kết hợp phân phối cà phê với các mặt hàng khác để việc giao

hàng thường xuyên luôn được diễn ra thông qua các hạm đội xe tải chuyên dụng

cho các cửa hàng bán lẻ của riêng Starbucks và cửa hàng bán lẻ bán các sản phẩm

mang thương hiệu Starbucks.

Starbucks còn đưa ra một bảng đánh giá hiệu suất của 3PLs dựa trên hệ

thống 0-1, mục đích là để giảm thiểu đến mức tối đa các chi phí phát sinh không

đáng có trong quá trình vận tải và lưu kho.



Starbucks Centre - Một trong những trung tâm phân phối tại SODO District



Starbucks tự mình lập ra hệ thống các shop cà phê để giới thiệu và bán sản

phẩm. Hệ thống các cửa hàng của Starbucks phân bố rộng khắp trên toàn thế giới

(Xem Phụ lục 1, 2, 3). Ngoài việc tự mình lập ra các cửa hàng Starbucks cũng

nhượng quyền kinh doanh của mình cho nhiều công ty trên toàn thế giới, và Việt

Nam cũng nằm trong những quốc gia mà Starbucks đã có mặt. Starbucks gia nhập

thị trường Việt Nam bằng việc mở cửa hàng đầu tiên tại TPHCM hồi tháng 2 năm

2013, thông qua giấy phép nhượng quyền được ký kết giữa Starbucks với Công ty

TNHH Thực phẩm và Nước giải khát Ý Tưởng Việt, một chi nhánh của Tập đoàn

Maxim’s Hồng Kông. Hãng này còn dự định mở thêm hàng trăm cửa hàng ở Việt

Nhóm QLCN2



24



Starbucks



TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI



VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ



Nam trong những năm tới và hơn 3000 của hàng ở thị trường Bắc Mỹ trong 5 năm

tới. Có thể nói hệ thống phân phối sản phẩm của Starbucks là rất lớn và họ đã có

những chiến lược mở rông thị trường hết sức hợp lý để tiêu thụ sản phẩm của mình.

Starbucks có hệ thống cửa hàng đặt ở các vị trí “chiến lược” trên toàn cầu.

Hầu hết các cửa hàng của Starbucks đều được đặt ở nơi đông người qua lại và dễ

dàng nhận biết như trung tâm mua sắm, các tòa nhà công sở, hay trong khuôn viên

các trường học. Ngoài việc bán cà phê nguyên hạt, các cửa hàng này còn bán hạt cà

phê đã ủ men, cà phê espresso của Ý pha sẵn, đồ uống đá xay, và các loại trà cao

cấp. Mức độ đa dạng của sản phẩm tùy thuộc vào quy mô và vị trí cửa hàng, tuy

nhiên đa số các cửa hàng đều có thêm bánh ngọt, sô-đa, nước hoa quả, thêm vào đó

là những vật phẩm và thiết bị liên quan đến cà phê, đĩa CD ca nhạc, games, và

những mặt hàng bán theo mùa.



Cơ sở vật chất tại các cửa hàng của Starbucks: Christine Day, Phó chủ tịch

điều hành Starbuck tại Bắc Mỹ giải thích "Mọi người đến vì cà phê, nhưng bầu

không khí nơi đây khiến họ muốn ở lại". Vì lí do đó, tất cả các cửa hàng Starbucks

trên toàn cầu đều có chỗ ngồi được thiết kế để nghỉ ngơi thoải mái và cách bài trí

phù hợp nhằm tạo ra một môi trường sang trọng nhưng ấm cúng.. Starbucks hướng

tới trở thành “nơi thứ ba” khách hàng ghé đến sau nhà và công sở.

3.3.2 Xử lý đơn hàng



Nhóm QLCN2



25



Starbucks



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

×