Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 65 trang )
15
(5) Đề xuất một số kiến nghị cho công tác quản lý và bảo tồn khu hệ
thú Linh trưởng tại khu vực nghiên cứu
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
Kế thừa có chọn lọc các tài liệu liên quan đến khu vực và nội dung
nghiên cứu của đề tài như các công trình đã nghiên cứu tại khu vực, đặc biệt
là các nghiên cứu về đa dạng sinh học, nghiên cứu về khu hệ động
vật…Ngoài ra, bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng, báo cáo về điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội của Khu BTTN Bắc Mê cũng được thu thập để phục vụ
việc triển khai thực hiện và hoàn thiện đề tài.
2.4.2. Phương pháp xác định thành phần loài
2.4.2.1. Phỏng vấn bán định hướng
Quá trình phỏng vấn nhằm thu thập những thông tin ban đầu về sự có
mặt của các loài Linh trưởng tại khu vực. Đây sẽ là những thông tin hữu ích
cho quá trình điều tra thực địa, đặc biệt khi không bắt gặp hoặc khó bắt gặp
loài ngoài thực địa. Ngoài ra, kết quả phỏng vấn cũng sẽ giúp kiểm chứng các
thông tin ghi nhận ngoài thực địa.
Hai đối tượng chính được lựa chọn để tiến hành phỏng vấn là những
thợ săn có nhiều kinh nghiệm trong khu vực và cán bộ quản lý trong khu bảo
tồn. Ngoài ra, những người dân có những thông tin quan trọng cũng sẽ được
lựa chọn để phỏng vấn.
Trong quá trình phỏng vấn, ngoài hệ thống câu hỏi bán định hướng,
tranh ảnh màu của các loài Linh trưởng cũng được sử dụng để đối tượng
phỏng vấn dễ dàng nhận dạng.
Các thông tin thu được trong quá trình phỏng vấn được ghi vào Mẫu biểu 2.1:
16
Mẫu biểu 2.1. Kết quả phỏng vấn ngƣời dân địa phƣơng
Người điều tra:…………..............................................................................................
Ngày điều tra:…………………………………………................................................
Tên thợ săn:………… Dân tộc:…………….Tuổi:………………………..................
Địa chỉ:………………………………………………………………………………..
TT
Họ tên
chủ hộ
Tên loài
Địa
Phổ
phƣơng
thông
Mẫu
Số
vật
lƣợng
Địa
điểm
gặp
Giá
trị
Mối
Thời
đe
gian
dọa
gặp
Ghi
chú
1
2
…
2.4.2.2. Thu thập mẫu vật
Các mẫu vật ghi nhận trực tiếp tại hiện trường như vết ăn, vết lông, dấu
phân…sẽ được tôi thu thập và phân tích để xác định loài. Với những mẫu vật
phức tạp, khó xác định trực tiếp tại hiện trường sẽ được thu thập và mang về
phân tích bởi các chuyên gia.
Ngoài ra, các mẫu vật tại nhà người dân sống trong hoặc xung quanh
khu bảo tồn (xương sọ, bộ lông, mẫu ép khô…) cũng được thu thập. Đây là
những bằng chứng trực tiếp, cụ thể nhất cho sự có mặt của các loài Linh
trưởng trong khu vực.
2.4.2.3. Điều tra theo tuyến và theo điểm
Căn cứ vào bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng và kết
quả phỏng vấn sơ bộ người dân, chúng tôi lập 05 tuyến điều tra trong khu bảo
tồn, trong đó có 3 tuyến thuộc địa bàn xã Lạc Nông và 2 tuyến thuộc địa bàn
xã Thượng Tân. Các tuyến này đảm bảo phân bố đều và đi qua các dạng sinh
cảnh khác nhau trong khu bảo tồn, đặc biệt là các khu vực có khả năng bắt
gặp các loài Linh trưởng cao. Trên mỗi tuyến điều tra, tọa độ điểm đầu tuyến
17
và cuối tuyến được chúng tôi đánh dấu. Mỗi tuyến được điều tra lặp lại ít nhất
3 lần. Địa bàn thuộc xã Lạc Nông sẽ được tập trung nghiên cứu do có nhiều
sinh cảnh phù hợp cho sự phân bố của các loài Linh trưởng và các thông tin
bước đầu đều khẳng định đây là khu vực mà các loài Linh trưởng tập trung
đông nhất.
Thời gian điều tra chính là ban ngày vì đây là thời điểm hầu hết các loài
Linh trưởng hoạt động; điều tra vào ban đêm với các loài Cu li. Người điều
tra đi dọc tuyến với tốc độ chậm, cẩn thận quan sát 2 bên tuyến để ghi nhận sự
có mặt của các loài Linh trưởng. Các loài Linh trưởng là các loài cực kỳ nhạy
cảm với các tác động do vậy việc đi lại, quan sát phải hết sức nhẹ nhàng.
Hình 2.1. Sơ đồ các tuyến điều tra thú Linh trƣởng tại Khu BTTN Bắc
Mê, Hà Giang
18
Các loài Linh trưởng được ghi nhận qua quan sát trực tiếp hoặc thông
qua tiếng hót. Dụng cụ hỗ trợ điều tra là ống nhòm Nikon (10x42) và máy ảnh
kỹ thuật số. Tọa độ nơi ghi nhận loài sẽ được thu thập và lưu trữ phục vụ việc
xác định sự phân bố của loài.
Ngoài việc điều tra theo tuyến, chúng tôi cũng bố trí 4 điểm điều tra
(điểm nghe) để quan sát và ghi nhận tiếng kêu của các loài Linh trưởng đặc
trưng. Các điểm điều tra này thường đươc bố trí ở khu vực đỉnh núi, tầm nhìn
và nghe thoáng, có thể quan sát rộng ra xung quanh.
Tuyến điều tra từ điểm đầu đến điểm cuối tuyến có chiều rộng từ 250m
- 500m, số lần điều tra lặp lại trên mỗi tuyến 3 lần. Tổng số quãng đường điều
tra là 35 km nên diện tích điều tra vào khoảng 95 ha.
Kết quả điều tra trên tuyến và điểm được tổng hợp theo Mẫu biểu 02.
Mẫu biểu 2.2. Kết quả điều tra thực địa các loài Linh trƣởng
Người điều tra: ..................................... Ngày điều tra: .......................................
Thời tiết: ............................................... Địa điểm điều tra: .................................
Tuyến điều tra: ..................................... Chiều dài tuyến: ...................................
Thời gian bắt đầu: ................................ Thời gian kết thúc: ...............................
Sinh cảnh: ............................................................................................................
Thời gian
Loài
Số lƣợng
Tuổi/giới tính
Hoạt động
Ghi chú
2.4.3. Phương pháp phân chia sinh cảnh và xác định phân bố của các loài
Linh trưởng
Có nhiều quan điểm khác nhau về phân chia các dạng sinh cảnh rừng
Việt Nam. Thái Văn Trừng (1978) đã phân rừng Việt Nam thành 14 kiểu.
19
Trong khi đó, Lê Mộng Chân và Vũ Văn Dũng (1992) phân chia thành 9 kiểu
rừng chính ở Việt Nam. Kiểu rừng ở đây đồng nghĩa với dạng sinh cảnh.
Tuy nhiên, trong giới hạn luận văn này việc mô tả các dạng sinh cảnh
chính ở Khu BTTN Bắc Mê được thực hiện bằng sử dụng phương pháp quan
sát trực tiếp trên tuyến điều tra. Sau khi đã xác định được các dạng sinh cảnh
chính, tôi sẽ thống kê sinh cảnh bắt gặp các loài Linh trưởng điều tra được
trên các tuyến. Kết quả được tổng hợp theo Mẫu biểu 2.3.
Mẫu biểu 2.3. Biểu điều tra loài theo sinh cảnh
Người điều tra: ............................... Ngày điều tra: .............................................
Thời tiết: ......................................... Địa điểm điều tra: .......................................
Tuyến điều tra: ............................... Chiều dài tuyến: .........................................
Thời gian bắt đầu: .......................... Thời gian kết thúc: .....................................
Sinh cảnh: ............................................................................................................
Dạng sinh cảnh
Stt
Tên loài
SC1
SC2
SC3
….
1
2
Trong đó: SC1, SC2, SC3… là các dạng sinh cảnh bắt gặp loài
Từ bảng số liệu này chúng tôi sẽ xác định được sự phân bố của các loài
Linh trưởng theo sinh cảnh.
2.4.4. Phương pháp xác định các mối đe dọa
Các mối đe dọa tới các khu hệ Linh trưởng được ghi nhận trực tiếp
trong quá trình điều tra. Chúng tôi xếp các mối đe dọa theo 5 nhóm sau: Săn
bắn trái phép, khai thác gỗ trái phép, phá rừng làm nương rẫy, thu hái lâm sản
ngoài gỗ, chăn thả gia súc,.
20
2.4.5. Phương pháp nội nghiệp
Tên khoa học và hệ thống phân loại của thú Linh trưởng theo Wilson
and Reader trong tài liệu của Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh (2009).
Tên phổ thông của thú Linh trưởng theo Đặng Huy Huỳnh và cộng sự (1994),
Lê Vũ Khôi (2000).
Giá trị bảo tồn của các loài thú linh trưởng được xác định căn cứ vào
Danh lục Đỏ IUCN, 2014[17]; Sách Đỏ Việt Nam, 2007[1]; Nghị định 322006/NĐ-CP[2].
Danh lục thú Linh trưởng được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu
của chúng tôi và kết quả nghiên cứu trước đây của các tác giả khác.
Phương pháp để đánh giá mức độ quan trọng của các mối đe dọa là phương
pháp TRA (Threats Reduction Assessment) được phát triển bởi (Margoluis &
Salafsky, 2001). Phương pháp đánh giá các mối đe dọa dựa vào 3 tiêu chuẩn:
phạm vi, cường độ và mức độ cấp thiết. Các tiêu chuẩn này được định nghĩa
như sau:
Phạm vi: Tỷ lệ diện tích trong Khu BTTN mà mối đe dọa sẽ tác động đến.
Mối đe dọa này sẽ tác động tới toàn thể Khu BTTN hay chỉ một phần nhỏ của
Khu BTTN?
Cƣờng độ tác động: Cường độ suy thoái đa dạng sinh học do mối đe dọa đó
gây ra. Trong diện tích quan tâm, mối đe dọa sẽ phá hủy hoàn toàn tài nguyên
đa dạng sinh học hay chỉ gây ra sự thay đổi nhỏ?
Mức độ cấp thiết: Tính cấp thiết của mối đe dọa. Mối đe dọa đó đang xảy ra
ngay bây giờ hay là chỉ xảy ra trong tương lai gần/xa?
Trong khi phân hạng mức độ đe dọa tới các loài Linh trưởng trong Khu
BTTN, mối đe dọa ảnh hưởng trên phạm vi lớn nhất sẽ được cho điểm cao
nhất, trong khi đó mối đe dọa ảnh hưởng đến diện tích nhỏ nhất sẽ được cho
điểm thấp nhất. Tương tự như vậy, mối đe dọa có cường độ tác động lớn nhất
21
và cấp thiết nhất sẽ được cho điểm cao nhất và ngược lại. Cụ thể, điểm cho
mỗi tiêu chí được chọn từ 1 đến 5. Việc cho điểm các mối tác động được
thống nhất giữa người điều tra với cán bộ quản lý khu bảo tồn. Sau khi cho
điểm, tổng điểm của 3 tiêu chí sẽ được cộng lại và phân cấp mức độ đe dọa
được xác định dựa trên tổng điểm của 3 tiêu chí đó. Mối tác động có điểm cao
nhất là mối tác động chính. Đây là mối tác động có thể ảnh hưởng nghiêm
trọng tới tính toàn vẹn của tài nguyên đa dạng sinh học ngay trong thời điểm
hiện nay.
Khu vực ưu tiên bảo tồn được xác định dựa vào sự phân bố và tình
trạng của các loài ưu tiên bảo tồn, kết hợp với các mối đe doạ đến chúng. Kết
quả được thể hiện trên bản đồ bằng phần mềm Mapinfo 11.0.
22
Chƣơng 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Mê nằm trên địa bàn 3 xã: Thượng Tân,
Minh Ngọc, Lạc Nông, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. Trụ sở Ban quản lý
khu BTTN Bắc Mê đặt tại trung tâm thị trấn Bắc Mê, khu BTTN Bắc Mê tiếp
giáp với các đơn vị hành chính sau:
- Phía Bắc giáp xã Yên Phú, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.
- Phía Nam giáp xã Thuý Loa, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
- Phía Đông xã Yên Cường và Phiêng Luông, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà
Giang
- Phía Tây giáp xã Yên Định huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.
Hình 3.1. Bản đồ ranh giới Khu BTTN Bắc Mê, Hà Giang
23
Kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng theo theo Chỉ thị 38/2005/CTTTg ngày 15/12/ 2005 của Thủ tướng Chính phủ, về việc rà soát quy hoạch 3
loại rừng (Được UBND tỉnh Hà Giang phê duyệt tại Quyết định 2104/QĐUBND ngày 01/008/2008). Tổng diện tích KBT thiên nhiên Bắc Mê có
9.042,5 ha. Trong đó chia ra các phân khu chức năng: Phân khu bảo vệ
nghiêm ngặt 8.298,9 ha; Phân khu phục hồi sinh thái 743,6 ha; không có phân
khu dịch vụ hành chính.
3.1.2. Địa hình
Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Mê nằm ở vùng lõm của Cánh cung Sông
Gâm về phía Đông Nam tỉnh Hà Giang, địa hình cao dốc, mức độ chia cắt
mạnh, có nhiều đỉnh cao trên 1000m dọc theo các dãy cánh cung Sông Gâm,
cao nhất là đỉnh Thải Giàng Phìn có độ cao 1.465m. Thấp nhất là khu vực hồ
thuỷ điện Tuyên Quang có độ cao 120m. Địa thế khu vực nghiêng dần từ
Đông Bắc sang Tây Nam. Độ dốc bình quân 300, nhiều nơi độ dốc trên 400.
3.1.3. Khí hậu, thủy văn
3.1.3.1. Khí hậu
Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Mê có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió
mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu vùng núi cao phía Bắc Việt Nam.
Mùa Hè có gió Đông Nam, Tây Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10.
Mùa Đông có gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình năm: 22,6 – 230C
+ Nhiệt độ trung bình cao nhất: 27,2- 27,50C
+ Nhiệt độ tối thấp trung bình: 1,50C
Các tháng 11, 12 đến tháng 1, tháng 2 năm sau nhiệt độ xuống rất thấp,
nhiều vùng nhiệt độ xuống dưới 00C, nhiều năm xuất hiện băng, tuyết.