Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 65 trang )
31
Về mặt phân loại học, 7 loài và phân loài Linh trưởng được xác định tại
Khu BTTN Bắc Mê, Hà Giang thuộc 4 giống, 2 họ; chiếm 29,2% tổng số loài;
66,7% tổng số giống và 66,7% số họ Linh trưởng ở Việt Nam. Kết quả này đã
bổ sung thêm loài Khỉ mốc (Macaca assamensis) cho danh lục thú Linh
trưởng của khu bảo tồn.
Trong số các loài Linh trưởng ghi nhận được, Họ khỉ có nhiều loài nhất
(5 loài, chiếm 71,4% tổng số loài), tiếp đến là Họ Cu li (2 loài, chiếm 28,6%
tổng số loài).
Các thông tin phỏng vấn, các dấu vết để lại của Linh trưởng trên các
tuyến nghiên cứu về các loài này là dấu vết trước thời kỳ động dục, như ngồi
trên nhũ đá thâm đen lại ( người dân thường gọi Huyết Lình). Dấu vết như bẻ
cành lá hoa quả và chồi non cây rừng một nửa, có vết răng bỏ lại, vỏ quả hạt
vương vãi dơi trên đường đi của Linh trưởng.
Để đánh giá tính đa dạng khu hệ thú Linh trưởng của Khu BTTN Bắc
Mê, chúng tôi so sánh kết quả thu được với một số khu vực khác.
Bảng 4.2. So sánh tài nguyên thú Linh trƣởng Khu BTTN Bắc Mê với
một số khu vực khác
VQG/KBTTN
Diện tích
(ha)
Số họ
Số loài
Khu BTTN Na Hang
27.520
3
8
Khu BTTN Du Già
24.293
3
8
Khu BTTN Phong Quang
8.355,6
3
8
Khu BTTN Bắc Mê
9.042,5
2
7
Kết quả trên cho thấy, mặc dù có diện tích khá nhỏ, song tính da dạng
khu hệ thú Linh trưởng của Khu BTTN Bắc Mê là khá cao.
32
4.2. Tình trạng quần thể các loài thú Linh trƣởng tại Khu BTTN Bắc Mê
Kết quả điều tra thực địa, phỏng vấn khẳng định rằng số lượng các loài
thú Linh trưởng tại khu vực đã giảm nhiều so với trước đây. Có 3 loài chắc
chắn do được ghi nhận qua quan sát gồm Cu li nhỏ, Khỉ vàng, Vọoc đen má
trắng; các loài còn lại chủ yếu được ghi nhận thông qua tài liệu đã công bố,
phỏng vấn và mẫu vật.
* Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus)
Cu li nhỏ là loài Linh trưởng hoạt động ban đêm, khó quan sát. Tuy
nhiên, so với các loài Linh trưởng khác thì loài này còn phổ biến hơn. Tại khu
vực nghiên cứu, chúng tôi đã bắt gặp loài Cu li nhỏ tại khu vực ven bờ sông
Gâm thuộc tiểu khu 162B (Tọa độ địa lý 474032/2509155, hệ tọa độ VN
2000). Hầu hết số người được phỏng vấn đều khẳng định sự có mặt của loài
này trong khu bảo tồn. Một số thợ săn gần đây vẫn gặp Cu li nhỏ khi đi soi
thú vào ban đêm.
* Cu li lớn (Nycticebus bengalensis)
Cu li lớn cũng là loài Linh trưởng có tập tính hoạt động vào ban đêm
giống như Cu li nhỏ nhưng kích thước lớn hơn. Tại khu vực nghiên cứu,
chúng tôi không quan sát được loài này mà chỉ ghi nhận thông qua phỏng vấn.
Các thợ săn có kinh nghiệm trong khu vực cũng khẳng định sự có mặt của
loài này trong khu vực với phân bố tương tự như loài Cu li nhỏ. Kết quả
phỏng vấn cũng khẳng định rằng Cu li lớn có số lượng ít hơn và hiếm gặp hơn
so với loài Cu li nhỏ.
* Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides)
Khỉ mặt đỏ là loài có kích thước khá lớn với đặc điểm dễ phân biệt với
các loài khác.
Kết quả phỏng vấn cho thấy loài này vẫn có mặt trong khu bảo tồn
nhưng số lượng rất ít và hiếm gặp. Loài này ít khi xuất hiện tại những khu vực
33
bị tác động, chủ yếu tại những khu vực rừng còn tốt. Năm 2006, thợ săn
Giàng A Nay đã nhìn thấy Khỉ mặt đỏ; Tháng 8/2013, Thợ săn Nguyễn Văn
Ngà đã bắt gặp Khỉ mặt đỏ tại tiểu khu 142. Theo thời gian, số lượng loài Khỉ
mặt đỏ đã giảm đi đáng kể bởi các hoạt động săn bắn và các hoạt động khác
của con người trong khu bảo tồn.
* Khỉ vàng (Macaca mulatta)
Kết quả điều tra thực địa và phỏng vấn người dân đã khẳng định chắc
chắn sự có mặt của loài Khỉ vàng tại Khu BTTN Bắc Mê. Trong quá trình
điều tra, chúng tôi đã 2 lần gặp Khỉ vàng: lần thứ nhất tại khu vực rừng gỗ tự
nhiên lá rộng thường xanh trên núi đá thuộc khu vực tiểu khu 142, gần Bản
Khén (Tọa độ địa lý 473336/2516271) với số lượng 12 cá thể; lần thứ 2 tại
khu vực có tọa độ địa lý 473856/2515645. Người dân và thợ săn được phỏng
vấn cũng khẳng định đã nhiều lần gặp Khỉ vàng khi đi rừng. Cũng theo lời thợ
săn Nguyễn Văn Ngà cho biết đã gặp loài này tại khu vực tiểu khu 142 vào
tháng 8/2013. Từ tháng 5 đến tháng 6/2014, hai thợ săn Dương Văn Khoan và
Lã Văn Cấp đã nhìn thấy Khỉ vàng ở Khu vực Thác đổ…
Nhìn chung, loài Khỉ vàng chắc chắn có phân bố trong khu bảo tồn
nhưng số lượng hạn chế.
* Khỉ mốc (Macaca assamensis)
Khỉ mốc là loài thú chúng tôi bổ sung thêm cho danh lục thú Linh
trưởng của Khu BTTN Mắc Mê. Trong quá trinh điều tra, chúng tôi đã quan
sát thấy loài này tại tiểu khu 162. Nhiều thợ săn trong khu vực cũng cho biết
loài này vẫn xuất hiện trong khu bảo tồn nhưng rất hiếm. Loài này thường chỉ
xuất hiện những khu vực rừng còn tốt, nhiều cây gỗ lớn, địa hình hiểm trở. Để
khẳng định chắc chắn tình trạng của loài Khỉ mốc tại khu vực thì cần có
những chương trình điều tra tiếp theo một cách tỷ mỷ và quy mô.
34
* Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi)
Voọc đen má trắng là loài Linh trưởng quý hiếm, dễ nhận biết do có
nhiều đặc điểm khác biệt với các loài Linh trưởng khác tại khu vực.
Chúng tôi đã quan sát và nghe được tiếng kêu của loài này 2 lần trong
quá trình điều tra thực địa tại khu vực tiểu khu 142, thuộc Bản Khén với số
lượng 2 cá thể (Tọa độ địa lý 472183/2514528). Thợ săn Lã Văn Cấp cũng
khẳng định đã bắt gặp loài này vào tháng 6/2014 cũng tại khu vực này. Trước
đó tháng 5/2014 thợ săn Dương Văn Khoan cũng đã gặp loài này tại khu vực
gần Thác Đổ. Mặc dù loài Voọc đen má trắng ghi nhận được tại khu vực
nhưng kích thước quần thể rất nhỏ, nguy cơ tuyệt chủng cục bộ cao.
* Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus)
Khu BTTN Bắc Mê có một phần tiếp giáp với Khu BTTN Khau Ca –
khu vực có quần thể Voọc mũi hếch phân bố. Cũng với các đặc điểm tương
đồng về mặt địa hình và thảm thực vật nên việc loài Voọc mũi hếch phân bố
tại đây cũng hoàn toàn phù hợp. Kết quả điều tra năm 2009 của Viện Sinh thái
và tài nguyên sinh vật cũng đã ghi nhận loài này tại đây. Tuy nhiên, trong đợt
điều tra này chúng tôi không ghi nhận trực tiếp loài Voọc mũi hếch ngoài thực
địa mà chỉ căn cứ và kết quả phỏng vấn người dân. Những người được phỏng
vấn đều khẳng định sự có mặt của loài này tại khu vực nhưng rất ít gặp.
Như vậy có thể khẳng định loài Voọc mũi hếch vẫn có mặt tại Khu
BTTN Bắc Mê nhưng số lượng rất ít, có thể chỉ vài cá thể. Để khẳng định
chắc chắn hơn về sự có mặt cũng như tình trạng của loài này tại Khu BTTN
Bắc Mê thì nhất thiết phải có những công trình điều tra tiếp theo.
4.3. Đặc điểm phân bố của các loài Linh trƣởng tại Khu BTTN Bắc Mê
4.3.1. Các dạng sinh cảnh chính tại khu vực
Căn cứ vào bản đồ hiện trạng rừng của khu vực và kết quả điều tra thực
địa chúng tôi xác định Khu BTTN Bắc Mê gồm 5 sinh cảnh chính: Rừng
35
nguyên sinh trên núi đá vôi; rừng thứ sinh trên núi đá vôi; rừng nguyên sinh
trên núi đất; rừng thứ sinh trên núi đất; rừng phục hồi sau nương rẫy.
* Rừng nguyên sinh trên núi đá vôi
Sinh cảnh này chiếm phần lớn diện tích của khu bảo tồn. Địa hình dốc,
hiểm trở, nhiều vách đá, độ cao bình quân từ 700 – 1000m so với mực nước biển.
Trạng thái rừng gồm nhiều cây gỗ lớn, hầu như chưa bị tác động bởi
con người. Dạng sinh cảnh này được đặc trưng bởi một số loài thực vật chỉ thị
như Trai lý (Garnicia fagraeoides), Giổi (Tsoongiodenron sp), Nghiến
(Burretiondendron hsienmu)…
Hình 4.1. Trạng thái rừng nguyên sinh trên núi đá vôi
* Rừng thứ sinh trên núi đá vôi
Dạng sinh cảnh này có diện tích không đáng kể, chủ yếu tập trung ở
một số khu vực vùng đệm của khu bảo tồn. Đây là kiểu rừng đã chịu tác động
của con người trước đây, nay được phục hồi lại. Do đó, dạng sinh cảnh này
được đặc trưng bởi các loài cây gỗ nhỏ đến nhỡ, độ tàn che và trữ lượng thấp.
Rừng thường có 2 tầng tán chính: tầng trên có chiều cao từ 12-14m với
các loài phổ biến như: Giổi xanh, Nghiến, Kháo xanh… tầng dưới chủ yếu là
các loài: Chòi mòi, Nhò vàng,…
36
Hình 4.2. Trạng thái rừng thứ sinh trên núi đá vôi
* Rừng nguyên sinh trên núi đất
Kiểu rừng này chiếm diện tích nhỏ trong khu bảo tồn. Địa hình đơn
giản hơn rừng trên núi đá vôi, độ dốc không đáng kể, độ cao trung bình từ 500
– 700m so với mực nước biển. Thảm thực vật còn khá nguyên vẹn, nhiều cây
gỗ lớn, độ tàn che cao.
Kiểu rừng này đặc trưng bởi một số loài thực vật như Dẻ, Kháo, Giổi…
Hình 4.3. Trạng thái rừng nguyên sinh trên núi đất
37
* Rừng thứ sinh trên núi đất
Đây cũng là dạng sinh cảnh đã chịu tác động của con người trong quá
khứ, nay phục hồi lại với các loài cây ưa sáng. Đặc trưng của kiểu rừng này là
độ tàn che thấp, thành phần thực vật chủ yếu là các loài cây ưa sáng đang trong
giai đoạn phục hồi, trữ lượng thấp, ít giá trị. Dạng sinh cảnh này thường nằm
liền kề với khu dân cư, đặc biệt là tiếp giáp với các nương rẫy của người dân.
* Rừng phục hồi sau nƣơng rẫy
Sinh cảnh này thường gặp gần nơi dân cư sinh sống, được hình thành
do phá rừng làm nương rẫy, độ tàn che thấp. Do vậy, mức độ tác động của
người dân tới dạng sinh cảnh này rất lớn.
Thực vật đặc trưng là các loài cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh, ít giá trị
như Sau sau, Trâm, Ngát…
4.3.2. Đặc điểm phân bố của các loài thú Linh trưởng theo sinh cảnh
Kết quả điều tra thực địa và kết quả phỏng vấn người dân cho thấy các
loài thú Linh trưởng phân bố chủ yếu ở 3 trạng thái rừng: Rừng nguyên sinh
trên núi đá vôi; rừng thứ sinh trên núi đá vôi và rừng nguyên sinh trên núi đất.
Bảng 4.3. Phân bố của các loài thú Linh trƣởng theo sinh cảnh
Các dạng sinh cảnh
STT
1
2
3
4
5
6
7
Tên loài
Cu li nhỏ
Cu li lớn
Khỉ vàng
Khỉ cộc
Khỉ mốc
Vọoc đen má trắng
Voọc mũi hếch
Tổng
Rừng nguyên
sinh trên núi
đá vôi
Rừng thứ
sinh trên
núi đá vôi
Rừng
nguyên sinh
trên núi đất
Rừng thứ Rừng phục
sinh trên
hồi sau
núi đất
nương rẫy
+
+
+
+
+
+
+
7
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
5
5
2
0
Kết quả cho thấy cả 7 loài thú Linh trưởng tại khu vực đều phân bố tại
sinh cảnh rừng nguyên sinh trên núi đá vôi. Đây là dạng sinh cảnh đặc trưng
38
với hầu hết các loài Linh trưởng, đặc biệt là các loài nhạy cảm với sự tác động
của con người và môi trường như Vọoc đen má trắng, Voọc mũi hếch.
Dạng sinh cảnh rừng thứ sinh trên núi đá vôi và rừng nguyên sinh trên
núi đất đều có 5 loài Linh trưởng phân bố. Đây là những loài ít nhạy cảm hơn
với tác động của con người so với hai loài nói trên.
Rừng thứ sinh trên núi đất có 4 loài phân bố là Cu li lớn, Cu li nhỏ, Khỉ
vàng và Khỉ cộc. Đây là những loài đã được người dân và thợ săn bắt gặp ở
các dạng sinh cảnh này.
Dạng sinh cảnh rừng phục hồi sau nương rẫy không có loài nào phân
bố. Người dân và thợ săn được phỏng vấn đều cho biết chưa bắt gặp loài Linh
trưởng nào tại dạng sinh cảnh này.
Hình 4.4. Vị trí bắt gặp các loài thú Linh trƣởng ngoài thực địa
39
Với những tác động của con người vào rừng như hiện nay, sinh cảnh
sống của các loài Linh trưởng dần bị thu hẹp lại khiến các loài Linh trưởng tại
khu vực chuyển dần vùng phân bố vào những khu vực ít bị tác động như rừng
nguyên sinh trên núi đá vôi, rừng thứ sinh trên núi đá vôi hay rừng nguyên
sinh trên núi đất.
4.4. Giá trị của các loài thú Linh trƣởng tại khu vực nghiên cứu
Các loài thú Linh trưởng nói chung và các loài thú Linh trưởng tại Khu
BTTN Bắc Mê nói riêng đều có những giá trị to lớn, được thể hiện trên 2 khía
cạnh chính: giá trị sinh thái; giá trị khoa học, bảo tồn.
4.4.1. Giá trị sinh thái
Cũng như các sinh vật khác trong hệ sinh thái rừng, các loài thú Linh
trưởng có những giá trị sinh thái đặc biệt, được thể hiện trên nhiều khía cạnh.
Các loài thú Linh trưởng là những sinh vật nhạy cảm với những tác động
của con người và môi trường, đồng thời có môi trường sống đặc trưng; do vậy
chúng là những sinh vật chỉ thị tốt cho sự biến đổi của môi trường sống. Khi sự
vắng mặt của một hay nhiều loài thú Linh trưởng tại một khu vực nào đó đồng
nghĩa với việc môi trường sống tại khu vực đó đã bị suy giảm về chất lượng.
Căn cứ vào đó, các nhà quản lý sẽ có những giải pháp để cải thiện môi trường
sống cũng như nâng cao chất lượng của các hệ sinh thái rừng.
4.4.2. Giá trị khoa học, bảo tồn
Các loài thú Linh trưởng là những sinh vật được ưu tiên hàng đầu được
các nhà nghiên cứu khoa học quan tâm. Hàng năm có rất nhiều các chương
trình của các cơ quan trong nước và các tổ chức quốc tế được thực hiện nhằm
nghiên cứu về các loài Linh trưởng. Mục đích của các đợt nghiên cứu này
khác nhau, nhưng phần lớn nhằm đưa ra các giải pháp, chiến lược bảo tồn
nhóm loài đặc biệt quý hiếm này.
Để đánh giá giá trị bảo tồn loài này một cách cụ thể, chi tiết, chúng tôi
căn cứ vào ba nguồn tài liệu cơ bản: Sách Đỏ Việt Nam (2007); Danh lục Đỏ
IUCN (2014) và Nghị Định 32/2006/NĐ-CP.
40
Bảng 4.4. Tình trạng bảo tồn các loài thú Linh trƣởng tại
Khu BTTN Bắc Mê, Hà Giang
Giá trị bảo tồn
TT
Tên phổ thông
loài
Tên khoa học
IUCN
SĐVN
NĐ
2014
2007
32
Họ Culi
1. Loridae Gray, 1821
1
Cu li lớn
Nycticebus bengalensis
EN
VU
IB
2
Cu li nhỏ
Nycticebus pygmaeus
EN
VU
IB
Họ Khỉ
2. Cercopithecidae Gray, 1821
3
Khỉ mặt đỏ
Macaca arctoides
VU
VU
IIB
4
Khỉ vàng
Macaca mulatta
5
Khỉ mốc
Macaca assamensis
NT
VU
IIB
6
Voọc đen má trắng
Trachypithecus francoisi
EN
EN
IB
7
Voọc mũi hếch
Rhinopithecus avunculus
CR
CR
IB
IIB
Ghi chú:
Sách đỏ Việt Nam(2007): CR - Rất nguy cấp; EN - Nguy cấp; VU - Sắp nguy cấp: NT –
Sắp bị đe dọa; LR -Ít lo ngại.
Sách đỏ IUCN(2010): EX -Tuyệt chủng; EW - Tuyệt chủng ngoài tự nhiên; CR - Cực kỳ
nguy cấp; EN - Nguy cấp;VU - Sắp nguy cấp; LC - Ít lo ngại.
Nghị định 32/2006:IB – Thuộc phụ lục IB; IIB – Thuộc phụ lục IIB
Hầu hết các loài Linh trưởng ghi nhận được tại khu vực đều là các loài
quý hiếm, có giá trị bảo tồn cao. Cụ thể, trong số 7 loài Linh trưởng đã xác
định, có 6 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục Đỏ IUCN từ cấp
VU trở lên (chiếm 85,7 tổng số loài), trong đó có 01 loài ở cấp sắp bị đe dọa
(NT), 01 loài ở cấp sẽ nguy cấp (VU), 03 loài ở cấp nguy cấp (EN) và 01 loài
ở cấp cực kỳ nguy cấp (CR).
41
Về mặt pháp lý, cả 7 loài Linh trưởng tại khu vực đều được pháp luật
Việt Nam bảo vệ ở các mức độ khác nhau. Trong đó, 04 loài Linh trưởng
thuộc phụ lục IB của Nghị định 32/2006 (nghiêm cấm hoàn toàn việc săn bắt,
buôn bán vì mục đích thương mại) là Cu li lớn, Cu li nhỏ, Voọc đen má trắng
và Voọc mũi hếch. Ba loài còn lại thuộc phụ lục IIB của Nghị định 32/2006
(hạn chế việc săn bắt, buôn bán vì mục đích thương mại) gồm Khỉ mặt đỏ,
Khỉ vàng, Khỉ mốc.
Nhìn chung, cả 7 loài Linh trưởng được ghi nhận tại Khu BTTN Bắc
Mê, Hà Giang đều là những loài thú Linh trưởng cần được ưu tiên bảo tồn,
đặc biệt là các loài có số lượng cá thể ít, kích thước quần thể nhỏ. Nếu không
có những chiến lược và giải pháp hữu ích trong việc bảo tồn các loài này thì
trong một tương lai không xa, sự vắng mặt vĩnh viễn của các loài này tại khu
vực là không thể tránh khỏi.
4.5. Các mối đe dọa đến khu hệ thú Linh trƣởng tại khu vực nghiên cứu
4.5.1. Các mối đe dọa chính
Các loài thú Linh trưởng đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa,
nhưng có sự khác nhau giữa các khu vực. Tại Khu BTTN Bắc Mê, qua quá
trình điều tra thực tế kết hợp với việc phỏng vấn cán bộ quản lý khu bảo tồn
và cán bộ quản lý địa phương, chúng tôi đã xác định được 5 mối đe dọa chính
đến khu hệ Linh trưởng: Săn bắt động vật trái phép, khai thác gỗ trái phép,
phá rừng làm nương rẫy, thu hái lâm sản ngoài gỗ, chăn thả gia súc.
* Săn bắn động vật trái phép
Săn bắt là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến sự tồn tại của các loài
Linh trưởng trong khu vực. Hoạt động này được thực hiện chủ yếu bởi nam
giới, những người sống phụ thuộc vào rừng hoặc vì mục đích thương mại. Đối
tượng săn bắt chủ yếu là các loài thuộc Bộ Gà, các loài thú nhỏ như Lợn rừng,
Cầy, Sóc....Các loài Linh trưởng mặc dù không phải là đối tượng chính của