1. Trang chủ >
  2. Giáo Dục - Đào Tạo >
  3. Cao đẳng - Đại học >

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 65 trang )


23



Kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng theo theo Chỉ thị 38/2005/CTTTg ngày 15/12/ 2005 của Thủ tướng Chính phủ, về việc rà soát quy hoạch 3

loại rừng (Được UBND tỉnh Hà Giang phê duyệt tại Quyết định 2104/QĐUBND ngày 01/008/2008). Tổng diện tích KBT thiên nhiên Bắc Mê có

9.042,5 ha. Trong đó chia ra các phân khu chức năng: Phân khu bảo vệ

nghiêm ngặt 8.298,9 ha; Phân khu phục hồi sinh thái 743,6 ha; không có phân

khu dịch vụ hành chính.

3.1.2. Địa hình

Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Mê nằm ở vùng lõm của Cánh cung Sông

Gâm về phía Đông Nam tỉnh Hà Giang, địa hình cao dốc, mức độ chia cắt

mạnh, có nhiều đỉnh cao trên 1000m dọc theo các dãy cánh cung Sông Gâm,

cao nhất là đỉnh Thải Giàng Phìn có độ cao 1.465m. Thấp nhất là khu vực hồ

thuỷ điện Tuyên Quang có độ cao 120m. Địa thế khu vực nghiêng dần từ

Đông Bắc sang Tây Nam. Độ dốc bình quân 300, nhiều nơi độ dốc trên 400.

3.1.3. Khí hậu, thủy văn

3.1.3.1. Khí hậu

Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Mê có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió

mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu vùng núi cao phía Bắc Việt Nam.

Mùa Hè có gió Đông Nam, Tây Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10.

Mùa Đông có gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Chế độ nhiệt:

+ Nhiệt độ trung bình năm: 22,6 – 230C

+ Nhiệt độ trung bình cao nhất: 27,2- 27,50C

+ Nhiệt độ tối thấp trung bình: 1,50C

Các tháng 11, 12 đến tháng 1, tháng 2 năm sau nhiệt độ xuống rất thấp,

nhiều vùng nhiệt độ xuống dưới 00C, nhiều năm xuất hiện băng, tuyết.



24



3.1.3.4. Thủy văn

Suối Ngọc Mạ và các nhánh suối đổ về chảy dọc chiều dài của xã theo

hướng Tây Bắc - Đông Nam, lưu lượng nước thường thay đổi thất thường,

mùa khô mực nước thấp, gây ra tình trạng thiếu nước cho sản xuất nông

nghiệp. Mùa mưa lưu lượng nước tăng nhanh, nước lũ tràn về đột ngột gây ra

tình trạng ngập lụt.

3.1.4. Tài nguyên đa dạng sinh học

3.1.4.1. Hệ thực vật

Theo kết quả điều tra sơ bộ khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Mê, đã xác

định được 523 loài của 137 họ thực vật thuộc các ngành: Ngành Thông đất –

Lycopodiophyta; Ngành Mộc tặc - Equisetophyta; Ngành Dương xỉ –

Polypodiophyta; Ngành Thông – Pinophyta và Ngành Mộc lan –

Magnoliophyta.

Bảng 3.1. Thành phần hệ thực vật Khu BTTN Bắc Mê

Ngành



Tên khoa học



Số họ



Số chi



Số loài



Ngành Thông đất



Lycopodiophyta



2



3



5



Ngành Mộc tặc



Equisetophyta



1



1



1



Ngành Dương xỉ



Polypodiophyta



19



30



49



Ngành Thông



Pinophyta



4



4



5



Ngành Mộc lan



Magnoliophyta



111



315



463



Trong Ngành Mộc Lan (Magnoliophyta) thì lớp Mộc Lan

(Magnoliopsida) có 94 họ (chiếm 84,6% số họ); 269 chi (chiếm 85,4% số chi)

và 398 loài (chiếm 85,9%) số loài trong ngành

Trong số 523 loài thực vật đã thống kê được có 25 loài thực vật quý

hiếm (chiếm 4,78 % tổng số loài của khu hệ) bị đe dọa theo Sách Đỏ Việt Nam

(2007), Danh lục đỏ IUCN (2014), Công ước CITES (2008) và Nghị định

32/2006/NĐ/CP của Chính phủ ngày 30 tháng 3 năm 2006, cần được bảo vệ.



25



3.1.4.2. Hệ Động vật

* Khu hệ thú

Bước đầu ghi nhận được 44 loài thú, thuộc 18 họ và phân họ, 7 bộ,

trong đó các loài thú nhỏ như Chuột, Sóc cây, Dúi, Nhím, Đồi và một số loài

thuộc họ Cầy, họ Mèo có phân bố khá phổ biến. Hầu hết các loài thú lớn

thuộc họ Hươu nai, họ Lợn, họ Trâu bò, các loài thuộc bộ Linh trưởng cũng bị

suy giảm nhiều về số lượng. Đặc biệt các loài Gấu ngựa, Nai, Báo hoa mai,

Tê tê, Vượn đen tuyền, Cầy mực theo người dân cho biết trước đây có phân

bố ở vùng này nhưng hiện nay cũng không thấy xuất hiện. Ngoài ra theo một

số thông tin khác cho biết về loài Voọc mũi hếch còn phân bố ở 2 khu vực

thuộc tỉnh Hà Giang như: khu vực 1 - vùng núi phía Bắc xã Minh Sơn (huyện

Bắc Mê), giáp xã Tùng Bá (huyện Vị Xuyên) và vùng rừng giáp với KBT

thiên nhiên Du Già, Du Tiến (huyện Yên Minh); khu vực 2 – vùng núi giáp

huyện Bảo Lâm (tỉnh Cao Bằng); tuy nhiên đây mới chỉ là thông tin ở mức độ

tạm thời, chưa khẳng định một cách chắc chắn, cần có những đợt điều tra chi

tiết tiếp theo.

Trong số 44 loài thú đã ghi nhận trong khu vực nghiên cứu, đã xác định

20 loài thú quý hiếm (chiếm 45,4% tổng số loài thú của khu vực nghiên cứu).

Trong số này có 13 loài thú ghi trong Danh lục Đỏ IUCN (2014); 15 loài

được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007); 15 loài ghi trong Nghị định

32/2006/NĐ-CP (2006) của Chính Phủ.

* Khu hệ chim

Bước đầu ghi nhận được tổng số 104 loài chim phân bố tại khu vực.

Các loài chim phân bố ở hầu hết các dạng sinh cảnh trong khu vực, trong đó

có các loài sống đặc trưng tại khu vực rừng trên núi đá vôi. Tuy nhiên, nếu có

những chương trình điều tra tỉ mỉ, số loài chim tại khu vực chắc chắn sẽ được

tăng lên.



26



Trong số 104 loài ghi nhận được ở khu bảo tồn có 10 loài quý hiếm.

Trong đó có 2 loài có giá trị bảo tồn cấp quốc gia và 9 loài có giá trị bảo tồn

cấp toàn cầu, gồm:

- Có 2 loài được ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ,

trong đó: 1 loài ở nhóm IB (Nghiêm cấm khai thác sử dụng) và 1 loài ở nhóm

IIB (Hạn chế khai thác sử dụng).

- Có 1 loài được liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) là Gà lôi trắng

(Lophura nycthemera) ở bậc LR (Ít nguy cấp).

- Có 9 loài được ghi trong phụ lục II của Công ước CITES (2006).

* Khu hệ bò sát, lượng cư

Đã ghi nhận tổng số 55 loài thuộc 16 họ, 3 bộ bao gồm 22 loài bò sát

thuộc 9 họ, 2 bộ và 23 loài loài ếch nhái thuộc 7 họ, 1 bộ. Họ có số lượng loài

nhiều bao gồm họ Rắn nước (Colubridae: 8 loài), họ Ếch nhái (Ranidae: 7

loài); họ Ếch cây (Rhacophoridae: 7 loài), họ Ếch nhái chính thức

(Dicroglossidae: 5 loài) và họ Cóc bùn (Megophryidae: 5 loài).

3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

3.2.1. Dân số, lao động và việc làm

3.2.1.1. Dân số

Cư dân trong vùng thuộc 4 dân tộc chính là H’Mông, Dao, Tày và

Kinh, cuộc sống của họ phụ thuộc vào đất và tài nguyên của khu bảo tồn.

Mật độ phân bố bình quân là 26,3 người/km2. Trong đó cao nhất là xã

Thượng Tân có mật độ bình quân là 47,4 người/km2; thấp nhất là xã Lạc

Nông có mật độ 15,2 người/km2.

Tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm là 1,8%, cao nhất là xã Minh

Ngọc 2,1%; thấp nhất là xã Lạc Nông 1,2%.



27



Bảng 3.2. Thành phần dân tộc ít ngƣời sống các xã quanh địa bàn





Thôn



Dân số chia theo dân tộc



Tổng

dân số



H’Mông



Dao



Tày



Kinh



Lạc Nông



6



1796



88



542



1132



34



Thượng Tân



4



1492



846



0



646



0



Minh Ngọc



6



3211



886



635



1425



265



Yên Định



2



888



203



685



0



0



Yên Phú



2



2065



87



0



1135



843



Yên Cường



4



1856



1817



23



16



0



3.2.1.2. Lao động và việc làm

Tổng số lao động 1.785 người, chiếm 33,5% dân số. Dân cư cũng như

lao động phân bố tập trung ở khu vực nông thôn và gần thị trấn. Lao động sản

xuất Nông, Lâm nghiệp: 1.557 người; Lao động dịch vụ: 198 người; Lao

động quốc doanh (chủ yếu là giáo viên): 30 người. Trình độ của đa số lao

động nhìn chung thấp.

3.2.2. Thực trạng các ngành kinh tế

3.2.1.1. Ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp, thủy sản

Phân chia lao động theo các ngành nghề như sau:

+ Lao động nông nghiệp: 1.750 người - chiếm 96,9% tổng số lao động

+ Lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ,

thương mại: 56 người - chiếm 3,1% tổng số lao động.

+ Lao động phân theo trình độ chuyên môn: Số lao động qua đào tạo

chuẩn đạt 2,9%.

* Cây hàng năm

Trồng trọt hiện nay vẫn là ngành sản xuất chủ yếu với cây trồng chính

là lúa nước và một số cây trồng trên nương như ngô, sắn.Tổng diện tích

344,93 ha.



28



Trong đó:

- Diện tích lúa nước: 267 ha bằng 100% KH, tăng 6,9% so với năm

2010, năng suất đạt 54,3 tạ/ha sản lượng 1449,8 tấn.

- Diện tích gieo trồng ngô: trồng được 294,2/300 ha đạt 98% kế hoạch,

năng suất 38,5 tạ/ha, sản lượng đạt 1132,6 tấn.

- Diện tích cây lạc trồng được 212,9 ha đạt 99% kế hoạch, năng suất

trung bình 11 tạ/ha, sản lượng 234,1 tấn.

- Diện tích đậu tương: trồng được 36,7 ha đạt 82% kế hoạch, năng suất

trung bình 13,5 tạ/ha, sản lượng đạt 49,54 tấn.

* Cây lâu năm

Tổng diện tích 42,74 ha. Diện tích này người dân đã trồng chè và một

số cây ăn quả, tuy nhiên hiệu quả kinh tế chưa cao.

* Sản xuất Lâm nghiệp

Đất lâm nghiệp hiện 6.460,47 ha chiếm 92,7% DTTN, trong đó:

+ Đất rừng sản xuất 3312,18 ha chiếm 47,5 % DTTN.

+ Đất rừng phòng hộ 3148,29 ha chiếm 45,2% DTTN

Diện tích đất lâm nghiệp tăng và giữ vững trong nhiều năm trở lại đây

là do công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng đã được chú trọng, đất rừng được

giao khoán đến từng hộ, nhóm hộ. Các dự án trồng và bảo vệ rừng phòng hộ

đã phát huy hiệu quả. Đầu ra cho các sản phẩm ổn định nên nhân dân trong xã

đã tích cực trồng mới, mở rộng diện tích rừng, đưa các giống cây lâm nghiệp

có năng suất cao để đáp ứng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến.

*Chăn nuôi

- Theo số liệu thống kê năm 2013 trên địa bàn có tổng đàn gia súc, gia

cầm như sau: Đàn trâu: 1.792 con; Đàn bò: 458 con; Đàn dê: 498 con; Đàn

ngựa: 09 con; Đàn lợn: 3305 con; Đàn gia cầm, thủy cầm: 15387 con.

- Chăn nuôi trên địa bàn xã những năm gần đây có xu hướng phát triển,

tổng đàn năm sau luôn phát triển cao hơn năm trước.



29



- Hiện đã có 346 hộ gia đình xây dựng chuồng trại chăn nuôi xa nhà

đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn.

3.2.1.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ

- Có đường giao thông đi lại thuận lợi, cơ hội để phát triển công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở địa phương là rất lớn. Ngoài ra một số hộ gia

đình kinh doanh bán hàng tạp hóa còn có các hộ làm thêm dịch vụ thu mua

nông lâm sản trên địa bàn các mặt hàng chủ yếu là lúa, ngô...

- Hiện nay các hoạt động về thương mại dịch vụ trên địa bàn đã được

quan tâm để phát triển. Trên địa bàn có 36 điểm dịch vụ bán hàng tạp hóa, 5

điểm đại lý bán phân bón hóa học phục vụ nhân dân và 8 điểm dịch vụ ăn

uống. Số hộ tham gia sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này chiếm khoảng

50 hộ.

- Điều kiện giao thông thuận lợi là cơ hội để người dân trao đổi các sản

phẩm làm ra ngay trên địa phương mình với các huyện, thành phố trên địa bàn

tỉnh. Như vậy qua giao lưu trao đổi buôn bán các sản phẩm, mặt hàng làm ra

đã đóng góp thêm vào thu nhập GDP hàng năm cho các xã.



30



Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Danh lục thú Linh trƣởng tại Khu BTTN Bắc Mê, Hà Giang

Quá trình điều tra thực địa được tiến hành trên 8 tuyến điều tra, kết hợp

với kết quả phỏng vấn, tham khảo tài liệu và phân tích mẫu vật tôi đã xác định

được tổng số 07 loài Linh trưởng tại Khu BTTN Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.

Trong đó, 02 loài được ghi nhận thông quan phỏng vấn, 01 loài qua phỏng

vấn và mẫu vật, 04 loài qua phỏng vấn và quan sát trực tiếp.

Bảng 4.1. Danh lục Thú Linh trƣởng tại Khu BTTN Bắc Mê, Hà Giang

TT



Tên phổ thông



loài



Tên khoa học



Thông tin ghi

nhận



Họ Culi



1. Loridae Gray, 1821



1



Cu li lớn



Nycticebus bengalensis



PV, MV, TL



2



Cu li nhỏ



Nycticebus pygmaeus



PV, QS, TL



Họ Khỉ



2. Cercopithecidae Gray, 1821



3



Khỉ mặt đỏ



Macaca arctoides



4



Khỉ vàng



Macaca mulatta



5



Khỉ mốc



Macaca assamensis



PV, QS



6



Voọc đen má trắng



Trachypithecus francoisi



PV, QS



7



Voọc mũi hếch



Rhinopithecus avunculus



PV, TL



PV, TL

PV, QS, TL



Ghi chú:

Nguồn thông tin: (MV) - Mẫu vật; (PV) - Phỏng vấn; (QS) – Quan sát; TL – Tài liệu đã

công bố



31



Về mặt phân loại học, 7 loài và phân loài Linh trưởng được xác định tại

Khu BTTN Bắc Mê, Hà Giang thuộc 4 giống, 2 họ; chiếm 29,2% tổng số loài;

66,7% tổng số giống và 66,7% số họ Linh trưởng ở Việt Nam. Kết quả này đã

bổ sung thêm loài Khỉ mốc (Macaca assamensis) cho danh lục thú Linh

trưởng của khu bảo tồn.

Trong số các loài Linh trưởng ghi nhận được, Họ khỉ có nhiều loài nhất

(5 loài, chiếm 71,4% tổng số loài), tiếp đến là Họ Cu li (2 loài, chiếm 28,6%

tổng số loài).

Các thông tin phỏng vấn, các dấu vết để lại của Linh trưởng trên các

tuyến nghiên cứu về các loài này là dấu vết trước thời kỳ động dục, như ngồi

trên nhũ đá thâm đen lại ( người dân thường gọi Huyết Lình). Dấu vết như bẻ

cành lá hoa quả và chồi non cây rừng một nửa, có vết răng bỏ lại, vỏ quả hạt

vương vãi dơi trên đường đi của Linh trưởng.

Để đánh giá tính đa dạng khu hệ thú Linh trưởng của Khu BTTN Bắc

Mê, chúng tôi so sánh kết quả thu được với một số khu vực khác.

Bảng 4.2. So sánh tài nguyên thú Linh trƣởng Khu BTTN Bắc Mê với

một số khu vực khác

VQG/KBTTN



Diện tích

(ha)



Số họ



Số loài



Khu BTTN Na Hang



27.520



3



8



Khu BTTN Du Già



24.293



3



8



Khu BTTN Phong Quang



8.355,6



3



8



Khu BTTN Bắc Mê



9.042,5



2



7



Kết quả trên cho thấy, mặc dù có diện tích khá nhỏ, song tính da dạng

khu hệ thú Linh trưởng của Khu BTTN Bắc Mê là khá cao.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

×