1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Quản lý >

CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN VẬT TRONG THÁNH TÔNG DI THẢO, TRUYỀN KÌ MẠN LỤC, LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 165 trang )


của các nhà văn chi phối. Lê Thánh Tông mượn hình ảnh của thần tiên đầy phép mầu để phù trợ

giúp mình trong việc trừ ma, diệt quỷ. Thời đại Vũ Trinh chế độ phong kiến xuống cấp trầm trọng,

nhà văn đưa hình ảnh thần tiên đến như để an ủi những số phận, những con người bất hạnh trong

cuộc đời. Với Nguyễn Dữ thì việc trả ấn từ quan quay về với chốn lâm tuyền giữ tâm hồn trong sạch

lại được gửi gắm qua hình ảnh người ở ẩn. Chính vì những điểm này mà hệ thống các nhân vật

trong tác phẩm được thể hiện đậm nhạt khác nhau. Tuy vậy, có thể nhận thấy điểm chung nhất là

loại hình nhân vật siêu nhiên, tôn giáo đã thể hiện những tư tưởng, quan niệm của các tác giả về con

người, về xã hội mà mình đang sống.

2.1.2. Loại hình các nhân vật thần tiên, đạo sĩ:

Người xưa quan niệm: thiên nhân tương cảm, ngụ ý con người và vũ trụ có mối tương quan với

nhau. Chính vì vậy văn chương thời trung đại thường mượn những hình ảnh của siêu nhiên để thể

hiện cách cảm nhận của con người về thế giới, “đã có một thời kì, cái siên nhiên xuất hiện trong một

hình thức truyện ở thế kỷ XV như một xương sống chi phối toàn bộ cốt truyện được gọi là truyền

thuyết và cổ tích” [25,tr.19]. Nếu như nghệ thuật nhân hóa là một phương thức được sử dụng để

nhà văn khoác cho nhân vật vật thể và phi vật thể một tính cách, một cuộc sống như con người, thì

có thể thấy phương thức thần kì hóa lại như là một cứu cánh cho nhân vật truyền kì có một sức

mạnh, một khả năng siêu nhiên. Và điều này có thể thấy rõ nhất qua hệ thống các nhân vật thần tiên,

đạo sĩ.

Loại hình nhân vật thần tiên, đạo sĩ trong Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục, Lan Trì kiến

văn lục ở một mức độ đậm nhạt mang màu sắc của Đạo giáo. Nhân cách, lối sống của các nhân vật

này đều chịu sự chi phối bởi quan niệm của người sáng tác. Nó trực tiếp quy định việc lựa chọn hệ

thống các yếu tố thi pháp miêu tả nhân vật. Đồng thời loại hình nhân vật này cũng cho thấy quan

niệm tam giáo đồng nguyên của người trung đại.

2.1.2.1. Loại hình các nhân vật thần tiên:

Thần tiên là một trong những hình tượng mang dấu ấn của truyện cổ tích khá rõ nét. Người đọc

một thời xa xưa đã quá quen với những ông bụt, ông tiên hiền lành ban phát niềm vui, hạnh phúc

cho những con người bất hạnh. Vì vậy loại hình nhân vật này bao giờ cũng dành được những tình

cảm ưu ái của nhân dân và của nhà văn.

Theo quan niệm văn hóa Phương Đông, con người lý tưởng xét về nguồn gốc là những con

người được vũ trụ, trời đất sinh ra. Trong đó thần tiên là những con người được kết tinh từ những gì

tinh túy nhất của vũ trụ. Và để xây dựng thành công kiểu nhân vật này các nhà văn chủ yếu đi sâu

vào việc miêu tả hình dáng, hành động với màu sắc thần kì, phi thường. Đầu tiên là ngoại hình:



dáng mạo nhân vật thường tuấn tú, thoát tục tiêu biểu cho cốt cách tiên gia. Chân dung của người

thần thổi địch trong Gặp tiên ở hồ Lãng Bạc của Lê Thánh Tông được miêu tả: “Ta thấy người đó

trạc hai mươi tuổi, tóc xõa chấm vai, môi son mắt phượng, thoang thoảng có mùi hương chi lan.

Người đó đầu đội khăn vuông, mặc áo xanh, vận quần đỏ, ngang thắt lưng đeo một ống địch bằng

trúc” [117,tr.36]. Ở loại hình này vắng bóng việc miêu tả nhân vật bằng các chi tiết cụ thể. Bóng

dáng và trang phục được miêu tả mang tính ước lệ, tượng trưng nhưng người đọc vẫn có thể nhận ra

được tầm vóc vũ trụ của nhân vật. Để thấy được sự siêu nhiên, khác người thường của thần tiên, nhà

văn chủ yếu đi sâu miêu tả nhân vật qua những hành động phi thường. Đầu tiên là ở khả năng đi lại

của nhân vật. Thần tiên đi lại bằng những con vật là biểu tượng cho sức mạnh của vũ trụ. Trong

Ngọc nữ về tay chân chủ, Lê Thánh Tông miêu tả nhân vật thần sông, thần núi đi bằng “cưỡi ngựa

vẫy vàng, rẽ nước bay lên”,“cưỡi xe hươu trắng đi thẳng lên cửa nhà trời”, hoặc “ trong ánh sương

mù thấy có một đám những tàn vàng kiệu ngọc bay lên trên không; kế lại có một cỗ xe nạm hạt

chân, kẻ theo hầu cũng rất chững chạc” [117,tr 114]. Cưỡi mây, cưỡi gió cũng là một phương tiện

đi lại thường thấy ở nhân vật thần tiên. Đặc điểm này cho thấy được tầm vóc vũ trụ, ngang với đất

trời của nhân vật. Nói tới sự phi thường, kì vĩ của loại nhân vật thần tiên, các tác giả đã kể ra khả

năng biến hóa khôn lường. Thoắt ẩn thoắt hiện hay thay đổi cảnh vật bằng phép thuật là tất cả

những đặc điểm thể hiện hành động kì vĩ của nhân vật. Đó là hành động hóa phép của thần sông,

thần núi trong Ngọc Nữ về tay chân chủ. Nhân vật ở đây thần thông quãng đại, phép thuật cao

cường, tạo nên sức hấp dẫn cho bạn đọc: “Xua tay lên quãng không, chỉ vào cung khuyết ở trước

mặt Ngọc Hoàng, lập tức biến thành gò núi. Có ngọn lờ mờ như Bích Phong, có chỗ rõ ràng như

Quần Ngọc, có chim đẹp bay đậu, có thú lạ lại qua. Không phải nhích đi một bước mà cảnh tượng

đã khác nghìn vạn lần. Một lát, quỷ khóc thần sầu, núi reo hang ứng, có hổ gầm gấu rống, có thứ

rắn mồm nuốt được con voi, có thứ chim cánh giương như mây phủ. Những người hầu chung

quanh, tai nghe mà tựa hồ không muốn nghe, mắt trông tựa hồ không dám trông” [117,tr. 85].

Tương tự là hình ảnh: “Thủy thần cũng thè lưỡi thổi phù. Bỗng vạn ngõ ngàn cửa biến thành biển.

Nước bạc vỗ trời, sóng to xoáy đất, sóng dâng một lớp, núi chìm ngập đỉnh ngàn tầm, côn nhảy ba

ngàn, nước dựng như trăm cây thước. Hoặc phun lửa như cá cờ, hoặc vuốt râu thành cơn mưa. Một

lát cá rồng vắng vẻ, buồm gấm hoa bay liệng cung trăng; mây sắc bao che, cung Bồng Lai lờ mờ

mặt nước” [117,tr. 86], hay nhân vật nữ trong Nhị nữ thần truyện: “cách đoán số thì chỉ khẽ bấm đốt

ngón tay mà đoán được giàu, nghèo, thọ, yểu, việc sinh tiền, việc tử hậu rất thần linh rõ năm, ngày,

tháng, giờ, chuyện còn mất, chuyện tử sinh…đều đúng cả” (tr 25). Những đặc điểm này đã tạo nên

tính cách kì lạ của thần tiên, chính điều khác thường ấy đã mang lại cho người đọc một cảm giác bí

ẩn, lạ lẫm và sợ hãi. Thông qua hành động phi thường này, có thể phần nào nhận ra đặc điểm về tư



duy con người trung đại. Con người thời trung đại xem hành động kì vĩ, phi thường là một trong

những yếu tố hàng đầu tạo nên tầm vóc vũ trụ của nhân vật. Đây cũng là cách để con người trung

đại giải thích những hiện tượng tự nhiên lúc bấy giờ, lúc mà những khoa học khám phá về tự nhiên

chưa hề có. Nguyễn Đăng Na đã nhận định về điều này: “Do chưa giải thích được nhiều hiện tượng

tự nhiên và xã hội đối với con người trung đại. Bên cạnh đời sống hiện thực còn có một đời sống

tâm linh phong phú với các vị thần, với những điều kì lạ siêu nhiên và một quan niệm sâu xa về thế

giới bên kia. Vì vậy việc phản ánh mặt kì lạ đó chẳng phải là cái gì đó xa lạ, phi hiện thực, trái lại

nó càng giúp chúng ta hiểu rõ hơn chiều sâu tâm hồn của con người trung đại” [68,tr737]. Ngoài ra,

với việc miêu tả tư thế, công việc của nhân vật, chúng ta có thể hiểu được đời sống của thần tiên:

“Có hai cụ già đang đánh cờ trên đó. Lại có đứa hầu nhỏ pha trà, trên phiến đá đầy la liệt tê

táo…..Hai cụ già vừa uống rượu vừa đánh cờ. Đến khi ván cờ gần tàn, vẫn ra vẻ không hay biết có

Lộc ở đó” [118,tr 30]. Hình ảnh này cho thấy một trạng thái ung dung, tự do, tự tại của nhân vật

Ngợi ca những tốt đẹp của nhân vật thần tiên, các tác giả không chỉ bàn về hành động kì vĩ, phi

thường của họ, mà còn ngợi ca họ ở khía cạnh nhân phẩm. Nói đến tài năng của loại hình nhân vật

này, đầu tiên phải kể đến đầu tiên tài sáng tác văn chương. Theo quan niệm của Nho gia, tài năng

văn chương là một trong những dấu hiệu bộc lộ khả năng thiên phú của nhân vật. Trần Nho Thìn đã

khẳng định: “Nếu dấu hiệu của hổ báo là các vằn đốm trên bộ lông, dấu hiệu của con phượng là sắc

lông sặc sỡ thì dấu hiệu của một thiên tài chính là văn chương” [112,tr 152]. Trong Hiếu đễ nhị

thần truyện, các thần vừa làm thơ vừa uống rượu, mỗi người ngâm lấy một bài thơ làm riêng cho

mình. Và cách làm thơ ở đây là để bình phẩm những bài thơ khác. Như vậy có thể thấy khả năng

sáng tác, đàm đạo văn chương cũng là tiêu chí để đánh giá tài năng nhân vật theo quan điểm của

người trung đại. Hơn thế nữa, qua thơ văn của một nhân vật, người xưa cho là còn có thể đánh giá

được phẩm chất cũng như năng lực hoạt động chính trị - xã hội của nhân vật đó.

Bên cạnh tài năng văn chương, lòng yêu thương con người là một trong những yếu tố cho thấy

nhân cách cao quý của thần tiên, “Điều này cho thấy sự tương thông giữa trời và người đã làm nảy

mầm cái thiện” [1,tr.44]. Giúp đỡ nho sinh là một hành động hiệp nghĩa dễ thấy ở nhân vật này. Đó

là sự giúp đỡ của thần tiên trong Hoa quốc kì duyên. Chàng Chu Sinh nhờ vào việc là cứ hai ba hôm

lại được đến gặp công chúa Hoa quốc một lần mà không cần ăn gì nhưng vẫn sống được: “Miệng

còn sặc hơi rượu, bụng vẫn còn no. Suốt ba ngày liền Sinh thấy mình vẫn no say như thế”

[117,tr.47]). Cũng có khi vị thần đó tiền thân là con người nhưng sau khi chết Thượng Đế xét thấy

có hiếu thảo nên phong cho làm thần. Những vị thần như thế cũng thường giúp đỡ thư sinh: “Hai

phong thư này em nên giấu kĩ. Đợi đến ba ngày trước khi vào phòng thi, xem chữ ghi ở trên, bắt

cháu học thuộc lòng, và có thể đỗ nhỏ đấy. Luật trời rất nghiêm, nếu để lộ cho người ngoài biết thì



hai bên đều bị tội nặng” [117,tr 94]. Và quan tâm đến những kiếp người ở tầng lớp dưới. Trong

truyện Tiên ăn mày của Vũ Trinh, mượn câu chuyện từ dân gian, nhà văn đã cho thấy người nông

dân hiền lành, chất phác, thương yêu con người đã được thần tiên tặng thưởng xứng đáng. Trong khi

đó những con người lừa dối, tham lam thì cuối cùng phải nhận những hình phạt thích đáng. Từ đó

nhà văn gửi gắm đến người đọc một bài học: ở đời đừng tham lam, độc ác và hãy sống thật với bản

chất của mình. Không chỉ giúp đỡ người học trò, anh nông dân nhân vật thần tiên còn được ngợi ca

ở tinh thần giữ gìn tài sản cho dân. Tác phẩm Thần giữ của của Vũ Trinh là một trong những kiểu

như vậy: “Dưới này chôn cất nhiều vàng bạc. Ta là thần giữ của. Nếu anh không chịu đi ngay thì tai

họa không nhỏ đâu” [118,tr 92]. Như vậy có thể thấy phẩm chất của loại hình nhân vật này bộc lộ

chủ yếu ở khía cạnh tình cảm của họ với nhân dân. Phải chăng điều này cũng giúp lý giải tại sao con

người trung đại thường xuyên nghĩ về một đấng tối cao nào đấy khi họ gặp thất bại hay buồn phiền.

Niềm tin của họ vào một thế lực siêu nhiên cũng giúp họ giữ mình sống trong sạch để không bị thần

linh trách phạt. Qua những tác phẩm truyền kì này có thể phần nào hiểu thêm về đời sống tâm linh

của con người trung đại. Mặt khác nhân vật thần tiên này cũng là mảnh đất lý tưởng để các tác giả

thay lời nhân dân bộc lộ những nguyện vọng, những ước mơ về cuộc sống, điều mà trong thực tại

con người không thể đạt được và phải tự an ủi mình bằng cách tìm đến với thế giới của thần tiên.

Ngoài ra một trong những nội dung khiến cho nhân vật thần tiên trong Thánh Tông di thảo,

Truyền kì mạn lục và Lan Trì kiến văn lục khác với kiểu thần tiên trong Việt điện u linh, Lĩnh Nam

chích quái là họ cũng có đời sống tình cảm, tính cách như con người. Vương quốc của thần tiên

tưởng như không có bóng dáng của con người trần tục, thì nay đã thấy thấp thoáng. Nói khác đi thần

tiên đã được trần tục hóa. Họ cũng cần tình yêu, cũng có những khát khao hạnh phúc, tiêu biểu là

Giáng Hương trong Truyện Từ Thức lấy vợ tiên. Khi đã kết nghĩa phu thê với Từ Thức, Giáng

Hương trở nên “màu da hồng hào, chứ không khô gầy như trước nữa” [23,tr 105]. Hay trong Nhị nữ

thần truyện, hai nhân vật nữ ở đây tuy là thần nhưng vẫn mang những tình cảm, nguyện vọng và

phải đau khổ như con người. Cả hai cùng biết yêu thương, cùng nguyện thủy chung với chồng con,

để rồi cùng khổ đau, buồn bã như người phàm tục. Ngọc Hoàng trước nay vốn được xem là đấng

anh minh, tối cao nhất, tuyệt mỹ nhất và đặc biệt là được “trường sinh bất tử”. Vậy mà Ngọc Hoàng

trong Vũ môn tùng tiếu, Ngọc nữ về tay chân chủ cũng có lúc già nua. Điều này đã khẳng định một

chân lý: bất kể ai dù đó là Ngọc Hoàng cũng không thể thoát khỏi quy luật của tạo hóa: tuổi trẻ qua

đi, già nua và cái chết sẽ đến như một tất yếu. Tệ hơn, Ngọc Hoàng cũng có lúc nhầm lẫn, mê muội

trước những lời khoe khoang của kẻ khác: “nếu ngươi không nói ra, trẫm sẽ bị khoe khoang làm mê

hoặc” [23,tr 8]. Nếu thế giới của nhân vật thần tiên trong Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái là

“vùng đất “tịnh thổ”, “nơi các cám dỗ vật chất, những dục vọng nhất là sắc dục của thế giới phàm



tục bị truy đuổi một cách gắt gao” [112,tr 160] thì nhân vật thần tiên ở đây lại được thể hiện cả ở

những mặt tiêu cực của nó. Sơn thần và Thủy thần trong Ngọc nữ về tay chân chủ đều là những kẻ

tự kiêu, tự đại: “Núi là cao, hơn hết mọi nơi. Phượng lâu trúng tuyển, không ta thì ai? (….)Ở nhà, ta

là chúa của điểu thú, ra ngoài ta là Phò mã của Ngọc Hoàng, tôn quý biết dường nào” hoặc “nước

chảy chỗ trũng, việc thường xưa nay. Bình phong bắn sẻ không ta thì ai. (….)dưới nước thì các loài

thủy tộc là thần thiếp của ta, trên trời ta lại làm chủ nhân của Đế nữ, hiển vinh biết nhường nào”

[117tr 84-85]. Các vị thần trong Nhị nữ thần truyện cũng ganh ghét, gian dối như con người trần

tục: “Bốn tháng trước hai thần núi Trương Sơn và Trĩ Sơn vu cáo tội lỗi cho thân phụ thiếp. Thượng

đế trao bản án cho động Hoa Lư xét xử. Chủ động toàn nghe lời gian dối của hai thần kia” [117,tr

177].

Cách thức trần tục hóa thần tiên đã kéo những hình tượng của tín ngưỡng tôn giáo từ trên “bảo

tọa” xuống với người đời. Đầu tiên các nhà văn khẳng định đấy là thần tiên rồi sau đó mới phú cho

nhân vật này những đặc điểm như con người. Người đọc bắt gặp những nét kì lạ, phi thường cũng

như những hành vi đời thường của nhân vật. Chính cách viết từ hư đến thực, từ thần kì đến phàm

tục sẽ làm cho sức truyền cảm của nhân vật cao hơn. Đồng thời với cách viết này, các nhà văn dễ đi

vào những miền cấm kị của tôn giáo, vùng đất mà trước nay chưa có ai đào xới.

2.1.2.2. Loại hình các nhân vật đạo sĩ:

Bùi Duy Tân đã có nhận xét về văn chương nhà Nho thế kỉ XVI, XVII: “Lực lượng sáng tác thời

kì này chủ yếu là người ẩn sĩ, những người đã rút lui khỏi triều đường, hoặc chưa từng ra làm quan,

sống ẩn dật nơi thôn dã. Họ là những người tuy không còn mong thực hiện lý tưởng tu, tề, trị, bình

của kẻ sĩ nhưng giữ được tấm lòng trong sạch” [130,tr143]. Có thể nói đối với những nhà nho chọn

con đường ẩn dật thì tư tưởng Lão –Trang hấp dẫn hơn tư tưởng Phật giáo. Bởi lẽ Lão Trang khuyến

khích tìm tự do, lạc thú ở thiên nhiên, ở cuộc sống yên bình, vắng bóng lợi danh, tiền tài, quyền lực,

“đã khép áo, lui chân, người ẩn dật trong trạng thái đối diện với chính mình thường xuyên đã lần

lần tiếp nhận ảnh hưởng của Lão Trang, của Thiền” [130,tr144].

Tuy vậy nói về nhân vật đạo sĩ, các tác giả của Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục, Lan Trì

kiến văn lục trước hết là ngợi ca tài năng của họ. Khả năng xuất quỷ nhập thần là một trong những

khả năng quan trọng của một đạo sĩ. Bởi từ khả năng này họ mới có thể hành đạo giúp đời. Nếu

nhân vật thần tiên phi thường qua chân dung, hành động thì nhân vật đạo sĩ lại khác người ở tài

năng. Đấy là một đạo nhân xuất hiện chỉ trong chốc lát: “ông mới sực nhớ đến lời đạo nhân, bèn

theo như cách đã dặn mà gọi tên ông ta. Thoắt chốc quả thấy một cỗ xe mây bay đến, đứng dừng lại

ở trên không” [117,tr46]. Không chỉ vậy, đạo sĩ còn có phép thần thông, hô phong hoán vũ. Với khả

năng khác người thường ấy, nhân vật đạo sĩ dễ dàng hơn trong việc diệt trừ yêu ma, bảo vệ dân



lành. Nhân vật trừ ma trong Chuyện cây gạo là một ví dụ điển hình. Sau khi Trình Trung Ngộ vì yêu

ma mà chết đi, chúng cùng nhau trở về “làm yêu làm quái” và “hễ ai động đến cành lá cây gạo thì

dao gẫy, rìu mẻ, không thể nào đẵn phạt được” [117,tr 35]. Năm Canh Ngọ (1330), niên hiệu Khai

Hựu nhà Trần, một đạo sĩ thấy cảnh ấy đã ra tay cứu giúp: “Đạo nhân họp với người làng, lập một

đàn tràng cúng tế, viết ba đạo bùa, một đạo đóng vào cây gạo, một đạo thả chìm xuống sông, còn

một đạo đốt ở giữa giời; đoạn phát to lên rằng: Những tên dâm quỷ càn dỡ đã lâu, nhờ các thần

linh, trừ loài nhơ bẩn, phép không chậm trễ, hỏa tốc phụng hành” [117,tr 36]. Đó còn là khả năng

biết trước được mọi việc và giúp đỡ người nho sĩ để họ tránh được những tai ương, phiền toái: “Ông

làm tể tướng, kể thì không có lỗi lầm gì. Chỉ có rằng tại chức lâu ngày, hay yêu người này ghét

người khác. Nay thì sự thù oán đã sâu cay lắm, hồn oan đã đầy dẫy ở ngoài đường rồi” [117,tr 44].

Đạo sĩ thường là những người có thể hóa thân thành người khác. Đó có thể là người “khăn cũ giầy

rách, ăn mặc lôi thôi đi vào” hay là lão tiều phu đốn củi, người giả dạng đi xem bói. Dù xuất hiện ở

dạng nào họ cũng có thể trừ được yêu ma: “Người ấy lấy một đạo bùa ném ra, người con gái liền

ngã bổ nhào xuống đất thành ra một đốt xương trắng” [117,tr 125]. Như vậy điều đầu tiên có thể

thấy ở nhân vật này là khả năng diệt trừ yêu ma của họ. Đây là công việc không phải bất cứ ai cũng

có thể làm được.

Không chỉ đề cập đến tài năng của các đạo sĩ, các tác giả còn ngợi ca đức độ của họ. Đó là sự vô

tư, không tính toán lợi lộc với nhân dân: “Người làng đem rất nhiều tiền của để tạ ơn vị đạo nhân

nhưng đạo nhân phất áo đi vào non sâu, không lấy một tí gì cả” [1177,tr 37]. Đó cũng là cách hành

xử của vị đạo nhân vì tình nghĩa mà ra lời khuyên ngăn Thiên Tích chứ không vì vàng bạc: “Đạo

nhân nói như vậy đến mấy nghìn lời, đều ngụ cái ý khuyên răn cả. Ông Dương rất vui vẻ nghe theo.

Sáng hôm sau trong lúc lâm biệt, ông đem 10 đĩnh vàng tốt để tiễn chân. Đạo nhân cười mà rằng:

Hà tất như thế để làm gì! Tôi chỉ khuyên ông cố làm điều lành, để tôi khỏi trở lại gặp ông lần nữa,

đó tức là ông đã cho cố nhân nhiều lắm” [117,tr 45]. Là đạo nhân đi đây đi đó trừ yêu ma cứu

người, nhân vật được miêu tả thường không mang màu sắc dục vọng. Họ gắn liền với hình ảnh xuất

hiện trừ bạo xong rồi lại phất áo ra đi, không màng gì đến ơn nghĩa: “Lũ mày đắm đuối, nghiệp

chướng nặng nề, biết thủa nào thôi! Sao không rửa ruột đổi lòng, quay về đường chính. Ta sẽ tâu

lên Thượng Đế, tẩy hết những oan hồn đi cho. Chúng quỷ nghe nói đều sung sướng nhảy nhót rồi

trong chốc lát tan giãn đi cả. Ông Dương khẩn khoản khuyên mời xe tiên giáng xuống để được hỏi

han mọi việc sau, nhưng trong thoắt chốc đã không thấy gì nữa” [117,tr 46]. Họ luôn thiên về đời

sống tinh thần, cốt sống cho tâm hồn mình thanh thản, không thấy xấu hổ với cuộc đời. Họ sống tiêu

dao cùng với thiên nhiên: “Trong am đặt một cái giường mây, trên tường để đàn sáo và chiếc gối



dựa. Hai bên bức vách đông tây đề hai bài ca, một bài “Thích ngủ”, một bài là Thích cờ” [118,tr

134 – 135].

Có thể thấy yếu tố thần kì đã được thể hiện rõ qua hai loại hình nhân vật thần tiên và đạo sĩ. Hai

loại hình nhân vật này phản ánh một thực tế là: Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục và Lan Trì

kiến văn lục cũng chịu không ít ảnh hưởng của Đạo giáo mà chủ yếu là tư tưởng Lão Trang, mặc dù

cả ba nhà văn này đều là Nho gia. Nhân vật đạo sĩ có thể nói là hình mẩu lý tưởng về một người có

thể trừ yêu, diệt bạo mang lại một cuộc sống yên bình cho nhân dân.

2.1.2.3. Thái độ đối với Đạo giáo của các tác giáo:

“Khi gặp thời thì dựa vào Nho, khi thất thế thì theo Đạo, lúc cùng quẫn thì đi theo Phật. Và

trong mối quan hệ bộc lộ một khía cạnh của cái tôi cá nhân, con người” [103,tr15]. Chính vì vậy ở

thời trung đại có khi Phật giáo là quốc giáo, lại có lúc Nho giáo thịnh hành, lên ngôi và cũng có giai

đoạn Đạo giáo ảnh hưởng nhiều đến văn chương. Điều này được thể hiện khá rõ ở Thánh Tông di

thảo, Truyền kì mạn lục, Lan Trì kiến văn lục. Bên cạnh ảnh hưởng của Nho giáo và Phật giáo, ba

tác phẩm truyền kì trên còn chịu ảnh hưởng không ít của Đạo giáo. Trong đó đề cao tư tưởng phóng

dật của Đạo giáo là một trong những biểu hiện thấy rõ nhất của các tác phẩm. Các tác giả cùng xuất

phát từ quan niệm cuộc đời như phù vân, đời người như bóng câu qua cửa sổ, danh lợi thật mong

manh và dễ vỡ như sương khói nên chủ trương thoát tục. Do vậy thuyết vô hình của triết thuyết Lão

Trang đã bổ sung cho họ một tinh thần phóng túng, tự do, một màu sắc lãng mạn, thi vị. Lãng bạc

phùng tiên có thể xem là minh chúng tiêu biểu cho điều này. Qua tác phẩm, tác giả đã ngợi ca lối

sống nhàn tản, tiêu dao của nhân vật: “Bấy giờ đang mùa hạ tháng năm, hoa sen nở rộ, vừng trăng

soi sáng giữa trời. Ta sai tiểu tốt chèo chiếc thuyền tam bản, trong thuyền đặt một bầu rượu, nhằm

chỗ có nhiều hoa sen nhất mà bơi đến. Khí nóng đã dịu, lòng trần lâng lâng, ta ở trong thuyền

ngâm lên rằng:

Con thuyền vui dạo cảnh ban chiều

Lơ lửng từng không bóng nguyệt treo

Mình ở trên hoa, mình thấy nhẹ.

Một mình hào khí nước trong veo” [117,tr134].

Lê Thánh Tông là một ông vua song ở tác phẩm này vẫn khẳng định rằng ngôi vị cửu ngũ chí

tôn thua xa cuộc sống lạc thú của thần tiên. Một cánh hoa tàn, một nhành hoa mới nở hay âm thanh

du dương của tiếng sáo cũng khiến nhà vua xao xuyến bồi hồi. Lối sống ngao du sơn thủy này được

nhắc đến nhiều trong Truyền kì mạn lục. Có lẽ đến thời của Nguyễn Dữ, Đạo giáo đã có ngôi vị hơn

so với thời Lê Thánh Tông. Đó là lão tiều phu trong Câu chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na:

“Núi có cái động, dài mà hẹp, hiểm trở mà quạnh hiu bụi trần không bén tới chân người không



bước tới. Hàng ngày trong động có người tiều phu gánh củi đi ra, đem đánh đổi lấy cá và rượu cốt

được no say chứ không lấy một đồng tiền nào” [23,tr 132]. Đạo sĩ thường là những con người đi

đây đi đó, hưởng thụ cuộc sống thiên nhiên với không gian của núi rừng, của đồng quê: “Bèn cởi trả

ấn tín, bỏ quan mà về. Vốn yêu cảnh hang động ở huyện Tống Sơn, nhân làm nhà tại đấy để ở.

Thường dùng một thằng nhỏ đem một bầu rượu, một cây đàn đi theo, mình thì mang theo mấy quyển

thơ của Đào Uyên Minh hễ gặp chỗ nào thích ý thì hý hửng ngã rượu ra uống” (tr 101). Họ sống ở

đấy và thoát tục không màng đến thế sự. Nhận ra được sự thanh thản trong tâm hồn là đích đến của

cuộc đời, các tác giả của Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục, Lan Trì kiến văn lục cũng đi sâu

ngợi ca cảnh lạc thú của tiên giới. Gắn bó với cuộc sống cảnh bồng lai, kiểu nhân vật này nhận ra

những vẻ đẹp ở nơi tiên cảnh: “Chàng biết sao được. Đây là núi Phù Lai, một động tiên thứ 6 trong

36 động, bồng bềnh ở ngoài bể cả, dưới không có bám bíu, như hai núi La Phù tan hợp theo với gió

mưa, như các ngọn Bồng Lai, co duỗi theo với sóng giợn, mà tôi tức là địa tiên ở Nam Nhạc là

Ngụy phu nhân. Vì thấy chàng là người cao nghĩ sẵn lòng cứu giúp sự nguy khốn cho người, nên

mới dám làm phiền mời chàng đến đây” [23,tr 103]. Chính vì nhận ra những cảnh lạc thú ở chốn

thần tiên là tuyệt đỉnh, cho nên nhân vật mong muốn học tập cách thức tu tiên để thành tiên hoặc

biết được phép thuật của thần tiên: “rồng hổ quấn vạc, đao khuê vào miệng, giữa ban ngày mọc

cánh bay cao, tuy quên đời tự cao, nhưng đối với thời thì vô dụng. Huống chi lúc bẩm sinh đã có

sẵn thanh cốt, khi thành hình lại giữ trọng linh cơ, tất nhiên ngũ quan không tập thói xa hoa, chín

vạc mới thành công tu luyện. Nhưng đã trót sa xuống giếng trần, pha nhiều niềm tục, cho nên chưa

thể thoát hình biến hóa bay lên ngay giữa ban ngày. Những bậc như thế xưa nay đã hiếm lắm rồi.

Đại để chỉ có những người núi sông chung đúc, hoa cỏ kết tinh, khi đến có nguồn gốc, khi đi có

duyên cớ, chết thì vía để dưới đất, thần lên trân trời” [117,tr 141]. Trong Lan Trì kiến văn lục, Vũ

Trinh cũng đã hơn một lần nói đến cách thức tu tiên: “Ông thường đọc Liệt tiên truyện, trong lòng

hâm mộ các bậc tiên thánh, liền bỏ cả sách vở, chuyên luyện thuật tu tiên. Lâu dần ông học được

phép tiên”[118, tr 34].

Có thể thấy do chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng thoát tục của Đạo giáo nên trong cả

ba tập truyện Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục, Lan Trì kiến văn lục có hình ảnh con

người quay lưng lại với thực tại để tìm kiếm hạnh phúc trong cõi mộng, chốn thần tiên. Chàng Chu

Sinh mục đích đến Hoa quốc là để thực hiện mối duyên với công chúa bướm theo lời hẹn ước của

cha mẹ. Do đó chàng đã lạc vào cõi mộng và những ngày đi lại với thần ấy chàng không ăn gì mà

vẫn có cảm giác no say. Và cuối cùng chàng đã từ bỏ tất cả bổng lộc của triều đình, chức tước, để

trở về hòa nhập với thế giới thần tiên trong cõi mộng. Nơi đó có ngôi vương chủ, có vợ đẹp và đứa

con ngoan đang đợi chàng. Dường như con người ở đây quá khát khao hạnh phúc trong cõi mộng



nên sẵn sàng đánh đổi mọi thứ, kể cả cuộc sống của họ nơi thế giới trần tục này. Muốn lấy vợ,

chàng trai trong Ngư gia chí dị đã đến với cõi lạ bằng thuật rút đường. Từ đó chàng đã cưới được

Ngọa Vân – một người có thân thế rất thần kì. Đó cũng là hình ảnh của anh học trò nghèo trong

Nhất thư thủ thần nữ cố gắng tu luyện để thành tiên. Và để làm được việc này chàng thư sinh phải:

“vào trong nhà, dạy học như cũ, giữ mình chay tịnh để đợi tin tức” [117, tr 179]. Điều này cũng cho

thấy khát khao được sống ở một thế giới lạ khác với thế giới trần tục. Do vậy dù tu tiên có khó khăn,

gian khổ, con người vẫn không ngại vượt qua: “Đến bến thì mây mù dày đặc. Dưới sông biết bao

loài thuồng luồng ba ba rắn rết, kỳ quái không hình dung nổi. Suối rộng đến mấy trượng, bơi

không nổi”[118,tr 36]. Con đường tu luyện thành tiên rất gian khó, nguy hiểm, đòi hỏi bản lĩnh cao

và Phạm Viên luôn kiên trì cố gắng. Có thể thấy hành trình đến với “cõi lạ” của các nhân vật có

những hình thức và mục đích khác nhau. Khát vọng của con người trần tục không chỉ là đạt đến

hạnh phúc trong cõi mộng, mà còn là được kết hôn với thần tiên. Đó là mối duyên giữa cô gái hiếu

thảo với vị thần tiên đội lốt dê trong Chuyện chồng dê. Trong Hoa quốc kì duyên cũng vậy, đấy là

mối tình giữa chàng nho sinh nghèo khó với công chúa Hoa quốc, và cuối cùng chàng đã từ bỏ công

danh ở chốn trần gian để sống với công chúa mãi mãi. Bên cạnh đó còn có thể kể mối tình của Từ

Thức với Giáng Hương. Từ Thức sau khi lạc vào cõi tiên đã kết duyên cùng tiên nữ. Mối tình này

cũng cho thấy một chân lý ở đời: không chỉ con người cần có tình yêu mà ngay cả thần tiên cũng

cảm thấy bất hạnh, khổ đau nếu họ không được sống trong tình yêu.

Thái độ đối với Đạo giáo còn được các tác giả thể hiện qua việc sắp đặt, an bài những cuộc gặp

gỡ, giao du với con người thông qua những giấc mộng kì lạ. Điều này thấy rõ ở Mộng kí, câu

chuyện kể về hai người con gái đến kêu oan với Lê Thánh Tông trong giấc mộng. Đồng thời đây

cũng là cách mà nhà vua gặp gỡ với vị tiên thổi địch. Thái độ tôn trọng Đạo giáo được thể hiện rõ ỡ

chỗ các nhân vật luôn tôn thờ và làm theo những gì mà các vị tiên đã dặn. Sự giúp đỡ của vị đạo

nhân trong Truyền kì mạn lục luôn được mọi người ngưỡng mộ, làm theo.

Từ chỗ xuất hiện của nhân vật Đạo sĩ cùng với những tư tưởng của Đạo giáo, chúng tôi đi đến

một nhận định: triết lý sống phóng khoáng cùng với cái nhìn thoát tục gần gũi với thiên nhiên của

Đạo giáo đã thực sự hấp dẫn các nhà văn. Điều này đã chứng tỏ rằng: những nhà Nho chân chính

cũng ưa chuộng Đạo giáo và thừa nhận những mặt tích cực của nó đối với con người.

2.1.3. Loại hình các nhân vật nhà sư:

Thời trung đại văn học được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với sử và triết, hình thành nên quan

niệm văn sử triết bất phân. Dù vậy văn học là một lĩnh vực ý thức về đời sống con người. Do đó sẽ

sai lầm nếu chúng ta quy con người trong văn học vào các ô có sẵn của triết học. Cho nên văn học

chịu ảnh hưởng sâu sắc của các phái triết học nhưng không đồng nhất với chúng. Con người theo



đạo Nho là con người của đạo đức, chính trị, nghĩa vụ. Còn Đạo Lão chỉ đề cao tính chất tự do, tự

tại của con người. Trong khi đó Phật giáo cho rằng: cuộc đời là bể khổ, con người trầm luân trong

bể khổ đó và dứt được cái khổ tức là giải thoát. Khác với việc miêu tả thần tiên, đạo sĩ, nhân vật nhà

sư thường được các nhà văn đặc tả ở những tật xấu, những hạn chế của họ. Trước khi đi sâu làm rõ

những tiêu cực của Phật giáo đã được các tác giả phê phán, chúng tôi xin trình bày một số quan

niệm của các tác giả về nhà Phật – những quan niệm này đã được thể hiện trong tác phẩm.

Theo quan niệm của nhà Phật thì con người có kiếp trước kiếp sau. Cho nên kiếp sau là kết quả

của kiếp này. Đó chính là hoàn cảnh của chàng dê trong Dương phu truyện. Lời thanh minh của

chàng trai đội lốt dê với người con gái đã thể hiện rất rõ quan niệm luân hồi của nhà Phật: “Ta

không phải ma quỷ, cũng chẳng phải yêu tinh, mà chỉ là một viên quan đánh xe cho Ngọc Hoàng,

không may trượt chân đánh vỡ viên ngọc “sa kim”. Ngọc Hoàng nổi giận đày xuống hạ giới mười

năm. Còn nhớ ta cùng nàng thường gặp nhau ở Hạnh Hoa Viên, vốn có duyên cũ, nên đội lốt dê

trắng theo về, việc gì mà sợ” [117,tr 98 – 99]. Và anh đồ nghèo trong Nhất thư thủ thần nữ : “vốn

kiếp trước đã từng làm chức thị thư cho chủ động Hoa Lư và rất được tin dùng” [117tr 77, 78].

Trong Chuyện gã trà đồng giáng sinh cũng tương tự,“Thiên Tích trươc vốn là một gã trà đồng của

đức thượng đế” [117,tr 43]. Từ cách nghĩ có kiếp trước kiếp sau nên nhân vật trong Nhớ ba kiếp đã

vô cùng đau khổ khi nhìn thấy kiếp sống trước kia của mình. Chính vì quan niệm có kiếp trước kiếp

sau nên kiếp này tích luỹ được nhiều phúc đức thì kiếp sau sẽ hạnh phúc, sung sướng, ngược lại nếu

kiếp trước gây ra quá nhiều nghiệp chướng thì chắc chắn phải chịu sự đọa đày, đau khổ ở kiếp này.

Đó chính là quan niệm báo ứng của nhà Phật. Quan niệm này đã quá quen thuộc đối với con người

Việt Nam với một triết lý sống bao đời nay cuả dân tộc: “nhân nào quả ấy”. Nguyễn Dữ cũng đã

luận bàn đến thuyết báo ứng của nhà Phật trong Truyền kì mạn lục. Dương Trạm đã khẳng định:

“trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu” hoặc vị đạo sĩ nhận xét: “Báo ứng dù chậm nhưng lớn

lao….Tuy rằng khó biết sâu xa, nhưng thực không sai tơ tóc” [23,tr 117]. Quan niệm này cũng được

nói đến ở nhân vật Lý tướng quân: “Nay tướng quân có dữ mà không có lành, khinh người mà trọng

của, mượn oai quyền để làm bạo ngược, buông tham dục để thỏa ngông cuồng, đã trái lòng trời, tất

bị trời phạt, còn cách nào mà trốn khỏi tai vạ” [23,tr 186]. Không những vậy triết lý sống này cũng

được phát biểu trực tiếp, rõ ràng: “Điều thiện ác tích lâu sẽ rõ, sự báo ứng không sai chút nào”

[23,tr 186]. Kiếp sống này của tướng quân làm quá nhiều điều ác nên sẽ bị trừng trị ở kiếp sau: “Lý

trông xem thấy trong đó có lò lửa, vạc sôi, bên cạnh có những người đầu quỷ ghê gớm, hoặc cầm

thừng chảo, hoặc cầm da cưa, mình thì đương bị gông xiềng, bò khúm núm ở bên vạc dầu, lấm lét

sợ hãi” [23,tr 186]. Hình ảnh cóc và ếch trong Thiềm thừ miêu duệ ký cũng là biểu hiện tiêu biểu

cho quan niệm báo ứng của nhà Phật. Nếu con cóc luôn chăm chỉ làm việc thiện mang lại lợi ích



cho mọi người nên ai cũng thương không nỡ giết, thì ếch lại hiện lên trong sự độc ác, hoang dâm,

bạo ngược nên “người ta ghét ếch lắm, rủ nhau đi bắt, đem về chặt đầu, lột da, dùng các vị cay nấu

thành món ngon” [117,tr16]. Chính vì ở ác nên ếch phải nhận lấy cái chết thảm hại cho mình. Bên

cạnh đó, cha ông ta cũng từng quan niệm ai mà lúc sống luôn làm điều tốt, có nhiều phúc đức thì khi

chết đi sẽ được trời đất ban thưởng xứng đáng, ngay cả việc có thể hồi sinh trở lại: “Nhà ngươi ngày

thường vốn có tiếng là người lương thiện. Thượng đế khen ngợi, ban cho một người con trai tốt và

cho sống lâu thêm hai kỷ nữa. Nên mau về đi mà cố gắng làm điều ân đức, đừng bảo là trên cõi

minh minh không biết gì đến” [23,tr 39]. Điều này cũng nhận được sự đồng tình của tác giả Thánh

Tông di thảo trong Hiếu đễ nhị thần truyện. Sau khi người anh chết đi: “Thượng Đế thương tình anh

trong đời sống thờ cha mẹ không phạm lỗi gì, mà tiền thân lại không có vị lộc, nên phong làm thần

ở Sơn Âm” [117,tr 93]. Không chỉ người anh mà người em cũng thế vì trong sổ Nam Tào đã ghi rõ

người em thờ cha cũng hiếu thuận giống như anh đã làm lúc sinh thời: “nuôi cháu như con, tình hữu

ái như do tấm lòng thành thực nên cũng được phong làm sơn thần Sơn Dương, ngàn thu khói

hương, muôn năm cúng tế” [117,tr 93]. Đây chính là những phần thưởng dành cho những con người

nhân nghĩa, chân chính, thật thà. Một trường hợp khác tương tự cũng được nói đến trong Trần nhân

cư thủy phủ. Sau khi người tôi trung ấy chết đi, “Thượng Đế thương là người trí và trung, cho phục

chức cũ. Đội ơn Ngọc Hoàng phê có một câu rằng: “Biết chân nhân ở Bạch Thủy, đáng khen Mã

Viện trí minh; liều tử chiến ở Thục Đô, lại giữ Nghiêm Nhan cao tiết” [117,tr 117]. Tuy nhiên cũng

cần nói thêm rằng, bản thân nhà văn có khi cũng không tin lắm vào thuyết báo ứng. Nguyễn Dữ cho

rằng: người “có hạnh mà nghèo” còn kẻ “bất nhân mà khá”, lũ “cúi đầu khom cật, dù hèn hạ cũng

cất nhắc lên; đứa hoạt thằng gian, nhờ đút lót mà được thoát khỏi”, hay đoạn “kẻ làm thiện thường

phải chết về đao binh, kẻ làm ác lại được chết trong nhà cửa. Đạo trời để đâu không biết” [23,tr

187].

Nổi bật hơn hết trong các tác phẩm là thái độ phê phán Phật giáo. Điều này có thể giải thích từ

hai nguyên nhân. Một là: bản thân các nhà văn này đều là những nhà Nho, họ nhìn nhà sư với con

mắt đầy thị phi. Hai là: phải chăng bản thân tôn giáo này cũng có thể đã xuất hiện những mầm mống

tiêu cực, do vậy nó trở thành điểm nóng để các nhà văn bàn luận trên trang giấy.

Như đã biết Phật giáo du nhập vào nước ta sớm hơn Lão và Nho. Khi vào Việt Nam, đạo Phật

cũng đã nhanh chóng nhận được những tình cảm của nhân dân. Có lẽ vì tôn chỉ của Phật giáo đặt ra

là: hướng con người đến với cái thiện và điều này đã bắt được mạch nước ngầm của truyền thống

dân tộc Việt Nam. Mặt khác nếu đạo Nho là đạo của những người trí thức – của tầng lớp quan lại và

nho sinh thì đạo Phật lại là đạo của đa số quần chúng nhân dân. Do vậy nó dễ dàng lan tỏa trong

cuộc sống người Việt. Tuy nhiên có một số tín đồ đã đi ngược lại với tiêu chí của nhà Phật để làm



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

×