1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Quản lý >

LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 165 trang )


Thanh trích trong “Những suy nghĩ từ văn học trung đại”, Viện văn học, Nxb Khoa học xã hội,

1999; “Về sách Thánh Tông di thảo” của Trần Bá Chi, đăng trên Tạp chí Hán Nôm số 5, 2006 và

“Nghiên cứu văn bản và đánh giá thể loại truyền kì viết bằng chữ Hán Việt Nam thời trung đại”,

Phạm Văn Thắm, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học nhân văn, Hà Nội, 1996: các tác giả đều thừa nhận

Thánh Tông di thảo là một tập truyện kí bao gồm tác phẩm của nhiều tác giả, được sáng tác rải rác

có thể là từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX. Đồng thời các nhà nghiên cứu này cũng cho rằng trong tập

truyện này cũng có những truyện của Lê Thánh Tông nhưng đã được thêm bớt, chỉnh sửa ít nhiều.

- Trong “Thánh Tông di thảo”, trích trong “Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, nguồn tư liệu văn học

sử học Việt Nam” (Thư tịch chí Việt Nam), Trần Văn Giáp, Nxb Văn hóa, 1984: tác giả đã dựa vào

một số địa danh như Hà Nội, Đoài Hồ,......, hoặc sự kiện lịch sử hư cấu như nạn lụt Quý Tỵ... hay

thuật ngữ Phó bảng, Cử nhân và cách dùng từ “hoàn cầu”, chỉ xuất hiện từ đời Nguyễn để đi đến kết

luận rằng văn bản này được viết vào khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

-Trong “Lược đồ quan hệ tiểu thuyết Hán Nôm Việt Nam và tiểu thuyết cổ các nước trong khu

vực”, Trần Nghĩa, trích Tạp chí Hán Nôm số 2, 1998: tác giả đã nhận định rằng Thánh Tông di thảo

ra đời là do mô phỏng Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.

- Các tác giả của “Tổng tập Văn học Việt Nam” (tập 4), Nxb Khoa học Xã hội, 2000, đã đưa ra

các giải thích về một số từ ngữ nghi vấn trong Thánh Tông di thảo. Đó là “có một số địa danh hay

danh hiệu quan chức thì hiện nay người ta đoán định hơi vội vã…. “hà nội” là danh từ chung,

không phải là danh từ riêng, còn “Giáo thụ” là Giáo chức Quốc Tử giám thường phụ giảng giúp

“Tu nghiệp”, chứ không phải “Giáo thụ” là một giáo chức đứng đầu đời Nguyễn” (Tr 557). Tuy

vậy các tác giả này vẫn chưa đi đến những kết luận về ai là chủ nhân của Thánh Tông di thảo.

- “Lời giới thiệu về thể loại kí” của Nguyễn Đăng Na, trích trong “Văn xuôi tự sự Việt Nam thời

trung đại”, tập 2, Nxb giáo dục, 1999: tác giả đã dựa vào bản dịch của Thánh Tông di thảo, xuất bản

năm 1963 và cho rằng nhan đề của sách chứng tỏ sách do người đời sau sưu tập.

Trên đây là một số bài nghiên cứu xoay quanh vấn đề văn bản và tác giả của Thánh Tông di

thảo. Ngoài ra còn một số bài nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Về phương diện

này có thể kể đến một số công trình sau:

- “Yếu tố hư ảo trong Thánh Tông di thảo” của Lê Nhật Ký, trích trong “Hoàng đế Lê Thánh

Tông: nhà chính trị tài năng, nhà văn hóa lỗi lạc”, Nguyễn Huệ Chi, Nxb Khoa học xã hội, 1998:

tác giả đã khẳng định yếu tố kì ảo có một vai trò quan trọng và khẳng định yếu tố kì ảo trong Thánh

Tông di thảo được sử dụng một cách linh hoạt và đem đến cho tác phẩm những giá trị nhất định.

- “Thánh Tông di thảo – bước đột khởi trong tiến trình phát triển của thể loại truyện ngắn Việt

Nam trung cổ” của Vũ Thanh, trích trong “Hoàng đế Lê Thánh Tông: nhà chính trị tài năng, nhà



văn hóa lỗi lạc”, Nguyễn Huệ Chi, Nxb Khoa học xã hội, 1998: tác giả đã khẳng định vị trí của

Thánh Tông di thảo trong toàn bộ sự phát triển của truyện ngắn trung đại Việt Nam: “Thánh Tông di

thảo là một bước tiến mới trong xu hướng ngày càng mở rộng khả năng sáng tạo nghệ thuật, từng

bước tiến tới thoát khỏi ảnh hưởng thụ động của lối ghi chép đơn thuần những đền tích gia phả

trong các đền, chùa (kiểu Việt điện u linh, Thiền uyển tập anh) và những sáng tác dân gian có sẵn

(kiểu Lĩnh Nam chích quái) và là sự bắt đầu của lối tư duy kiểu mới của người sáng tác thật sự

mang bản sắc của nghệ thuật sáng tạo”[15,tr. 422]

- “Những bài kí trong Thánh Tông di thảo” của Phạm Ngọc Lan, trích trong “Hoàng đế Lê

Thánh Tông: nhà chính trị tài năng, nhà văn hóa lỗi lạc”, Nguyễn Huệ Chi, Nxb Khoa học xã hội,

1998: trong bài nghiên cứu này, tác giả đã đi đến nhận định về sáu bài ký: “Với tính chất có cốt

truyện, thể văn bay bướm của bút ký, cảm hứng trữ tình và giọng điệu tự sự hào hoa, các bài ký đã

đem đến cho người đọc một chất thơ đặc biệt khó quên”.[15,tr. 447]

2. Truyền kì mạn lục:

Khác với Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục chủ yếu là những băn khoăn xuất phát từ cách

gọi đúng tên tác giả, về thời gian sống và sáng tác của Nguyễn Dữ, sách hoàn thành vào năm nào?

Đó là những băn khoăn đã được giải đáp ở một số công trình. Có thể kể đến là:

- Trong các bài viết “Nguyễn Dữ hay Nguyễn Tự ?” Nguyễn Nam, Tạp chí Hán Nôm số 2 –

2002; “Vấn đề tên tác giả Truyền kì mạn lục”, Nguyễn Quang Hồng, Tạp chí Hán Nôm, số 1 –

2002; “Truyền kì mạn lục dưới góc độ so sánh” của Nguyễn Đăng Na, Tạp chí Hán Nôm số 6 –

2005 và “Bàn thêm cách gọi tên tác giả và tác phẩm Truyền kì mạn lục” của Phạm Luận, Tạp chí

Nghiên cứu văn học số 3 – 2006; “Bàn thêm tên tác giả - tác phẩm Truyền kì mạn lục” của Lại Văn

Hùng, Tạp chí Văn học số 10 – 2002; “Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác

Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Phạm Hùng, Tạp chí Văn học số 1 – 2006: các tác giả đã đi đến

những nhận xét về tên tác giả: Nguyễn Dữ hay Nguyễn Tự, Nguyễn Dư. Theo các tác giả thì cho

rằng đọc “Dữ” hay “Dư” chính là do xem chữ Hán với việc thông qua việc chỉ chú ý vào bộ phận

biểu âm mà trên thực tế từ này đọc theo ba dấu: dữ, dự, dư. Đồng thời các tác giả cũng gọi tên tác

giả theo nhiều cách khác nhau là Nguyễn Tự, hoặc Nguyễn Dư hoặc Nguyễn Dữ. Bên cạnh đó một

số công trình này cũng cho rằng: Nguyễn Dữ sinh vào khoảnh thế kỉ XV và mất vào khoảng thập kỉ

thứ tư của thế kỉ XVI. Nhà văn này có thể lớn hơn Nguyễn Bỉnh Khiêm vài tuổi nhưng không vì vậy

mà cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm là người phủ chính Truyền kì mạn lục cho Nguyễn Dữ.

-Về số lượng tác phẩm của Truyền kì mạn lục, trong “Truyền kì mạn lục có 20 hay 22 truyện”

của Nguyễn Đăng Na in trên Tạp chí Hán Nôm số 2/1988 thì ông khẳng định Truyền kì mạn lục chỉ



có 20 truyện chứ không phải là 21 hay 22 truyện như Viện nghiên cứu Hán Nôm và Viện sử học đã

ghi chép.

Ngoài ra khi bàn về Truyền kì mạn lục, các nhà nghiên cứu cũng tranh luận về vấn đề nội dung

và nghệ thuật của Truyền kì mạn lục. Đó là các công trình:

- “Lịch sử văn học Việt Nam” tập II, Bùi Văn Nguyên, Tủ sách Đại học sư phạm, NXB Giáo

dục, 1971 nhận xét chung về nội dung và nghệ thuật của Truyền kì mạn lục như sau: “Truyền kì mạn

lục là một tập văn hay, cái hay ở đây không riêng về nội dung phong phú, chi tiết sinh động, nhưng

cái hay ở đây còn ở nghệ thuật xây dựng nhân vật, phân tích tâm lý, phô diễn ngôn ngữ”. [ 90,

tr.131]

- “Truyền kì mạn lục và những thành tựu của văn xuôi Việt Nam”, Đinh Gia Khánh, trích trong

Tuyển tập tập II, Nxb Giáo dục, 2007: tác giả cũng khẳng định rằng “Truyền kì mạn lục gồm những

truyện ngắn, và với giá trị của một thiên cổ kì thư, tác phẩm đã trở thành mẫu mực cho truyện ngắn

thời xưa”. [49, tr. 504]

- “Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ”, Nguyễn Phạm

Hùng, Tạp chí Văn học số 2/1987: “Hai mươi truyện của Truyền kì mạn lục không phải được phản

ánh một cách nhất quán và đồng bộ. Chúng có những mâu thuẫn và phức tạp nhiều khi khó mà lý

giải được một cách rành rẽ, thậm chí có thể ở một truyện cụ thể. Chắc chắn chúng không thể được

sáng tác cùng một lúc, mà trong một thời gian kéo dài, trong khi đó bản thân tư tưởng, thế giới

quan của Nguyễn Dữ cũng biểu hiện sự vận động đầy phức tạp và không loại trừ khả năng có

những mâu thuẫn nhất định. Nhưng về cơ bản có thể nói các mâu thuẫn, xung đột của nhiều thuyện

được triển khai khá thống nhất, tần số lặp lại các mô thức nghệ thuật trong mối thể hiện các xung

đột ở một loạt các tác phẩm viết về người phụ nữ, người trí thức hay các lực lượng thống trị đã làm

cơ sở đáng tin cậy cho việc xác định khuynh hướng sáng tác của nó”.[45, tr.15]

Bên cạnh đó, một trong những vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm bàn luận khi nói về

Truyền kì mạn lục, đó là mối quan hệ giữa Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ với Tiễn đăng tân

thoại của Cù Hựu – một tác giả Trung Quốc đời nhà Minh. Đó là những bài:

-Trong các bài viết “Những vấn đề khác nhau liên quan đến Truyền kì mạn lục”, Kawamoto

Kurive, Ngân Xuyên dịch từ bản thảo tiếng Pháp, Tạp chí Văn học số 6/1996; “Nghiên cứu so sánh

một tiểu thuyết truyền kì trong Kim ngao tân thoại, Truyền kì mạn lục và Tiễn đăng tân thoại” của

Toàn Huệ Khanh, Tạp chí Văn học số 2/2005; “Thử so sánh Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu với

Kim ngao tân thoại của Kim Thời Tập, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ và Ca tỳ tử của Asai Rey”

Boisriftin do Phạm Tú Châu dịch, Tạp chí Văn học số 12/2006; “Tiễn đăng tân thoại và Truyền kì

mạn lục” của K.I.Golugina, đăng trên Tạp chí Hán Nôm số 3/ 2004; “Ca tỳ tử (Otogiboko) và Vũ



nguyệt vật ngữ (Ugetsumonogatan) với Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Thị Oanh, trên Tạp chí Hán

Nôm số 4/1995; “Quá trình truyền nhập và lưu hành Tiễn đăng tân thoại ở Việt Nam” của Nguyễn

Nam, Tạp chí Văn học số 5/2001; “Lược đồ quan hệ tiểu thuyết Hán Nôm Việt Nam và tiểu thuyết

cổ các nước trong khu vực” của Trần Nghĩa, Tạp chí Hán Nôm số 2/1998; “Đề tài tình yêu trong

Kim ngao tân thoại của Hàn Quốc (So sánh với Truyền kì mạn lục của Việt Nam)” của KimSeona,

Tạp chí Văn học số 10/1995 và “Vế mối quan hệ giữa Tiễn đăng tân thoại và Truyền kì mạn lục”,

Phạm Tú Châu, Tạp chí Văn học số 3/1987; “So sánh chuyện tình giữa người và hồn ma trong Tiễn

đăng tân thoại và Truyền kì mạn lục” của Đinh Thị Khang, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 4 năm

2007: các tác giả đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa “Tiễn đăng tân thoại” và “Truyền kì mạn lục”, đó

là “Truyền kì mạn lục” đã chịu ảnh hưởng của “Tiễn đăng tân thoại”. Hầu hết các nhà nghiên cứu

này đều cho rằng: Nguyễn Dữ phần nào đã dựa vào Tiễn đăng tân thoại để viết Truyền kì mạn lục.

Tuy nhiên Truyền kì mạn lục cũng có những nét sáng tạo riêng, gần gũi với con người Việt Nam và

“rất Nguyễn Dữ”

Mặt khác khi đề cập đến Truyền kì mạn lục một số nhà nghiên cứu đã tiến hành khai thác theo

hướng đi vào tìm hiểu một truyện cụ thể, tiêu biểu nhất. Đó là những bài:

- “Một số vấn đề cần lưu ý khi đọc – hiểu văn bản Chuyện người con gái Nam Xương” của

Nguyễn Đăng Na, Văn học và tuổi trẻ, số tháng 10 – 2005.

- “Chuyện chức Phán sự ở đền Tản Viên của Nguyễn Dữ” của Lê Trí Viễn, trích trong những

bài giảng văn ở Đại học, NXb Giáo dục, 1982.

- “Góp thêm vài suy nghĩ vế mối quan hệ giữa Chuyện cây gạo và Truyện chiếc đèn mẫu đơn”,

Đinh Phan Cẩm Vân, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 6/2005.

- “Cái bóng và những khoảng trống trong văn chương”, Nguyễn Nam, Tạp chí Nghiên cứu văn

học, số 4/2004.

- “Đời sống của nhân vật truyền kì ngoài tác phẩm và trong lòng tín ngưỡng dân gian Việt

Nam”, Nguyễn Ngọc Hiệp, Tạp chí Văn học số 5/2005.

3. Lan Trì kiến văn lục:

Nhìn chung về Lan Trì kiến văn lục thì những công trình nghiên cứu về tác phẩm này vẫn còn ít.

Dưới đây chúng tôi xin được đưa ra hai công trình nghiên cứu chủ yếu.

- “Vũ Trinh và Lan Trì kiến văn lục trong dòng truyện truyền kì Việt Nam”, Trần Thị Băng

Thanh, trích trong “Những suy nghĩ từ văn học trung đại”, NXb Khoa học Xã hội Hà Nội, 1999 và

“Vũ Trinh và Kiến văn lục”, Nguyễn Cẩm Thúy, Tạp chí Văn học, số 3/1983: hai tác giả này chủ

yếu đi sâu phân tích và nhận định về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Từ đó đi đến

khẳng định đây là một trong những tác phẩm truyền kì tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam.



Bên cạnh đó Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục và Lan Trì kiến văn lục còn được đề cập

đến trong một số công trình nghiên cứu dưới dạng nhân bàn về những vấn đề khác lớn hơn. Tuy vậy

trong những công trình này thì Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục và Lan Trì kiến văn lục vẫn

được khảo sát trên phương diện nội dung và nghệ thuật, nhằm góp thêm một cái nhìn đầy đủ, khái

quát về những vấn đề tổng quát. Vì thế đó là những cái nhìn còn sơ lược về các tác phẩm. Dưới đây

là một số công trình:

- “Các loại truyện từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII” trích trong “Lịch sử văn học Việt Nam sơ giản”,

Văn Tân, Nguyễn Hồng Phong, Nxb Khoa học Xã hội, 1963.

- “Văn tự sự, truyện kí thế kỉ XV” trích trong “Văn học Việt Nam: thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ

XVIII”, Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương, Nxb Giáo dục, 1997.

- Thơ văn Lê Thánh Tông, Nxb Khoa học Xã hội, 1986.

- “Nghiên cứu văn bản và đánh giá thể loại truyền kì viết bằng chữ Hán ở Việt Nam thời trung

đại”, Phạm Văn Thắm, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Ngữ văn, Hà Nội, 1996.

- “Mấy vấn đề thi pháp học trung đại Việt Nam”, Trần Đình Sử, Nxb Giáo dục, 1999.

- Lời giới thiệu trong “Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại”, Nguyễn Đăng Na, Nxb Giáo

dục,1999.

- “Những biến đổi của yếu tố kì và thực trong truyện ngắn truyền kỳ Việt Nam”, Vũ Thanh, Tạp

chí văn học số 6/1994.

- “Cái kì trong tiểu thuyết truyền kì”, Đinh Phan Cẩm Vân, Tạp chí Văn học số 10/2000.

- “Quan niệm về Thần và việc văn bản hóa truyền thuyết trong truyện văn xuôi trung đại”, Trần

Thị An, Tạp chí văn học, số 3/2003.

- “Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam danh mục và phân loại”, Trần Nghĩa, Tạp chí Hán Nôm, số

3/1997.

- “Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, nội dung và nghệ thuật”, Trần Nghĩa, Tạp chí Hán Nôm số

4/1997.

- “Ảnh hưởng của Đạo giáo đối với tiểu thuyết chữ Hán ở Việt Nam”, Trần Nghĩa, Tạp chí Hán

Nôm, số 4/1999.

- “Từ điển văn học Việt Nam”, Lại Nguyên Ân, Bùi Trọng Cường, Nxb Giáo dục, 1995.

- “Từ điển văn học” (bộ mới), Đỗ Đức Hiểu chủ biên, Nxb Thế giới, 2003.

- “Tìm hiểu truyện Hoa quốc kì duyên” Nguyễn Nam, Tạp chí văn học số 2/1996.

- “Thể loại truyện kì ảo Việt Nam thời trung đại – quá trình nảy sinh và phát triển đến đỉnh

điểm”, Vũ Thanh trích trong “Văn học Việt Nam – thế kỉ X đến XIX, những vấn đề lí luận và lịch

sử”, Trần Ngọc Vương (chủ biên), NXB Giáo dục, 2007.



- “Thi pháp truyện ngắn trung đại Việt Nam”, Trần Nho Thìn, chuyên luận trích trong “Truyện

ngắn Việt Nam – lịch sử - thi pháp – chân dung”, của Phan Cự Đệ, NXB Giáo dục, 2007.

Nhìn chung hầu hết các tác giả đã nghiên cứu về niên đại, tên tuổi của các tác giả. Đồng thời các

nhà nghiên cứu cũng đi đến những kết luận xoay quanh nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm.

Trong khi đó về nghệ thuật xây dựng nhân vật các nhà nghiên cứu cũng chưa có một bài viết nghiên

cứu đầy đủ, chuyên sâu. Chính vì vậy bài nghiên cứu đi vào nghiên cứu loại hình các nhân vật trong

các tác phẩm của các tác giả trên.

IV. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Truyện truyền kì trung đại Việt Nam được xem như là một bước tiến vượt bậc từ khi Thánh

Tông di thảo ra đời, rồi thể loại này được xem là phát triển đến đỉnh điểm khi có sự xuất hiện của

Truyền kì mạn lục. Giai đoạn sau bên cạnh Truyện kì tân phả, Tân truyền kì lục, thì có thể nói sự ra

đời của Lan Trì kiến văn lục cũng mang lại cho thể loại truyện kì những điểm nổi bật. Đó là bởi

khác với Truyền kì tân phả, Tân truyền kì lục, Lan Trì kiến văn lục đã có cách viết ít nhiều khác các

tác giả đi trước và do đó đã đóng góp thêm những nét mới cho thể loại. Và người viết xin mượn lời

nhận định của tác giả Trần Thị Băng Thanh về Lan Trì kiến văn lục để làm lý do chọn tác phẩm này:

“Đấy là đóng góp đáng ghi nhận của Vũ Trinh cho lịch sử thể loại truyền kì nói riêng và thành tựu

của văn học trung đại nói chung” [10, tr.239]. Vì vậy với đề tài này người viết xác định xin phạm

vi nghiên cứu là ở ba tập truyện: Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục, Lan Trì kiến văn lục.

3.1. Thánh Tông di thảo:

Mặc dù vấn đề niên đại và tác giả của tác phẩm hiện còn nhiều ý kiến khác nhau song vì mục

đích của đề tài nên người viết quyết định tìm hiểu Thánh Tông di thảo gồm 19 truyện và 02 phụ

chép. Do đó người viết tiến hành tìm hiểu tập truyện này dựa trên văn bản sau:

“Thánh Tông di thảo” do Nguyễn Bích Ngô dịch vả chú thích, Phạm Văn Thắm giới thiệu (183

trang), NXB Văn học, Hà Nội 2001, gồm 19 truyện và 02 phụ chép:

Truyện yêu nữ Châu Mai



Lời phân xử cho anh điếc và anh mù



Truyện dòng dõi con thiềm thừ



Ngọc nữ về tay chân chủ



Truyện hai Phật cãi nhau



Truyện hai thần hiếu đễ



Truyện người hành khất giàu



Truyện chồng dê



Truyện hai nữ thần



Người trần ở Thủy Phủ.



Phả ký sơn quân



Gặp tiên ở hồ Lãng Bạc.



Bức thư con muỗi



Truyện một giấc mộng



Duyên lạ ở Hoa Quốc



Phụ chép 2.



Phụ chép 1.



Truyện tinh chuột



Trận cười ở núi Vũ Môn



Một dòng chữ lấy được gái thần



Truyện lạ nhà thuyền chài

3.2. Truyền kì mạn lục: Người viết tiến hành tìm hiểu truyện ở văn bản:

“Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ” , bản dịch của Trúc Khê, Ngô Văn Triện, (231 trang) NXb

Văn nghệ Hội nghiên cứu giảng dạy văn học tp. Hồ Chí Minh – 1988, gồm 20 truyện:

Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang.



Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi Thiên Tào.



Câu chuyện ở đền ở Hạng Vương



Chuyện yêu quái ở Xương Giang.



Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu.



Câu chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na.



Chuyện cây gạo.



Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Trào.



Chuyện gã Trà Đồng giáng sinh



Chuyện nàng Túy Tiêu.



Chuyện kì ngộ ở Trại Tây.



Chuyện người con gái Nam Xương.



Chuyện đối tụng ở Long Cung.



Chuyện Lý Tướng quân.



Chuyện nghiệp oan của Đào Thị.



Chuyện Lệ Nương.



Chuyện chức Phán sự ở đền Tản Viên.



Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa.



Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên.



Chuyện tướng dạ xoa.



3.3.Lan Trì kiến văn lục: Người viết xin tìm hiểu và khảo sát từ văn bản:

“Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh” (152trang), Hoàng Văn Lâu dịch, NXB Thuận Hóa

trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, gồm 45 truyện.

Dốc Đầu Sấm.



Người con gái trinh liệt ở Cổ Trâu



Thần Cửa Cờn.



Người đàn bà trinh tiết ở Thạch

Thán.



Đứa con của rắn.



Đánh ma



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

×