1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Tài chính - Ngân hàng >

Theo đó, vấn đề xuyên suốt trong các Chiến lược và Kế hoạch phát triển KTXH là hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) sâu rộng và hiệu quả để phát triển nhanh, bền vững nhằm mục tiêu chiến lược đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.45 KB, 26 trang )


Nghiệp vụ ngân hàng thương mại



Sv: Phạm Tuấn Nghĩa



hạ tầng, nguồn nhân lực, cũng như đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế.

Đồng thời, Việt Nam sẽ phải thực hiện đầy đủ hơn các cam kết

HNKTQT trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), khu

vực và song phương. Một số các cam kết HNKTQT mới quan trọng như

Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu, Hiệp định đối tác

xuyên Thái Bình Dương cũng sẽ được đàm phán, ký kết và đi vào thực

thi, với phạm vi rộng hơn và mức độ cam kết mở cửa cao hơn.



3. Tình hình chung của hoạt động ngân hàng

Cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới kéo dài từ 2007 và đến nay đã để lại

hậu quả nặng nề ở nhiều nước châu Âu, Mỹ có nguyên nhân chính là sự yếu kém của

hệ thống ngân hàng thương mại. Trong đó Việt Nam cũng không nằm ngoài sự ảnh

hưởng. Hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) của Việt Nam đã phát triển rất mạnh

kể từ đầu thập niên 90 thế kỷ XX đến nay và đã có những đóng góp rất lớn vào sự

phát triển của đất nước với tổng tài sản gấp hơn 2 lần so với GDP, trong đó, tổng vốn

tín dụng cho nền kinh tế đã tăng rất nhanh và lên đến 125% GDP vào cuối năm 2010.

Hệ thống các TCTD nói chung, hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) nói

riêng đã đẩy mạnh hoạt động huy động vốn với tổng tiền gửi lên tới trên 100% GDP

và trở thành nguồn cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, cả cung ứng vốn ngắn hạn,

cũng như vốn trung và dài hạn, cả vốn bằng đồng Việt Nam (VND) cũng như vốn

bằng ngoại tệ. Một số NHTM và tổ chức tín dụng lớn đã vươn lên thành tập đoàn tài

chính với quy mô vốn điều lệ tương đương hàng trăm triệu USD, hoạt động đầu tư

trong nhiều lĩnh vực như chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm, vàng và ngoại tệ, cho

thuê tài chính,… thông qua hệ thống hàng trăm chi nhánh, sử dụng hàng vạn lao động,

thành lập nhiều công ty con,… đạt lợi nhuận mỗi năm tới hàng nghìn tỷ VND, kể cả

khi nền kinh tế gặp khó khăn như những năm 2009 hay năm 2011.

Tuy nhiên, chính sự “bùng nổ” hoạt động cả về quy mô và mức độ đa dạng của hệ

thống ngân hàng trong thời gian ngắn vừa qua đã tiềm ẩn những rủi ro và nguy cơ lớn

tác động trực tiếp đến sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng thương mại.

Đó là nguyên nhân quan trọng nhất buộc Việt Nam phải cơ cấu lại hệ thống ngân

hàng nói riêng, cơ cấu lại hệ thống tài chính nói chung nhằm ngăn chặn rủi ro hệ

thống trước khi sự đổ vỡ của một tổ chức tài chính có thể kéo theo sự đổ vỡ của cả hệ

thống như bài học từ các cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính quốc tế đã chỉ ra.

Hoạt động ngân hàng tự nó đã chứa đựng rất nhiều rủi ro và khi những rủi ro đó tích

tụ, trở nên quá lớn do tác động của các yếu tố bên ngoài như bất ổn kinh tế vĩ mô,

khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản lao

dốc hay do các yếu tố bên trong như quản trị rủi ro bất cập, quy trình tín dụng không

hoàn chỉnh, đầu tư mạo hiểm, trình độ năng lực và đạo đức của đội ngũ không đáp

ứng yêu cầu… thì ngân hàng sẽ không thể tránh khỏi đổ vỡ nếu không được cơ cấu

lại, cả cơ cấu lại từng ngân hàng cũng như cơ cấu lại cả hệ thống ngân hàng. Cho đến

nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đối mặt với những rủi ro ngày một gia tăng,

nổi bật là: - Rủi ro tín dụng: - Rủi ro thanh khoản: - Rủi ro lãi suất và tỷ giá hối đoái:

Chính những thực tế khó khăn này đòi hỏi ngân hàng cần phải có những chiến lược

phát triển hợp lý để có thể tồn tại và phát triển trong thời kì khó khăn hiện nay. Và

Internet đang là hướng đi mà nhiều ngân hàng lự chon để vượt qua thời kì khó khăn

10



Nghiệp vụ ngân hàng thương mại



Sv: Phạm Tuấn Nghĩa



hiện nay bởi tốc độ phát triển, tiện ích nhanh chóng, phổ biến rộng rãi và đặc biệt tiết

kiệm chi phí của dịc vụ Internet hứa hẹn sẽ đem lại những thành công nhất định cho

hệ thống ngân hàng.

II. Thực trạng phát triển Internet Banking ở Việt Nam

Khi mà Internet đã xuất hiện hầu như ở mọi cơ quan, công sở thì các dịch vụ ngân

hàng qua online trở nên một xu hướng phát triển tất yếu, nhiều tiềm năng tại Việt

Nam.

Từ năm 2000, nhiều ngân hàng trong nước đưa vào sử dụng các dịch vụ e-banking

hiện đại như phone-banking (dịch vụ ngân hàng qua điện thoại), home-banking

(dịch vụ ngân hàng tại nhà), internet banking (dịch vụ ngân hàng qua mạng máy

tính toàn cầu). Nhưng đây chỉ được xem là bước tập dượt để phát triển mô hình cao

hơn nữa là online banking (ngân hàng trực tuyến).

Do phải phụ thuộc vào công nghệ nên lúc này các ngân hàng trong nước mới chỉ

áp dụng phổ biến dịch vụ phone-banking hoặc home-banking. Bằng hình thức

này, phần lớn các yêu cầu được đáp ứng là thông báo những thông tin cơ bản

như lãi suất, tỷ giá ngoại tệ hàng ngày, các sản phẩm ngân hàng, biểu phí…Đây là

những thông tin mà bất kỳ một trang web nào của ngân hàng cũng có thể cung cấp

được. Song nó cũng có tiện tích cao hơn là khách hàng được cấp mật khẩu để có thể

truy cập thông tin về biến động tài khoản của mình… Tuy vậy, thời điểm này số

lượng khách hàng sử dụng Internet Banking còn rất hạn chế do mức độ phổ biến chưa

cao, tiện ích còn dơn giản và niềm tin vào mức độ an toàn của khách hàng là không

cao.

Trong những năm gần đây, thị trường thanh toán điện tử đã trải qua một sự tăng tốc

nhanh chóng. Năm 2010 chỉ có 1% số người sử dụng dịch vụ ngân hàng biết và dùng

đến tiện ích internet banking tại Việt Nam. Đến năm 2012, trong quý 3, theo nghiên

cứu của IDG- BIU (Business Intelligence Unit), số lượng người sử dụng dịch vụ

Internet Banking tăng 35% so với năm 2010, 40 ngân hàng cho rằng họ có các dịchvụ

Internet Banking và số lượng các ngân hàng tuyên bố cung cấp dịch vụ Mobile

Banking cũng tăng lên đến 18 ngân hàng. Tuy nhiên, con số thực tế được giới hạn đối

với một số 3 hoặc 4 ngân hàng đã phát triển toàn diện dịch vụ Mobile Banking.

So với 10 năm trước, dịch vụ ngân hàng điện tử ngày càng phát triển, có nhiều tiến

bộ đáng kể. Do hội nhập ngày càng sâu rộng, nên Việt Nam có cơ hội tiếp cận công

nghệ ngân hàng tiên tiến, sự hiểu biết của người dân về dịch vụ ngân hàng ngày càng

tăng, xu hướng các ngân hàng hướng tới dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Hiện dịch vụ ngân

hàng bán lẻ chiếm tỷ lệ 15%-20% tổng dịch vụ thanh tóan, tương lai phấn đấu tăng tỷ

lệ lên 40%-50%. Để thúc đẩy sự phát triển dịch vụ ngân hàng trực tuyến ngày càng

hiệu quả, các ngân hàng thương mại cần chú ý hạn chế sự cố ATM, vì số lượng người

tiếp cận ATM ngày càng tăng. Các ngân hàng thương mại phải lựa chọn khách hàng,

phân khúc thị trường, có lộ trình mở rộng và phát triển phù hợp, chắc chắn, hiệu quả;

không vội vàng phát triển nhanh mà không có chất lượng và tiện ích đi kèm. Cơ sở hạ

tầng thông tin của các ngân hàng hiện khá tốt do tiếp cận và thay đổi nhanh công

11



Nghiệp vụ ngân hàng thương mại



Sv: Phạm Tuấn Nghĩa



nghệ, nhưng sự liên kết giữa các ngân hàng còn hạn chế; Cần tạo thêm tiện ích sản

phẩm và hạn chế tính khó khăn, phức tạp khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử.

Theo Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA), số lượng người dùng

Internet tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng rất nhanh đưa Việt Nam trở thành một

trong 20 nước có số người dùng mạng nhiều nhất thế giới. Vài năm gần đây, có thể

thấy các ngân hàng thương mại năng động tại VN đã nhập cuộc phát triển các dịch vụ

Internet banking.

Internet banking chính là kênh phân phối hiệu quả các sản phẩm dịch vụ của ngân

hàng, mang ngân hàng đến nhà, văn phòng, trường học, đến bất kỳ nơi đâu và bất cứ

lúc nào.

Thuận tiện mọi lúc mọi nơi nhưng cách thức đăng ký sử dụng đơn giản: chỉ cần có

tài khoản (tiền gửi thanh toán, tiết kiệm, tiền vay, ….) và điền vào phiếu đăng ký sử

dụng dịch vụ - cũng là yếu tố khiến lượng người sử dụng Internet banking ngày càng

tăng. Tiện ích của dịch vụ này từ đó cũng ngày càng được nâng cao và hiện đại hơn

để đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Nếu như trước đây, người dùng Internet banking chỉ thực hiện các giao dịch đơn

giản như: kiểm tra tài khoản (tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, chứng chỉ tiền

gửi, tài khoản thẻ…), tra cứu lịch sử các giao dịch đã thực hiện… thì ngày nay họ còn

có thể thanh toán với hạn mức lớn qua Internet banking mà không còn phải đến ngân

hàng.

Một khách hàng đang sử dụng dịch vụ Internet Banking cho biết: “Các dịch vụ

online của ngân hàng giúp tôi đỡ mất thời gian và quản lý tài khoản dễ dàng hơn

nhiều, dù đang ở sân bay hay ở đâu cũng vẫn tra cứu thông tin được. Ngoài ra cũng

rất tiện lợi nếu tôi muốn tham khảo về lãi suất, chương trình khuyến mãi và đặc biệt là

tra cứu nhanh tỷ giá ngoại tệ, biểu phí dịch vụ, mạng lưới ATM, phòng giao dịch của

ngân hàng…”

Với đặc điểm là dễ sử dụng và tiết kiệm thời gian cho cuộc sống bận rộn, lượng

khách hàng tiềm năng sử dụng Internet banking đang ngày càng tăng và là đích ngắm

của nhiều ngân hàng thương mại. Hiện đại hóa dịch vụ ngân hàng, đi trước và ứng

dụng nhiều công nghệ mới, cung ứng những dịch vụ trực tuyến mà tiêu biểu là

Internet banking chính là chìa khóa thành công cho các ngân hàng thương mại Việt

Nam trong tương lai.

PHẦN II:

GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG QUA

INTERNET

VCB-IB@NKING CỦA NGÂN HÀNG VIETCOMBANK

A. SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

VIETCOMBANK

I. Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Vietcombank

12



Nghiệp vụ ngân hàng thương mại



Sv: Phạm Tuấn Nghĩa



Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại

thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ

chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân

hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ

phần hoá, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là

một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ

phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009,

cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao

dịch Chứng khoán TPHCM.

II. Cơ cấu cổ đông Vietcombank

Biểu đồ cơ cấu cổ đông ngân hàng Vietcombank:



Hiện tại, cổ đông lớn nhất của VCB là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (đại diện

phần vốn Nhà nước tại VCB), nắm giữ 77,11% vốn điều lệ. Cổ đông chiến lược

Mizuho Corporate Bank. Ltd nắm giữ 15% vốn điều lệ. Các cổ đông khác (bao gồm

tổ chức và cá nhân

III. Sơ lược về quá trình phát triển của Vietcombank

Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan

trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một

ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng

thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn

cầu.

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay

đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng

đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các

hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…

cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái

sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…

Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có lợi thế rõ nét trong

việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển

các sản phẩm, dịch vụ điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Các dịch vụ: VCB

Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, VCB Cyber Bill Payment,…đã, đang

và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn,

hiệu quả, dần tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt (qua ngân hàng) cho

khách hàng.

13



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

×