1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Báo cáo khoa học >

TRONG THƠ NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.58 KB, 25 trang )


Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

triền miên, tổn thất xương máu nặng nề. Năm 1527 Mạc Đăng Dung, con người

nổi tiếng “vũ dũng khôn ngoan”, trong cảnh tranh chấp hổn loạn hạ sát lẫn nhau

giữa các phe phái đối lập đã thao túng được binh quyền phế truất vua Lê, lên ngôi

trị vì đất nước thay thế triều Lê tha hóa, đổ nát như một tất yếu lịch sử. Với

những cố gắng nhất định, nhà Mạc đã tạo được sự ổn định, phát triển cho đất

nước Đại Việt trong thời gian đầu nắm quyền. Nhưng sau đó cũng lâm vào tình

trạng suy thoái, các cuộc nội chiến “nồi da nấu thịt” lại tiếp diễn. Tập đoàn phong

kiến Lê - Trinh ráo riết phản công nhà Mạc, quyết lập vương triều. Kết cục là vào

thế kỷ XVI (1592), vương triều Mạc bị đánh bật khỏi kinh thành Thăng Long,

thiết chế Lê -Trịnh được thành lập. Họ Trịnh với công lao phò Lê trở lại ngôi báu

nhưng cũng tỏ ra chuyên quyền đẩy vua Lê vào tình trạng hư danh mà không có

thực quyền.

Sự tranh chấp trong nội bộ tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn trước khi

cuộc chiến Nam - Bắc Triều kết thúc đã khiến Nguyễn Hoàng (con Nguyễn Kim,

người khởi nghiệp giúp Lê) vào trấn thủ (thực chất là xây dựng cơ sở cát cứ) ở

Thuận Quảng (1558). Khi lực lượng đủ mạnh, con cháu Nguyễn Hoàng bắt đầu

bộc lộ thái độ đối kháng với Lê - Trịnh. Từ năm 1627 đến năm 1672, liên tục diễn

ra những cuộc đụng độ, tranh chấp quyết liệt giữa các tập đoàn phong kiến Lê Trịnh và Nguyễn. Cuộc chiến giằng co khó phân thắng bại, đã chia cắt nước Đại

Việt làm hai nữa, Đàng Trong và Đàng Ngoài. Tình trạng cát cứ phân tranh kéo

dài, bạo lực triền miên làm cho đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.

Tuy vậy về mặt kinh tế, văn hóa…vẫn duy trì được sự mở mang đổi mới.

Công cuộc khai khẩn đất đai, xây dựng xóm làng đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp

vẫn diễn ra mạnh mẻ. Song với sự phát triển kinh tế nông nghiệp (trồng trọt và

chăn nuôi), sản xuất thủ công nghiệp với nghề làm gốm, dệt ( vải, lụa, gấm vóc,

chiếu …) khắc chạm, thuộc da, làm giấy v.v… đã có bước phát triển mới, phục

vụ cho nhu cầu ngày càng phong phú của con người. Về lĩnh vực thương nghiệp

cũng được khai thông mở mang. Từ thế kỷ XVI, ngoài quan hệ buôn bán với các

SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507



Trang

7



Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

nước trong khu vực (Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…), thường xuyên lui tới

buôn bán với Đại Việt còn có các thương nhân các nước phương Tây (Bồ Đào

Nha, Hà Lan, Pháp…). Sự phát triển của kinh tế thương nghiệp tác động sâu sắc

đến đời sống xã hội, làm thay đổi lối sống, suy nghỉ, tư duy của con người. Lĩnh

vực kinh tế thương nghiệp, tức kinh tế hàng hóa sẽ tấn công và phủ định nền kinh

tế tự cung tự cấp của chế đội phong kiến, dẫn đến sự suy thoái của chế độ này.

Về phương diện tư tưởng, Nho giáo vẫn khẳng định vị trí hàng đầu trong đời

sống xã hội. Hệ tư tưởng này là phương tiện đắc dụng nhất phục vụ sự thiết lập và

bảo vệ trật tự phong kiến, chỉ đạo tình cảm, đạo đức, tư duy và hoạt động của con

người. Gắn liền với địa vị to lớn của Nho giáo, là sự phát triển của nền giáo dục

theo Nho giáo. Việc học hành thi cử vẫn được duy trì, mở rộng trong điều kiện

chính trị mất ổn định. Các kỳ thi Hương, thi Hội vẫn được nhà Mạc, nhà Lê đều

đặn tổ chức. Nhà nước phong kiến vốn chú ý trọng dụng tầng lớp trí thức Nho

học trong xây dựng và bảo vệ chế độ. Tuy nhiên sự bất ổn về chính trị có thể nói

là hơn hai thế kỷ đã tác động sâu sắc đến đời sống tinh thần, tư tưởng và hành vi

của con người. Giáo dục Nho học đứng trước thử thách lớn của thời đại, dù được

mở rộng nhưng chất lượng giảm sút, tiêu cực trong học hành thi cử xuất hiện.

Tầng lớp trí thức Nho học phân hóa ( kẻ tham chính, người ẩn dật trốn đời hoặc

đơn thuần hành nghề dạy học, bốc thuốc…) Cuộc sống đất nước nhiễu nhương,

nội chiến liên miên gây nhiều đau thương cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến

cuộc đời nhà nho Nguyễn Bỉnh Khiêm.

2. Cuộc đời, sự nghiệp văn chương và tư tưởng chính trị của Nguyễn

Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585), tự là Hạnh Phủ, hiệu Bạch Vân cư sĩ,

người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tĩnh Hải Dương (nay là xã Lý Học, huyện

Vĩnh Bảo, Hải Phòng). Sinh trưởng trong một gia trí thức Nho học. Cha là

Nguyễn Văn Định có văn tài, học hạnh, mẹ là Nhữ Thị Thục, con Thượng Thư

Nhữ Văn Lan, bà thông tuệ, giỏi văn chương, am tường lý số. Nguyễn Bỉnh

Khiêm sớm nổi tiếng thông minh, hiếu học, học giỏi. Ông từng được thụ giáo

SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507



Trang

8



Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bảng nhãn danh tiếng đương thời là Lương Đắc Bằng người Thanh Hóa. Nhưng

lớn lên vào thời buổi nhiễu nhương, ông “ẩn chí đợi thời”, không chịu ra thi. Mãi

đến năm 45 tuổi (1535), ông mới chịu ứng thí, đậu trạng nguyên rồi nhanh chóng

xuất chính, làm quan phụng sự nhà Mạc. Ban đầu hoạn lộ thông suốt, trải thăng

từ Thị lang, Lại bộ thượng thư, Thái phó Trình truyền hầu ; nhưng chỉ độ tám

năm sau tham dự triều chính, ông đã tận mắt chứng kiến cảnh gian thần lũng

đoạn, tình hình ngày càng rối loạn. Việc ông dâng sớ đề nghị chém 18 tên lộng

thần (Phả ký Vũ Khâm Lân thế kỷ XVIII) xảy ra như một điều tất yếu (và như

một huyền thoại) đối với một con người chân chính, cương trực như ông. Mong

muốn chấn chỉnh cục diện nhà Mạc không thành, ông thác cớ xin về trí sĩ, nhưng

uy vọng và nhiệt tình với nước khiến ông không dứt hẳn việc phò Mạc.

Nguyên do đặc biệt khác nữa, Mạc triều biết đến là một triều đại trọng dụng

nhân tài, có ý thức tranh thủ sự ủng hộ của giới sĩ phu nhằm tạo sự ổn định cho

đất nước. Đó là điều khiến Nguyễn Bỉnh Khiêm đứng về triều đại này với hy

vọng lớn lao sẽ thực hiện được lý tưởng “Trí quân trạch dân” tha thiết của mình.

Việc Nguyễn Bỉnh Khiêm cho đến năm 70 tuổi vẫn đeo đẳng công cuộc phò Mạc

chống Lê với vai trò là một cố vấn là điều dể hiểu. Dù thế quảng thời gian trí sĩ,

dạy học, sống cuộc sống hòa nhập với muôn dân đối với Hạnh Phủ vẫn là phần

đời có sức nặng và ý nghĩa. Bên bờ sông Tuyết Hàn, cư sĩ dựng am Bạch Vân,

mở trường dạy học, lập quán, mở chợ, xây cầu làm những việc hữu ích, thỏa

nguyện. Học trò của ông có nhiều người nổi tiếng như Giáp Hải, Phùng Khắc

Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Dữ,…trong số họ người theo Mạc, Người

phò Lê, người như thầy nuôi chí ẩn dật… Uyên thâm trên nhiều lĩnh vực tri thức

thời đại, người đương thời gọi ông là Trạng Trình, học trò tôn vinh ông là Tuyết

Giang phu tử. Các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Nguyễn… đều tôn kính ông, sai

người tham bác ý kiến ông mỗi khi có việc hệ trọng. Các truyền thuyết về ông

liên quan đến vận mệnh các phe phái lúc bấy giờ là xuất phát từ uy tín, đức độ

hiếm có của chính ông.

Sự gắn bó với thời cuộc là ngọn nguồn cho sự nghiệp văn thơ sáng giá của

Hạnh Phủ. Tác phẩm chính của ông còn lại đến nay có : Bạch Vân quốc ngữ thi

SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507



Trang

9



Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

(Thơ Nôm còn lại độ 170 bài), Bạch Vân am thi tập (Thơ chữ Hán còn lại độ 600

bài) cùng một số bài văn chữ Hán như Trung Tân quán bi ký, Thạch khánh ký.

Ngoài ra, một vài tập sấm ký Nôm như Trình quốc công sấm ký, Trình tiên sinh

quốc ngữ tương truyền là của ông nhưng điều này đến nay vẫn chưa được xác

định chắc chắn. Nghiên cứu thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm chủ yếu vẫn là trên cơ

sở những bài thơ còn lại của hai thi tập trên.

CHƯƠNG II

CÁC KHÍA CẠNH CỦA QUAN NIỆM NHÂN SINH

TRONG THƠ NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Để đi vào vấn đề chúng ta cần hiểu : Nhân sinh quan là gì?

Nhân : Người

Sinh : Sự sống

Quan : Quan niệm

Nhân sinh quan : Quan niệm về sự sống con người.

Vậy “Nhân sinh quan” là sự xem sét, suy nghĩ về sự sống của con người,

hoặc nói văn vẻ hơn, “Nhân sinh quan” là quan niệm của chúng ta về những định

luật diễn hóa trong đời sống nhân loại và sự sống của con người.

1. Cái nhìn hiện thực

Chiến tranh xảy ra liên miên, tàn khốc, nhân dân li tán, đói khổ, chết chóc.

Xót xa trước thảm họa chiến tranh. Trước thế kỷ XVI có nhiều giặc giả biến

loạn. Thời Lê trung suy (1505-1527), trong triều thì rối ren lục đục, các quyền

thần tự ý phế lập, mưu phản đem quân đánh lẩn nhau; bên ngoài các cuộc nổi dậy

của nhân dân dấy lên khắp nơi. Sau khi họ Mạc cướp ngôi, đất nước được tạm

thời yên ổn dưới thời Mạc Đăng Doanh. Từ đời Phúc Hải, cảnh bất hòa tranh

chấp giữa các quyền thần tái diễn và nhất là nhà Lê lại bắt đầu trung hưng, tạo

nên cục diện Nam, Bắc triều. Cuộc nội chiến tương tranh giữa hai họ Mạc và Lê

kéo dài đến cuối thế kỷ mới chấm dứt. Trong cảnh binh đao khói lửa dai dẳng

liên tục ấy, tất nhiên là dân chúng vô cùng khốn đốn. Sống gần trọn thế kỷ XVI,

SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507



Trang

10



Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm là chứng nhân của một xã hội đầy máu lửa. Ông đã hơn một

lần bày tỏ sự chán ghét chiến tranh :

Giặc giả lan tràn, khổ chữa thôi.

(Tự thuật, bài 3)

Gặp mãi làm chi cảnh loạn này.

(Tùng tây chinh, bài 2)

Chiến tranh đã gây ra biết bao tai họa thảm khốc cho lương dân vô tội. Nhà bị

giặc phá làm củi, trâu cày bị giặc giết làm thịt, của cải bị cướp đoạt, vợ con bị

hiếp dụ. Người dân lâm vào vòng lầm than gai góc, kêu van thảm thiết cũng

chẳng được giặc xót thương, bằng những nét hiện thực Nguyễn Bỉnh Khiêm đã

mô tả cái cảnh sinh dân đồ thán đến cùng cực ấy :

Làm củi nhà ở tan

Làm thịt trâu cày bắt.

Cướp đoạt của người ta,

Hiếp dụ vợ kẻ khác.

Bùn than thấy vây quanh,

Gai góc sinh không dứt.

Chịu tiều tụy quá chừng,

Kêu van cũng chẳng được.

(Thương loạn)

Vì giặc giả ly loạn mà dân chúng phải từ bỏ ruộng vườn thôn xôn xóm, lưu

lạc tha phương. Họ thiết tha mong mỏi chiến tranh chấm dứt để quay về quê cũ.

Cảm thông nỗi cơ cực của người dân lưu ly thất sở và sự gian hiểm của quân sĩ

vào sinh ra tử, tác giả đã nhiều lần nói lên khát vọng hòa bình :

Bao giờ lại thấy đời Nghiêu Thuấn,

Như cũ nơi nơi được thái hòa.

(Ngụ hứng, bài 2)

Bao giờ lại gặp đời Nghiêu Thuấn,

SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507



Trang

11



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

×