1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Báo cáo khoa học >

Cách lý giải những vấn đề cuộc sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.58 KB, 25 trang )


Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

nhân cũng như thi nhân đều coi nhân sinh là ảo mộng, phù du, tuy cách diễn đạt

của mỗi người có khác nhau. Trang Tử thấy cuộc đời ngắn ngủi như bóng câu

chạy qua khe cửa sổ. Hoài Nam vương cho rằng sống là gửi, chết là về. Với Lý

Bạch cuộc đời là một giấc mộng lớn, trời đất chẳng khác gì cái quán trọ và thời

gian là khách qua đường… Cũng vậy Nguyễn Bỉnh Khiêm nhận thấy nhân sinh

chỉ là giả huyễn, tạm bợ :

Xưa qua nay lại, sinh là ký.

(Mộ xuân cảm tác)

Và phú quý công danh khác nào chiêm bao:

Phú quý công danh là mộng cả,

Xưa nay cảnh đẹp chóng trôi qua.

(Bạch Vân am ngụ hứng)

Ông cho rằng sự được mất ở đời đều do thiên mệnh. Không những ngắn ngủi

chóng qua, cuộc đời còn là một chuỗi được mất, cùng thông nối tiếp :

Đường đời đừng lạ có cùng thông.

(Ngụ hứng, bài 5)

Được mất cùng thông nối tiếp nhau.

(Ngẫu thành, bài 5)

Những sự được mất cùng thông ấy đều do mệnh trời :

Cùng thông được mất đều do số.

(Tân quán ngụ hứng, bài 36)

Nhân sinh chỉ là ảo mộng đường đời lại lắm cùng thông, vậy thì thân phận

con người, dù nghèo hèn hay giàu sang, cũng đều bi đát như nhau. Người nghèo

khổ phải chịu bao nỗi đắng cay thì thở than một kiếp sống cũng đã là quá nhiều,

trong khi kẻ giàu sang lại thấy cuộc đời quá ngắn, không đủ để tận hưởng lạc thú.

Không ai bằng lòng cuộc sống của mình :

Nghèo khó một thân than đã lắm;

Giàu sang ngàn thuở sợ mau qua!

SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507



Trang

15



Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

(Độc Phật kinh hữu cảm)

Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng như những bậc chân nhân khác, nhận định thực

chất của cuộc đời không phải bi quan yếm thế, thở ngắn than dài hoặc buông lung

trong dục vọng, mà để bình thản chấp nhận sự biến chuyển vô thường theo quy

luật tự nhiên, không tham luyến và bám víu vào những gì có tính cách nhất thời

và mộng huyễn, đồng thời biết tìm ra một thái độ sống thích hợp với ý nghĩa đích

thực của cuộc đời.

Triết lý Vô sự, tư tưởng bất tranh, thái độ dĩ hòa vi quí.

Thản nhiên trước sự sống chết được mất cùng thông. Nhận thức cuộc đời là

ảo mộng vô thường, kiếp người ngắn ngủi phù du, sự được mất cùng thông ở thế

gian đều do số mệnh và theo lẻ tuần hoàn mà xoay vần không phải để đi đến thái

độ bi quan yếm thế hay vội vả tận hưởng khoái lạc như phần đông người đời. Là

một triết nhân, một chân nhân, Nguyễn Bỉnh Khiêm nhận định lẽ thật của nhân

sinh để không bám víu vào cái không thể bám víu được, không lấy cái tương đối

làm cái tuyệt đối và để biết điềm tỉnh thản nhiên trước những đổi thay của cuộc

đời. Ông coi sự sống chết được mất là một quy luật của tự nhiên không thể tránh

được, nên không lấy làm lạ về những điều bất như ý :

Cùng thông số mệnh xoay vần,

Việc đời trái ý chẳng cần ngạc nhiên.

(Giang lâu thu nhật hiểu vọng)

Ông cũng coi thường mọi sự hơn thua ở đời :

Chán việc hơn thua đầy trước mắt,

Làm tiên nhàn nhả ở trên đời.

(Tự thuật, bài 1)

Phân biệt được sự giả chân, hiểu rõ lẻ tiêu trưởng biến dịch, Nguyễn Bỉnh

Khiêm nhìn sự vật bao giờ cũng thấy có hai mặt mâu thuẫn: sống chết, có không,

được mất, cùng thông, hơn thua, đầy vơi, tươi khô, nở tàn, thịnh suy… Sự chuyển

hóa các mặt mâu thuẫn ấy là quy luật, là vòng tuần hoàn, là số mệnh, con người

SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507



Trang

16



Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

không thể thay đổi được. Mùa thu và mùa đông ắt phải héo úa tàn tạ, nhưng khi

mùa xuân đến, sẽ lại đâm chồi nảy lộc :

Thu đông tàn sát đà qua hết,

Lại đến dương xuân cảnh thái hòa.

(Tức sự )

Đã biết vậy thì không việc gì phải bận tâm lo lắng, trái lại nên phóng nhiệm

tự nhiên, bình thản buông thuyền câu cá nơi khoảng núi lạnh để đắm mình vào

thiên nhiên. Vì thế cái nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một thái độ triết lý :

Tiêu trưởng theo thời đà nhỏ lẻ,

Cùng thông có số há lo âu.

Giả chân bậc ấy nào ai hiểu?

Núi lạnh buông thuyền lặng thả câu.

(Tân quán ngụ hứng, bài 15)

Quan niệm sống nhàn và tình yêu cuộc sống.

“Nhàn” là cách xử thế quen thuộc của nhà nho trước thực tại, lánh đời thoát

tục, tìm vui trong thiên nhiên cây cỏ, giữ mình trong sạch. Hành trình hưởng nhàn

của Nguyễn Bỉnh Khiêm nằm trong qui luật ấy, tìm về với nhân dân, đối lập với

bọn người tầm thường bằng cách nói ngụ ý vừa ngông ngạo, vừa thâm thúy.

Cuộc sống nhàn tản hiện lên với bao điều thú vị :

Một mai, một cuốc, một cần câu,

Thơ thẩn dù ai vui thú nào.

(Thơ Nôm)

Ngay trước mắt người đọc sẽ hiện lên một Nguyễn Bỉnh Khiêm thật dân dã

trong cái bận rộn giống như một lão nông thực thụ. Nhưng đó là cả một cách

chọn lựa thú hưởng nhàn cao quí của nhà nho tìm về cuộc sống “ngư, tiều, canh,

mục” như một cách đối lập dứt khoát với các loại vui thú khác, nhằm khẳng định

ý nghĩa thanh cao tuyệt đối từ cuộc sống đậm chất dân quê này! Dáng vẻ thơ thẩn

được phác hoạ trong câu thơ thật độc đáo, mang lại vẻ ung dung bình thản của

SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507



Trang

17



Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

nhà thơ trong cuộc sống nhàn tản thật sự. Thực ra, sự hiện diện của mai, cuốc,

cần câu chỉ là một cách tô điểm cho cái thơ thẩn khác đời của nhà thơ mà thôi.

Những vật dụng lao động quen thuộc của người bình dân trở thành hiện thân của

cuộc sống không vướng bận lo toan tục lụy. Đằng sau những liệt kê của nhà thơ,

ta nhận ra những suy nghĩ của ông không tách rời quan điểm thân dân của một

con người chọn cuộc đời ẩn sĩ làm lẽ sống của riêng mình. Trạng Trình đã nhìn

thấy từ cuộc sống của nhân dân chứa đựng những vẻ đẹp cao cả, một triết lí nhân

sinh vững bền. Đó cũng là cơ sở giúp nhà thơ khẳng định một thái độ sống khác

người đầy bản lĩnh :

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn người đến chốn lao xao.

(Thơ Nôm)

Hai câu thực là một cách phân biệt rõ ràng giữa nhà thơ với những ai, những

vui thú nào về ranh giới nhận thức cũng như chỗ đứng giữa cuộc đời. Phép đối

cực chuẩn đã tạo thành hai đối cực : một bên là nhà thơ xưng Ta một cách ngạo

nghễ, một bên là Người ; một bên là dại của Ta, một bên là khôn của Người ; một

nơi vắng vẻ với một chốn lao xao. Đằng sau những đối cực ấy là những ngụ ý tạo

thành phản đề khẳng định cho thái độ sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bản thân

nhà thơ nhiều lần đã định nghĩa dại - khôn bằng cách nói ngược này. Bởi vì người

đời lấy lẽ dại - khôn để tính toán, tranh giành thiệt hơn, cho nên thực chất dại khôn là thói thực dụng ích kỷ làm tầm thường con người, cuốn con người vào dục

vọng thấp hèn. Mượn cách nói ấy, nhà thơ chứng tỏ được một chỗ đứng cao hơn

và đối lập với bọn người mờ mắt vì bụi phù hoa giữa chốn lao xao. Nguyễn Bỉnh

Khiêm cũng chủ động trong việc tìm nơi vắng vẻ, không vướng bụi trần. Nhưng

không giống lối nói ngược của Khuất Nguyên thuở xưa “ Người đời tỉnh cả, một

mình ta say” đầy u uất, Trạng Trình đã cười cợt vào thói đời bằng cái nhếch môi

lặng lẽ mà sâu cay, phê phán vào cả một xã hội chạy theo danh lợi, bằng tư thế



SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507



Trang

18



Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

của một bậc chính nhân quân tử không bận tâm những trò khôn - dại. Cũng vì thế,

nhà thơ mới cảm nhận được tất cả vẻ đẹp của cuộc sống nhàn tản :

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

(Thơ Nôm)

Khác hẳn với lối hưởng thụ vật chất đắm mình trong bả vinh hoa, Nguyễn

Bỉnh Khiêm đã thụ hưởng những ưu đãi của một thiên nhiên hào phóng bằng một

tấm lòng hoà hợp với tự nhiên. Tận hưởng lộc từ thiên nhiên bốn mùa Xuân - Hạ

-Thu - Đông, nhà thơ cũng được hấp thụ tinh khí đất trời để gột rửa bao lo toan

vướng bận riêng tư. Cuộc sống ấy mang dấu ấn lánh đời thoát tục, tiêu biểu cho

quan niệm “ độc thiện kỳ thân” của các nhà nho. Đồng thời có nét gần gũi với

triết lí “ vô vi ” của đạo Lão, “ thoát tục ” của đạo Phật. Nhưng gạt sang một bên

những triết lí siêu hình, ta nhận ra con người nghệ sĩ đích thực của Nguyễn Bỉnh

Khiêm, hoà hợp với tự nhiên một cách sang trọng bằng tất cả cái hồn nhiên trong

sạch của lòng mình. Không những thế, những hình ảnh măng trúc, giá, hồ sen còn

mang ý nghĩa biểu tượng gắn kết với phẩm chất thanh cao của người quân tử,

sống không hổ thẹn với lòng mình. Hoà hợp với thiên nhiên là một Tuyết Giang

phu tử đang sống đúng với thiên lương của mình. Quan niệm về chữ Nhàn của

nhà thơ được phát triển trọn vẹn bằng sự khẳng định :

Rượu đến cội cây ta sẽ uống,

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

(Thơ Nôm)

Mượn điển tích một cách rất tự nhiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói lên thái độ

sống dứt khoát đoạn tuyệt với công danh phú quý. Quan niệm ấy vốn dĩ gắn với

đạo Lão - Trang, có phần yếm thế tiêu cực, nhưng đặt trong thời đại nhà thơ đang

sống lại bộc lộ ý nghĩa tích cực.

Quan niệm về công danh, tinh thần “dĩ bất biến ứng vạn biến”



SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507



Trang

19



Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đối với bậc chân nho như Nguyễn Bỉnh Khiêm, làm quan là để hành đạo chứ

không phải là phương tiện để mưu cầu tước lộc, thế nên gặp khi đạo khó thực

hành, và công danh đã đến hồi bất trắc, ông nhận thấy ở lại với cảnh giàu sang

chẳng khác gì bước trên nguy hiểm. Bởi vậy tốt hơn là lui về ẩn dật để hưởng thú

thanh nhàn với tuổi già :

Giàu sang chẳng ở, hiểm nguy thôi,

Tuổi cả quay về sống thảnh thơi.

(Ngụ hứng, bài 12)

Ông xem phú quý chẳng qua là ảo mộng, cuộc sống ưu du phóng khoáng,

như đám mây trắng tự do lơ lửng bay, không chút buộc ràng câu thúc, còn hơn cả

tước hầu vạn mộ :

Kìa con thuyền thả, lưng vành nguyệt,

Nọ đám mây trôi, vạn hộ hầu.

(Ngẩu thành, bài 5)

Ông khinh bỉ bọn hám danh lợi, coi giàu sang là cái không đáng để tâm tới,

giàu sang cũng rất nguy hiểm, nhưng được giàu sang thì ông cũng không phải

muốn cự tuyệt. Có điều là ông có không mừng, mất không tiếc. Làm quan chức

tước cao thì chỉ càng thêm lo lắng cho người hết lòng vì nước, nhưng được về

nghỉ hưu nơi quê nhà thì cũng rất thú vị, có khi còn thú vị hơn. Toàn bộ tư tưởng

ấy có thể thấy trong thơ ông rất nhiều :

Đầu bạc vẫn chưa đền nợ nước,

Lưng vàng há phải thích quan cao.

(Trung tân ngụ hứng, bài 15)

Để chống lại lối sống danh lợi ích kỷ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cao tư tưởng

an phận, ông khuyên người ta nên yên với mệnh trời :

Được thua phú quý dầu thiên mệnh,

Chen lấn làm chi cho nhọc nhằn.

(Thơ Nôm, bài 87)

SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507



Trang

20



Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

Ông rất mừng khi được thoát khỏi vòng danh lợi :

Thoát chân khỏi chốn giàu sang,

Tuổi già mong được chữ nhàn thong dong.

Hương lan gom tứ thơ hồng,

Tiếng chim gọi khách ngoài song ngọt ngào.

(Ngụ hứng, bài 6)

Chính vì quan niệm như vậy mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tùy thời xuất xử tùy

ngộ nhi an. Vận nước có khi thịnh khi suy, việc đời có lúc cùng lúc thông, người

quân tử phải biết thuận theo lẽ tự nhiên mà hành động, tùy thời mà ra giúp nước

hay rút lui, cậy tài ỉ sức mong cưởng lại cái tự nhiên thì chỉ nhọc xác tổn hơi một

cách vô ích :

Vạn dặm chim bằng sớm vượt mây,

Lúc cùng tạm xếp cánh thu vây.

(Tự thuật, bài 1)

Cuộc sống của những kẻ chạy theo công danh phú quý vốn dĩ ông căm ghét

và lên án trong rất nhiều bài thơ về nhân tình thế thái của mình :

Ở thế mới hay người bạc ác,

Giàu thì tìm đến, khó thì lui.

(Thói đời)

Phú quý đi với chức quyền đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ là cuộc sống của

bọn người bạc ác thủ đoạn, giẫm đạp lên nhau mà sống. Bọn chúng là bầy chuột

lớn gây hại nhân dân mà ông vô cùng căm ghét và lên án trong bài thơ Tăng thử

(Ghét chuột) của mình. Bởi thế, có thể hiểu thái độ nhìn xem phú quý tựa chiêm

bao cũng là cách nhà thơ chọn lựa con đường sống gần gũi, chia sẻ với nhân dân.

Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao của người bình dân đáng quý, đáng trọng vì

đem lại sự thanh thản cũng như giữ cho nhân cách không bị hoen ố vẩn đục trong

xã hội chạy theo thế lực kim tiền. Cội nguồn triết lí của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn

liền với quan niệm sống lành vững tốt đẹp của nhân dân.



SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507



Trang

21



Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

Triết lý nhân sinh này khả dỉ giải thích sự ra làm quan và về ở ẩn của ông. Do

quan niệm tùy thời xuất xử, tùy ngộ nhi an mà vào thời Lê trung suy, ông ở ẩn

dạy học không chịu ra dự thi hai khoa Quý vị (1523) và Bính tuất (1526). Lúc

Mạc Đăng Doanh lên ngôi, trong nước tạm có cảnh thanh bình ông nghỉ rằng đó

là cơ hội có thể dùng sở học thực hiện những điều tốt đẹp, nên đã ra làm quan ;

đến khi dâng sớ hạch tội 18 tên lộng thần không có hiệu quả ông thác bệnh về ở

ẩn, không tham quyền cố vị. Như thế đủ thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm ra làm quan là

muốn giúp cho tự nhiên phát triển, mà rút lui cũng là để cho tự nhiên tự do biến

chuyển theo lẻ “cùng tắc biến, biến tắc thông”.

3. Những ý nghĩa tích cực và tiêu cực trong quan niệm nhân sinh của

Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tích cực : Không phò tá vua theo kiểu trung thần mà biết phân biệt đúng sai,

chọn vua để phò và về ở ẩn. Mở trường dạy học, đào tạo người tài ra giúp nước.

Lên án vua quan tham ô, gây chiến tranh. Mong ước xây dựng một chế độ vua

theo thuyết chính danh của Nho giáo. Lối sống nhàn tản của ông có mục đích

giáo dục thiên hạ, thơ văn của ông là những bài khuyên răn đời theo chí hướng

của ông. Ông muốn đem đạo thánh hiền mà phổ cập trong nhân dân, làm cho con

người trở nên tốt. Phan Huy Chú từng nói “Thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm rất tự

nhiên, buông miệng là ra lời không cần gọt dũa, giản dị mà đủ ý, đạm mà có vị,

đều có quan hệ về dạy đời… Xem qua đại lược như là trăng sáng ban đêm, gió

mát ban ngày nghìn đời sau còn tưởng thấy được”. Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm

quyết liệt khi cần phê phán, sắc sảo khi cần chứng minh, hào hùng khi cần ca

ngợi. Nhưng bao giờ thì ông cũng biểu lộ thái độ an nhiên kết hợp với nỗi chân

tình, với niềm thương yêu con người. Ông làm thơ để nói chí mình, chí giúp

nước, giúp dân của ông không thực hiện được, nhưng tấm lòng son ưu thời mẫn

thế của ông thì không bao giờ phai nhạt. Tình đời trong thơ ông vì thế mà rất

thắm thiết. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm giàu chất liệu hiện thực, mang tính triết lý

sâu xa của thời cuộc. Ông phê phán gay gắt bọn tham quan ô lại hút máu, hút mủ

của dân. Thơ ông còn truyền đạt cho đời một đạo lý đối nhân xử thế, đạo vua tôi,

cha con và quan hệ bầu bạn, hàng xóm láng giềng. Đọc thơ ông là thấy cả một

SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507



Trang

22



Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

tấm lòng lo cho nước, thương đời, thương dân, và một tâm hồn suốt đời da diết

với đạo lý : “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc” (lo trước

cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ). Vì thế khi về ở ẩn, ông vẫn mở

trường dạy học, mong đào tạo cho đời những tài năng “kinh bang tế thế”. Học trò

của ông cũng có người trở thành danh tướng, Trạng nguyên như: Phùng Khắc

Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Quyền...

Tiêu cực : ông bị ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo nên tin vào mệnh trời, làm

mọi thứ đều đỗ lỗi cho “trời”, còn bảo thủ, ra sức mạt sát thương nghiệp. Nguyễn

Bỉnh khiêm đã thấy được bản chất xấu xa, tính chất tha hóa của sức mạnh đồng

tiền, tuy nhiên ông chưa thấy được yếu tố tích cực và xây dựng xã hội mới của

đồng tiền. Cái đạo đức tha hóa tuy đã có triển vọng, nhưng chưa đến mức tạo nên

một giai cấp tư sản quan trọng và đưa vào ý thức hệ của nhân dân những quan

niệm mới về quy luật phát triển của xã hội dựa vào tiền bạc và hàng hóa. Ngày

nay tình thế đã đổi mới, tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm do đó có những chỗ

không thích hợp với xã hội Việt Nam hiện tại. Thái độ “nhàn” của ông chỉ có tác

dụng vào một thời đại nhất định mà thôi.



KẾT LUẬN

Như vậy là qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về xã hội cho đến cuộc đời,

sự nghiệp và đặc biệt đáng để tâm là những quan niệm về triết lý nhân sinh trong

thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông đã nói lên những lẽ sống trong cuộc đời,

những mối quan hệ nhân sinh mà còn ảnh hưởng và có giá trị cho hậu thế ngày

nay và mãi mãi sau này. Và chúng ta càng trân trọng ông hơn, khi ông về ở ẩn

nhưng ông không ngoảnh đi, mà ngược lại ông chăm chú nhìn vào đời, sẳn sàng

làm những gì đời cần đến. Chỉ miễn là không phải lao vào vòng danh lợi làm

hoen ố tấm lòng trung trinh của một nhà nho chí sĩ. Ông là một con người trung

chính, thanh khiết, không chịu bó buộc luồn cúi trước một xã hội luôn xâu xé lẫn

nhau làm cho cuộc sống con người bị đảo lộn. Trái lại ông hướng đến những tình

cảm cao đẹp, là tìm cách cải tạo con người, giúp họ gạt bỏ những thói xấu, tăng

thêm những phẩm chất tốt đẹp, sống đúng với chức phận của mình, giữ vững kỷ

cương, đạo lý trong quan hệ ứng xử giữa con người với con người. Khuyên răn

con người đừng nên tham lam, ham sắc, ham cờ bạc, cậy giàu sang mà kiêu ngạo,

SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507



Trang

23



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

×