1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Báo cáo khoa học >

Những ý nghĩa tích cực và tiêu cực trong quan niệm nhân sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.58 KB, 25 trang )


Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

tấm lòng lo cho nước, thương đời, thương dân, và một tâm hồn suốt đời da diết

với đạo lý : “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc” (lo trước

cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ). Vì thế khi về ở ẩn, ông vẫn mở

trường dạy học, mong đào tạo cho đời những tài năng “kinh bang tế thế”. Học trò

của ông cũng có người trở thành danh tướng, Trạng nguyên như: Phùng Khắc

Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Quyền...

Tiêu cực : ông bị ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo nên tin vào mệnh trời, làm

mọi thứ đều đỗ lỗi cho “trời”, còn bảo thủ, ra sức mạt sát thương nghiệp. Nguyễn

Bỉnh khiêm đã thấy được bản chất xấu xa, tính chất tha hóa của sức mạnh đồng

tiền, tuy nhiên ông chưa thấy được yếu tố tích cực và xây dựng xã hội mới của

đồng tiền. Cái đạo đức tha hóa tuy đã có triển vọng, nhưng chưa đến mức tạo nên

một giai cấp tư sản quan trọng và đưa vào ý thức hệ của nhân dân những quan

niệm mới về quy luật phát triển của xã hội dựa vào tiền bạc và hàng hóa. Ngày

nay tình thế đã đổi mới, tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm do đó có những chỗ

không thích hợp với xã hội Việt Nam hiện tại. Thái độ “nhàn” của ông chỉ có tác

dụng vào một thời đại nhất định mà thôi.



KẾT LUẬN

Như vậy là qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về xã hội cho đến cuộc đời,

sự nghiệp và đặc biệt đáng để tâm là những quan niệm về triết lý nhân sinh trong

thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông đã nói lên những lẽ sống trong cuộc đời,

những mối quan hệ nhân sinh mà còn ảnh hưởng và có giá trị cho hậu thế ngày

nay và mãi mãi sau này. Và chúng ta càng trân trọng ông hơn, khi ông về ở ẩn

nhưng ông không ngoảnh đi, mà ngược lại ông chăm chú nhìn vào đời, sẳn sàng

làm những gì đời cần đến. Chỉ miễn là không phải lao vào vòng danh lợi làm

hoen ố tấm lòng trung trinh của một nhà nho chí sĩ. Ông là một con người trung

chính, thanh khiết, không chịu bó buộc luồn cúi trước một xã hội luôn xâu xé lẫn

nhau làm cho cuộc sống con người bị đảo lộn. Trái lại ông hướng đến những tình

cảm cao đẹp, là tìm cách cải tạo con người, giúp họ gạt bỏ những thói xấu, tăng

thêm những phẩm chất tốt đẹp, sống đúng với chức phận của mình, giữ vững kỷ

cương, đạo lý trong quan hệ ứng xử giữa con người với con người. Khuyên răn

con người đừng nên tham lam, ham sắc, ham cờ bạc, cậy giàu sang mà kiêu ngạo,

SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507



Trang

23



Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

coi thường người nghèo… Đó là những bài học đạo đức giản dị nhưng sâu sắc và

gần gủi mà chúng ta cần phải học tập và xác định đúng đắn hơn nữa. Cái đáng

trân trọng và đánh giá cao nhất ở Nguyễn Bỉnh Khiêm là dù xuất hay xử thì tấm

lòng ông luôn hướng về đất nước,về nhân dân. Tư tưởng và tình cảm cao đẹp đó

không đưa ông vượt qua được những hạn chế của thời đại, nhưng là nền tảng tinh

thần, là chất liệu cơ bản để cùng với trí thức uyên bác và tài năng của mình nâng

ông lên một danh nhân văn hóa lỗi lạc của dân tộc, một nhà thơ lớn của thế kỷ

XVI, với uy tín và ảnh hưởng rộng lớn bao trùm cả đất nước lúc đó. Và để tiếp

nối những truyền thống quý báu của dân tộc và những đức tính tốt đẹp ngày xưa

như Nguyễn Bỉnh Khiêm chúng ta sẽ tiếp thu những giá trị mà cho đến nay vẫn

còn tác dụng hữu hiệu cho cuộc sống. Đồng thời biết cách lựa chọn những gì còn

phù hợp với xã hội ngày nay để làm kinh nghiệm cho mình, là hành trang vững

tin trong trường học, vững bước vào trường đời, đang mở ra nhiều cơ hội nhưng

cũng đầy chông gai và thử thách, những cám dỗ về vật chất đã làm cho biết bao

người bị lu mờ về nhân cách, làm mất hết tính người và tình người. Vậy nên

chúng ta phải có cách nhìn nhận đánh giá thật khách quan, chúng ta sống không

phải chỉ cho bản thân mình mà là phải sống cho gia đình, cho bạn bè và cho toàn

xã hội.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị Thanh Băng- Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu, Nguyễn Bỉnh Khiêm



về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.

2. Bộ văn hóa và Thông tin và thể thao, (1991), Nguyễn Bỉnh Khiêm danh nhân văn



hóa, Nxb Viện khoa học xã hội Việt Nam, (Nguyễn Huệ Chi chủ biên), tr 45-55.

3. Đinh Gia Khánh, (chủ biên) (1983), Thơ văn Nguyễn Bỉnh khiêm, Nxb Văn học.

4. Lê Trọng Khánh - Lê Anh Trà (1957), Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nhà thơ triết lý,



Nxb Văn hóa, tr.58-83.

5. Nguyễn Khuê (1997), Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch Vân am thi tập, Nxb Thành

phố Hồ Chí Minh.

6. Phan Thị Hồng, Giáo trình tóm tắt Văn học Việt Nam thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ



XVIII, Trường đại học Đà Lạt.

SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507



Trang

24



Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

7. Nguyễn Quân (1974), Bạch Vân quốc ngữ thi tập, Nxb sức sống mới.

8. Nguyễn Phương Chi (1986), Nguyễn Bỉnh Khiêm - nhà thơ lớn thế kỷ XVI, Báo



văn nghệ, số 2.

9. Viện khoa học xã hội - Trung tâm nghiên cứu Hán Nôm,(200), Trần Khuê, (chủ



biên), Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc, Nxb Đà

Nẵng.

10. Một số trang web: thivien.net, tailieu.vn



SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507



Trang

25



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

×