1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Báo cáo khoa học >

Cái nhìn hiện thực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.58 KB, 25 trang )


Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm là chứng nhân của một xã hội đầy máu lửa. Ông đã hơn một

lần bày tỏ sự chán ghét chiến tranh :

Giặc giả lan tràn, khổ chữa thôi.

(Tự thuật, bài 3)

Gặp mãi làm chi cảnh loạn này.

(Tùng tây chinh, bài 2)

Chiến tranh đã gây ra biết bao tai họa thảm khốc cho lương dân vô tội. Nhà bị

giặc phá làm củi, trâu cày bị giặc giết làm thịt, của cải bị cướp đoạt, vợ con bị

hiếp dụ. Người dân lâm vào vòng lầm than gai góc, kêu van thảm thiết cũng

chẳng được giặc xót thương, bằng những nét hiện thực Nguyễn Bỉnh Khiêm đã

mô tả cái cảnh sinh dân đồ thán đến cùng cực ấy :

Làm củi nhà ở tan

Làm thịt trâu cày bắt.

Cướp đoạt của người ta,

Hiếp dụ vợ kẻ khác.

Bùn than thấy vây quanh,

Gai góc sinh không dứt.

Chịu tiều tụy quá chừng,

Kêu van cũng chẳng được.

(Thương loạn)

Vì giặc giả ly loạn mà dân chúng phải từ bỏ ruộng vườn thôn xôn xóm, lưu

lạc tha phương. Họ thiết tha mong mỏi chiến tranh chấm dứt để quay về quê cũ.

Cảm thông nỗi cơ cực của người dân lưu ly thất sở và sự gian hiểm của quân sĩ

vào sinh ra tử, tác giả đã nhiều lần nói lên khát vọng hòa bình :

Bao giờ lại thấy đời Nghiêu Thuấn,

Như cũ nơi nơi được thái hòa.

(Ngụ hứng, bài 2)

Bao giờ lại gặp đời Nghiêu Thuấn,

SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507



Trang

11



Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

Chúa thánh dân lành thỏa ý ta.

(Tân niên hí tác)

Đời Nghiêu Thuấn mà Nguyễn Bỉnh Khiêm mơ ước chính là cảnh thái bình

thịnh trị trên đất nước ta thời Lê Thánh Tông và đời Mạc Đăng Doanh.

Đạo đức xã hội suy đồi, thế lực đồng tiền chi phối cuộc sống và những mối

quan hệ gia đình- xã hội

Một thực tế làm khuấy động tâm hồn nhà thơ : sự đen bạc của cảnh đời. Con

người tham lam hám tiền, trọng lợi hơn nghĩa, coi rẻ tình nghĩa, kể cả tình cha

con, anh em, vợ chồng, bà con :

Còn bạc còn tiền còn đệ tử,

Hết cơm hết rượu hết ông tôi.

(Thơ Nôm, bài 71)

Đời nay nhân nghĩa tựa vàng mười,

Có của thời hơn hết mọi lời.

(Thơ Nôm, bài 74)

Giàu sang người trọng khó ai nhìn,

Mấy dạ yêu vì kẻ lở hèn.

Thủa khó dẫu chào, chào cũng lặng,

Khi giàu chẳng hỏi, hỏi thì quen.

Quen hiềm dan díu điều làm bạn,

Lặng kẻo lân la nỗi bạ men.

Đạo nọ nghĩa này trăm tiếng bướm,

Nghe thôi thinh thỉnh lại đồng tiền.

(Bạch Vân quốc ngữ thi tập, bài 5)

Tiền của như mật như mỡ, như nhị kết hoa thơm mà con người như ong kiến,

như ruồi :

Thớt có tanh tao ruồi đậu đến,

Gang không mật mỡ kiến bò chi.

SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507



Trang

12



Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

(Bạch Vân quốc ngữ thi tập, bài 53)

Người đời không những tham lam mà hiểm giảo :

Miệng nói sau lưng như dao nứa,

Lưỡi đưa trước mặt giống kim chì.

(Bạch Vân quốc ngữ thi tập, bài 102)

Con người ích kỷ, tự thiên, tham lam, gì cũng muốn vơ vét về mình “Lập

danh, cưỡi hạc lại đeo tiền”. Tác giả than thở :

Không gì hiểm bằng đường đời,

Không cắt thì toàn gai góc.

Không gì nguy bằng lòng người,

Buông lỏng ra thì đều là quỷ quái.

(Tân trung ngụ hứng, bài 124)

Đó không phải chỉ là những sự thật, những hiện tượng riêng lẻ, bất tương can

với nhau. Nhân tình đen bạc, cương thường điên đảo vốn là nguyên nhân của xã

hội loạn ly và vốn là hậu quả của sự suy thoái đạo đức của những người cầm

quyền. Nguyễn Bỉnh Khiêm tin tưởng ở kỷ cương làm người (nhân kỷ) tức là đạo

vua tôi, cha con, anh em, vợ chồng, bè bạn là do thánh nhân bắt chước trời mà đặt

ra cho muôn đời… Theo đúng thì đời trị, nhân dân được nhờ, không theo thì loạn

lạc nhân dân bị cực khổ. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng tin ở lẻ trời, tin ở sự báo ứng.

Ông đã nêu lên quan niệm “Thiên nhân tương dữ”:

Trời người nào có khác xa đâu.

(Ngẩu thành, bài 5)

Ông tin rằng thiên lý sẳn có nơi lòng người và dù có bị lu mờ vì tư dục thì

cũng không bao giờ bị mất hẳn. Mặt khác do quan niệm “Vật ngã đồng nhất”

Nguyễn Bỉnh Khiêm có một cái nhìn về vạn vật giống như cái nhìn của Trang Tử.

Con người và muôn vật tuy hình chất không giống nhau, nhưng tính và phận vẫn

bình đẳng, vì không có vật nào là không có Đạo ở trong cả. Mỗi vật nếu biết

thuận theo cái tính tự nhiên và cái phận của mình mà sống thì sẽ có hạnh phúc

SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507



Trang

13



Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

ngay, không cần tìm đâu xa. Bởi vậy ta không nên xen vào làm trở ngại cuộc

sống tự nhiên của một vật nào mà hãy để nó tự do sống theo bản tính của nó. Tóm

lại Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng con người sinh ra trong vũ trụ, có thể hòa hợp

cùng trời đất, cảm thông với muôn vật, và bình đẳng với nhau về tính và phận,

tức là đồng nhau ở chổ được tự do sống đời sống của mình.

2. Cách lý giải những vấn đề cuộc sống

Triết lý về qui luật xoay vần của cuộc sống.

Quan niệm về cuộc đời. Đời ngắn ngủi, nhân sinh chỉ là một hiện tượng trong

vũ trụ. Mọi sự vật trong vũ trụ đều biến dịch và vô thường, thì con người cố nhiên

không thể thoát ra ngoài công lệ ấy. Sinh, lão, bệnh, tử chỉ là một hệ luận hay một

sự suy diễn rút ra từ định luật “sinh, trụ, dị, diệt”.

Theo nhà Phật, thể xác con người chỉ là huyễn thân, do các chất, nước,và gió

kết hợp giả tạm mà thành, không phải là thực, nên còn đấy rồi mất đấy. Con

người cũng như cỏ cây và hết thảy sự vật trên thế gian, phàm có sinh tất phải có

diệt, không vật nào thường còn. Người ta dù sống đến trăm năm, thì quảng đời đó

so với dòng thời gian vô thủy vô chung cũng chẳng có nghĩa lý gì cả :

Vô cùng mọc lặn kia vầng nguyệt;

Mấy độ tươi khô nọ khóm hoa.

(Độc Phật kinh hữu cảm)

Hoa hồng cẩn sớm nở tối tàn là hình ảnh cụ thể của sự vô thường, của lẽ sắc

không, đồng thời cũng là biểu tượng của kiếp phù sinh ngắn ngủi chóng qua :

Cẩn kia ngắn ngủi nhất loài hoa,

Nở lúc ban mai héo xế tà.

Sắc tức là không, không ấy sắc,

Một cành đổi được mấy xuân qua.

(Hồng cẩn thi)

Ngoài tư tưởng Phật giáo, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn tham bác cả bách gia chư

tử và chịu ảnh hưởng của các thi nhân Trung Quốc. Nhận thức về cuộc đời, triết

SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507



Trang

14



Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

nhân cũng như thi nhân đều coi nhân sinh là ảo mộng, phù du, tuy cách diễn đạt

của mỗi người có khác nhau. Trang Tử thấy cuộc đời ngắn ngủi như bóng câu

chạy qua khe cửa sổ. Hoài Nam vương cho rằng sống là gửi, chết là về. Với Lý

Bạch cuộc đời là một giấc mộng lớn, trời đất chẳng khác gì cái quán trọ và thời

gian là khách qua đường… Cũng vậy Nguyễn Bỉnh Khiêm nhận thấy nhân sinh

chỉ là giả huyễn, tạm bợ :

Xưa qua nay lại, sinh là ký.

(Mộ xuân cảm tác)

Và phú quý công danh khác nào chiêm bao:

Phú quý công danh là mộng cả,

Xưa nay cảnh đẹp chóng trôi qua.

(Bạch Vân am ngụ hứng)

Ông cho rằng sự được mất ở đời đều do thiên mệnh. Không những ngắn ngủi

chóng qua, cuộc đời còn là một chuỗi được mất, cùng thông nối tiếp :

Đường đời đừng lạ có cùng thông.

(Ngụ hứng, bài 5)

Được mất cùng thông nối tiếp nhau.

(Ngẫu thành, bài 5)

Những sự được mất cùng thông ấy đều do mệnh trời :

Cùng thông được mất đều do số.

(Tân quán ngụ hứng, bài 36)

Nhân sinh chỉ là ảo mộng đường đời lại lắm cùng thông, vậy thì thân phận

con người, dù nghèo hèn hay giàu sang, cũng đều bi đát như nhau. Người nghèo

khổ phải chịu bao nỗi đắng cay thì thở than một kiếp sống cũng đã là quá nhiều,

trong khi kẻ giàu sang lại thấy cuộc đời quá ngắn, không đủ để tận hưởng lạc thú.

Không ai bằng lòng cuộc sống của mình :

Nghèo khó một thân than đã lắm;

Giàu sang ngàn thuở sợ mau qua!

SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507



Trang

15



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

×