1. Trang chủ >
  2. Kỹ Thuật - Công Nghệ >
  3. Điện - Điện tử >

Kinh tế học chất lượng môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.36 MB, 308 trang )


được những giải pháp hiệu quả.

Trong chương này, chúng ta bắt đầu đưa ra những giả định với những mô hình đơn

giản nhằm minh hoạ mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế và chất lượng môi trường.

Cùng với những phân tích có tính minh hoạ về những quyết định thị trường có tính

nền tảng như thế nào ảnh hưởng tới môi trường. Chúng ta sẽ khám phá, giải thích

những mối quan hệ cơ bản liên quan đến phân tích kinh tế của những giải pháp môi

trường như những vấn đề về hàng hoá chất lượng môi trường; Ngoại ứng; Kinh tế

học ô nhiễm; Kinh tế chất thải. Tiếp theo đó là một cách nhìn tổng thể về phát triển

chính sách và vai trò của kinh tế học trong đó.



II. Mô hình thị trường và hiệu quả kinh tế

1. Cung, cầu và cân bằng thị trường

1.1 Thị trường là bất kỳ khung cảnh nào trong đó tập hợp những người mua và

người bán họ tác động qua lại lẫn nhau dẫn đến khả năng trao đổi, mua bán các loại

hàng hoá và dịch vụ. Trong một số trường hợp, người mua và người bán có thể tiếp

xúc trực tiếp tại các địa điểm cố định như các thị trường hàng tiêu dùng: thực

phẩm, rau quả, quần áo… Trong những trường hợp khác, các công việc giao dịch

có thể diễn ra thông qua vô tuyến, điện thoại hoặc các phương tiện viễn thông khác

như trong thị trường chứng khoán, giao dịch ngân hàng…. Điểm chung nhất của

các thành viên tham gia thị trường là họ đều tìm cách tối đa hoá lợi ích của mình.

Người bán (sản xuất) muốn tối đa hoá lợi nhuận, còn người mua (người tiêu dùng)

muốn tối đa hoá sự thoả mãn hay lợi ích mà họ nhận được từ hàng hoá hay dịch vụ

mà họ mua.

Về mặt nguyên lý, sự tác động qua lại giữa người bán và người mua xác định giá

của từng loại hàng hoá, dịch vụ cụ thể, đồng thời xác định cả chủng loại, số lượng,

chất lượng sản phẩm cần sản xuất và qua đó sẽ xác định việc phân bổ và sử dụng

các nguồn lực khan hiếm của xã hội. Nói cách khác, giá cả là tín hiệu cơ bản phối

hợp các hoạt động của người tiêu dùng, người sản xuất và những người sở hữu các

nguồn lực khan hiếm. Đây chính là nguyên tắc hoạt động của cơ chế thị trường.

Để hiểu được quá trình này một cách đầy đủ hơn, chúng ta cần một mô hình thị

trường điển hình trong đó tập trung vào cầu - hành vi của người mua, và cung, hành

vi của người bán.

Cầu và cung là tên của các mối quan hệ; các mối quan hệ đó có thể được thể hiện

bằng các bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị hoặc các phương trình (các hàm).

1.2 Cầu là mối quan hệ giữa giá (P) và lượng cầu (Q) của một loại hàng hoá hoặc

http://www.ebook.edu.vn



65



dịch vụ. Đó là lượng hàng hoá / dịch vụ mà người mua có khả năng mua và sẵn

sàng mua tại mức giá đã cho trong một thời gian nhất định. Trong những điều kiện

như nhau, giá càng thấp thì lượng cầu càng lớn và ngược lại. Nếu biểu thị mối quan

hệ này bằng đồ thị ta sẽ có đường cầu. Thông thường, đường cầu dốc xuống từ trái

sang phải như trong hình dưới đây:



P

D



P2



P1

D



0



Q2



Q1



Q



Hình 2.1. Đường cầu thị trường.

Tại mức giá P1, lượng cầu là Q1

Tại mức giá P2, lượng cầu là Q2

Chúng ta cũng có thể biểu thị mối quan hệ giữa giá và lượng cầu bằng hàm cầu.

Ví dụ: Q = 450 - 25P

Nếu giá P1 = 4($), lượng cầu Q1 = 350

Nếu giá P2 = 6($), lượng cầu Q2 = 300

Đường cầu thị trường là tổng cộng theo chiều ngang của các đường cầu cá nhân.

Các yếu tố cơ bản xác định cầu về hàng hoá / dịch vụ bao gồm:

- Giá của bản thân hàng hoá / dịch vụ

- Thu nhập của người tiêu dùng

- Giá cả của các loại hàng hoá liên quan

http://www.ebook.edu.vn



66



- Số lượng người tiêu dùng

- Thị hiếu của người tiêu dùng

- Các kỳ vọng về các yếu tố trên

1.3 Cung là mối quan hệ giữa giá (P) và lượng cung (Q) của một loại hàng hoá /

dịch vụ. Đó là lượng hàng hoá / dịch vụ mà người bán sẵn lòng và có khả năng

cung tại mức giá xác định trong một thời gian nhất định. Trong những điều kiện

như nhau, giá càng cao thì lượng cung càng lớn và ngược lại. Chúng ta có thể biểu

thị mối quan hệ này dưới dạng đồ thị, đó là đường cung. Thông thường, đường

cung có độ dốc đi lên từ trái sang phải như trong hình dưới dây:



S

P

P2



P1



S



0



Q1



Q2



Q



Hình 2.2. Đường cung thị trường.

Tại mức giá P1, lượng cung là Q1

Tại mức giá P2, lượng cung là Q2

Chúng ta cũng có thể biểu thị mối quan hệ giữa giá và lượng cung bằng hàm cung.

Ví dụ Q = -20 + 10P

Nếu giá P0 = 2, lượng cung Q0 = 0

Nếu giá P1 = 4, lượng cung Q1 = 20

Nếu giá P2 = 6, lượng cung Q2 = 40

Cung thị trường là tổng hợp các mức cung của từng cá nhân lại với nhau.

Các yếu tố cơ bản xác định cung về hàng hoá / dịch vụ bao gồm:

- Giá của bản thân hàng hoá / dịch vụ



http://www.ebook.edu.vn



67



- Công nghệ

- Giá của các yếu tố đầu vào (sản xuất)

- Chính sách thuế

- Các kỳ vọng về các yếu tố trên

1.4 Cân bằng thị trường

Khi cầu đối với một hàng hoá / dịch vụ nào đó xuất hiện trên thị trường, người sản

xuất sẽ tìm cách đáp ứng mức cầu đó. Thị trường ở trạng thái cân bằng khi việc

cung hàng hoá / dịch vụ đủ thoả mãn cầu đối với hàng hoá / dịch vụ đó trong một

thời kỳ nhất định. Tại trạng thái cân bằng này chúng ta có mức giá cân bằng (P*) và

sản lượng cân bằng (Q*).

Trên đồ thị, mức cân bằng được xác định bằng giao điểm của hai đường cung và

cầu.

P



S



E

P*



D

0



Q*



Q



Hình 2.3. Cân bằng cung cầu thị trường

Đặc điểm quan trọng của mức giá cân bằng này là nó không được xác định bởi

từng cá nhân riêng lẻ mà được hình thành bởi hoạt động tập thể của toàn bộ người

mua và người bán. Đây chính là cách định giá khách quan theo "Bàn tay vô hình"

của cơ chế thị trường∗.

Tại những mức giá thấp hơn giá cân bằng, sẽ xuất hiện tình trạng dư cầu (thiếu

cung); tình trạng này sẽ tạo ra sức ép làm tăng giá. Ngược lại, tại những mức giá





Trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, mỗi doanh nghiệp đều là người chấp nhận giá; đường cầu của mỗi

doanh nghiệp là hoàn toàn co dãn tại mức giá thị trường hay nói cách khác là các nhà sản xuất phải đối mặt với

đường cầu nằm ngang. Rất dễ nhận thấy doanh thu bình quân (AR) và doanh thu cận biên (MR) của doanh nghiệp

trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo đều bằng giá cân bằng thị trường.



http://www.ebook.edu.vn



68



cao hơn giá cân bằng, sẽ xuất hiện tình trạng dư cung; tình trạng này sẽ tạo ra sức

ép làm giảm giá. Khi giá thay đổi, lượng cung và lượng cầu cũng điều chỉnh cho tới

khi đạt được trạng thái cân bằng.

Mô hình cung - cầu cơ bản có thể được dùng để nghiên cứu nhiều vấn đề môi

trường và chính sách.

2. Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất

2.1 Lợi ích và thặng dư tiêu dùng

2.1.1 Lợi ích

Thuật ngữ lợi ích được hiểu như là sự vừa ý, sự hài lòng do việc tiêu dùng hàng

hóa/dịch vụ đem lại.

Lợi ích toàn bộ (hay tổng lợi ích - TB) là tổng thể sự hài lòng do toàn bộ sự tiêu

dùng hàng hoá/dịch vụ đem lại.

Lợi ích cận biên (MB) phản ánh mức độ hài lòng do tiêu dùng một đơn vị sản phẩm

đem lại.

Lợi ích cận biên =



Sự thay đổi tổng lợi ích

Sự thay đổi lượng tiêu dùng



→ MB = lim

∆Q→0



∆TB

∆Q = TB’(Q)



Khái niệm tổng lợi ích và lợi ích cận biên giải thích vì sao chúng ta lại mua một

hàng hoá / dịch vụ cũng như vì sao chúng ta lại không mua chúng vào một thời

điểm nào đó.

Lợi ích cận biên của một hàng hoá / dịch vụ nào đó có xu hướng giảm đi khi lượng

mặt hàng đó được tiêu dùng nhiều hơn ở một thời kỳ nhất định. Như vậy, khi ta tiêu

dùng nhiều hơn một loại hàng hoá / dịch vụ nào đó, mà lợi ích cận biên vẫn còn lớn

hơn 0, tổng lợi ích sẽ tăng lên nhưng với tốc độ chậm dần đi.

Lợi ích là một khái niệm trừu tượng dùng trong kinh tế học để chỉ cảm giác thích

thú chủ quan, tính hữu ích hoặc sự thoả mãn do tiêu dùng hàng hoá / dịch vụ mà có.

Chúng ta không thể đo được lợi ích và lợi ích cận biên bằng các đơn vị vật lý như

chiều dài, cân nặng. Tuy vậy, chúng ta có thể dùng giá để đo lợi ích cận biên của

việc tiêu dùng: lợi ích cận biên của việc tiêu dùng hàng hoá / dịch vụ càng lớn thì

người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn cho nó, khi lợi ích cận biên giảm thì sự

sẵn lòng chi trả cũng giảm đi. Nếu vậy, đường cầu cũng chính là đường thể hiện lợi

ích cận biên của việc tiêu dùng.

2.1.2 Thặng dư tiêu dùng

Thặng dư tiêu dùng là khái niệm phản ánh sự chênh lệch giữa lợi ích của người tiêu

http://www.ebook.edu.vn



69



dùng khi tiêu dùng một lượng hàng hoá / dịch vụ so với chi phí thực tế để thu được

lợi ích đó.

Trong hình 2.4, đường cầu đối với một hàng hoá là D, giá thị trường của hàng hoá

đó là P*; người tiêu dùng sẽ tiêu dùng QD đơn vị hàng hoá

P

B



CS



E



P*



D

0



QD



Q



Hình 2.4. Thặng dư tiêu dùng

Tổng lợi ích của việc tiêu dùng là diện tích nằm dưới đường cầu từ gốc toạ độ đến

sản lượng cân bằng, tức là diện tích OBEQD.

Người tiêu dùng là người tối đa hoá lợi ích nên sẽ tiêu dùng hàng hoá cho đến khi

lợi ích cận biên của đơn vị hàng hoá cuối cùng bằng với giá phải trả cho đơn vị

hàng hoá đó. Người tiêu dùng không mua nhiều hàng hoá hơn QD vì lợi ích cận

biên của những đơn vị hàng hoá này (cũng đồng thời là sự sẵn lòng chi trả cho

những đơn vị hàng hoá này) nhỏ hơn mức giá mà người tiêu dùng sẽ phải trả nếu

tiêu dùng chúng.

Đối với những đơn vị hàng hoá nhỏ hơn QD, người tiêu dùng, vì được hưởng lợi ích

cận biên lớn hơn P* nên cũng sẵn lòng chi trả mức giá cao hơn P* cho việc tiêu

dùng hàng hoá. Nhưng thực tế, người tiêu dùng chỉ phải trả giá P*, cho tất cả các

đơn vị hàng hoá. Thặng dư tiêu dùng xuất hiện do người tiêu dùng được hưởng

nhiều hơn mức họ phải trả. Tổng thặng dư tiêu dùng (ký hiệu là CS) được thể hiện

bằng diện tích tam giác BEP* (phần gạch chéo) trong hình…

2.2 Chi phí và thặng dư sản xuất

2.2.1. Chi phí

Chi phí đối với một doanh nghiệp được hiểu là các khoản chi trả mà doanh nghiệp

phải thực hiện để duy trì việc sản xuất một số lượng hàng hoá / dịch vụ.

• Tổng chi phí (TC) của việc sản xuất một lượng hàng hoá bao gồm giá thị trường

http://www.ebook.edu.vn



70



của toàn bộ các nguồn lực được sử dụng để sản xuất ra lượng hàng hoá đó. Có thể

phân biệt hai loại chi phí: cố định và biến đổi.

• Chi phí cố định (FC) là những chi phí không thay đổi khi sản lượng thay đổi, đó

chính là những chi phí mà doanh nghiệp phải thanh toán dù không sản xuất hoặc

sản xuất rất ít; ví dụ tiền thuê nhà xưởng, khấu hao thiết bị, bảo dưỡng thiết bị, tiền

lương của bộ máy quản lý.

• Chi phí biến đổi (VC) là những chi phí tăng hoặc giảm cùng với mức tăng hoặc

giảm của sản lượng, ví dụ như tiền mua nguyên vật liệu, nhiên liệu năng lượng, tiền

lương công nhân…

Tổng chi phí là tổng của chi phí cố định và chi phí biến đổi. Vì tổng chi phí cố định

không thay đổi nên sự tăng giảm của tổng chi phí phụ thuộc vào các chi phí biến

đổi.

• Chi phí cận biên (MC) là chi phí phải chi bổ xung để sản xuất thêm một đơn vị

sản lượng hàng hoá / dịch vụ:

Chi phí cận biên =



Sự thay đổi tổng chi phí

Sự thay đổi tổng sản lượng



Như đã nói ở trên, trong ngắn hạn chi phí cố định không thay đổi khi sản lượng

thay đổi, vì thế khi sản xuất thêm một đơnvị sản phẩm, chỉ có chi phí biến đổi tăng

lên. Vì vậy, chúng ta cũng có thể nói rằng chi phí cận biên là chi phí biến đổi bổ

xung để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm bổ xung.

Nhìn chung, đường chi phí cận biên có hình dáng chữ U, song trong nhiều trường

hợp nó cũng có thể có hình dạng khác như dạng bậc thang, nằm ngang hoặc tăng

liên tục. Đường chi phí cận biên đi lên là kết quả trực tiếp của quy luật năng suất

cận biên giảm dần ∗.

Chi phí cận biên càng cao, người sản xuất càng đòi hỏi mức giá bán sản phẩm cao

tương ứng. Với một đường chi phí cận biên xác định thì khi giá thay đổi, lượng

hàng hoá do doanh nghiệp sản xuất ra sẽ tăng hoặc giảm tương ứng. Người sản

xuất tối đa hoá hợi nhuận sẽ sẵn lòng cung cấp hàng hoá / dịch vụ cho thị trường

đến chừng nào giá bán đơn vị sản phẩm cuối cùng bằng đúng với chi phí cận biên

để sản xuất ra đơn vị sản phẩm ấy (P = MC). Vì thế đường chi phí cận biên cũng

chính là đường cung của doanh nghiệp.







Năng suất cận biên được hiểu là mức gia tăng của tổng sản lượng khi sử dụng bổ xung một đơn vị đầu vào biến đổi

như lao động chẳng hạn.

http://www.ebook.edu.vn

71



Nếu chúng ta cộng theo chiều ngang toàn bộ các đường cung một loại hàng hóa của

các doanh nghiệp thì chúng ta sẽ thu được đường cung của thị trường.

2.2.2 Thặng dư sản xuất

Thặng dư sản xuất là khái niệm phản ánh mức chênh lệch giữa số tiền mà người

sản xuất thực sự nhận được từ việc cung cấp một lượng hàng hoá / dịch vụ so với

số tiền tối thiểu mà anh ta sẵn sàng chấp nhận chi trả.

Trong hình 2.5 đường cung đối với một hàng hoá là S, giá thị trường của hàng hoá

đó là P*, người sản xuất sẽ sẵn lòng cung cấp QS đơn vị hàng hoá.

P



S



E



P*

PS

A

0



QS



Q



Hình 2.5 Thặng dư sản xuất

Vì đường cung phản ánh chi phí cận biên của sản xuất; đồng thời nếu chi phí cơ hội

của tất cả các nguồn lực của sản xuất đã được tính đầy đủ, thì tổng chi phí xã hội

của sản xuất chính là diện tích nằm dưới đường cung từ gốc toạ độ đến sản lượng

cân bằng, tức là diện tích OAEQS.

Trong hình 2.5, tại bất kỳ điểm nào dọc theo đoạn đường cung AE, các nhà sản

xuất cũng sẵn sàng cung ứng một lượng hàng hoá nhất định với giá thấp hơn giá

cân bằng thị trường P*, nhưng thực tế họ vẫn bán được sản phẩm với mức giá P*.

Thặng dư xuất hiện do người sản xuất nhận được nhiều hơn mức chi phí họ đã bỏ

ra. Tổng thặng dư sản xuất (ký hiệu là PS) được thể hiện bằng diện tích tam giác

AEP* (phần gạch chéo) trong hình

.

2.3 Lợi ích ròng xã hội

Chúng ta vừa đề cập đến những vấn đề liên quan đến lợi ích và chi phí. Tổng lợi

ích xã hội (TSB) của việc tiêu dùng một loại hàng hoá / dịch vụ với một lượng nào

đó được xác định là tổng lợi ích của tất cả các cá nhân trong xã hội được hưởng

liên quan đến việc tiêu dùng hàng hoá / dịch vụ đó;

Tổng lợi ích xã hội cũng được xác định bằng tổng cộng sự sẵn lòng chi trả của các

cá nhân trong xã hội cho việc tiêu dùng hàng hoá / dịch vụ. Trên đồ thị TSB được

http://www.ebook.edu.vn



72



biểu thị bằng diện tích nằm dưới đường cầu từ gốc toạ độ đến sản lượng cân bằng.

Tổng chi phí xã hội (TSC) của việc sản xuất một hàng hoá / dịch vụ được xác định

là tổng chi phí của tất cả các nguồn lực cần thiết (kể cả chi phí cơ hội) để sản xuất

ra hàng hoá / dịch vụ đó. Trên đồ thị, TSC được biểu thị bằng diện tích nằm dưới

đường cung từ gốc toạ độ đến sản lượng cân bằng.

Chúng ta có thể xác định lợi ích ròng xã hội (NSB) của việc sản xuất và tiêu dùng

một hàng hoá / dịch vụ nào đó bằng hiệu số giữa tổng lợi ích xã hội và tổng chi phí

xã hội.

NSB = TSB - TSC



(1)



Rõ ràng, lợi ích ròng xã hội là tổng số của thặng dư tiêu dùng (CS) và thặng dư sản

xuất (PS).

NSB = CS + PS



-



(2)



TSB = diện tích OBEQ*

TSC = diện tích OAEQ*

NSB = diện tích ABE

CS = diện tích P*BE

PS = diện tích P*AE

P

S≡MC



B



CS



E



P*

PS

D≡MB

A

0



Q*



Q



Hình 2.6 Lợi ích ròng xã hội

Chúng ta có thể dễ dàng chứng minh được rằng tại mức sản lượng cân bằng Q*, lợi

ích ròng xã hội là lớn nhất hay còn gọi là phúc lợi xã hội lớn nhất. Nếu hoạt động

http://www.ebook.edu.vn



73



kinh tế ở bất cứ mức sản lượng nào lớn hơn hoặc nhỏ hơn Q* đều làm cho lợi ích

ròng xã hội nhỏ hơn diện tích ABE; Phần tổn thất phúc lợi xã hội đó được coi là

"phần mất không" vì không một ai, kể cả người sản xuất và người tiêu dùng, được

hưởng phần thặng dư đó.

Dưới những điều kiện chặt chẽ, điểm cân bằng của thị trường cạnh tranh là điểm có

tính hiệu quả Pareto. Những vị trí nằm ngoài điểm cân bằng sẽ không đạt được

hiệu quả Pareto. Chúng ta sẽ nói về hiệu quả Pareto trong phần dưới đây.

3. Hiệu quả Pareto

Hiệu quả Pareto (∗) hay còn gọi là hiệu quả kinh tế là một tiêu chí hữu dụng thường

được dùng để so sánh kết quả của các cách phân bổ nguồn lực cho các hoạt động

kinh tế khác nhau. Sự phân bổ nguồn lực hoàn toàn là việc mô tả về sản xuất cái gì,

như thế nào và cho ai.

Một sự phân bổ nguồn lực là có hiệu quả Pareto (hoặc đạt được tối ưu Pareto) nếu

không có khả năng dịch chuyển tới một sự phân bổ khác có thể làm cho bất cứ

người nào khá lên mà cũng không làm cho ít nhất là bất cứ một người nào khác

kém đi. Nói cách khác, tối ưu Pareto là một phúc lợi tối đa được xác định như một

vị trí mà từ đó không thể cải thiện được phúc lợi của bất cứ ai bằng cách thay đổi

sản xuất hoặc trao đổi mà lại không gây hại đến phúc lơị của một người nào khác.

Với một mức độ nhất định của các nguồn lực và kỹ thuật, nền kinh tế có thể có rất

nhiều điểm phân bổ có hiệu quả Pareto, các điểm này khác nhau trong việc phân

phối của cải giữa mọi người. Dưới những điều kiện chặt chẽ, điểm cân bằng của thị

trường cạnh tranh là điểm có tính hiệu quả Pareto.

Để có tối ưu Pareto, tức là tối đa hóa phúc lợi kinh tế của cộng đồng, cần thoả mãn

ba điều kiện.

Thứ nhất, tỷ lệ thay thế cận biên trong tiêu dùng (tỷ lệ mà một người tiêu dùng có

thể đổi một hàng hoá lấy một hàng hoá khác mà không bị kém đi hoặc tốt hơn lên)

giữa hai hàng hoá bất kỳ, tức tỷ lệ lợi ích cận biên của chúng, phải bằng nhau đối

với tất cả mọi người tiêu dùng. Điều kiện này gọi là hiệu quả trao đổi.

Thứ hai, tỷ lệ thay thế cận biên của kỹ thuật (tỷ lệ mà một yếu tố sản xuất có thể

được thay thế cho một yếu tố khác trong khi vẫn duy trì các mức sản lượng), tức là

tỷ lệ sản phẩm hiện vật cận biên, giữa bất cứ hai yếu tố đầu vào nào của sản xuất

phải bằng nhau trong bất cứ quá trình sản xuất nào. Điều kiện này gọi là hiệu quả

sản xuất.

Thứ ba, tỷ lệ biến đổi cận biên (tỷ lệ mà nền kinh tế, xét toàn bộ, phải bỏ qua việc

sản xuất của bất cứ một hàng hoá nào để tăng sản lượng của một hàng hoá khác),





Thuật ngữ Pareto mang tên nhà toán học, kinh tế học người Italy là Vilfredo Domaso Pareto



http://www.ebook.edu.vn



74



tức tỷ lệ chi phí cận biên giữa bất kỳ hai hàng hoá nào cũng phải bằng tỷ lệ thay thế

cận biên trong tiêu dùng của hai hàng hoá đó. Điều này hàm ý rằng tỷ lệ giữa lợi

ích cận biên và chi phí cận biên của các hàng hoá phải bằng nhau

⎛ MB X

MBY ⎞





⎜ MC = MC ⎟

X

Y ⎠





sao cho giá trị bằng tiền của đơn vị hàng hoá X cuối cùng phải tạo ra mức lợi ích

đúng bằng giá trị bằng tiền của đơn vị hàng hoá Y cuối cùng. Điều kiện này được

gọi là điều kiện kết hợp hay hiệu quả kết hợp.

Nếu một cách phân bổ nguồn lực chưa đạt được hiệu quả Pareto thì vẫn còn tồn tại

ít nhất một khả năng thay đổi làm cho một ai đó tốt hơn lên mà không làm tổn hại

đến bất kỳ người nào khác.

Ví dụ, nếu chưa đạt được hiệu quả tiêu dùng, người tiêu dùng có thể cải thiện phúc

lợi của mình bằng cách trao đổi hàng hoá cho nhau; Nếu chưa đạt được hiệu quả

sản xuất, xã hội có thể chuyển đổi đầu vào cho mục đích sản xuất có hiệu quả hơn

và nhờ đó mở rộng sản xuất của một loại hàng hoá trong khi vẫn giữ nguyên mức

sử dụng nguồn lực; Nếu chưa đạt được hiệu quả kết hợp, xã hội sẽ còn có lợi nếu

sản xuất thêm hàng hoá đem lại lợi ích cận biên cao hơn tính trên mỗi đơn vị chi

phí cận biên.

Một sự thay đổi làm cho hoàn cảnh của ít nhất một người tốt hơn lên mà không làm

cho hoàn cảnh của người khác bị tồi đi như vậy được gọi là một hoàn thiện Pareto.

4. Thất bại của thị trường

Phân bổ có hiệu quả các nguồn lực khan hiếm là một yêu cầu rất quan trọng của bất

kỳ một nền kinh tế nào. Hiệu quả Pareto được coi là một chuẩn mức chung để đánh

giá việc phân bổ nguồn lực. Một sự phân bổ được coi là hiệu quả Pareto đối với

một tập hợp nhất định các sở thích của người tiêu dùng, khi mà các nguồn lực và

công nghệ nếu không có khả năng dịch chuyển tới một sự phân bố khác có thể làm

cho một số người tốt hơn lên mà không làm cho một số người khác nghèo khó hơn.

Trong điều kiện tất cả các thị trường của nền kinh tế là cạnh tranh hoàn hảo thì

điểm cân bằng của nền kinh tế sẽ có tính hiệu quả Pareto. Bởi lẽ ở đó bảo đảm chi

phí cận biên cho việc sản xuất mọi hàng hoá / dịch vụ đúng bằng lợi ích cận biên

của nó đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường không hoàn toàn

tối ưu mà chính trong nó cũng vốn có những mặt trái, những thất bại và trục trặc

mà con người không mong muốn. Thất bại của thị trường là thuật ngữ để chỉ các

tình huống trong đó điểm cân bằng của các thị trường tự do cạnh tranh không đạt

được sự phân bổ nguồn lực có hiệu quả.

Thất bại của thị trường phát sinh do một số vấn đề như:

http://www.ebook.edu.vn



75



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (308 trang)

×