Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.36 MB, 308 trang )
Tài nguyên
Dầu thô
Năm
1950
1960
1970
1980
1990
1994
518
1049
2281
2976
2963
2953
180
442
989
1459
2005
2128
884
1271
1359
1708
2109
2083
(106 tấn)
Khí thiên nhiên
(106 tấn)
Than đá
(106 tấn)
Nguồn: “Tín hiệu sống còn” – 1995 – Viện Tầm nhìn thế giới
NXB Khoa học kỹ thuật
Với đà tăng hàng năm về nhu cầu nhiên liệu và nguyên liệu của thế giới, các ước
tính đã phỏng đoán nhiều loại khoáng sản sẽ cạn kiệt vào thế kỷ tới, nếu nhân loại
không tìm được các nguồn cung cấp và nguyên liệu thay thế khác.
4.2 Môi trường với chức năng là nơi chứa phế thải
Trong mọi hoạt động của con người từ quá trình khai thác tài nguyên cho sản xuất
chế biến tạo ra sản phẩm, đến quá trình lưu thông và tiêu dùng đều có phế thải.
Phế thải bao gồm nhiều dạng, nhưng chủ yếu chúng được tồn tại ở ba dạng là phế
thải dạng khí, dạng rắn, dạng lỏng. Ngoài ra còn có các dạng khác như nhiệt, tiếng
ồn, hóa chất nguyên tử, phân tử, hợp chất... Và tất cả các phế thải đều đưa vào môi
trường.
Trong xã hội chưa công nghiệp hoá, mật độ dân số thấp, các phế thải thường được
tái sử dụng. Thí dụ các chất bài tiết được dùng làm phân bón, các phế thải từ nông
sản, lâm sản được dùng làm thức ăn cho gia súc, nhiên liệu. Những cái không thể
tái sử dụng, tái chế thường được phân huỷ tự nhiên bởi các sinh vật và vi sinh vật,
sau một thời gian ngắn để trở lại thành những hợp chất hoặc nguyên tố dùng làm
nguyên liệu cho các quá trình sản xuất mới.
Trong xã hội công nghiệp hoá, mật độ dân số cao, lượng phế thải thường rất lớn,
không đủ nơi chứa đựng, quá trình tự phân huỷ không theo kịp so với lượng chất
thải tạo ra. Hay người ta thường gọi lượng chất thải vượt quá mức chịu tải của môi
trường. Đây là nguyên nhân cơ bản gây ra những biến đổi về môi trường.
Bảng 1.2: Mức thải Các bon, Lưu huỳnh và Ni tơ đã từ năm 1950 đến năm
http://www.ebook.edu.vn
24
1994.
Tài nguyên
Năm
1950
1960
1970
1980
1990
1994
1620
2543
4006
5172
5941
5925
Ni tơ (106 tấn)
6,8
11,8
18,1
22,3
26,3
26,5
Lưu huỳnh (106 tấn)
30,1
46,2
57,0
62,9
68,7
68,7
42
150
640
880
820
295
Các bon (106 tấn)
CFC (103 tấn)
Nguồn: “Tín hiệu sống còn” - 1995 - Viện Tầm nhìn thế giới
NXB Khoa học kỹ thuật
4.3 Môi trường với chức năng là không gian sống và cung cấp các dịch vụ cảnh
quan
Con người chỉ có thể tồn tại và phát triển trong không gian môi trường, môi trường
là nơi duy nhất cho con người được hưởng các cảnh đẹp thiên nhiên, thư thái về
tinh thần, thoả mãn các nhu cầu tâm lý.
Không gian môi trường mà con người tồn tại trải qua hàng tỷ năm nay không hề
thay đổi về độ lớn, có nghĩa không gian môi trường là hữu hạn. Trong khi đó dân
số loài người trên trái đất đã và đang tăng lên theo cấp số nhân. Như vậy vô hình
chung không gian môi trường mỗi người được hưởng sẽ giảm xuống và chất lượng
suy giảm nhanh chóng. Sự thoả mãn các nhu cầu dịch vụ của con người cũng giảm
theo dần.
Bảng 1.3: Dân số thế giới và diện tích trên đầu người qua các năm
Năm
-106
Dân
số 0,125
6
(10 người)
-105
-104
0
1650
1840
1930
1994
2010
1,0
5,0
200
545
1000
2000
5000
7000
3000
75
27,55 15
7,5
3,0
1,88
Diện tích 120.000 15000
(ha/người)
Nguồn: Cơ sở khoa học môi trường –1995 - Lê Thạc Cán
Với đà tăng dân số như hiện nay thì dân số thế giới sẽ đạt 8 tỷ vào năm 2020. Dân
số tăng nhanh là thách thức to lớn, nó kéo theo nhiều vấn đề môi trường phức tạp.
http://www.ebook.edu.vn
25
5. Quan hệ tương tác giữa kinh tế và môi trường
Mối quan hệ tương tác giữa kinh tế và môi trường là một biểu hiện cụ thể của mối
quan hệ tương tác rộng lớn hơn, bao trùm hơn, thường xuyên hơn và xuyên suốt
mọi thời đại kể từ khi xuất hiện xã hội con người trên hành tinh chúng ta. Đó là mối
quan hệ tương tác giữa con người, xã hội và tự nhiên. Mối quan hệ tương tác đó là
một trong những hiện tượng chủ yếu của lịch sử thế giới vật chất của hành tinh Trái
đất, là hiện tượng có ý nghĩa vô cùng vĩ đại, mang tính vũ trụ mà những kết quả
cuối cùng của nó chúng ta còn chưa thể nào nhìn thấy và tiên đoán được. Hiện
tượng này đã từng được các thế hệ tiền bối nghiên cứu, đang được thế hệ đương đại
nghiên cứu nhiều và sẽ được các thế hệ tương lai nghiên cứu sâu hơn để hiểu biết
thấu đáo hơn. Vấn đề này sẽ tồn tại mãi mãi, không bao giờ kết thúc, bởi vì chúng
ta chỉ tiệm cận đến chân lý mà thôi.
Mối quan hệ tương tác giữa con người, xã hội và tự nhiên là đề tài nghiên cứu của
hàng loạt khoa học: triết học, lịch sử, địa lý, địa chất, sinh học, kinh tế học, kinh tế
chính trị và rất nhiều khoa học khác. Có thể nói rằng, đây là một trong những đề tài
đa diện và đa chiều nhất của khoa học hiện đại. Về mặt triết học, đề tài này đã được
các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đặt ra nghiên cứu. Và mặc dù cho đến
nay đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, song những tiền đề, những giải pháp có tính
nguyên tắc cho vấn đề cực kỳ rộng lớn và phức tạp này của các nhà kinh tế của chủ
nghĩa Mác - Lênin vẫn giữ nguyên giá trị khoa học và thực tiễn. Sự phát triển
nhanh chóng của xã hội, của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, quá trình
quốc tế hoá kinh tế và đời sống xã hội, v.v… đã đem lại rất nhiều mới lạ cho mối
quan hệ tương tác giữa con người , xã hội và tự nhiên. Điều đó, tất yếu dẫn đến
việc xem xét lại vấn đề này ở một trình độ khoa học, kỹ thuật và công nghệ cao
hơn, cập nhật hơn nhằm làm phong phú thêm những nguyên tắc, nguyên lý khoa
học mới bằng những hiểu biết sâu sắc hơn, những ý tưởng táo bạo và thú vị hơn.
ở đây, chúng ta không cần thiết phải phân tích toàn bộ các khía cạnh của vấn đề
quan hệ tương tác giữa con người, xã hội và tự nhiên, mà chỉ dừng lại ở sự phân
tích mối quan hệ tương tác kinh tế và môi trường - phần cốt lõi nhất của mối quan
hệ tương tác rộng lớn và phức tạp nêu trên.
Hệ thống môi trường bao gồm các thành phần môi trường với chức năng cơ bản là
nguồn cung cấp tài nguyên cho con người, là nơi chứa đựng phế thải, là không gian
sống cho con người. Các khả năng này của hệ thống môi trường là hữu hạn. Hệ
thống kinh tế luôn luôn diễn ra các quá trình khai thác tài nguyên (R-Resourse), chế
biến nguyên liệu (P-Production), và phân phối để tiêu dùng. (C-Consumer).
Như vậy hoạt động của hệ thống kinh tế tuân theo chu trình sau:
R
p
c
http://www.ebook.edu.vn
26
Tài nguyên (R) được con người khai thác từ môi trường như khoáng sản, dầu mỏ,
than, gỗ củi… như vậy tài nguyên là nguyên liệu và năng lượng đầu vào cho hệ
thống kinh tế.
Tài nguyên sau khi khai thác được chế biến thành các sản phẩm phù hợp với mục
tiêu của con người, quá trình này được gọi là quá trình sản xuất (P).
Các sản phẩm sẽ được phân phối để tiêu dùng (C). Trong quá trình chuyển đổi
năng lượng này đều kèm theo các chất thải vào môi trường. Các chất thải từ quá
trình khai thác (WR), đó là các dạng tài nguyên khai thác nhưng không được đưa
vào hệ thống kinh tế.
Các chất thải từ quá trình sản xuất, chế biến tài nguyên (WP), là không tránh khỏi vì
trên thực tế chưa có công nghệ chế biến nào đạt hiệu suất sử dụng nguyên liệu
100%.
Các chất thải từ quá trình tiêu dùng các sản phẩm (WC), chất thải bao gồm các dạng
lỏng, khí và rắn.
R
WR
p
c
Wp
Wc
Tổng lượng thải từ hệ thống kinh tế sẽ là W
W = WR + WP + WC
Hoạt động của hệ thống kinh tế tuân theo định luật thứ nhất nhiệt động học, đó là
năng lượng và vật chất không mất đi và không tự sinh ra, chỉ chuyển từ dạng này
sang dạng khác. Cũng chính từ quy luật đó cho thấy tài nguyên mà con người khai
thác càng nhiều thì chất thải càng tăng.
Trên cơ sở phân tích đó cho chúng ta nhận xét về mối quan hệ giữa môi trường và
phát triển kinh tế. Hệ thống kinh tế lấy tài nguyên (R) từ hệ thống môi trường càng
nhiều thì chất thải (W) từ hệ thống kinh tế đưa vào môi trường càng lớn.
R = W = WR + WP + WC
Tóm lại chức năng cơ bản của bất kỳ một hệ thống kinh tế nào như sản xuất, phân
phối và tiêu thụ cũng đều diễn ra trong lòng thế giới tự nhiên bao quanh. Thế giới
tự nhiên đóng vai trò cung cấp nguyên liệu và năng lượng. Không có nguyên liệu
và năng lượng thì không thể có sản xuất và tiêu thụ. Do đó, hệ thống kinh tế tác
động lên thế giới tự nhiên trước hết thông qua việc khai thác và sử dụng nguồn
nguyên liệu và năng lượng sẵn có trong tự nhiên. Mặt khác, các hoạt động sản xuất
http://www.ebook.edu.vn
27