Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.36 MB, 308 trang )
tổng hợp lên đối tượng quản lý (hệ thống môi trường). Vì thế, trong khi hoạch định
chính sách và chiến lược môi trường, trong việc đề ra các quyết định quản lý môi
trường cần phải tính đến tác động tổng hợp và hậu quả của chúng.
- Bảo đảm tính liên tục và nhất quán
Môi trường là một hệ thống liên tục, tồn tại, hoạt động và phát triển thông qua chu
trình trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin “chảy” liên tục trong không gian và
thời gian. Có thể nói, hoạt động của hệ thống môi trường không phân ranh giới theo
thời gian và không gian. Đặc tính này quy định tính nhất quán và tính liên tục của
tác động quản lý lên môi trường, đòi hỏi không ngừng nâng cao năng lực dự đoán
và xử lý tổng hợp cũng như bản lĩnh của quản lý vĩ mô của Nhà nước.
- Bảo đảm tập trung dân chủ
Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của quản lý kinh tế và quản lý xã hội.
Quản lý môi trường được thực hiện nhiều cấp khác nhau. Vì thế, cần phải bảo đảm
mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ trong quản lý môi trường.
Tập trung phải thực hiện trên cơ sở trong bàn bạc, quyết định các vấn đề có liên
quan tới môi trường theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Ngược lại, dân chủ phải thực hiện trong khuôn khổ tập trung, không mâu thuẫn, đối
với tập trung, tránh lãng phí nguồn lực của xã hội. Tập trung được biểu hiện thông
qua kế hoạch hoá các hoạt động phát triển, ban hành và thực thi hệ thống pháp luật
về môi trường, thực hiện chế độ trách nhiệm của người đứng đầu các các cơ quan,
tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình ở tất cả các cấp quản lý, v.v. . . Dân chủ được
biểu hiện ở việc xác định rõ vị trí, trách nhiệm, quyền hạn của các cấp quản lý, ở
việc áp dụng rộng rãi kiểm toán và hạch toán môi trường, ở sử dụng ngày càng
nhiều các công cụ kinh tế vào quản lý môi trường nhằm tạo ra mặt bằng chung,
bình đẳng cho mọi ngành, mọi cấp, mọi địa phương, ở việc tăng cường giáo dục và
nâng cao nhận thức, ý thức môi trường cho các cá nhân và cộng đồng, v.v...
- Kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ
Các thành phần môi trường như không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất,
núi, rừng, sông , hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất,
khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch
sử và các hình thái vật chất khác thường do một ngành nào đó quản lý và sử dụng.
Nhưng các thành phần môi trường lại được phân bố, khai thác và sử dụng trên một
địa bàn cụ thể thuộc quyền quản lý của một cấp địa phươn tương ứng. Cùng một
thành phần môi trường có thể chịu sự quản lý song trùng. Nếu không kết hợp chặt
chẽ giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ thì sẽ làm giảm hiệu lực và
hiệu quả của quản lý môi trường, tài nguyên thiên nhiên tiếp tục bị khai thác, sử
dụng không hợp lý và lãng phí, môi trường tiếp tục bị suy thoái.
http://www.ebook.edu.vn
244
- Kết hợp hài hoà các loại lợi ích
Quản lý môi trường trước hết là quản lý các hoạt động phát triển do con người (cá
nhân hay cộng đồng) tiến hành, là tổ chức và phát huy tính tích cực hoạt động của
con ngườu vì mục đích phát triển bền vững. Con người, dù là cá nhân, tập thể hay
cộng đồng, đều có những lợi ích, những nguyện vọng và những nhu cầu nhất định.
Do đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý môi trường là phải chú ý
đến lợi ích của con người, để khuyến khích có hiệu quả hành vi và thái độ ứng xử
phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường của họ. Lợi ích không những là sự vận
động tự giác, chủ quan của con người nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó mà còn
là động lực to lớn nhằm phát huy tính tích cực, chủ đồng của con người, là phương
tiện hữu hiệu của quản lý môi trường, cho nên phải sử dụng nó để khuyến khích
các hoạt động có lợi cho môi trường.
Kết hợp hài hoà các lợi ích (lợi ích cá nhân, hộ gia đình; lợi ích của doanh nghiệp,
ngành; lợi ích của Nhà nước, xã hội; lợi ích của cộng đồng địa phương, vùng và
quốc gia) phải được tiến hành trên cơ sở những đòi hỏi của các quy luật khách quan
thông qua các biện pháp chủ yếu sau đây:
+ Thực thi chính sách môi trường khách quan, đúng đắn, phù hợp với điều kiện và
đặc điểm phát triển đất nước trong từng thời kỳ. Chính sách môi trường đó phải
phản ánh lợi ích cơ bản và lâu dài của quốc gia, của toàn xã hội, cũng tức là lợi ích
của mọi thành viên trong xã hội.
+ Xây dựng và thực hiện các quy hoạch và kế hoạch về môi trường chuẩn xác, có
tầm nhìn xa, có tính khả thi cao và quy tụ lợi ích của cả hệ thống.
+ Thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt chế độ kế toán và kiểm toán môi trường, sử
dụng đúng đắn và rộng rãi các khuyến khích, đòn bẩy kinh tế để quản lý môi
trường một cách có hiệu quả, nhất là trong thời kỳ quá độ của nền kinh tế từ cơ chế
kế hoạch hoá tập trung quan liêu sang cơ chế thị trường.
Kết hợp hài hoà các lợi ích còn bao hàm sự kết hợp lợi ích quốc gia, lợi ích khu vực
và lợi ích quốc tế, bởi vì bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu, là một
trong những đặc trưng cơ bản của thời đại của nước ta trong tiến trình hội nhập vào
khu vực và thế giới.
- Kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa quản lý tài nguyên và môi trường với quản lý
kinh tế, quản lý xã hội.
Để đạt tới mục tiêu phát triển bền vững, hướng đến một xã hội bền vững trong
tương lai, ngay từ đầu và trong suốt quá trình phát triển, phải kết hợp chặt chẽ, hài
hoà giữa quản lý tài nguyên và môi trường với quản lý kinh tế, quản lý xã hội thông
qua việc hoạch định chính sách và chiến lược phát triển đúng đắn, có tầm bao quát
và có tính tổng hợp, thông qua quá trình hoà nhập các kế hoạch và đầu từ về môi
http://www.ebook.edu.vn
245
trường vào các kế hoạch và đầu tư về kinh tế - xã hội ở tất cả mọi khâu, mội cấp
quản lý của Nhà nước.
-
Tiết kiệm và hiệu quả
Quản lý một đối tượng vô cùng quan trọng và phức tạp như môi trường đòi hỏi
những nguồn lực ngày càng nhiều trong khi phải bảo đảm nguồn lực cho tăng
trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Giải pháp tối ưu cho việc nâng cao năng lực
quản lý Nhà nước về môi trường là thực thi tiết kiệm và tăng hiệu quả. Tiết kiệm và
hiệu quả là hai mặt liên quan chặt chẽ với nhau của quản lý môi trường: làm sao để
với những nguồn vật chất và kỹ thuật, kinh tế và tài chính, lực lượng lao động xã
hội, trình độ khoa học và công nghệ, v.v... hiện có và sẽ có trong từng giai đoạn
phát triển kinh tế - xã hội, có thể khai thác, sử dụng tài nguyên một cách tốt nhất.
Đó chính là yêu cầu của nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả của quản lý môi trường.
Nguyên tắc này có thể được thực hiện thông qua vịêc hoạch định chính sách và
chiến lược bảo vệ môi trường của quốc gia, phù hợp với việc giảm tiêu hao tài
nguyên và chi phí nguyên vật liệu bằng cách áp dụng kỹ thuật hiện đại, công nghệ
tiên tiến có ít hoặc không có chất thải, cải tiến kết cấu sản phẩm, giảm khối lượng
và trọng lượng; sử dụng các vật liệu thay thế các tài nguyên khan hiếm, tận dụng và
tái chế phế liệu; tiết kiệm lao động ở tất cả mọi khâu của qui trình quản lý; bảo đảm
đầu tư vật chất và tài chính có trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải, phân tán, coi trọng
đầu tư đồng bộ và có hệ thống cho quản lý môi trường, v.v..
3. Sản xuất sạch hơn là mục tiêu hướng tới của doanh nghiệp.
3.1. Những khái niệm cơ bản.
a. Khái niệm về sản xuất sạch hợn (SXSH)
Khái niệm về sản xuất sạch hơn lần đầu tiên được UNEP giới thiệu vào năm 1989
(Cleaner Product) . Đây được coi như câu trả lời cho câu hỏi đặt ra là: làm thế nào
để ngành công nghiệp có thể hoạt động theo hướng phát triển bền vững.
SXSH có nghĩa là việc áp dụng một cách có hệ thống các biện pháp phòng ngừa
trong các quy trình, sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm mục tiêu tăng hiệu quả tổng thể.
Điều này đến lượt mình lại giúp cải thiện tình trạng môi trường, tiết kiệm chi phí,
giảm rủi ro cho con người và cho môi trường.
Đối với các quy trình sản xuất. SXSH bao gồm việc bảo quản nguyên liệu,
năng lượng, loại bỏ các nguyên liệu độc hại, giảm bớt số lượng và mức độ
độc hại của các chất thải gây ô nhiễm ngay từ giai đoạn trước khi chúng
được thải ra môi trường.
Đối với các sản phẩm. SXSH chú trọng việc giảm bớt các tác động có hại
trong suốt chu trình sản phẩm, ngay từ khi khai thác các nguyên liệu, cho đến
http://www.ebook.edu.vn
246
khi giao nộp sản phẩm.
Đối với các dịch vụ. Phương pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường bao gồm
từ khâu thiết kế, cải tiến việc quản lý nhà xuởng, đến khâu lựa chọn các loại
đầu vào (dưới dạng các sản phẩm).
Các khái niệm khác như hiệu quả sịnh thái, giảm thiểu chất thải hay phòng ngừa ô
nhiễm đều có chung một mục tiêu là loại trừ hay giảm thiểu ô nhiễm, chất thải
ngay tại nguồn, nơi chúng được sinh ra. Tuy nhiên, chiến lược SXSH khác ở chỗ
đây là một hệ thống các phương pháp, thủ tục đánh giá các nguyên nhân gây ra ô
nhiễm, phát sinh chất thải và phát triển các phương án có thể được áp dụng trên
thực tiễn. Hệ thống này được thiết kế một cách có bài bản, nhằm giải quyết các vấn
đề môi trường cụ thể. Hơn nữa, nội dung chiến lược SXSH còn bao gồm hệ thống
quản lý SXSH được xác định rõ ràng cho phép liên tục cải thiện tình hình kinh tế
và môi trường của đơn vị.
Không nên nhìn nhận SXSH với tư cách là chiến lược chỉ trong lĩnh vực môi
trường, vì nó còn bao gồm trong đó cả những nội dung kinh tế quan trọng. Trong
bối cảnh của chiến lược này, chất thải được coi là một loại "sản phẩm" có giá trị
kinh tế âm. Mọi hoạt động làm giảm mức tiêu thụ nguyên vật liệu, năng lượng,
ngăn ngừa hoặc làm giảm bớt việc phát sinh chất thải, đều có tác dụng nâng cao
năng suất, đem lại lợi ích tài chính cho doanh nghiệp.
Cách tiếp cận theo kiểu phòng ngừa còn có nghĩa rằng các vấn đề về môi trường
phải được giải quyết trước khi chúng có thể phát sinh. Tức là ngay từ khâu lựa
chọn việc thực hiện các quy trình, các loại nguyên vật liệu, mẫu thiết kế, phương
tiện vận tải, dịch vụ, vv... Các tiếp cận này giúp giải quyết có hiệu quả vấn đề tiết
kiệm tài nguyên vì rằng ô nhiễm không những chỉ làm xuống cấp môi trường, mà
còn là dấu hiệu cho thấy rõ tính kém hiệu quả của quy trình sản xuất hoặc quản lý.
Trên thực tế SXSH có nghĩa là:
Tránh hoặc giảm bớt lượng chất thải được sản sinh ra;
Sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng và nguyên vật liêu;
Sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ có lợi cho môi trường;
Giảm bớt lượng chất thải xả vào môi trường, giảm chi phí và tăng lợi ích.
b. Các nguyên tắc và các phương pháp SXSH
Nguyên tắc cảnh giác. Nguyên tắc phòng ngừa không chỉ đơn giản là làm thế nào
để không vi phạm pháp luật, mà còn có nghĩa là bảo đảm để người lao động được
bảo vệ, không bị mắc các chứng bệnh khó chữa chạy, hoặc nhà máy tránh được
những tổn hại không đáng có. Nguyên tắc cảnh giác đòi hỏi giảm bớt một phần sự
can thiệp của con người vào môi trường. Điều này, đặt ra yêu cầu phải có sự thiết
http://www.ebook.edu.vn
247