Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410 KB, 58 trang )
Chuyên đề tốt nghiệp
Học Viện Ngân Hàng
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NHTM
Ngân hàng thương mại
TTQT
Thanh toán quốc tế
NH
Ngân hàng
NK
Nhập khẩu
XK
Xuất khẩu
TCTD
Tổ chức tín dụng
NHNN
Ngân hàng nhà nước
NHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
KTXH
Kinh tế xã hội
CBCNV
Cán bộ công nhân viên
NHTW
Ngân hàng trung ương
NKNT
Kinh doanh ngoại tệ
XNK
Xuất nhập khẩu
Chuyên đề tốt nghiệp
1
Học Viện Ngân Hàng
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu hướng phát triển kinh tế thế giới hiện nay, các quan hệ kinh tế diễn
ra hết sức sôi động, kéo theo đó là sự đa dạng, phức tạp của chu chuyển hàng hóa
quốc tế. Đồng thời với nó là sự vận động của các dòng tiền trong thanh toán. Quá
trình thanh toán có vai trò quan trọng đối với hoạt động của các doanh nghiệp và cá
nhân. Hoạt động thanh toán quốc tế diễn ra trên thị trường rộng, phức tạp bởi
khoảng cách giữa người mua và người bán, bởi thông lệ của mỗi quốc gia và sự
khác biệt trong đồng tiền thanh toán. Phần lớn, các doanh nghiệp, tổ chức và cá
nhân đều không thể độc lập thực hiện được các hình thức thanh toán quốc tế. Do
vậy, đã xuất hiện nhu cầu thanh toán được thực hiện bởi các ngân hàng. NHTM là
một thành viên thực hiện việc thanh toán góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt
động thương mại quốc tế. Ngân hàng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu,
cung cấp dịch vụ thanh toán và dịch vụ mua bán ngoại tệ, đảm bảo cho hoạt động
xuất nhập khẩu được thông suốt, an toàn, hiệu quả.
Mặt khác, nghiệp vụ thanh toán quốc tế đối với các NHTM VN là nghiệp vụ
quan trọng nhất trong số các nghiệp vụ ngoại bảng, và có tốc độ tăng trưởng mạnh
mang lại cho ngân hàng khoản thu phí ngày một lớn. Thanh toán quốc tế quyết định
sự phát triển của hoạt động ngoại thương, là cầu nối cho hoạt động nhập khẩu diễn
ra suôn sẻ và thuận lợi. Xuất nhập khẩu càng tăng về số lượng và giá trị thì hoạt
động thanh toán quốc tế ngày càng đa dạng và phức tạp.
Tuy nhiên, thanh toán quốc tế là hoạt động rất phức tạp, bởi các chủ thể tham
gia có sự cách biệt về địa giới cũng như chế độ chính trị, kinh tế, xã hội. Do đó, các
bên tham gia luôn quan tâm đến việc tìm ra phương thức thanh toán có hiệu quả
nhất và thực hiện các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế.
Sau thời gian thực tập tại phòng Thanh toán quốc tế thuộc NHNo&PTNT
Đống Đa, em đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế
tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Đống Đa”
Chuyên đề tốt nghiệp
2
Học Viện Ngân Hàng
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chuyên đề tập trung nghiên cứu một số giải pháp chính
nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT Chi nhánh Đống Đa
Phạm vi nghiên cứu: Đó là các hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh
Đống Đa trong những năm gần đây.
Phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên các lý thuyết kinh tế kết hợp với thực tế, sử dụng phương pháp phân tích,
lựa chọn, so sánh… để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu.
Ngoài phần mở đầu và phần kết thúc, chuyên đề gồm có 3 phần:
Chương I: Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại.
Chương II: Thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của
NHNo&PTNT Đống Đa.
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của
NHNo&PTNT Đống Đa.
3
Chuyên đề tốt nghiệp
Học Viện Ngân Hàng
CHƯƠNG I: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về thanh toán quốc tế của NHTM
1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế
TTQT là việc thực hiện các nghiệp vụ chi trả về tiền tệ phát sinh từ các quan hệ
kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng và dịch vụ phi mậu dịch giữa các tổ chức
kinh tế, giữa các công ty, các cá nhân của các nước với các đối tác của mình trên thế
giới để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng các
hình thức chuyển tiền hay bù trừ trên các tài khoản tại các ngân hàng.
1.1.2. Khái quát các phương thức chủ yếu dùng trong thanh toán quốc tế
Hiện nay, trong quan hệ ngoại thương có rất nhiều phương thức thanh toán
khác nhau được áp dụng như: chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu, tín dụng chứng từ.....Mỗi
phương thức đều có lợi thế cho một bên và khả năng rủi ro mang lại cho đối tác, vì
vậy cần có sự đàm phán trước khi đi đến thoả thuận của các bên.
1.1.2.1. Phương thức Ghi sổ hay mở tài khoản
Khái niệm: Là phương thức mà người xuất khẩu mở 1 tài khoản để ghi nợ
người nhập khẩu sau khi người xuất khẩu đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ, đến
từng định kỳ người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu.
Đặc điểm của phương thức Ghi sổ
• Đây là phương thức thanh toán chỉ có 2 bên tham gia thanh toán là người bán
và người mua.
• Không có sự tham gia của các ngân hàng với chức năng là người mở tài
khoản và thực thi tài khoản.
4
Chuyên đề tốt nghiệp
Học Viện Ngân Hàng
• Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản đa song biên.
• Chỉ có nhà xuất khẩu mở tài khoản (mở sổ) ghi chép các khoản tiền hàng.
Nếu người nhập khẩu mở tài khoản để ghi thì tài khoản chỉ là để theo dõi,
không có giá trị thanh quyết toán giữa hai bên
Sơ đồ 1.1 Quy trình nghiệp vụ phương thức Ghi sổ
Ngân hàng
bên bán
3
Ngân hàng bên mua
3
3
Người bán
2
Người mua
1
(1) Giao hàng hoặc dịch vụ cùng với gửi chứng từ hàng hoá.
(2) Báo nợ trực tiếp
(3) Người mua dùng phương thức chuyển tiền để trả tiền khi đến định kỳ
thanh toán
1.1.2.2. Phương thức Chuyển tiền
Khái niệm: Thanh toán bằng chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó
khách hàng (người trả tiền) yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền
nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định bằng
phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.
Các bên tham gia
• Người trả tiền (người mua, người mắc nợ) hoặc người chuyển tiền (người
đầu tư, kiều bào chuyển tiền về nước, người chuyển kinh phí ra nước ngoài)
là người yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài.
• Người hưởng lợi (người bán, chủ nợ, người tiếp nhận vốn đầu tư) hoặc là
người nào đó do người chuyển tiền chỉ định.
• Ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng ở nước người chuyển tiền.