Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410 KB, 58 trang )
Chuyên đề tốt nghiệp
23
Học Viện Ngân Hàng
dồi kiến thức, kỹ năng tác nghiệp dược Ban Lãnh đạo Chi nhánh Đống Đa cùng
toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên luôn cố gắng tạo môi trường làm việc văn minh,
chuyên nghiệp, thân thiện để mỗi thành viên tự giác cống hiến hết khả năng giúp
cho chi nhánh phát triển bền vững.
2.1.1. Cơ cấu tổ chức
Để thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra là đầu tư phát triển kinh tế Nông nghiệp nông
thôn và phát triển dịch vụ của ngân hàng đa năng, cơ cấu tổ chức của Chi nhánh có
đặc điểm như sau:
1. Ban giám đốc: gồm Giám đốc và các Phó giám đốc
2. Các phòng bao gồm:
a. Phòng kế toán ngân quỹ
b. Phòng kế toán kiểm toán
c. Phòng hành chính nhân sự
e. Phòng vi tính
2. Các phòng giao dịch
24
Chuyên đề tốt nghiệp
Học Viện Ngân Hàng
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của AGRIBANK Đống Đa
Giám đốc
Phó Giám Đốc
P.kế
toán
ngân
quỹ
Bộ
phận
tín
dụng
P.
KH KD
Bộ
phận
TT
quốc
tế
P.kế
toán,
kiểm
toán
nội
bộ
Bộ
phận
Ng.
Vốn
: Mối liên hệ chỉ đạo trực tiếp
P.
HC
P.
vi
tính
NS
Bộ phận
Marketing
Phòng
giao dịch
Ban giám đốc gồm 3 thành viên : giám đốc và 2 phó giám đốc ( 1 phó giám
đốc phụ trách kế toán va 1 phó giám đốc phụ trách tín dụng ) được phân công công
việc cụ thể đến từng người theo quyết định số 27/QĐ – NHNNoDD-HCNS ngày
14/05/2008 phân công phối hợp công tác trong ban giám đốc. Các nghiệp vụ và chi
Chuyên đề tốt nghiệp
25
Học Viện Ngân Hàng
nhánh phân công công việc cụ thể dến từng người, quy định về chế độ thực hiện uỷ
quyền, quyền phán xét cho vay, chi tiêu tài chính. Hàng tuần, tháng, quý, năm thực
hiện giao ban, kiểm điểm đánh giá công việc, để ra kế hoạch chỉ đạo kinh doanh
trong từng thời kì.
- Phòng kế hoạch – kinh doanh là bộ phận quan trọng đảm trách nhiều nhiệm
vụ hoạt đông kinh doanh của ngân hàng. Phòng bao gồm 4 bộ phận cơ bản : tín
dụng , thanh toán quốc tế , Marketing va quản lý vốn. Mỗi bộ phận đảm trách các
nhiệm vụ khác nhau.
+ Bộ phận tín dụng : thực hiện các hoạt động cho vay các doanh nghiệp quốc
doanh, doanh nghiệp tư nhân, kinh tế hộ gia đình. Thực hiện thường xuyên việc
theo dõi đánh giá, phân loại các khoản nợ, quản lý nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và
đề xuất hướng khắc phục.
+ Bộ phận thanh toán quốc tế : thực hiện nhiệm vụ kinh doanh ngoại tệ bằng
các dịch vụ mở L/C, lập các chứng từ với các đơn vị xuất nhập khẩu. Thực hiện các
giao dich mua bán, kinh doanh trao đổi ngoại tệ.
+ Bộ phận Marketing : thực hiện các hoạt động nghiên cứu, phân khúc thị
trường, khách hàng của ngân hàng. Đề xuất xây dựng kế hoạch kinh doanh, theo dõi
các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch kinh doanh đến các phòng
giao dịch trực thuộc Chi nhánh Đống Đa.
+ Bộ phận quản lý vốn : thực hiện các hoạt động huy động từ các thành phần
kinh tế trong xã hội. Quản lý cân đối nguồn vốn, đưa ra kế hoạch sử dụng vốn, điều
hòa vốn kinh doanh giữa Chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc.
- Phòng kế toán – kiểm toán nội bộ : làm nhiệm vụ trực tiếp hạch toán kế toán,
hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN và NHNo&PTNT Việt
Nam. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính,
quỹ tiền lương đối với Chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc. Thực hiện các
nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dụng
đồng thời chấp hành các quy định về an toàn kho quỹ. Bộ phận kiểm toán làm
26
Chuyên đề tốt nghiệp
Học Viện Ngân Hàng
nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động của chi nhánh, các phòng giao dịch
trực thuộc theo quy định của NHNN & NHNo&PTNT Việt Nam.
- Phòng hành chính nhân sự : có nhiệm vụ theo dõi nhân sự, tiếp nhận và đào
tạo cán bộ . Bên cạnh đó còn thực hiện công tác hành chính, văn thư lưu trữ và phục
vụ hậu cần.
- Phòng vi tính : thực hiện tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu thông tin liên
quan đến hoạt động trên mạng vi tính
Được thành lập từ tháng 4 năm 2008 có trụ sở tại 211 phố Xã Đàn( đường Kim
Liên mới ). Những biến động phức tạp về KT- XH năm 2009 đã tác động không
nhỏ tới kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Tuy nhiên bám sát sự chỉ đạo
của cấp trên, tập thể Ban lãnh đạo và CBNV, Chi nhánh đã đoàn kết một lòng, nỗ
lực cố gắng hoàn thành tốt kế hoạch được giao.
Kết quả kinh doanh cụ thể như sau
2.1.2. Hoạt động huy động vốn
Mạng lưới hoạt động của Chi nhánh không ngừng được mở rộng, chất lượng
hoạt động của Chi nhánh cũng được nâng cao nhờ hệ thống công nghệ mới, hệ
thống cán bộ nhân viên được đào tạo liên tục, trình độ chuyên môn cao. Nhờ đó,
hoạt động huy động vốn được nâng cao về số lượng và chất lượng
Bảng 2.1 Bảng huy động vốn năm 2007 -2009 NHNo&PTNN Đống Đa
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
Tổng nguồn vốn
- Nội tệ
- Ngoại tệ
2008
+/-
2009
417.636 927.320 +413.130 844.693
+/-82.627
333.598 829.128 +495.530 684.019 -145.109
84.038
98.192
+13.854
160.674
+62.482
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh 2007-2009 tại NHNo&PTNT Đống
Đa)
Chuyên đề tốt nghiệp
27
Học Viện Ngân Hàng
Tổng nguồn vốn năm 2008 là 927.320 triệu đồng, tăng 413.130 triệu đồng so
với năm 2007,đạt mức tăng trưởng 98.97%. Đến năm 2009, tổng nguồn vốn chỉ đạt
844.693 triệu đồng giảm 82.627 triệu đồng so với năm 2008 , cụ thể đã không hoàn
thành kế hoạch được giao. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2009 khủng
hoảng kinh tế kéo dài đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt đông của Chi nhánh.
Biểu đồ 2.1 : Tổng nguồn vốn huy động từ 2007-2009
2.1.3. Hoạt động sử dụng vốn
Mỗi ngân hàng có nhiều nghiệp vụ tham gia vào hoạt động sử dụng vốn,
nhưng nghiệp vụ tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng, là nền
tảng cho sự phát triển của một ngân hàng thương mại. Do đó, khi nghiên cứu hoạt
động sử dụng vốn của NHNo&PTNT Đống Đa, chúng ta chủ yếu đi sâu vào tổng
dư nợ và chất lượng tín dụng tại ngân hàng.
Chuyên đề tốt nghiệp
28
Học Viện Ngân Hàng
Bảng 2.2. Tổng dư nợ qua các năm 2007-2009
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Tổng dư nợ
1. Phân theo thời gian
Ngắn hạn
Ngoại tệ
Nợ xấu
Trung dài hạn
Ngoại tệ
Nợ xấu
2. Phân theo nhóm nợ
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
Tỷ lệ thu lãi
2007
190.181
2008
333.154
2009
508.918
130.828
168
226.996
370
6620
106.158
22.212
170
327.077
19.984
17.460
181.841
27.699
2.716
189.963
46
36
16
120
98%
251.393
74.971
6.652
8
130
86%
410.993
77.749
2.599
375
17.202
90%
4
59.353
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh 2007-2009 tại NHNo&PTNT Đống Đa)
Tổng dư nợ năm 2008 tăng 142.974 triệu đồng so với năm 2007,đạt mức tăng
trưởng 75.18%. Năm 2009, tổng dư nợ của Chi nhánh đạt mức tăng trưởng cao,
tăng 175.764 triệu đồng, trong đó chủ yếu là tăng ở dư nợ ngoại tệ ( tăng 111 % so
với năm 2008 )
Nhìn chung công tác tín dụng qua các năm đều thu được nhiều kết quả với sự
tăng trưởng cao. Tỷ lệ cho vay trung dài hạn đạt 36%.
Tuy nhiên, vấn đề nợ xấu của Chi nhánh vẫn chưa đuợc giải quyết mạnh mẽ, tỷ
lệ nợ xấu vẫn tăng qua các năm, trong khi đó việc thu nợ xử lý rủi ro lại có xu
hướng giảm. Cụ thể, năm 2009 số tiền thu nợ xử lý rủi ro của Chi nhánh là 417 triệu
đồng giảm 190 triệu đồng so với năm 2008
29
Chuyên đề tốt nghiệp
Học Viện Ngân Hàng
Biểu đồ 2.2: Tổng dư nợ qua các năm 2007-2009
2.1.4. Kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng không những mang lại thu nhập
cho ngân hàng thông qua chênh lệch giữa giá mua và giá bán mà còn có ảnh hưởng
rất lớn đến hoạt động TTQT.
Bảng 2.3 Kết quả kinh doanh ngoại tệ
Đơn vị: USD
Chỉ tiêu
Doanh số mua
ngoại tệ
-Doanh số mua từ
khách hàng
-Doanh số mua từ
TCTD khác
Doanh số bán
ngoại tệ
-Doanh số bán
cho khách hàng
-Doanh số bán
cho trụ sở chính
( qua Sở QLKD
Vốn & NTệ )
Lãi từ kinh doanh
ngoại tệ
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
15,855,728.39
17,716,825.81
Tỷ lệ %
( Tăng /
Giảm)
+11.74
9,261,060.55
11,293,513.56
+21.95
6,594,667.84
6,423,312.25
-2.60
16,076,648.13
19,356,240.93
+20.40
10,709,276.20
15,598,159.48
+45.65
5,367,371.93
3,758,081.45
-30.00
0
23,062.64
+100.00
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh 2007-2009 tại NHNo&PTNT Đống Đa)
Chuyên đề tốt nghiệp
30
Học Viện Ngân Hàng
Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ năm 2009 cũng đạt được kết quả tốt, đem lại
lợi nhuận cho Chi nhánh. Doanh số mua bán ngoại tệ đều tăng, lần lượt đạt mức
11.74% và 20.40. Tuy nhiên, do có sự chênh lệch giá khá cao giữa NH và thị trường
nên lượng mua từ các thành phần khác còn thấp, chủ yếu vẫn do trụ sở chính cung
ứng
2.1.5. Kết quả kinh doanh
Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của Chi nhánh các năm 2007-2009
Đơn vị:Triệu đồng
Năm
Tổng thu nhập
Tổng chi (chưa bao gồm ngoài
giờ)
Chênh lệch thu chi
Tăng so với năm trước
2007
2008
2009
99.764
119.959
220.669
92.312
87.853
190.784
7.452
32.106
29.885
100%
20.24%
83.96%
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh 2007-2009 tại NHNo&PTNT Đống Đa)
Với sự cố gắng hết mình của Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên
trong toàn Chi nhánh, tổng doanh thu qua các năm đã có sự tăng trưởng vượt bậc từ
99.764 triệu đồng năm 2007 lên 220.669 triệu đồng năm 2009, cao gấp 2.21 lần.
Nguồn thu không ngừng tăng qua các năm là một tín hiệu đáng mừng đối với toàn
Chi nhánh. Trong cơ cấu tổng doanh thu hàng năm, chiếm tỷ trọng cao nhất và
không ngừng tăng về quy mô là nguồn thu từ hoạt động huy động và sủ dụng vốn,
tuy nhiên trong các năm đầu điều kiện về địa điểm chưa ổn định, công nghệ đang
trong giai đoạn đầu tư nên vẫn còn nhiều hạn chế.
Quy mô tổng chi cũng gia tăng qua từng năm, thể hiện các khoản chi phí mà
ngân hàng phải thanh toán cho khách hàng cũng như các khoản chi để duy trì hoạt
Chuyên đề tốt nghiệp
31
Học Viện Ngân Hàng
động kinh doanh của Chi nhánh. Đặc biệt trong năm 2009, tổng chi của toàn Chi
nhánh đạt mức 190.784 triệu đồng, tăng hơn 200% so với năm 2008
Biểu đồ 2.3. Chênh lệch thu chi của NHNo&PTNT Đống Đa
Đơn vị: Triệu Đồng
Chênh lệch thu chi của Chi nhánh tăng dần qua các năm thể hiện hiệu quả hoạt
động kinh doanh của Chi nhánh, đạt mức cao nhất 32.106 vào năm 2008. Năm
2009, chênh lệch thu chi của Chi nhánh giảm nhẹ so với năm 2008, chủ yếu là do
tổng chi trong năm 2009 tăng mạnh đạt 190.784 triệu đồng, tăng hơn 200% so với
năm 2008. Tuy mới thành lập chưa lâu và còn có nhiều hạn chế nhưng đã có những
thành tích bước đầu khả quan, đóng góp vào thành công chung của cả Chi nhánh.
2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động TTQT của NHNo&PTNT Đống Đa
2.2.1. Bối cảnh kinh tế xã hội năm 2009 ảnh hưởng đến hoạt động TTQT
Năm 2009, trước tình hình khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới,
Việt Nam đã chuyển sang mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế và giữ ổn định kinh
tế vĩ mô. Kinh tế Việt Nam năm 2009 bên cạnh những điểm sang thể hiện thành
tựu đạt được vẫn còn bộc lộ những hạn chế và thách thức.
Chuyên đề tốt nghiệp
32
Học Viện Ngân Hàng
Tổng quan kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2009
- Gói kich thích kinh tế
Trước những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu và ngăn
chặn suy giảm kinh tế, từ đàu năm 2009, chính phủ đã đưa ra gói kích thích kinh tế.
Gói kích thích kinh tế đã triển khai được phân thành các phằn sau: (i) gói hỗ trợ lãi
suất 4%; (ii) gói hỗ trợ tiêu dùng bao gồm miễn thuế thu nhập cá nhân và hỗ trợ
người nghèo ăn tết.; (iii) gói hỗ trợ đầu tư bao gồm miễn, giảm, giãn thuế doanh
thu, thuế VAT cho các doanh nghiệp và cho nông dân vay vốn không lãi suất để
mua máy móc thiết bị; (iv) đầu tư công bao gồm xây dựng kết cấu hạ tầng, nhà ở
cho sinh viên và khu chung cư cho người thu nhập thấp. Các gói này được xem như
một liều thuốc “giải cứu” giúp nhiều doanh nghiệp vay được vốn để phục hồi và
duy trì sản xuất và giải quyết việc làm. Đồng thời, chúng còn góp phần quan trọng
làm cho hệ thống ngân hàng cải thiện được tính thanh khoản và duy trì khả năng trả
nợ của khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả trên, gói kích thích kinh tế
vẫn bộc lộ nhiều tồn tại và hệ lụy. Thứ nhất, làm phát sinh tình trạng không công
bằng giữa các doanh nghiệp được vay và không được vay vốn hỗ trợ lãi suất, tạo ra
môi trường kinh doanh bất bình đẳng. Thứ hai, việc thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất
cùng với việc thực hiện chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng
làm cho tổng phương tiện thanh toán và tín dụng tăng ở mức cao gây nguy cơ tái
lạm phát, gây đột biến trên thị trường ngoại hối, thị trường vàng, thị trường bất
động sản. Thứ ba, hiệu quả của gói đầu tư công và cho nông dân vay vốn mua thiết
bị máy móc còn rất hạn chế do những khó khăn về nguồn vốn và thủ tục. Vì vậy,
những thành công và hạn chế của gói kích thích kinh tế quả thật là những vấn đề rất
đáng được nghiên cứu và đánh giá để đưa ra những chính sách phù hợp trong thời
gian tới.
- Tăng trưởng kinh tế
Cần khẳng định rằng dưới tác động mạnh của khủng hoảng kinh tế toàn cầu,
quá trình suy giảm kinh tế của Việt Nam đã không kéo dài và sự phục hồi tốc độ
Chuyên đề tốt nghiệp
33
Học Viện Ngân Hàng
tăng trưởng đến nhanh. Nền kinh tế chạm đáy suy giảm tăng trưởng trong quý
I/2009 sau đó liên tục cải thiên tốc độ ở các quý sau.
Các chỉ số tăng trưởng cho các ngành cũng thể hiện một xu hướng phục hồi
rõ rệt. Giá trị sản xuất công nghiệp quý I đạt 3,2%, quý II tăng lên 7,6% và quý III
là 8,5%. So với khu vực công nghiệp, thì khu vực dịch vụ chịu tác động ảnh hưởng
của suy thoái kinh tế thế giới ở mức độ thấp hơn. Nhìn chung, khu vực dịch vụ vẫn
duy trì tăng trưởng khá cao, tốc độ tăng trưởng trong quý I là 5,1%, trong quý II,
5,7% và 6,8% trong quý III. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, do sản lượng lương thực
năm 2008 đã đạt mức kỷ lục so với trước, nên ngành nông nghiệp tăng không nhiều
trong năm 2009 1,9%. Đây là một thành tựu kinh tế nổi bật trong năm 2009 nếu đặt
trong bối cảnh Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế trong khu vực và thế giới vẫn
đạt mức tăng trưởng dương.
- Đầu tư phát triển
Trong bối cảnh suy giảm kinh tế, những khó khăn trong sản xuất kinh doanh và
hiệu quả đầu tư kinh doanh giảm sút đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động đầu
tư phát triển. Trước tình hình đó, Chính phủ đã thực hiện các giải pháp kích cầu đầu
tư, tăng cường huy động các nguồn vốn, bao gồm việc ứng trước kế hoạch đầu tư
ngân sách nhà nước (NSNN) của các năm sau, bổ sung thêm nguồn vốn trái phiếu
Chính phủ, vốn tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, tín dụng đào tạo lại cho người
lao động bị mất việc làm… Với những nỗ lực đó, nguồn vốn đầu tư toàn xã hội năm
2009 đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong khi các nguồn vốn đầu
tư trong nước có sự gia tăng thì nguồn vốn FDI năm 2009 lại giảm mạnh. Tổng số
vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm 20 tỷ USD (so với 64 tỷ USD năm 2008), vốn
thực hiện khoảng 8 tỷ USD (so với 11,5 tỷ USD năm 2008). Tổng vốn ODA ký kết
cả năm đạt 5,456 tỷ USD, giải ngân đạt khoảng 3 tỷ USD.
Tăng vốn đầu tư trong bối cảnh khó khăn kinh tế toàn cầu là một điểm sáng
của kinh tế Việt Nam năm 2009 để vượt qua tình trạng suy giảm kinh tế. Tuy nhiên,
bên cạnh đó còn xảy ra tình trạng chậm trễ trong giải ngân nguồn vốn đầu tư từ
ngân sách nhà nước và nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, lãng phí, thất thoát vốn đầu