Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410 KB, 58 trang )
4
Chuyên đề tốt nghiệp
Học Viện Ngân Hàng
• Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản đa song biên.
• Chỉ có nhà xuất khẩu mở tài khoản (mở sổ) ghi chép các khoản tiền hàng.
Nếu người nhập khẩu mở tài khoản để ghi thì tài khoản chỉ là để theo dõi,
không có giá trị thanh quyết toán giữa hai bên
Sơ đồ 1.1 Quy trình nghiệp vụ phương thức Ghi sổ
Ngân hàng
bên bán
3
Ngân hàng bên mua
3
3
Người bán
2
Người mua
1
(1) Giao hàng hoặc dịch vụ cùng với gửi chứng từ hàng hoá.
(2) Báo nợ trực tiếp
(3) Người mua dùng phương thức chuyển tiền để trả tiền khi đến định kỳ
thanh toán
1.1.2.2. Phương thức Chuyển tiền
Khái niệm: Thanh toán bằng chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó
khách hàng (người trả tiền) yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền
nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định bằng
phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.
Các bên tham gia
• Người trả tiền (người mua, người mắc nợ) hoặc người chuyển tiền (người
đầu tư, kiều bào chuyển tiền về nước, người chuyển kinh phí ra nước ngoài)
là người yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài.
• Người hưởng lợi (người bán, chủ nợ, người tiếp nhận vốn đầu tư) hoặc là
người nào đó do người chuyển tiền chỉ định.
• Ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng ở nước người chuyển tiền.
Chuyên đề tốt nghiệp
5
Học Viện Ngân Hàng
• Ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng ở nước người
hưởng lợi
Sơ đồ 1.2. Quy trình nghiệp vụ của phương thức chuyển tiền
Ngân hàng
chuyển tiền
3
Ngân hàng đại lý
2
Người
chuyển tiền
4
1
Người hưởng lợi
(1)
Giao dịch thương mại
(2)
Viết đơn yêu cầu chuyển tiền (bằng thư hoặc bằng điện) cùng với uỷ
nhiệm chi(nếu có tài khoản mở tại ngân hàng)
(3)
Chuyển tiền ra nước ngoài qua ngân hàng
(4)
Ngân hàng chuyển tiền cho người hưởng lợi
1.1.2.3. Phương thức Nhờ thu
Phương thức thanh toán nhờ thu là phương thức thanh toán mà người xuất
khẩu sau khi giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ nào đó cho nhà nhập khẩu tiến
hành uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu hoặc chứng từ do người
xuất khẩu lập
Có 2 loại nhờ thu là: Nhờ thu phiếu trơn (Uỷ thác thu khônng kèm chứng từ clean collection) và Nhờ thu kèm chứng từ (documentary collection)
Các loại nhờ thu
a) Nhờ thu phiếu trơn (Uỷ thác thu không kèm chứng từ)
Là phương thức trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người
mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ gửi hàng thì gửi thẳng cho
người mua không qua ngân hàng.
Trình tự tiến hành nghiệp vụ của nhờ thu phiếu trơn phải trải qua các bước sau
đây:
6
Chuyên đề tốt nghiệp
Học Viện Ngân Hàng
(1) Người bán sau khi gửi hàng và chứng từ gửi hàng cho người mua, lập một
hối phiếu đòi tiền người mua và uỷ thác cho ngân hàng của mình đòi tiền hộ bằng
chỉ thị nhờ thu.
(2) Ngân hàng phục vụ bên bán gửi thư uỷ thác nhờ thu kèm hối phiếu cho
ngân hàng đại lý của mình ở nước ngưòi mua nhờ thu tiền.
(3) Ngân hàng đại lý yêu cầu người mua trả tiền hối phiếu (nếu trả tiền ngay)
hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu (nếu mua chịu)
(4) Ngân hàng đại lý chuyển tiền thu được cho người bán, nếu chỉ là chấp nhận
hối phiếu thì ngân hàng gửi hối phiếu hoặc chuyển lại cho người bán.
Khi đến hạn thanh toán, ngân hàng sẽ đòi tiền ở người mua và thực hiện việc
chuyển tiền như trên.
Sơ đồ 1.3. Quy trình nghiệp vụ nhờ thu phiếu trơn
Ngân hàng chuyển
chứng từ
1
2
4
Ngân hàng thu và
xuất trình chứng từ
4
Người bán
4
Gửi hàng và chứng từ
3
Người mua
b) Nhờ thu kèm chứng từ (documentary collection)
Khái niệm: Là phương thức trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ
tiền ở người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ
gửi hàng kèm theo với điều kiện là nếu người mua trả tiền hối phiếu thì ngân hàng
mới trao bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để nhận hàng.
Trình tự tiến hành nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ cũng giống như nhờ thu
phiếu trơn, chỉ khác ở khâu (1) là lập một bộ chứng từ nhờ ngân hàng thu hộ tiền.
Bộ chứng từ gồm có hối phiếu và các chứng từ gửi hàng kèm theo, ở khâu (3) là
ngân hàng đại lý chỉ trao chứng từ gửi hàng cho người mua nếu như người mua trả
tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu.
7
Chuyên đề tốt nghiệp
Học Viện Ngân Hàng
Sơ đồ 1.4 Quy trình nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ
Ngân hàng
chuyển chứng từ
1
2
4
Ngân hàng thu và xuất
trình chứng từ
4
Người bán
4
Gửi hàng
3
Người mua
Trong nhờ thu kèm chứng từ, người bán uỷ thác cho ngân hàng ngoài việc thu
hộ tiền còn có việc nhờ ngân hàng khống chế chứng từ vận tải đối với người mua.
Đây là sự khác nhau cơ bản giữa nhờ thu kèm chứng từ và nhờ thu trơn. Với cách
khống chế này, quyền lợi của người bán được đảm bảo hơn.
Tuy vậy, nhờ thu kèm chứng từ còn một số mặt yếu như sau:
• Người bán thông qua ngân hàng mới khống chế được quyền định đoạt hàng
hoá của người mua nhưng chưa khống chế được việc trả tiền của người mua. Người
mua có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận chứng từ hoặc có thể không
trả tiền cũng được, khi thị trường bất lợi với họ.
• Việc trả tiền còn quá chậm chạp, từ lúc giao hàng đến lúc nhận tiền có khi
kéo dài vài tháng hoặc nửa năm.
• Trong phương thức này ngân hàng chỉ đóng vai trò là ngưòi trung gian thu
tiền hộ, còn không có trách nhiệm đến việc trả tiền của người mua.
Điều kiện trao chứng từ
+ Điều kiện D/P: Là điều kiện thanh toán trả ngay khi chứng từ được xuất
trình. Ngân hàng thu hộ chỉ trao chứng từ thương mại khi nhà nhập khẩu thanh toán
nhờ thu. Thông thường thì người trả tiền phải thanh toán trong vòng 3 ngày làm
việc sau khi bộ chứng từ được xuất trình. Đối với điều kiện D/P , trong lệnh nhờ thu
phải có chỉ thị “ Release Documént against Payment”.
Chuyên đề tốt nghiệp
8
Học Viện Ngân Hàng
+ Điều kiện D/P at X days: Trong thực tế có thể xảy ra trường hợp người nhập
khẩu được yêu cầu ký chấp nhận hối phiếu nhưng chỉ nhận chứng từ khi thanh toán
hối phiếu tại một thời điểm đến hạn. Điều kiện thanh toán như vậy gọi là “
Acceptance D/P hay D/P at X days sight”.
+ Điều kiện D/A: Là điều kiện mà người xuất khẩu cấp tín dụng cho người
nhập khẩu. Thời hạn tín dụng chính là thời hạn của hối phiếu, hay còn gọi là “ thời
hạn trả chậm – Usance”. Đối với điều kiện này, trong lệnh nhờ thu phải có chỉ thị “
Release Document against Acceptance”.
Người nhập khẩu được yêu cầu chấp nhận hối phiếu, có nghĩa là phải ký chấp
nhận thanh toán hối phiếu sau một số ngày nhất định. Khi đã ký chấp nhận, người
nhập khẩu được nhận bộ chứng từ và đi nhận hàng.
Thời điểm để tính thời hạn hối phiếu có thể là:
• Từ ngày nhìn thấy hối phiếu, tức từ ngày ký chấp nhận hối phiếu
• Từ ngày giao hàng được ghi trên hối phiếu
• Từ ngày ký phát hối phiếu
• Một ngày cụ thể trong tương lai.
Phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ mang lại lợi thế cho bên phải
trả. Người được nhận tiền thường bị trì hoãn việc thanh toán bởi vì lý do sai sót
trong bộ chứng từ.
Những lưu ý khi sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu
- Điều kiện liên quan đến hàng hoá:
+Trong trường hợp hàng đến trước chứng từ, người mua có thể yêu cầu Ngân
hàng cấp giấy đảm bảo với hãng chuyên chở để nhận hàng. Muốn có được giấy đảm
bảo, người mua phải trao cho ngân hàng giấy cam kết. Trưởng tàu chỉ giao hàng khi
có giấy đảm bảo.
+ Trong trường hợp người mua từ chối thanh toán và không nhận hàng, cách
giải quyết đối với lô hàng đó cần chú ý:
Chuyên đề tốt nghiệp
9
Học Viện Ngân Hàng
• Uỷ thác ngay cho một cơ quan nào đó hay cho Ngân hàng đại lý lưu kho lô
hàng bị từ chối thanh toán. Nếu uỷ thác chậm, chủ tàu có thể lưu kho lô hàng đó vào
kho của hãng tàu.
• Cách giải quyết hàng hoá bị từ chối có thể: giảm giá hàng bán cho người
mua nếu háng giao chậm, phẩm chất kém… bán cho người khác thông qua tổ chức
trung gian, chuyển trả hàng về nước, bán đấu giá công khai.
- Điều kiện chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu hàng xuất
+ Việc chiết khấu được thực hiện không quá 360 ngày và áp dụng hình thức có
truy đòi.
+ Khách hàng phải có đơn yêu cầu bằng văn bản đề nghị Ngân hàng chiết
khấu.
+ Số tiền chiết khấu:
• Chứng từ phù hợp, số tiền chiết khấu không lớn hơn trị giá bộ chứng từ
• Chứng từ không phù hợp, số tiền chiết khấu không vượt quá 90% giá trị bộ
chứng từ.
• Mức lãi suất chiết khấu được tính trên số ngày chiết khấu thực tế: từ ngày
tài khoản khách hàng ghi Có số tiền chiết khấu đến ngày tất toán chiết khấu hoặc
đến ngày khách hàng hoàn trả chiết khấu.
1.1.2.4. Tín dụng chứng từ L/C
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một ngân hàng
(ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư
tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền
của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số
tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp
với những quy định đề ra trong thư tín dụng.
a) Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có:
- Người xin mở thư tín dụng là người mua, người nhập khẩu hàng hoá, hoặc là
người mua uỷ thác cho một người khác.
Chuyên đề tốt nghiệp
10
Học Viện Ngân Hàng
- Ngân hàng mở thư tín dụng là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, nó
cấp tín dụng cho người nhập khẩu.
- Người hưởng lợi thư tín dụng là người bán, người xuất khẩu hay bất cứ
người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định.
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng là ngân hàng ở nước người hưởng lợi.
b) Đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ
- Thư tín dụng thương mại là một công cụ quan trọng của phương thức tín
dụng chứng từ.
- L/C là hợp đồng kinh tế độc lập chỉ của 2 bên là NH phát hành và người thụ
hưởng. Mọi yêu cầu và chỉ thị của người xin mở L/C là do NH phát hành đại
diện.
- Về bản chất, L/C là 1 giao dịch hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán.
Khi chứng từ xuất trình là phù hợp thì NH phát hành phải thanh toán vô điều kiện
cho nhà xuất khẩu, mặc dù trên thực tế hàng hoá có thể không được giao hoặc được
giao không hoàn toàn đúng như ghi trên chứng từ.
- Lợi ích của L/C là: Khả năng tài trợ vốn, cung cấp hành lang pháp luật cho
thương mại quốc tế, đảm bảo kiểm tra chứng từ cẩn thận trước khi được gửi tới
người mua.
- Phương thức thanh toán L/C ràng buộc ngân hàng mở và các bên tham gia
khá chặt chẽ, nó đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu khi thực hiện giao hàng xong
đúng số lượng và chất lượng cũng như thời gian quy định thì sẽ nhận được tiền
trong thời gian mong muốn. Đối với nhà nhập khẩu, thì khi đã trả tiền họ sẽ nhận
được hàng hoá đúng yêu cầu, đúng thời gian và địa điểm cần thiết. Chính vì vậy mà
phương thức này hiện được dùng khá phổ biến như là công cụ thanh toán chính
trong giao dịch thương mại quốc tế.
c) Những nội dung chủ yếu của một thư tín dụng thương mại bao gồm những
điều khoản sau đây:
- Số hiệu, địa điểm và ngày mở.
Chuyên đề tốt nghiệp
11
Học Viện Ngân Hàng
+ Số hiệu: dùng để trao đổi thư từ điện tín có liên quan đến việc thực hiện thư
tín dụng.
+ Địa điểm mở L/C: là nơi NH mở L/C viết cam kết trả tiền cho người xuất
khẩu.
+ Ngày mở: là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của NH mở L/C với người xuất
khẩu, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C.
- Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến phương thức tín dụng chứng
từ
- Số tiền của thư tín dụng
+ Vừa được ghi bằng số và bằng chữ, thống nhất với nhau, tên của đơn vị tiền
tệ phải rõ ràng. Không nên ghi số tuyệt đối vì người xuất khẩu khó có thể giao hàng
có giá trị đúng như L/C quy định.
+ Nên ghi số tiền theo một giới hạn mà người xuất khẩu có thể đạt được hoặc
là một giới hạn chênh lệch hơn kém % của tổng số tiền.
- Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền, thời hạn giao hàng
- Những nội dung về hàng hoá
- Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hoá
- Những chứng từ người xuất khẩu phải xuất trình.
- Bộ chứng từ bao gồm:
+ Bản gốc thư tín dụng
+ Hoá đơn thương mại
+ Giấy tờ bảo hiểm
+ Vận đơn
+ Giấy chứng nhận kiểm định, giấy chứng nhận xuất xứ
+ Bản kê khai hàng hoá
+ Một số giấy tờ khác theo yêu cầu của người nhập khẩu
12
Chuyên đề tốt nghiệp
Học Viện Ngân Hàng
Sơ đồ 1.5 Quy trình nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ
Ngân hàng mở L/C
8
7
2
5
6
Ngân hàng thông báo
L/C
6
1
Người nhập khẩu
4
5
3
Người xuất khẩu
1) Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng của mình
yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng.
2) Căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng mở thư tín dụng sẽ lập một
thư tín dụng và thông báo qua ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu
thông báo việc mở thư tín dụng và chuyển thư tín dụng đến người xuất khẩu.
3) Khi nhận được thông báo này, ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho
người xuất khẩu toàn bộ nội dung thông báo về việc mở thư tín dụng đó, và khi
nhận được bản gốc thư tín dụng thì chuyển ngay cho người xuất khẩu.
4) Người xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng, nếu
không thì tiến hành đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung thư tín dụng cho
phù hợp với hợp đồng.
5) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của thư
tín dụng xuất trình thông qua ngân hàng thông báo cho ngân hàng mở thư tín dụng
xin thanh toán.
6) Ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư
tín dụng thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu. Nếu thấy không phù hợp, ngân
hàng từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ chứng từ cho người xuất khẩu.
Chuyên đề tốt nghiệp
13
Học Viện Ngân Hàng
7) Ngân hàng mở thư tín dụng đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ chứng
từ cho người nhập khẩu sau khi nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán.
8) Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì
trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền, nếu không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền.
d) Các loại thư tín dụng thương mại gồm có:
+ Theo công dụng của L/C:
• L/C có thể huỷ ngang: loại L/C mà người mở (nhà nhập khẩu) có quyền đề
nghị NH phát hành sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự
chấp thuận và thông báo trước cho người thụ hưởng (người xuất khẩu).
• L/C không thể huỷ ngang: là L/C sau khi đã mở thì NH phát hành không
được sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của L/C nếu không có sự
đồng thuận của người thụ hưởng và NH xác nhận (nếu có).
• Thư tín dụng xác nhận: là loại L/C không thể huỷ ngang, được 1 NH khác
xác nhận, nghĩa là ngoài cam kết thanh toán của NH phát hành L/C còn có thêm sự
cam kết thanh toán của NH xác nhận, NH xác nhận có thể là NH thông báo hoặc là
một NH thứ ba tuỳ theo thoả thuận giữa người mua, người bán và NH phát hành
L/C. Đây là loại L/C đảm bảo nhất cho nhà xuất khẩu.
+ Căn cứ vào thời hạn thanh toán của L/C
• L/C trả ngay: là loại L/C không thể huỷ ngang và phải thanh toán ngay khi
hối phiếu được xuất trình.
• L/C trả chậm: là loại L/C trong đó NH phát hành cam kết thanh toán cho
người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng một số ngày sau khi bộ chứng từ hoàn hảo
được xuất trình hoặc sau ngày giao hàng. Gồm 2 dạng:
- L/C có kỳ hạn: là loại L/C không thể huỷ ngang trong đó NH phát hành sẽ
chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn do người hưởng lợi ký phát khi họ xuất trình được
bộ chứng từ hoàn hảo. Những hối phiếu này nhà xuất khẩu có thể giữ cho đến thời
hạn thanh toán và lúc đấy trình nộp NH để nhận tiền hoặc bán- chuyển nhượng trên
thị trường.
Chuyên đề tốt nghiệp
14
Học Viện Ngân Hàng
- L/C trả dần: là loại L/C không thể huỷ ngang trong đó quy định người hưởng
sẽ được thanh toán dần toàn bộ số tiền của L/C theo những thời hạn đã quy định rõ
trong L/C đó. Loại L/C này không đòi hỏi hối phiếu do người bán ký phát.
• L/C chấp nhận: là loại L/C trong đó NH phát hành L/C thực hiện chấp nhận
hối phiếu hoặc chỉ định bên thứ 3 chấp nhận hối phiếu, với điều kiện người thụ
hưởng xuất trình bộ chứng từ theo quy định của L/C.
+ Một số loại L/C đặc biệt
• L/C có điều khoản đỏ: là L/C mà NH phát hành cho phép NH thông báo ứng
trước cho người thụ hưởng để mua hàng hóa nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hoá
theo L/C đã mở.
• L/C tuần hoàn: là L/C không thể huỷ ngang mà sau khi đã sử dụng hết giá trị
của nó hoặc đã hết hạn thời hạn hiệu lực thì nó lại có giá trị như cũ và tiếp tục được
sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời hạn nhất định cho đến khi tổng giá trị
hợp đồng được thực hiện.
• L/C chuyển nhượng: là L/C không huỷ ngang, người hưởng lợi thứ nhất
chuyển nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C cũng như quyền đòi
tiền mà mình có được cho những người hưởng lợi thứ hai, những người này nhận
một phần của thương vụ.
• L/C giáp lưng (back to back): khi người thụ hưởng nhận được một L/C (L/C
gốc) không phải L/C chuyển nhượng song không thể tự mình cung cấp hàng hoá,
khi đó họ có thể thoả thuận NH của mình phát hành một L/C thứ hai (L/C giáp
lưng) với nội dung tương tự cho người cung cấp hàng hóa.
• L/C dự phòng: thực chất là một hình thức bảo lãnh của NH
1.2. Những vấn đề cơ bản về hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM
Để đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT một cách đầy đủ và toàn diện, ta không
chỉ xem xét tính hiệu quả ở góc độ riêng Ngân hàng mà phải xem xét cả về góc độ
kinh tế và xã hội.Vì vậy, để đánh giá hiệu quả hoạt động, có thể đưa ra hai nhóm :
Nhóm chỉ tiêu đánh giá định lượng và Nhóm chỉ tiêu đánh giá định tính.