1. Trang chủ >
  2. Y Tế - Sức Khỏe >
  3. Sức khỏe giới tính >

II. Các sụn thanh quản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 59 trang )


Hình 10. 17. Các sụn của thanh quản

1. Xương móng 2. Dây chằng móng nắp 3. Màng giáp móng 4. Sụn nắp thanh môn

5. Dây chằng giáp móng giữa 6. Sụn giáp 7. Dây chằng tiền đình 8. Dây chằng thanh âm

9. Cung sụn nhẫn 10. Sụn khí quản 11. Sụn thóc 12. Dây chằng giáp nắp 13. Sụn phễu

14. Mảnh sụn nhẫn

15. Thành màng của khí quản



2. Sụn nhẫn

Sụn nhẫn có hình chiếc nhẫn, nằm ở dưới sụn giáp, gồm 2 phần:

- Cung sụn nhẫn: ở phía trước, sờ được dưới da.

- Mảnh sụn nhẫn: rộng, ở phía sau. Bờ trên có diện khớp, tiếp khớp với sụn phễu. Mặt sau có

mào giữa, là nơi bám của dây chằng thực quản. Mặt trên có diện khớp (ở chỗ nối cung và

mảnh) để khớp với sừng dưới sụn giáp.

- Bờ dưới sụn nhẫn nằm ngang (ngang mức bờ dưới thân đốt sống cổ C6, tương ứng chỗ nối

giữa hầu và thực quản), nối với vòng sụn đầu tiên của khí quản bằng dây chằng nhẫn - khí

quản.

3. Sụn nắp thanh môn

- Sụn nắp nằm sau sụn giáp, như cái nắp của thanh quản. Có hình chiếc lá, cuống ở trước

dưới, gắn vào góc sụn giáp bằng dây chằng giáp nắp. Phần lớn được niêm mạc che phủ.

- Mặt trước: hướng về đáy lưỡi, ở phía sau dây chằng giáp móng và cách dây chằng này bởi

một lớp mỡ đệm. Mặt trước nối với xương móng bằng dây chằng móng nắp.

- Mặt sau: có nhiều lỗ, hố nhỏ góp phần tạo nên mặt trước của tiền đình thanh quản.

4. Sụn phễu

Là sụn đôi, sụn phễu ngồi trên mảnh sụn nhẫn, có hình tháp 3 mặt, một đỉnh và một đáy.

- Đỉnh ở trên nối với đáy sụn sừng.

- Đáy ở dưới, tiếp khớp với sụn nhẫn. Đáy có 2 mỏm:

+ Mỏm cơ là góc ngoài: có nhiều cơ bám.

+ Mỏm thanh âm là góc trước: nơi bám của dây chằng thanh âm.

26



- Mặt trước ngoài: lớn nhất có cơ thanh âm bám.

- Mặt sau: có cơ phễu ngang và cơ phễu chéo bám.

- Mặt trong: nhỏ, có niêm mạc thanh quản bao phủ và liên quan với thanh môn.

5. Sụn sừng

Nhỏ, có đáy cố định vào đỉnh sụn phễu.

6. Sụn chêm

Nằm trong nếp phễu nắp, có khi không có.

7. Sụn thóc

Nằm ở bờ sau màng giáp móng.



III. Các khớp, các màng và dây chằng

1. Các khớp

1.1. Khớp động

- Khớp nhẫn giáp: là khớp giữa sừng dưới sụn giáp và diện khớp giáp ở mặt bên sụn nhẫn. Cử

động chính là sự xoay của sụn giáp quanh trục ngang qua hai khớp và như vậy góp phần kéo

dài dây chằng thanh âm.

- Khớp nhẫn phễu: Giữa hai mặt khớp phễu ở bờ trên mảnh sụn nhẫn với đáy sụn phễu. Khớp

này có các chuyển động:

+ Xoay quanh trục thẳng đứng.

+ Trượt ra ngoài xuống dưới hoặc kéo lên trên vào trong.

Các chuyển động này rất quan trọng vì nó tham gia vào việc đóng mở thanh môn, làm căng

hay chùng dây chằng thanh âm.

1.2. Khớp bất động

Có khớp phễu sừng: đáy sụn sừng cố định vào sụn phễu.

2. Các màng xơ chun của thanh quản

2.1. Màng tứ giác

Màng tứ giác căng từ sụn phễu, sụn sừng đến bờ bên sụn nắp thanh môn. Có hình tứ giác với

4 bờ:

- Bờ trên: tự do, dày lên tạo thành nếp phễu nắp, có sụn chêm ở trong.

- Bờ trước: dính vào bờ bên sụn nắp và góc sụn giáp.

- Bờ sau: dính vào sụn phễu và sụn sừng.

- Bờ dưới: dày, nằm ngang tạo nên dây chằng tiền đình và đội niêm mạc lên tạo nên nếp tiền

đình.

Màng tứ giác là nắp ngăn giữa tiền đình thanh quản và ngách hình lê.

2.2. Nón đàn hồi

Nón đàn hồi còn gọi là màng nhẫn thanh âm, căng từ bờ trên cung sụn nhẫn đến nếp thanh

âm. Phần trước của nó dày lên tạo thành dây chằng nhẫn giáp. Bờ tự do phía trên của nón đàn

hồi tạo nên dây chằng thanh âm căng từ góc sụn giáp đến mỏm thanh âm của sụn phễu. Dây



27



chằng thanh âm là bộ phận chính để phát ra âm thanh, nó đội niêm mạc lên tạo thành nếp

thanh âm.



Hình 10. 18. Các màng và dây chằng của thanh quản

1. Sụn nắp thanh môn. 2. Xương móng 3. DC móng nắp 4. DC giáp móng giữa 5.DC giáp nắp 6.

Màng tứ giác 7. DC tiền đình 8. DC thanh âm 9. Nón đàn hồi 10. DC nhẫn giáp 11. Sụn nhẫn

12. Sụn khí quản 13. Dây chằng giáp móng bên 14. Màng giáp móng 15 & 16. Lỗ vào của ĐM

thanh quản trên 17. Sụn giáp 18. Sụn sừng 19. Sụn phễu 20. DC nhẫn phễu sau 21. Mặt khớp giáp



3. Các dây chằng

- Dây chằng giáp nắp: gắn cuống sụn nắp thanh môn vào góc sụn giáp.

- Dây chằng móng nắp: từ thân xương móng đến trước sụn nắp.

- Dây chằng lưỡi nắp: từ phần hầu của lưỡi đến sụn nắp, tạo nên nếp lưỡi nắp giữa.

- Màng giáp móng: căng từ bờ trên và sừng trên sụn giáp đến sừng lớn và bờ trên thân xương

móng. Ở giữa, màng dày lên tạo nên dây chằng giáp móng giữa và hai bên là hai dây chằng

giáp móng bên có chứa sụn thóc. Mạch máu và thần kinh thanh quản trên chọc thủng màng

này để vào thanh quản.

- Dây chằng nhẫn - khí quản: từ bờ dưới sụn nhẫn đến bờ trên vòng sụn đầu tiên của khí quản.

- Dây chằng nhẫn - phễu sau: nối liền mảnh sụn nhẫn và sụn phễu.

- Dây chằng sừng- hầu: nối sụn sừng với hầu.



IV. Các cơ thanh quản

Có 2 loại: cơ ngoại lai và cơ nội tai.

1. Cơ ngoại lai

28



Các cơ từ các phần xung quanh tới thanh quản. Gồm hai nhóm:

- Cơ nâng thanh quản: Cơ giáp móng, cơ trâm móng, hãm móng, hai thân, trâm hầu và cơ

khẩu cái hầu.

- Các cơ hạ thanh quản: Cơ vai móng, ức móng và ức giáp.

2. Cơ nội tại



Hình 10. 19. Các cơ nội tại của thanh quản

A. Nhìn bên

B. Sau khi cắt mảnh sụn giáp

C. Nhìn sau

1. Cơ nhẫn giáp 2. Cơ phễu nắp 3. Cơ phễu chéo

4. Cơ phễu ngang 5. Cơ nhẫn phễu sau

6. Cơ nhẫn giáp 7. Cơ nhẫn phễu bên



Theo nguyên uỷ có:

2.1. Từ sụn nhẫn

Có 3 cơ:

- Cơ nhẫn giáp: Ở nông nhất, đi từ mặt bên sụn nhẫn tới sừng dưới và bờ dưới sụn giáp. Động

tác: Kéo cung sụn nhẫn lên trên và nghiêng sụn giáp ra trước, nên làm căng và làm mỏng dây

chằng thanh âm khi nói giọng cao.

- Cơ nhẫn phễu bên: Từ cung sụn nhẫn tới mỏm cơ sụn phễu. Động tác: Xoay các sụn phễu

vào trong, nên làm khép thanh môn.

- Cơ nhẫn phễu sau: Đi từ mặt sau mảnh sụn nhẫn đến mỏm cơ của sụn phễu. Động tác: Làm

xoay ngoài các sụn phễu nên làm mở thanh môn và căng dây chằng thanh âm.

2.2. Từ sụn giáp

Có 3 cơ:

- Cơ giáp phễu: Đi từ góc sụn giáp đến bờ ngoài sụn phễu. Cơ làm khép thanh môn và chùng

dây chằng thanh âm.

- Cơ thanh âm: Như là phần trong cùng của cơ giáp phễu, chạy từ góc sụn giáp đến mỏm

thanh âm và mặt ngoài sụn phễu. Cơ nằm ngay dưới dây chằng thanh âm và phía ngoài nón

đàn hồi, có tác dụng làm hẹp thanh môn và hơi căng dây chằng thanh âm.



29



- Cơ giáp nắp: Nằm phía trên cơ giáp phễu, đi từ nắp sụn giáp đến bờ sụn nắp. Tác dụng: hạ

sụn nắp và giống như một cơ vòng thanh quản.

2.3. Từ sụn phễu

Có 3 cơ:

- Cơ phễu ngang: là cơ ngang duy nhất của thanh quản, nối liền mặt sau hai sụn phễu.

- Cơ phễu chéo: chạy từ mỏm cơ sụn phễu này tới đỉnh sụn phễu kia, ở phía sau cơ phễu

ngang.

Hai cơ phễu ngang và phễu chéo còn gọi là các cơ gian phễu, có tác dụng khép thanh môn.

- Cơ phễu nắp: có thể xem như là phần nối dài của cơ phễu chéo lên sụn nắp thanh môn. Tác

dụng tương tự cơ giáp nắp.

Tóm lại, các cơ thanh quản có thể xếp thành các nhóm theo chức năng:

Các cơ tác động lên dây chằng thanh âm:

- Căng dây chằng thanh âm: cơ nhẫn giáp, cơ nhẫn phễu sau và cơ thanh âm.

- Chùng dây chăng thanh âm: cơ giáp phễu.

- Mở thanh môn: cơ nhẫn phễu sau.

- Khép thanh môn: cơ phễu chéo, phễu ngang, nhẫn phễu bên, giáp phễu và cơ thanh âm.

- Làm hẹp tiền đình thanh quản: cơ phễu ngang, giáp phễu, phễu chéo và phễu nắp.



V. Hình thể ngoài của thanh quản

Thanh quản có 2 mặt: trước và sau.

1. Mặt trước

Từ dưới lên trên là:

- Cung sụn nhẫn.

- Dây chằng nhẫn- giáp.

- Mặt trước sụn giáp.

- Mặt trước sụn nắp nhìn lên trên sụn giáp.

2. Mặt sau

Là phần trước của phần thanh hầu, từ dưới lên có: mảnh sụn nhẫn, sụn phễu, lỗ vào thanh

quản và mặt sau sụn nắp.



VI. Hình thể trong

Ổ thanh quản tương đối hẹp và không tương xứng với hình thể ngoài, bị các nếp tiền đình và

nếp thanh âm chia ra làm 3 phần:

1. Tiền đình thanh quản

Tiền đình thanh quản là phần trên hai nếp tiền đình, có hình phễu:

- Trên thông với hầu, tạo nên cửa vào thanh quản.

- Dưới là khe tiền đình ở giữa hai nếp tiền đình.

- Trước là sụn nắp, sụn giáp. Sau là cơ phễu ngang.

- Hai bên là màng tứ giác, các sụn chêm, sụn sừng và mặt trong sụn phễu.

30



Hình 10. 20. Hình thể trong thanh quản

A. Tiền đình thanh quản

B. Ổ dưới thanh môn

1. Sụn nắp thanh môn 2. Xương móng 3. Cơ giáp móng 4. Cơ phễu nắp 5. Sụn giáp

6. Cơ thanh âm 7. Cơ khít hầu dưới 8. Cơ nhẫn phễu bên 9. Bó mạch giáp trên 10. Cơ nhẫn giáp

11. Cơ ức giáp 12. Sụn nhẫn 13. Tuyến giáp 14. Màng giáp móng 15. Màng tứ giác

16. Tiền đình thanh quản 17. DC tiền đình 18. Khe tiền đình 19. Dây chằng thanh âm

20. Khe thanh môn 21. Nón đàn hồi 22. DC vòng



2. Thanh thất

Là khoảng giữa hai nếp tiền đình ở trên và hai nếp thanh âm ở dưới.

- Hơi phình ra, có hai ngách bên là túi thanh quản, chứa nhiều tuyến nhầy.

- Hai dây chằng thanh âm tạo nên hai nếp thanh âm, giới hạn ở giữa là khe thanh môn có hai

phần:

+ Phần gian màng: nằm giữa hai nếp thanh âm, ở phía trước.

+ Phần gian sụn: nằm giữa hai sụn phễu, ở phía sau.

- Nếp thanh âm có bờ mỏng, nằm gần đường giữa hơn nếp tiền đình. Chỉ có nếp thanh âm mới

tham gia vào sự phát âm.

3. Ổ dưới thanh môn

31



Ở phía dưới khe thanh môn:

- Có dạng hình nón, do nón đàn hồi và sụn nhẫn tạo nên.

- Tổ chức dưới niêm mạc lỏng lẻo, nên phù thanh quản dể xuất hiện ở đây.



VII. Mạch máu và thần kinh

1. Mạch máu

Thanh quản được nuôi dưỡng bởi:

- Động mạch thanh quản trên: là nhánh của động mạch giáp trên, chui qua màng giáp móng

vào thanh quản.

- Động mạch thanh quản dưới: là nhánh của động mạch giáp dưới, chui qua màng nhẫn giáp

đến ổ dưới thanh môn.

2. Thần kinh

- Vận động:

+ Cơ nhẫn giáp do nhánh ngoài của thần kinh thanh quản trên vận động. Khi tổn thương thần

kinh này sẽ không nói giọng cao được.

+ Các cơ còn lại của thanh quản do thần kinh thanh quản dưới vận động, nếu liệt sẽ gây mất

tiếng.

- Cảm giác:

+ Phần trên nếp thanh âm do thần kinh thanh quản trên.

+ Phần dưới nếp thanh âm do thần kinh thanh quản dưới.

Thần kinh thanh quản dưới là nhánh tận của thần kinh thanh quản quặt ngược và thần kinh

thanh quản trên đều là nhánh của thần kinh lang thang.



32



KHÍ QUẢN

Mục tiêu bài giảng

1. Xác định vị trí và liên quan của khí quản.

2. Mô tả mạch máu và thần kinh chi phối khí quản.



I. Vị trí và đường đi

Khí quản là một ống dẫn khí hình lăng trụ, nối tiếp từ dưới thanh quản ngang mức đốt sống cổ

6, đi vào ngực, phân chia thành 2 phế quản chính: phải và trái, ở ngang mức đốt sống ngực 4

hoặc 5.



Hình 10. 21. Khí quản

A. Khí quản nhìn từ trước

B. Khí quản nhìn từ sau

1. Phế quản thùy trên 2. Khí quản

3. Dây chằng nhẫn giáp 4. Sụn giáp

5. Cựa khí quản 6. Niêm mạc khí quản 7. Thành màng 8. Mảnh sụn nhẫn



II. Cấu tạo

Gồm 16 - 20 vòng sụn hình chữ C, nối với nhau bằng các dây chằng vòng. Khoảng hở phía

sau các sụn được đóng kín bằng các cơ trơn khí quản, tạo nên thành màng.

Mặt trong được lót bởi niêm mạc. Niêm mạc ở thành sau của khí quản có các nếp dọc được

tạo nên bởi các sợi chun.

Dưới niêm mạc là tấm dưới niêm mạc được tạo bởi tổ chức liên kết, bên trong có nhiều sợi

chun, tuyến, các mạch máu, bạch mạch và thần kinh.



33



Nhìn vào trong lòng, ở nơi phân đôi của khí quản nổi gờ lên ở giữa, gọi là cựa khí quản. Nhìn

từ trên xuống, cựa khí quản hơi lệch sang bên trái.



III. Liên quan

Khí quản dài 15cm, ở người lớn đường kính khoảng 1,2cm, di động dễ và có 2 phần: phần cổ

và phần ngực.

1. Phần cổ

Nằm trên đường giữa, nông.

- Phía trước: từ nông vào sâu gồm có da, tổ chức dưới da, mạc nông, lá nông mạc cổ, lá trước

khí quản. Eo tuyến giáp che phủ các vòng sụn 2, 3 và 4. Dưới đó là tĩnh mạch giáp dưới, động

mạch giáp dưới cùng và tuyến ức ở trẻ em.

- Phía sau: là thực quản và thần kinh thanh quản quặt ngược. (nằm trong góc giữa khí quản và

thực quản).

- Hai bên là bao cảnh và các thành phần của nó, thuỳ bên tuyến giáp.

Khi có chỉ định, người ta thường mở khí quản bằng cách cắt đứt vài vòng sụn đầu tiên của nó.

Tuy thế cũng có thể mở khí quản ở các vòng sụn dưới eo tuyến giáp ngay trên hõm ức, hay có

thể đơn giản hơn là mở vào dây chằng nhẫn giáp trong những trường hợp không đủ điều kiện.

2. Phần ngực

Nằm trong trung thất trên, đoạn cuối hơi lệch sang phải vì có cung động mạch chủ tựa vào bên

trái.

- Phía sau: thực quản nằm hơi lệch sang trái và đám rối thực quản.

- Phía trước: có cung động mạch chủ, động mạch cảnh chung trái, thân tay đầu, rồi đến tĩnh

mạch cánh tay đầu trái, tuyến ức.

- Bên phải: là thần kinh lang thang, cung tĩnh mạch đơn, tĩnh mạch chủ trên.

- Bên trái: phần trái cung động mạch chủ, động mạch cảnh chung trái và thần kinh quặt ngược

thanh quản trái.

- Dưới chỗ phân chia là nhóm nốt bạch huyết khí - phế quản.



IV. Mạch máu và thần kinh

- Khí quản được nuôi dưỡng bởi các nhánh khí quản của động mạch giáp dưới, thân giáp cổ

và động mạch giáp trên, động mạch phế quản.

- Chi phối phế quản là các nhánh thần kinh từ các hạch giao cảm cổ và các thần kinh thanh

quản quặt ngược phải và trái.



34



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×