1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Báo cáo khoa học >

Những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu tư bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.56 KB, 41 trang )


Nam và Hoà Kỳ. Hiệp định đã mở ra thị trường Hoa Kỳ khổng lồ cho các nhà

xuất khẩu Vịêt Nam trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng với các nước khác. Các

cam kết toàn diện trong hiệp định sẽ không những thức đẩy thươg mại 2 chiều

giữa 2 nước mà còn tăng thêm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Vịêt

Nam đối với các nhà đầu tư Hoa Kỳ và các nước khác.

Sau khi hiệp định thương mại có hiệu lực, 1 số nhà đầu tư như công ty

bánh kẹo Kinh Đô đã đầu tư vào thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên tỷ trọng vốn

đầu tư thực hiện của Vịêt Nam tại Hoa Kỳ chỉ chiếm gần 1% tổng đầu tư thực

hiện ra nước ngoài của Vịêt Nam, và vốn đăng ký chỉ chiếm 3% trong tổng số

vốn đăng ký xuất khẩu tư bản của Vịêt Nam. Như vậy thực tế cho thấy việc

đầu tư vào Hoa Kỳ của các doanh nghiệp Vịêt Nam còn rất ít, chưa đáng kể.

Trong khi, đầu tư vào Hoa Kỳ là 1 trong những cách để thâm nhập vào

thị trường Hoa Kỳ và các doanh nghiệp Vịêt Nam có thể tận dụng thêm cơ hội

đầu tư tại nước này. Con số thống kê cho thấy dường như các doanh nghiệp

Vịêt Nam chưa tận dụng hết các cơ hội đầu tư mà mới chỉ tận dụng cơ hội

xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Nhìn chung thị trường Hoa Kỳ là thị trường lớn và

việc thực hiện đầu tư tại Hoa Kỳ sẽ giúp doanh nghiệp Vịêt Nam tạo thế đứng

vững chắc trên thị trường này. Kinh nghiệm của các nước khác đã chỉ rõ điều

này. Như hãng Honda của Nhật Bản đã đầu tư rất nhiều vào các nhà máy lớn

ở Hoa Kỳ để không chỉ xuất khẩu xe hơi sang Hoa Kỳ mà còn coi đây là 1

trung tâm sản xuất của mình phục vụ cho thị trường Hoa Kỳ và các nước

khác. 1 ví dụ khác mà các doanh nghiệp Vịêt Nam có thể học hỏi , đó là

trường hợp hãng Haier của trung Quốc. Hãng này đã coi đầu tư vào Hoa Kỳ

là 1 cách làm có hiệu quả để củng cố vị thế của hãng tại Hoa Kỳ và là cách để

tránh các vụ kiện bán phá giá. Do đó các doanh nghiệp Vịêt Nam cần tìm hiểu

kỹ hơn cơ hội đầu tư vào Hoa Kỳ theo cam kết của hiệp định.

A Những cơ hội:

Doanh nghiệp Vịêt Nam có cơ hội lựa chọn địa chỉ đầu tư thích hợp, từ đó

nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

15



Trong bối cảnh xu hướng tự do hoá đầu tư đang diễn ra mạnh mẽ như hiện

nay các quốc gia trên thế giới hầu hết đều thực thi những biện pháp khuyến

khích nhằm kêu gọi vốn đầu tư từ bên ngoài. Điều kiện đó đã mở ra cho các

doanh nghiệp Vịêt Nam cơ hội nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng việc đầu

tư vào những nơi có khả năng mang lại tỷ suất lợi nhuận cao. Điểm đến của

đầu tư không bị bó hẹp trong khuôn khổ địa lý một quốc gia mà được mở

rộng ra các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới .

-



Các doanh nghiệp Vịêt Nam có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ.



Hoạt động thương mại là một trong những bước cơ bản đầu tiên trong lộ

trình xâm nhập thị trường nước ngoài, nhưng để thực sự tồn tại lâu dài tại thị

truơng các nước trên thế giới, doanh nghiệp nhất thiết phải thành lập các chi

nhánh ở nước ngoài thông qua các hình thức như doanh nghiệp liên doanh

hay doanh nghiệp 100% vốn. Đây chính là kinh nghiệm thành công và lớn

mạnh của các công ty xuyên quốc gia trên thế giới.

Vịêt Nam đang trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, các

sản phẩm của Vịêt Nam bước đầu nhận được sự đánh giá khá cao của người

tiêu dùng nước ngoài. Nhưng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt

như hiện nay, cùng với việc các quốc gia đặc biệt là các nước phát triển

thường sủ dụng những biện pháp thương mại rất tinh vi để hạn chế khả nâng

xâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào thị trường nước họ, thì xuất khẩu tư

bản trở thành hoạt động kinh tế hữu ích giúp cho các doanh nghiệp mở rộng

thị trường tiêu thụ, tạo thế vững chắc và bổ sung cho sự phát triển của các chi

nhánh và công ty mẹ ở trong nước.

- Doanh nghiệp Vịêt Nam có điều kiện khai thác các nguồn lực sản

xuất của nước ngoài để từ đó phát huy được lợi thế so sánh của nước mình.

Thực tế cho thấy rằng, mỗi quốc gia đều có những nguồn lực sản xuất

nhất định và tổng nguồn lực là hữu hạn. Đây chính là một nguyên nhân cơ

bản khiến cho doanh nghiệp của quốc gia tìm kiếm cơ hội đầu tư ở quốc gia

khác nhằm khai thác nguồn lực của nước đó để phát triển. Đồng thời cùng với

16



quá trình khai thác là việc phát huy thế mạnh của mỗi doanh nghiệp. Những

lợi thế sẽ không đem lại lơị nhuận một khi chúng không được triển khai trong

thực tiễn.

- Các doanh nghiệp Vịêt Nam có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với các thị

trường quốc tế về vốn, máy móc thiết bị, KHCN, từ đó có điều kiện tiếp thu

công nghệ mới, hiện đại hơn, có điều kiện đổi mới cơ cấu sản xuất của doanh

nghiệp.

-



Các doanh nghiệp Vịêt Nam có điều kiện tiếp thu kinh nghiệm quản lý



tiên tiến, nâng cao trình độ tổ chức, quản lý sản xuất, nâng cao hiểu biết về

luật pháp và ý thức chấp hành luật pháp, nâng cao khả năng cạnh tranh công

bằng trên trường quốc tế và cả ở trong nước.

B Những thách thức.

Trở thành thành viên của tổ chức WTO, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có

rất nhiều cơ hội mới để phát triển sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh đó cho các

doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức.

Muốn có thị trường toàn cầu thì Việt Nam cũng phải mở cửa thị trường

nội địa cho các nước. Đây là thách thức trước tiên, bởi cả nước đang có số

lượng rất đông, hơn 230.000 doanh nghiệp, nhưng phần lớn là vừa và nhỏ,

năng lực cạnh tranh kém. Khi mở cửa hội nhập, vấn đề cạnh tranh giành

nguồn lực con người sẽ diễn ra khốc liệt. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt

Nam khá năng động và chuyển động rất nhanh khi môi trường kinh doanh

thay đổi. Vượt qua được thách thức của sự cạnh tranh, Việt Nam sẽ tạo được

môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng. Những doanh nghiệp nào trước

đây dựa dẫm vào sự hỗ trợ, ưu đãi của chính sách thì nay buộc phải vươn lên,

tự đứng bằng hai chân của mình...

Các doanh nghiệp nước ngoài vào hoạt động ở Việt Nam sẽ dùng

lương, dùng các chính sách ưu đãi để thu hút lao động, nhất là lao động có

năng lực về làm việc cho mình. Thách thức này đòi hỏi các doanh nghiệp

trong nước phải có chiến lược đào tạo, có cơ chế phù hợp nhằm “chiêu hiền

17



đãi sĩ”, để giữ lao động. Đồng thời, phải có những đổi mới trong cách quản lý.

Xu thế hiện nay, Nhà nước tập trung quản lý ở tầm vĩ mô, xây dựng hệ thống

pháp luật, chính sách và kiểm tra việc thực hiện luật, chính sách đó; chuyển

quyền quản lý trực tiếp cho các hiệp hội ngành hàng, tạo điều kiện bảo vệ

được ngành hàng và hợp tác liên kết cùng phát triển. Thực tế đã cho thấy, khi

chúng ta chuyển quản lý trực tiếp việc xuất khẩu gạo cho hiệp hội thực hiện

đã tạo điều kiện để mọi thành phần đều có thể xuất khẩu gạo, thông qua sự

quản lý của hiệp hội. Xu thế này tạo nên sự hợp tác, liên kết rất quan trọng liên kết với nhau để tạo sức mạnh cho nhau và cùng phát triển.

Nếu biết và quyết tâm vượt qua tất cả những thách thức thì chúng ta sẽ

phát triển. Nhiều người cho rằng, thách thức cũng là cơ hội mới, cuộc sống

không có thử thách thì không còn là cuộc sống. Gia nhập WTO đem lại cho

chúng ta nhiều cơ hội và nhiều thách thức. Có tận dụng được cơ hội, có vượt

qua đựơc thách thức, biến thách thức thành cơ hội hay không hoàn toàn do sự

đổi mới trong nhận thức cũng như hành động của các cấp, các ngành, do sự

năng động của từng doanh nghiệp. Nhà nước mở cửa, có chính sách thu hút

đầu tư, nhưng các địa phương và các doanh nghiệp không tha thiết thu hút đầu

tư, thì chúng ta cũng không thể đạt mục tiêu đề ra.

Bản thân việc gia nhập WTO không làm Việt Nam giàu lên hay nghèo

đi mà chỉ là tạo cơ hội. Chúng ta tranh thủ được cơ hội thì sẽ phát triển, vượt

qua đựơc thách thức thì sẽ tạo thêm cơ hội mới. Bởi vậy, đòi hỏi sự cố gắng

của tất cả các bộ, ngành, các địa phương, nhất là sự lao động sáng tạo, liên kết

chặt chẽ giữa các doanh nghiệp Việt Nam, tạo sức mạnh nội lực lớn hơn để

phát triển nhanh hơn, bền vững hơn. , Tuy nhiên doanh nghiệp Việt Nam còn

gặp phải nhiều thách thức lớn khi thực hiên hoạt động xuất khẩu tư bản .

-



Tiềm lực tài chính của đại đa số các doanh nghiệp Vịêt Nam còn yếu



Theo kết quả điều tra về doanh nghiệp được tổng cục thống kê công bố,

tính đến cuối năm 2003, cả nước có khoảng 72.016 doanh nghiệp, với tổng

lượng vốn đầu tư là 1.709 nghìn tỷ đồng, trung bình quy mô vốn đầu tư của 1

18



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

×