1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Tài chính - Ngân hàng >

Tổng quan về Công ty Cổ phần tập đoàn G.Home

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.83 KB, 62 trang )


BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH KINH TẾ

Trang web: www.everhome.com.vn/ www.everhome.vn/ www.ghome.vn

Địa chỉ Email: info@everhome.com.vn

Vốn điều lệ: 16.500.000.000VND

Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất - kinh doanh chăn - ga - gối - đệm

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Sau quá trình nghiên cứu và khảo sát thị trường. Tháng 05 năm 2005, Công ty cổ

phần Siêu Việt chính thức được thành lập. Sản phẩm đầu tiên của Công ty là đệm lò xo

mang thương hiệu Everhome được sản xuất trên diện tích nhà xưởng 0,6 ha tại Phú

Diễn - Từ Liêm - Hà Nội.

Sản xuất đúng mặt hàng thị trường đang có nhu cầu với chất lượng cao, Công ty

đã nhanh chóng có được sự tín nhiệm của người tiêu dùng và phát triển được hệ thống

phân phối trên toàn Miền Bắc với hơn 200 điểm bán lẻ tại các Tỉnh thành.

Đến nay Everhome trở thành nhà sản xuất Chăn- Ga - Gối - Đệm lớn, mạnh tại Việt

Nam, hội tụ nhiều kinh nghiệm và áp dụng công nghệ tiên tiến cho ra thị trường những

sản phẩm chất lượng có uy tín.

Với gần 5 năm kinh nghiệm của nhà sản xuất Đệm tại Miền Bắc Việt Nam. Một

đất nước hơn 80 triệu dân trải dài trên 1.650 km theo dọc đuờng kinh tuyến và có thời

tiết bốn mùa rõ rệt, mọi người đều muốn nằm ấm khi trời trở lạnh.

Nắm rõ được nhu cầu thiết yếu của thị trường kèm theo những quy luật của thời tiết

Đất Nước ta, năm 2007 Công ty đã thực hiện dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất Đệm

bông ép theo công nghệ tiên tiến nhất của Hàn Quốc trên diện tích 2ha tai khu công

nghệ cao Hoà Lạc - Hà Nội.

Năm 2008 Công ty chính thức trở thành nhà sản xuất Đệm lò xo, Đệm bông ép,

chăn - ga - gối với qui mô mở rộng. Cùng với việc đầu tư về chiều sâu với nhiều máy

móc hiện đại nhập từ Nhật bản, Hàn quốc. Thương hiệu Everhome dần dần được nhiều

người biết đến.

Năm 2008 đánh giá một bước ngoặt cơ bản khi Công ty tung ra thị trường sản

phẩm Đệm bông ép Everhome.

Cùng với định hướng sản xuất các sản phẩm chất lượng tốt năm 2009 Công ty

triển khai đầu tư thêm thiết bị sản xuất chăn - ga - gối hiện đại bậc nhất khu vực, các

sản phẩm đưa ra đạt tiêu chuẩn, chất lượng tốt màu sắc, mẫu mã đẹp so với các nhà

sản xuất trên thị trường hiên nay.

Dự án nối tiếp dự án, sản phẩm nối tiếp sản phẩm ra đời tại Siêu Việt - Everhome

thể hiện sức sáng tạo, sự làm việc không mệt mỏi của Người Chủ năng động của Công

ty, Giám Đốc Nguyễn Hách cùng đội ngũ nhân viên giầu kinh nghiệm, nhiệt huyết.

SV: Tạ Thị Ngọc Mai



5



BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH KINH TẾ

Tại Siêu việt hội tụ văn hoá, một cách nghĩ “ Hết mình vì một sản phẩm - vì một nhu

cầu thiết thực cho Người tiêu dùng”. Everhome đang “ Gần gũi với người Việt Nam”

và sẽ gần gũi với cả người tiêu dùng trên khắp Thế Giới.

Với sự lớn mạnh của Công ty Tháng 12 năm 2010 Công ty Cổ phần Siêu Việt

thay đổi thành Công ty Cổ phần tập đoàn G.Home.

Đến nay Everhome trở thành một trong những thương hiệu chăn - ga - gối - đệm

lớn nhất Việt Nam với doanh thu hàng năm ở mức hàng trăm tỷ đồng và sản lượng

tăng trưởng bình quân 100% mỗi năm, luôn đứng ở Top đầu trong thị trường chăn - ga

- gối - đệm trong nước và đang vươn tầm thế giới.



1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần tập đoàn G.Home





Chức năng



Theo Giấy phép kinh doanh thì Công ty cổ phần tập đoàn G.Home có chức năng

sau: Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng chăn – ga – gối – đệm cung cấp cho thị

trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài





Nhiệm vụ



Công ty có nhiệm vụ giám đốc chặt chẽ trong quá trình sản xuất – kinh doanh,

tuân thủ đúng các quy định pháp luật hiện hành của Viêt Nam có liên quan đến lĩnh

vực hoạt động của Công ty, chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ hạch toán, kế toán

thống kê, thực hiện đúng chế độ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan,

ban ngành liên quan. Đồng thời phải thực hiện đúng hạn, đầy đủ các nghĩa vụ báo cáo,

thuế với Nhà nước. Mở rộng thị trường, đồng thời tìm kiếm thị trường mới, kinh

doanh các mặt hàng theo giấy phép đăng ký kinh doanh của Công ty. Tạo công ăn việc

làm ổn định cho đội ngũ nhân viên và cán bộ quản lý Công ty.

 Các nhóm hàng hóa và dịch vụ chính mà Công ty đang sản xuất - kinh doanh



Sản xuất và cung cấp các sản phẩm chăn - ga - gối - đệm cung cấp cho thị

trường trong nước và quốc tế.

Các sản phẩm hiện tại của Công ty bao gồm: Bộ chăn ga gối, đệm lò xo, đệm

bông ép với kiểu dáng, mẫu mã đa dạng - phong phú.



1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty

1.3.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý và mối quan hệ giữa các bộ phận

Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty



ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

SV: Tạ Thị Ngọc Mai



6

BAN GIÁM ĐỐC



BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH KINH TẾ



Phó giám đốc kỹ thuật

Phòng

tổng hợp



Phòng kế

hoạch kỹ

thuật



Phó giám đốc dự án

Phòng kế

hoạch XNK



Phòng

vật tư



Phân xưởng may I, II



Kế toán trưởng

Phòng tài chính

kế toán



Phân xưởng dệt I, II



Phân xưởng hoàn thiện

1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong Công ty

*Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan

có thẩm quyền cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề

được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định.

*Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công

ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những

vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có trách nhiệm giám sát

Tổng Giám đốc điều hành và những người quản lý khác.

*Ban Kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng

cổ đông bầu ra. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều

hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động

độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc.

*Ban Giám đốc: Giám đốc điều hành quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến

hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc

thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

*Các phòng ban nghiệp vụ: Các phòng, ban nghiệp vụ có chức năng tham mưu

và giúp việc cho Ban Giám đốc, trực tiếp điều hành theo chức năng chuyên môn và chỉ

đạo của Ban Giám đốc. Công ty hiện có 5 phòng nghiệp vụ với chức năng được quy

định như sau:

- Phó Giám đốc kỹ thuât:

Phó giám đốc kỹ thuật: là người được uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước giám

đốc về mặt kỹ thuật trả lương, mỹ thuật, chất lượng, tiến độ, mẫu mã,chủng loại...

- Phó Giám đốc dự án.



SV: Tạ Thị Ngọc Mai



7



BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH KINH TẾ

Phó giám đốc dự án là người được uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước giám

đốc Công ty về những lĩnh vực sau:

- Nghiên cứu và xây dựng các kế hoạch tháng, quý, năm của Công ty.

- Nghiên cứu chỉ đạo việc tiếp cận khai thác và nắm bắt các thông tin về thị

trường khách hàng, đối tác kinh doanh.

- Tổ chức chỉ đạo các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh.

* Kế toán trưởng:

Kế toán trưởng giúp giám đốc Công ty thực hiện đúng pháp luật, quy định, chế

độ kế toán của nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh và điều hành bộ máy kế

toán toàn Công ty.

*Phòng tài chính kế toán: Phòng tài chính kế toán có chức năng tham mưu cho

giám đốc tổ chức, triển khai thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán thống kê,

thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở toàn Công ty theo pháp luật.

+ Nhiệm vụ của phòng kế toán là:

+ Tham mưu cho lãnh đạo Công ty nắm bắt và làm việc với Tổng Công ty thực

hiện nhiệm vụ nhận vốn Nhà nước giao cho Công ty.

+ Tham mưu cho lãnh đạo Công ty thực hiện quyền đầu tư liên doanh, liên kết,

góp vốn cổ phần, thực hiện quyền chuyển nhượng, thế chấp. Thực hiện việc kiểm soát

và sử dụng vốn.

+ Quản lý sử dụng phần lợi nhuận sau thuế.

+ Thực hiện báo cáo thống kê định kỳ theo quy định của Nhà nước và báo cáo

thống kê các yêu cầu của chủ đại diện sở hữu.

* Phòng tổng hợp:

+ Chức năng chuyên môn tham mưu cho giám đốc tổ chức, triển khai, chỉ đạo

các mặt công tác.

+ Nhiệm vụ: Xây dựng, sửa đổi, bổ sung điều lệ tổ chức và điều lệ của Công ty

trình lên giám đốc xem xét. Tổng hợp số liệu và lưu trữ về tổ chức lao động, lập báo

cáo của Công ty báo cáo cho cấp có thẩm quyền theo định kỳ hoặc yêu cầu đột xuất.

*Phòng kế hoạch kỹ thuật.

+ Chức năng: Tham mưu giúp việc cho giám đốc tổ chức và triển khai các công

việc có trong kế hoạch, đầu tư và liên kết, liên doanh trong và ngoài nước và chỉ đạo

về công tác khoa học kỹ thuật, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, phòng chống

bão lụt.

SV: Tạ Thị Ngọc Mai



8



BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH KINH TẾ

+ Nhiệm vụ: Giám sát chất lượng, an toàn tiến độ công việc của toàn Công ty.

Xét duyệt các biện pháp thực hiện đối với các đơn đặt hàng thuộc Công ty quản lý và

giao cho các đơn vị khác. Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch

trong kỳ của Công ty.

* Phòng kỹ thuật vật tư :

Có nhiệm vụ tổ chức quy trình sản xuất của các phân xưởng, lập định mức sản

xuất, tiêu chuẩn kỹ thuật cho từng loại sản phẩm, tiến hành dựng mẫu, may mẫu, phổ

biến kỹ thuật tới các phân xưởng sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm may chuyền.

+ Phòng kế hoạch, xuất nhập khẩu: giúp ban giám đốc lập kế hoạch sản xuất

kinh doanh. Xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch cung ứng vật tư, xử lý các

hoạt động liên quan tới xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị cho sản xuất,

chủ động tìm kiếm các đối tác cung cấp vật tư trong và ngoài nước, làm các thủ tục

liên quan tới xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.

+ Phân xưởng may: chuyên sản xuất các loại sản phẩm may. Được chia thành 14

tổ khác nhau, mỗi tổ chịu trách nhiệm về từng mảng trong quá trình sản xuất và hoàn

thiện sản phẩm. Phân xưởng có một quản đốc chịu trách nhiệm chung về hoạt động

sản xuất của phân xưởng và một trưởng phòng chịu trách nhiệm về chất lượng sản

phẩm. Mỗi tổ có một tổ trưởng và một tổ phó.

+ Phân xưởng dệt: chuyên cung cấp các loại sản phẩm dệt. Gồm 8 tổ, có một

quản đốc phân xưởng. Do số công đoạn ít, mỗi công đoạn có tính độc lập nhất định

nên tính chất dây chuyền ít hơn bên xưởng may.

+ Phân xưởng hoàn thiện: tiếp nhận các sản phẩm từ phân xưởng may và phân

Kế toán trưởng

xưởng dệt tiến hành hoàn thiện sản phẩm.



1.4. Tổ chức và hạch toán kế toán tại Công ty

1.4.1. Cơ cấu bộ máy kế toán và mốitổng hợp

Kế toán quan hệ

Hình 1.2 Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần tập đoàn G.Home



Kế toán CFSX và Z Kế toán vật tư



Kế toán tiền lương Kế toán thanh toán khối lượng sản phẩm thống kê

Kế toán TSCĐ



Nhân viên kế toán các đội sản xuất

SV: Tạ Thị Ngọc Mai

9



BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH KINH TẾ



* Giải thích mối quan hệ

Phòng kế toán của Công ty gồm: Đứng đầu là kế toán trưởng, chỉ đạo hoạt động

của các kế toán viên trong phòng kế toán. Các kế toán viên gồm: kế toán tổng hợp, kế

toán chi phí sản xuất và giá thành, kế toán vật tư, kế toán thanh toán lương, kế toán

TSCĐ, kế toán thanh toán khối lượng sản phẩm thống kê.

Mỗi nhân viên kế toán làm tròn bổn phận của mình trong mối quan hệ với cấp

trên và các phân xưởng, đội ở phía dưới.

* Quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán:

+ Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra công việc do

nhân viên kế toán thực hiện. Tổ chức lập báo cáo theo yêu cầu của quản lý. Chịu trách

nhiệm trước giám đốc, cấp trên và nhà nước về các thông tin kế toán.

+ Kế toán CFSX và Z:

Có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất của xí nghiệp căn cứ vào chi phí thực tế và

chi phí dự toán tiến hành kết chuyển lỗ lãi của quá trình sản xuất kinh doanh.

+ Kế toán vật tư:

Có nhiệm vụ ghi chép các số liệu vật tư mà các nơi cung cấp về.

+ Kế toán tiền lương:

Có nhiệm vụ tổng hợp và tính tiền lương theo hệ số lương, số ngày làm, nghỉ,

làm thêm…và nộp cho kế toán trưởng.

+ Kế toán TSCĐ:

Chịu trách nhiệm phản ánh số lượng hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có. Phản

ánh kịp thời hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng.

+ Kế toán thanh toán khối lượng sản phẩm thống kê:

Có nhiệm vụ thanh toán khối lượng theo số lượng đã thống kê và tổng hợp.

+ Nhân viên kế toán các đội sản xuất :

SV: Tạ Thị Ngọc Mai

10



BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH KINH TẾ

Có nhiệm vụ tổng hợp, tính toán, ghi chép số lượng từ các đội sản xuất rồi nộp

cho kế toán trên để tổng hợp.

1.4.2. Hệ thống sổ sách kế toán mà Công ty đang áp dụng

Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính: Nhật ký chung.



Hình 1.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung



Chứng từ gốc

(1a)



(1b)



(1)

(1)



Sổ nhật ký chung

Sổ, thẻ kế toán chi tiết



Sổ quỹ

(2)



(3)



(2a)



(3a)



(4)



Bảng cân đối số phát

sinh

(5)



Báo cáo tài chính



SV: Tạ Thị Ngọc Mai



Bảng tổng hợp chi tiết



Sổ cái



(7)



11



(6)



BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH KINH TẾ

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Đối chiếu kiểm tra

(1) - Hàng ngày căn cứ váo các chứng từ gốc hợp lệ, lấy số liệu ghi vào sổ Nhật

ký chung theo nguyên tắc ghi sổ.

(1a) Riêng những chứng từ liên quan đến tiền mặt hàng ngày phải vào sổ quỹ.

(1b) Căn cứ váo chứng từ gốc, kế toán ghi vào sổ chi tiết liên quan.

(2) - Căn cứ vào sổ Nhật ký chung, kế toán ghi vào Sổ Cái tài khoản liên quan

theo từng nghiệp vụ.

(2a) Căn cứ vào Sổ quỹ tiền mặt, để đối chiếu với Sổ cái tài khoản vào cuối

tháng.

(3) - Cuối tháng cộng sổ, thẻ chi tiết vào sổ tổng hợp có liên quan.

(3a) Cuối tháng cộng sổ các tài khoản, lấy số liệu trên sổ cái, đối chiếu với Bảng

tổng hợp chia tiết liên quan.

(4) - Cuối tháng cộng sổ, lấy số liệu trên Sổ cái lập Bảng Cân đối số phát sinh.

(5,6,7) - Căn cứ váo bảng cân đối số phát sinh, bảng Tổng hợp chi tiết sổ quỹ để

lập Báo Cáo tài chính kế toán.

1.4.3. Hệ thống chứng từ kế toán Công ty sử dụng





Hóa đơn GTGT







Phiếu nhập, xuất kho







Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa







Bảng phân bổ NVL, công cụ dụng cụ







Phiếu chi







Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.







Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa







Sổ Nhật ký chung







Sổ cái…

1.4.4. Chế độ, chính sách kế toán công ty đang áp dụng

-Sử dụng hệ thống tài khoản trong hệ thống tài khoản ban hành theo quyết định

số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính

SV: Tạ Thị Ngọc Mai



12



BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH KINH TẾ

- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 năm dương lịch và kết thúc vào 31/12

hằng năm.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Triệu đồng

- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Phương pháp khấu trừ.

Theo phương pháp này số thuế GTGT phải nộp trong kỳ được xác định như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu vào - Thuế GTGT đầu ra

Thuế GTGT xác định theo hóa đơn bán hàng:

Thuế GTGT đầu vào = Doanh số hàng bán chưa tính thuế x thuế suất thuế GTGT

(10%)

Thuế GTGT xác định theo hóa đơn mua hàng:

Thuế GTGT đầu ra = Doanh số mua hàng chưa tính thuế x thuế suất thuế GTGT

(10%)

- Phương pháp khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng trong

suốt thời gian hữu dụng ước tính của tài sản phù hợp với Quyết định 203/2009/QĐBTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài Chính.

-Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kiểm kê định kỳ

-Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: phương pháp bình quân gia quyền.



SV: Tạ Thị Ngọc Mai



13



BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH KINH TẾ



Phần 2

Thực trạng một số vấn đề chính tại Công ty Cổ phần tập đoàn

G.Home

2.1. Công tác marketing và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty

2.1.1. Công tác marketing tại Công ty

Để có thể trở thành một Công ty hàng đầu Việt Nam chuyên sản xuất và phân

phối các sản phẩm chăn - ga - gối - đệm như ngày nay, Công ty Cổ phần tập đoàn

G.Home đã có những chiến lược marketing rất hiệu quả:

- Chiến lược sản phẩm – hàng hóa

 Về nhãn hiệu:



Everhome là thương hiệu chăn, ga, gối, nệm được yêu thích của các hộ gia đình

Việt, bởi thiết kế ấn tượng, hiện đại mang lại cảm giác dịu mát trong mùa hè và ấm áp

trong mùa đông.

“Everhome thấu hiểu triết lý của sự hài hòa và thể hiện nó trong từng chi tiết sản

phẩm. Có thể lựa chọn những thiết kế và chất liệu khác nhau phù hợp với không gian

nội thất và sở thích tâm lý của bạn".



SV: Tạ Thị Ngọc Mai



14



BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH KINH TẾ

Everhome - thương hiệu mang hạnh phúc tới mỗi gia đình

Logo mới của Everhome lấy cảm hứng từ sự hài hòa, cân bằng trong cuộc sống

(tình yêu bền vững, thủy chung, gắn bó) để biểu đạt tư tưởng thương hiệu thông qua

hình tượng hòa quyện, bền chặt của hạnh phúc trọn tình vẹn nghĩa.

Hình tượng được tạo hình nét hoa văn mềm mại, gợi sự liên tưởng trực tiếp đến

thành tố đồ họa trang trí, đồng thời cũng biểu đạt các giá trị tư tưởng sâu sắc, triết lý

âm dương, sự hài hòa, tình yêu thủy chung, hạnh phúc bền lâu bằng biểu tượng thiên

nga.

Bộ nhận diện thương hiệu mới của Everhome là sự phát triển kế thừa các giá trị

cốt lõi quý báu, phát huy các tính cách tốt đẹp của nhận diện trước đây và thể hiện tầm

nhìn “để tiến xa hơn”

 Chủng loại – danh mục sản phẩm:



Trong từng sản phẩm, Everhome thấu hiểu tâm lý và nhu cầu thẩm mỹ của mỗi

người; mỗi sản phẩm của Everhome đều có thể hài hòa với không gian nội thất phòng

ngủ mỗi gia đình: cao cấp, quý phái hay giản dị, lãng mạn…

Năm 2012, Công ty bổ sung cho mặt hàng chăn ga gối 15 mẫu solid xuất khẩu,

chất lượng cao, hoa văn họa tiết hình thêu theo phong cách mới. Bên cạnh đó, Công ty

nhập khẩu 10 mẫu cotton in hoa từ nước ngoài với màu sắc hoa văn đa dạng và 5 mẫu

chăn ga gối bằng vải gấm lụa viscose cao cấp; 3 mẫu chăn ga thêu theo chủ đề hướng

về cội nguồn và thiên nhiên; 10 mẫu chăn đông cotton chất lượng tốt.

Đồng thời nâng cao chất lượng ruột chăn, gối bằng cách tăng trọng lượng bông,

cải tiến cách đánh hạt, thay đổi điều chỉnh mức ép của sản phẩm làm tăng độ dày và

mềm mại của sản phẩm. Tăng cường kiểm soát khâu kiểm hóa và đóng gói để đảm bảo

sản phẩm ra đạt chất lượng, đóng đủ chủng loại đúng kích thước.

Đối với sản phẩm nệm, Công ty tiếp tục nâng cao chất lượng và hình thức nệm

bông ép, nệm gấm theo hướng hiện đại, sang trọng, sản xuất thêm dòng sản phẩm nệm

lò xo VIP với kết cấu dàn lò xo túi vải gấm cao cấp đáp ứng nhu cầu ngày càng đa

dạng của người tiêu dùng.



SV: Tạ Thị Ngọc Mai



15



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

×