1. Trang chủ >
  2. Cao đẳng - Đại học >
  3. Chuyên ngành kinh tế >

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 110 trang )


18

Bƣớc 4: tách mẫu ra làm hai nhóm là những công ty ít bị hạn chế tài trợ và những

công ty bị hạn chế tài trợ. Xác định ảnh hưởng của các yếu tố như đòn bẩy tài

chính, biến động lợi nhuận giữ lại, quy mô công ty, hiệu quả sử dụng tài sản, khả

năng thanh toán hiện hành, thuế, cơ hội tăng trưởng, tính đáo hạn của tài sản và

khả năng tiếp cận thị trường trái phiếu đến kỳ hạn nợ của các công ty niêm yết

trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

trong mỗi nhóm.

3.1.2 Chọn mô hình hồi quy

Trong mô hình kinh tế lượng của tác giả, biến phụ thuộc là kỳ hạn nợ của doanh

nghiệp được tính bằng tỷ lệ nợ dài hạn trong tổng nợ nên biến này được giới hạn

trong phạm vi từ không đến một. Bên cạnh đó, mẫu nghiên cứu của tác giả có một

số lượng lớn các công ty không có bất kỳ khoản nợ dài hạn nào, sự không nhất

quán của các công ty trong mẫu có khả năng ảnh hưởng lớn đến kết quả nghiên

cứu về sự lựa chọn kỳ hạn nợ. Từ những lập luận này, tác giả xác định sẽ sử dụng

mô hình Tobit với các ảnh hưởng ngẫu nhiên (RE) hoặc cố định các ảnh hưởng

(FE) trong các ước tính của mình bởi vì mô hình Tobit mô tả mối quan hệ giữa

biến phụ thuộc yi không âm với biến độc lập xi (James Tobin,1958); đồng thời khi

mẫu nghiên cứu không nhất quán, nếu hệ số tương quan  được ước lượng trong

các mô hình hồi quy khác giữa biến yi và xi có giá trị ước lượng ít chính xác thì

Takeshi Amemiya (1973) chứng minh được rằng giá trị ước lượng maximum

likelihood trong mô hình Tobit sẽ chính xác hơn.

Khi lựa chọn sử dụng mô hình Tobit với các ảnh hưởng ngẫu nhiên (RE) hoặc cố

định ảnh hưởng (FE) trong các ước tính của mình, tác giả nhận thấy nếu tác động

của đặc trưng công ty và các biến giải thích có tương quan thì mô hình Tobit cố

định các ảnh hưởng (Tobit Fixed Effects) dự kiến sẽ cung cấp cho các ước tính

đáng tin cậy hơn. Sự xác định hệ số tương quan của mô hình Tobit Fixed Effects

thì không bị ảnh hưởng bởi “vấn đề thông số ngẫu nhiên”, sự xuất hiện các sai

lệch trong hệ số tương quan do nguyên nhân giới hạn trong mẫu trong mô hình



19

Tobit Fixed Effects thì rất ít (Greene, 2004). Do đó, tác giả quyết định sử dụng mô

hình Tobit Fixed Effects cho bài nghiên cứu của mình.

Mô hình Tobit Fixed Effects có thể được viết như sau:

2



y*it = αi + xit β + εit , εit ∼ N [0,σ ε]

yit = y*it nếu y*it >0

yit = 0 nếu y*it ≤ 0

Trong đó:

y*it là biến ẩn, không quan sát được nếu y*it < 0

xit là vector của các biến giải thích có thể quan sát được (các yếu tố ảnh hưởng

đến kỳ hạn nợ) cho công ty thứ i tại thời điểm t

yit là biến phụ thuộc (kỳ hạn nợ), yit ≥ 0

β là vector của các thông số

αi đại diện cho một hiệu ứng đặc trưng công ty riêng lẻ không quan sát được



εit biểu thị một sự xáo trộn ngẫu nhiên

3.2 Mô hình kiểm định- Mô tả biến

Các bài nghiên cứu gần đây hầu như đều sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để

kiểm định giả thuyết về mối quan hệ giữa kỳ hạn nợ và các yếu tố tác động đến kỳ

hạn nợ. Vì vậy, trong bài nghiên cứu này, để kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến

sự lựa chọn kỳ hạn nợ của các công ty tại Việt Nam, tác giả sử dụng mô hình hồi

quy tuyến tính kỳ hạn nợ theo các yếu tố tính đáo hạn của tài sản, quy mô công ty,

cơ hội tăng trưởng, hiệu quả sử dụng tài sản, biến động của lợi nhuận giữ lại, khả

năng thanh toán hiện hành, đòn bẩy tài chính, khả năng tiếp cận thị trường trái

phiếu thể hiện qua giá trị trái phiếu và thuế. Ở đây, kỳ hạn nợ được đo lường bằng

tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng nợ.



20

DebtMaturityit = β0 + β1(Size)it−1 + β2(AssetMaturity)it−1 + β3(Growth)it−1

+ β4(Turnover)it−1 + β5(Bond)it−1 + β6(Tax)it-1 + β7(Volatility × Leverage)it−1

+ β8(CurrentRatio × Leverage)it−1 + µi + Ʈt + εt.

Trong đó:

Kỳ hạn nợ của doanh nghiệp- DebtMaturityit

Qui mô công ty- Size

Tính đáo hạn của tài sản- AssetMaturity

Cơ hội tăng trưởng- Growth

Hiệu quả sử dụng tài sản- Turnover

Giá trị của trái phiếu- Bond

Thuế của doanh nghiệp- Tax

Đòn bẩy tài chính- Leverage

Biến động của lợi nhuận giữ lại- Volatility

Khả năng thanh toán hiện hành- CurrentRatio

Ký hiệu:



i là chỉ công ty

t là chỉ giai đoạn (năm)

μi là tác động của đặc trưng công ty

Ʈt là tác động của thời gian

εt biểu thị sai số.



Để giảm các vấn đề về nội sinh có thể tồn tại, vế bên phải của phương trình gồm

độ trễ giá trị thay vì giá trị hiện tại của các biến giải thích.



21

3.2.1 Biến phụ thuộc

Kỳ hạn nợ của doanh nghiệp (DebtMaturityit): được đo lường bằng nợ dài hạn

chia cho tổng nợ. Tỷ số này thể hiện nợ dài hạn chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong

tổng nợ phải trả của doanh nghiệp.

Kỳ hạn nợ của doanh nghiệp =



Nợ dài hạn

Tổng nợ



3.2.2 Biến độc lập

Tính đáo hạn của tài sản (AssetMaturity): được đo lường bằng giá trị còn lại của

tài sản cố định hữu hình trên chi phí khấu hao phát sinh trong năm của tài sản cố

định hữu hình. Tỷ số này thể hiện vòng đời sử dụng hữu ích còn lại của tài sản cố

định. Tài sản cố định thường được dùng làm vật thế chấp khi vay mượn từ nguồn

tài trợ bên ngoài. Các chủ nợ thường quan tâm đến thời gian còn có thể sử dụng

hữu ích của tài sản cố định để đánh giá việc nên cho doanh nghiệp vay bao nhiêu

và trong thời gian bao lâu.

Giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình



Tính đáo hạn TS = Chi phí khấu hao phát sinh trong năm của tài sản cố định hữu hình



Quy mô công ty (Size): được đo lường bằng logarit của tổng tài sản. Logarit là

một kĩ thuật làm phù hợp chuỗi dữ liệu. Chỉ tiêu này được sử dụng trong nghiên

cứu về tác động của quy mô công ty đến kỳ hạn nợ của Andreas Stephan,

Oleksandr Talavera, Andiry Tsapin (2010) và trong nghiên cứu về mối quan hệ

của quy mô công ty với chi phí đại diện của Thân Thị Thu Thủy, Lê Văn Lâm và

Nguyễn Trung Thông (2014). Các chủ nợ thường tín nhiệm các công ty có qui mô

lớn hơn các công ty có qui mô nhỏ khi xem xét việc cho vay. Điều này chứng tỏ

qui mô công ty sẽ có ảnh hưởng đến việc vay nợ của công ty.

Quy mô công ty = Log (Tổng tài sản)

Cơ hội tăng trƣởng (Growth): được đo lường qua tốc độ tăng trưởng, biến số này

được tính bằng giá trị chênh lệch doanh thu thuần kỳ này với kỳ trước chia cho giá

trị chênh lệch tổng tài sản kỳ này với kỳ trước. Chỉ tiêu này phản ánh khi mua sắm



22

thêm một đồng tài sản thì sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng bao nhiêu đồng doanh

thu, điều này thể hiện tiềm năng và cơ hội phát triển trong tương lai của doanh

nghiệp.

Cơ hội tăng trưởng =



Doanh thu năm (t) - Doanh thu năm (t-1)

Tổng tài sản năm (t) - Tổng tài sản năm (t-1)



Hiệu quả sử dụng tài sản (Turnover): biến số này được tính bằng tổng doanh thu

thuần chia cho tổng tài sản. Chỉ số được sử dụng như là biến đại diện cho chất

lượng hoạt động của công ty, giúp đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của

doanh nghiệp, cho thấy 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh

sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu hiệu quả sử dụng tài sản tốt, doanh

nghiệp sẽ dễ dàng thực hiện các nghĩa vụ nợ.

Hiệu quả sử dụng tài sản =



Doanh thu thuần

Tổng tài sản



Biến động lợi nhuận giữ lại (Volatility): được đo lường bằng logarit tự nhiên độ

lệch chuẩn của chênh lệch lợi nhuận giữ lại chia cho tổng tài sản. Tác giả sử dụng

logarit tự nhiên để làm phù hợp chuỗi dữ liệu, sử dụng độ lệch chuẩn để đo tính

biến động của lợi nhuận giữ lại của năm hiện tại so với năm trước. Theo thuyết

trật tự phân hạng, doanh nghiệp sẽ ưu tiên sử dụng nguồn tài trợ nội bộ trước khi

sử dụng nguồn tài trợ bên ngoài. Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp sẽ sử dụng

lợi nhuận giữ lại trước rồi mới vay nợ khi lợi nhuận giữ lại không đủ để sử dụng.

Như vậy, biến động của lợi nhuận giữ lại qua các năm sẽ ảnh hưởng đến khả năng

vay nợ của các doanh nghiệp.

σ (Lợi nhuận giữ lại năm (t) - Lợi nhuận giữ lại năm (t-1))

Biến động lợi nhuận giữ lại = ln

Tổng tài sản



Khả năng thanh toán hiện hành (CurrentRatio): được tính bằng tỷ lệ giữa tài

sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn. Biến số này cho biết khả năng của một công ty

trong việc dùng các tài sản ngắn hạn như tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản

phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Tỷ số này cao chứng tỏ

công ty luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ. Tỷ số thanh toán hiện hành giảm



23

cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn

về tài chính sẽ xảy ra, làm giảm độ tín nhiệm từ các chủ nợ.

Khả năng thanh toán hiện hành =



Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn



Đòn bẩy tài chính (Leverage): được tính bằng tỷ lệ giữa tổng nợ trên tổng tài sản.

Chỉ số này sử dụng giá trị sổ sách, thể hiện việc doanh nghiệp sử dụng nguồn tài

trợ cho hoạt động kinh doanh của mình từ các khoản nợ thay cho vốn cổ phần. Khi

một công ty vay tiền, công ty luôn phải thực hiện một chuỗi thanh toán cố định. Vì

các cổ đông chỉ nhận được những gì còn lại sau khi chi trả cho chủ nợ nên việc sử

dụng nợ vay được xem như là tạo ra đòn bẩy tài chính.

Đòn bẩy tài chính =



Tổng nợ

Tổng tài sản



Khả năng tiếp cận thị trƣờng trái phiếu (Acess): được thể hiện qua việc công ty

có thể tiếp cận được thị trường trái phiếu hay không. Nếu công ty có phát hành trái

phiếu thì giá trị của yếu tố này bằng 1, ngược lại nếu công ty không có phát hành

trái phiếu thì giá trị của yếu tố này bằng 0. Nếu công ty phát hành được trái phiếu

ra thị trường chứng tỏ chất lượng tín dụng của công ty đã được thị trường đánh giá

tốt. Điều này giúp doanh nghiệp huy động được vốn với chi phí sử dụng vốn thấp.

Trái phiếu (Bond): nếu công ty tiếp cận được thị trường trái phiếu, trái phiếu của

công ty được đo lường bằng giá trị trái phiếu chia cho tổng tài sản.

Giá trị của trái phiếu =



Giá trị trái phiếu

Tổng tài sản



Thuế (Tax): được tính bằng thuế hiện hành cộng thuế hoãn lại chia cho tổng thu

nhập trước thuế và lãi vay. Tỉ số này cho thấy cứ một đồng thu nhập trước thuế và

lãi vay từ hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp phải đóng bao nhiêu đồng tiền

thuế. Tác giả sử dụng thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) trong cách tính yếu tố

thuế bởi vì chỉ số này đã loại bỏ sự khác biệt trong cấu trúc vốn và thuế suất giữa

các công ty. Bằng cách loại bỏ đi hai yếu tố là thuế và chi phí lãi vay, EBIT trở



24

thành một chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi của công ty do đó giúp cho các chủ

nợ dễ dàng hơn trong việc so sánh giữa các công ty khi xem xét cho vay.

Thuế của doanh nghiệp =



Thuế hiện hành + Thuế hoãn lại

Tổng thu nhập trước thuế và lãi vay



Bảng 3.1: Tóm tắt các yếu tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn kỳ hạn nợ

Biến số



Kí hiệu



Tính đáo

hạn của tài AssetMaturity

sản

Quy mô

Size

công ty



Mô tả

Giá trị còn lại của TSCĐHH

Chi phí khấu hao phát sinh trong năm của TSCĐHH

log (Tổng tài sản)



Cơ hội tăng

trưởng



Growth



Chênh lệch doanh thu kỳ này với kỳ trước

Chênh lệch tổng tài sản với kỳ trước



Hiệu quả sử

dụng tài sản



Turnover



Doanh thu thuần

Tổng tài sản



Biến động

lợi nhuận

Volatility

giữ lại

Khả năng

thanh toán CurrentRatio

hiện hành

Đòn bẩy tài

Leverage

chính

Khả năng

tiếp cận thị

Access

trường vốn



ln



σ (Chênh lệch lợi nhuận giữ lại giữa kỳ này với kỳ trước)

Tổng tài sản



Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Tổng nợ

Tổng tài sản

0 hoặc 1



Giá trị Trái

phiếu



Bond



Giá trị trái phiếu

Tổng tài sản



Thuế



Tax



Thuế hiện hành + Thuế hoãn lại

EBIT



3.2.3 Biến giả hạn chế tài trợ

Trong thị trường tài chính Việt Nam, vì sự biến động của môi trường kinh tế vĩ

mô, lạm phát cao, lãi suất ngân hàng biến động liên tục nên khi tiếp cận nguồn

vốn vay từ ngân hàng, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, mức cho vay trên



25

tài sản thế chấp thấp. Ngoài ra, khi tiếp cận vốn từ một loạt các sản phẩm cho vay

của các tổ chức nhỏ hơn có sẵn trên thị trường thì người đi vay lại không có được

tín hiệu chính xác về chất lượng của các khoản vay này. Việc này khiến chi phí sử

dụng vốn cho các khoản nợ quá cao, các công ty gặp khó khăn trong việc nhận tài

trợ từ các nguồn bên ngoài, từ đó ảnh hưởng đến sự lựa chọn kỳ hạn nợ của các

công ty. Để kiểm tra lập luận này, tác giả phân biệt giữa các công ty bị giới hạn tài

trợ và không bị giới hạn tài trợ bằng cách chia mẫu thành các mẫu phụ dựa trên ba

phương án. Ba phương án đó là:

 Phân biệt doanh nghiệp bị hạn chế tài trợ và ít bị hạn chế tài trợ dựa trên

qui mô doanh nghiệp

Tác giả tách mẫu thành hai nhóm sẽ được gọi là bị giới hạn về tài trợ và không bị

giới hạn về tài trợ dựa trên qui mô của doanh nghiệp. Sự phân chia này dựa trên

cơ sở các công ty có qui mô nhỏ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn trong việc

tiếp cận tài trợ bên ngoài bởi vì họ dễ nhận rủi ro từ thông tin bất cân xứng. Điển

hình là việc các công ty có qui mô nhỏ khó vay nợ ngân hàng mặc dù có khả năng

phát triển cao và đôi khi có giá trị tài sản cao để thế chấp. Các chủ nợ sẵn sàng tài

trợ các khoản vay lớn cho các công ty lớn do các công ty lớn có thông tin minh

bạch. Các doanh nghiệp lớn được xem là có nguy cơ phá sản thấp, do đó, họ gặp ít

trở ngại khi nhận tài trợ vốn từ bên ngoài. Qua đó, tác giả phân chia các công ty

trong mẫu tổng thể thành hai nhóm dựa trên qui mô của công ty và qui định những

công ty bị giới hạn về tài trợ là những công ty có qui mô thấp hơn giá trị trung vị

của mẫu và những công ty ít bị giới hạn là những công ty có qui mô cao hơn giá

trị trung vị của mẫu.

 Phân biệt doanh nghiệp bị hạn chế tài trợ và ít bị hạn chế tài trợ dựa trên

tính thanh khoản của doanh nghiệp

Tác giả tách mẫu thành hai nhóm sẽ được gọi là bị giới hạn về tài trợ và ít bị giới

hạn về tài trợ dựa trên cơ sở hạn chế thanh khoản để có được cái nhìn sâu sắc về

tác động của những hạn chế tài trợ đến sự lựa chọn kỳ hạn nợ trong doanh nghiệp.



26

Tác giả dựa trên lập luận các công ty phải đối mặt với khó khăn thanh khoản nếu

họ không có đủ tiền tài trợ cho việc điều hành các hoạt động của mình và tính

thanh khoản của công ty được xác định bằng cách kết hợp hai yếu tố: khả năng

thanh toán hiện hành và đòn bẩy tài chính. Một công ty được định nghĩa là bị giới

hạn về tài trợ nếu công ty có tính thanh khoản = khả năng thanh toán hiện

hành × đòn bẩy tài chính thấp hơn giá trị trung vị trong mẫu, công ty được định

nghĩa là không bị giới hạn về tài trợ nếu công ty có tính thanh khoản cao hơn giá

trị trung vị trong mẫu .

 Doanh nghiệp bị hạn chế tài trợ và ít bị hạn chế tài trợ dựa trên khả năng

tiếp cận của doanh nghiệp với thị trƣờng trái phiếu

Tác giả tách mẫu thành hai nhóm sẽ được gọi là bị giới hạn về tài trợ và ít bị giới

hạn về tài trợ dựa trên khả năng doanh nghiệp có tiếp cận với thị trường trái phiếu

hay không. Tác giả lấy dữ liệu về phát hành trái phiếu từ báo cáo tài chính của các

công ty và ghi nhận các công ty phát hành trái phiếu ra công chúng trong thời gian

quan sát là các công ty tiếp cận được với thị trường trái phiếu và có được một

đánh giá đáng tin cậy về tiềm năng phát triển và chất lượng hoạt động của công ty

được thực hiện bởi thị trường. Tác giả kỳ vọng các công ty tiếp cận với thị trường

trái phiếu là ít hạn chế về tài trợ còn các công ty không tiếp cận với thị trường trái

phiếu là bị hạn chế tài trợ.

3.3 Các giả thuyết về các yếu tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn kỳ hạn nợ

Giả thuyết 1: Tính đáo hạn của tài sản ảnh hƣởng đồng biến đến sự lựa chọn

kỳ hạn nợ của doanh nghiệp

Chỉ trong vòng đời sử dụng hữu ích của mình, tài sản cố định mới tạo ra nguồn

thu ổn định giúp doanh nghiệp thanh toán nợ đúng hạn. Nếu các khoản nợ vẫn còn

trong khi tài sản cố định đã cũ, hết khả năng sản xuất, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình

trạng kiệt quệ tài chính và làm mâu thuẫn đại diện gia tăng do không có đủ nguồn

thu để thanh toán nợ vay đúng hạn. Như vậy, khi cấu trúc kỳ hạn của các khoản

nợ phù hợp với tính đáo hạn của tài sản có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu các



27

chi phí đại diện của vấn đề đầu tư dưới mức và giảm chuyển dịch rủi ro từ trái chủ

sang cổ đông (Barnea, Haugen và Senbet, 1980). Theo đó, tác giả kỳ vọng tính

đáo hạn của tài sản ảnh hưởng đồng biến đến kỳ hạn nợ.

Giả thuyết 2: Qui mô công ty ảnh hƣởng đồng biến đến sự lựa chọn kỳ hạn

nợ của doanh nghiệp

Các công ty có qui mô lớn thường có thông tin minh bạch giúp các chủ nợ có thể

dễ dàng có được thông tin chính xác. Hơn nữa, các doanh nghiệp có qui mô lớn

được xem là có nguy cơ phá sản thấp nên họ ít gặp trở ngại hơn khi phải đối mặt

với việc nhận tài trợ từ bên ngoài (Chittenden, Hall và Hutchison, 1996). Vì vậy,

các doanh nghiệp có qui mô lớn có xu hướng sử dụng nợ dài hạn do chi phí sử

dụng vốn thấp và giúp doanh nghiệp ổn định trong sản suất kinh doanh. Ngược lại

các doanh nghiệp có qui mô nhỏ có độ tín nhiệm thấp từ chủ nợ nên dễ bị phụ

thuộc vào tài trợ ngắn hạn với lãi suất cao vì vay nợ ngắn hạn có điều kiện cho

vay dễ dàng hơn so với vay dài hạn (Titman và Wessels, 1988). Như vậy, tác giả

kỳ vọng qui mô công ty tác động đồng biến đến sự lựa chọn kỳ hạn nợ của doanh

nghiệp

Giả thuyết 3: Cơ hội tăng trƣởng ảnh hƣởng nghịch biến đến sự lựa chọn kỳ

hạn nợ của doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp có nhiều tiềm năng phát triển thể hiện qua tốc độ tăng trưởng

tốt, doanh nghiệp sẽ có càng nhiều các cơ hội đầu tư sinh lời, việc này làm tăng

mâu thuẫn đại diện. Các công ty này có thể kiểm soát chi phí đại diện bằng cách

rút ngắn thời gian đáo hạn của nợ ((Myer, 1977). Khi kỳ hạn nợ được rút ngắn,

doanh nghiệp sẽ dễ dàng, linh hoạt điều chỉnh cấu trúc vốn để đầu tư vào các dự

án sinh lãi mà các cổ đông và trái chủ đều hài lòng. Bên cạnh đó, nợ ngắn hạn

cũng được ưu tiên thanh toán trước nợ dài hạn khi doanh nghiệp đối mặt với phá

sản, giúp chủ nợ yên tâm hơn khi thực hiện dự án đầu tư có tỷ lệ rủi ro cao. Từ đó,

tác giả kỳ vọng cơ hội tăng trưởng của doanh nghiệp ảnh hưởng nghịch biến đến

kỳ hạn nợ.



28

Giả thuyết 4: Hiệu quả sử dụng tài sản và biến động lợi nhuận giữ lại có tác

động nghịch biến với sự lựa chọn kỳ hạn nợ của doanh nghiệp.

Khi bất cân xứng thông tin xảy ra, do thị trường không đánh giá đúng tiềm năng,

việc tiếp cận vốn trở nên khó khăn hơn và phí bảo hiểm rủi ro vay nợ của công ty

phải chịu cũng cao hơn nên những công ty có chất lượng hoạt động và tài chính

tốt chủ yếu chỉ phát hành nợ ngắn hạn. Ngược lại, các công ty có chất lượng hoạt

động và tài chính kém sẽ tranh thủ phát hành nợ dài hạn nhiều hơn do nhận được

nhiều ưu đãi hơn trong hiện tại (Flanery, 1986). Như vậy, chất lượng tín dụng của

doanh nghiệp đi vay đã tạo ra các thông tin bất cân xứng làm chủ nợ tỏ ra bối rối

khi cho vay. Trong hoàn cảnh đó, các công ty cố gắng tiết lộ chất lượng tài chính

của họ bằng cách phát tín hiệu, những tín hiệu này có thể đến từ doanh thu, từ

hình thức chi trả cổ tức, từ lợi nhuận giữ lại. Trong thị trường tài chính kém phát

triển, bất cân xứng thông tin cao và ngân hàng hầu như độc quyền về việc tài trợ

vốn cho các doanh nghiệp như Việt Nam, doanh thu và lợi nhuận giữ lại được chỉ

định bởi các ngân hàng sẽ được sử dụng như là một tín hiệu quan trọng đánh giá

chất lượng tín dụng hay khả năng trả nợ của khách hàng vay, từ đó đưa ra các gói

vay nợ có thời gian và lãi suất hợp lý. Như vậy, hiệu quả sử dụng tài sản tạo doanh

thu và lợi nhuận giữ lại đại diện cho chất lượng tín dụng của doanh nghiệp được

kỳ vọng ảnh hưởng nghịch biến đến kỳ hạn nợ khi thị trường bị bất cân xứng

thông tin.

Giả thuyết 5: Khả năng thanh toán hiện hành ảnh hƣởng đồng biến đến sự

lựa chọn kỳ hạn nợ của doanh nghiệp.

Khả năng thanh toán hiện hành tốt chứng tỏ công ty luôn sẵn sàng thanh toán các

khoản nợ. Khả năng thanh toán hiện hành thấp cho thấy doanh nghiệp gặp khó

khăn trong việc hoàn thành các nghĩa vụ nợ và cũng là dấu hiệu báo trước những

khó khăn về tài chính sẽ xảy ra, làm giảm độ tín nhiệm từ các chủ nợ. Một trong

những cách giải quyết vấn đề này là sử dụng nhiều các khoản nợ ngắn hạn có điều

kiện cho vay dễ dàng để huy động thêm vốn cho kinh doanh sản xuất. Như vậy,



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

×