1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Thương mại >

2 Kế toán kết quả kinh doanh theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.99 KB, 45 trang )


Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Phương



nghiệp bán được hàng hóa, dịch vụ mặc dù chưa thu được tiền nhưng vẫn phải ghi

nhận doanh thu, khoản tiền chưa thu được sẽ cho vào công nợ và là một khoản phải

thu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi nếu

thấy cần thiết và phải tuân thủ theo các quy định hiện hành. Nếu ghi nhận doanh

thu, chi phí vào thời điểm thực tế thu, chi tiền sẽ khơng phản ánh được một chính

xác, trung thực và hợp lý kết quả kinh oanh của doanh nghiệp. Do đó, đòi hỏi doanh

nghiệp phải ghi nhận vào sổ kế toán các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến doanh thu,

chi phí tại thời điểm thực tế phát sinh.

Theo nguyên tắc phù hợp, kế toán khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải

ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan tới việc tạo ra doanh thu đó, tức

là doanh thu và chi phí phải có sự phù hợp với nhau. Tuân thủ nguyên tắc này giúp

kế toán kết quả kinh doanh xác định được các khoản chi phí hợp lý và chi phí bất

hợp lý trong quá trình tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Khi có được một khoản

doanh thu thì nhất thiết phải xác định được khoản chi phí để tạo ra doanh thu đó.

Kết quả kinh doanh được xác định sau khi xác định được các khoản doanh thu và

chi phí. Do đó, việc ghi nhận chính xác các khoản doanh thu và chi phí là rất quan

trọng, giúp cho việc xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp chính xác hơn.

Theo nguyên thận trọng, kết quả kinh doanh cần được xác định một cách

nhanh chóng và kịp thời nhưng phải đảm bảo được tính chính xác và trung thực của

số liệu trên BCTC của doanh nghiệp. Nguyên tắc thận trọng áp dụng trong kế toán

kết quả kinh doanh đòi hỏi:

-



Phải lập các khoản dự phòng cho kỳ tiếp theo nhưng không lập quá lớn,



làm ảnh hưởng đến kết quả thực tế từ hoạt động kinh doanh trong kỳ hiện tại.

-



Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập, vì



như vậy sẽ làm kết quả kinh doanh cuối kỳ sẽ khơng chính xác và trung thực.

-



Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ và chi phí để đảm bảo



cho việc xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ đảm bảo tính chính xác.

- Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về

khả năng thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, còn chi phí phải được ghi nhận

khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí. Có như vậy kế tốn kết quả kinh

doanh mới chính xác và hiệu quả.



SV: Nguyễn Thị Nguyệt



9



Lớp: K8CK1A



Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Phương



 VAS 02 – Hàng tồn kho

Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán hàng tồn kho theo nguyên tắc giá gốc.

Kết quả kinh doanh muốn được xác định và phản ánh một cách chính xác thì

phải xác định được chính xác các yếu tố tham gia vào q trình này. Trong đó yếu

tố giá gốc hàng tồn kho là một chỉ tiêu quan trọng đối với kế tốn kết quả kinh

doanh ở các doanh nghiệp.Nó làm ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán một chỉ tiêu

quan trọng trong việc xác định kết quả kinh doanh.

 VAS 14 – Doanh thu và thu nhập khác

Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ

thu được. Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa

doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị

hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết

khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả

lại. Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanh

thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được

trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất

hiện hành. Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị

danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai. Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để

lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó khơng

được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu. Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi

để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ khác khơng tương tự thì việc trao đổi đó được coi là

một giao dịch tạo ra doanh thu. Trường hợp này doanh thu được xác định bằng giá

trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền

hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm. Khi không xác định được giá trị hợp

lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp

lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc

tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm.



 VAS 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp



SV: Nguyễn Thị Nguyệt



10



Lớp: K8CK1A



Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Phương



Theo chuẩn mực số 17 và Chế độ kế tốn doanh nghiệp nhỏ và vừa thì Thuế

TNDN được hạch tốn là một khoản chi phí khi xác định kết quả kinh doanh của

doanh nghiệp. Chi phí thuế TNDN là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được

tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện

hành.Việc ghi nhận thuế TNDN được thực hiện như sau: Hàng quý kế toán xác định

và ghi nhận số thuế TNDN tạm nộp trong quý. Thuế thu nhập tạm phải nộp từng

quý được tính vào chi phí thuế TNDN hiện hành của q đó. Cuối năm tài chính, kế

tốn xác định và ghi nhận số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm trên cơ sở tổng

thu nhập chịu thuế cả năm và thuế xuất thuế TNDN hiện hành. Thuế TNDN thực

phải nộp trong năm được ghi nhận là chi phí thuế TNDN hiện hành trong báo cáo

kết quả kinh doanh của năm đó.

1.2.2 Kế tốn kết quả kinh doanh theo chế độ kế toán quyết định số 48/2006/QĐBTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng bộ tài chính

 Chứng từ sử dụng

Kế tốn kết quả kinh doanh sử dụng chủ yếu là các chứng từ tự lập, bao gồm:

- Bảng tính kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động khác trong kỳ.

- Các chứng từ gốc phản ánh các khoản doanh thu, chi phí tài chính và hoạt động

khác như: phiếu xuất kho, hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu nhập kho…

- Các chứng từ khác như phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ, giấy báo Có của

ngân hàng.

 Tài khoản sử dụng

Kế tốn kết quả kinh doanh sử dụng chủ yếu các tài khoản sau: TK 911, TK

421.

* TK 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”: Tài khoản này phản ánh kết

quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của công ty trong một kỳ kế toán

năm, bao gồm: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính,

kết quả hoạt động khác,…

 Nguyên tắc sử dụng:

- Tài khoản này cần phải phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản kết quả hoạt

động kinh doanh của kì hạch toán theo đúng qui định của chế độ quản lý tài chính.



SV: Nguyễn Thị Nguyệt



11



Lớp: K8CK1A



Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Phương



- Kết quả kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động.

Trong từng loại hoạt động kinh doanh, có thể hạch tốn chi tiết cho từng loại sản

phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ.

- Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là

doanh thu thuần và thu nhập thuần.

 Nội dung kết cấu TK 911:

Bên Nợ:

- Giá vốn của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã bán, cung cấp trong kỳ.

- Chi phí hoạt động tài chính.

- Chi phí quản lý kinh doanh.

- Chi phí hoạt động khác.

- Kết chuyển lãi.

Bên Có:

- Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ đã bán và cung cấp

trong kỳ.

- Doanh thu sử dụng nội bộ.

- Doanh thu lãi vay.

- Các khoản thu nhập khác.

- Kết chuyển lỗ.

TK 911 khơng có số dư cuối kỳ.

* TK 421 - “Lợi nhuận chưa phân phối”: Tài khoản này dùng để phản ánh

kết quả kinh doanh (lợi nhuận, lỗ) sau thuế thu nhập doanh nghiệp và tình hình phân

chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của doanh nghiệp.

 Nguyên tắc sử dụng:

-Kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh trên TK 421 là lợi nhuận sau thuế

thu nhập doanh nghiệp hoặc lỗ hoạt động kinh doanh.

-Việc phân chia lợi nhuận hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm

bảo rõ ràng rành mạch và theo đúng chính sách hiện hành.

-Phải hạch toán chi tiết kết quả hoạt động kinh doanh của từng năm tài chính

(năm trước,năm nay) đồng thời theo dõi chi tiết theo từng nội dung phân chia lợi



SV: Nguyễn Thị Nguyệt



12



Lớp: K8CK1A



Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Phương



nhuận của doanh nghiệp (trích lập các quỹ,bổ sung nguồn vốn kinh doanh,chia cổ

tức,lợi nhuận cho các cổ đông,cho các nhà đầu tư).

-Khi áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế tốn và điều chỉnh hồi tố các

sai sót trọng yếu của các năm trước nhưng năm nay mới phát hiện dẫn đến phải

điều chỉnh số dư đầu năm phần lợi nhuận chưa phân chia thì kế tốn phải điều chỉnh

tăng hoặc giảm số dư đầu năm của TK 4211”Lợi nhuận chưa phân phối năm trước”

trên sổ kế toán và điều chỉnh tăng hoặc giảm chỉ tiêu “Lợi nhuận chưa phân phối”

trên bảng cân đối kế toán theo quy định tại chuẩn mực 29 “Thay đổi chính sách kế

tốn ước tính kế tốn và các sai sót” và chuẩn mực kế tốn 17 “Thuế thu nhập

doanh nghiệp”.



 Nội dung kết cấu TK 421:

Bên Nợ:

- Số lỗ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

- Trích lập các quỹ của doanh nghiệp;

- Bổ sung nguồn vốn kinh doanh;

Bên Có:

- Số lợi nhuận thực tế của hoạt động kinh donh của doanh nghiệp trong kỳ;

- Xử lý các khoản lỗ về hoạt động kinh doanh.

Số dư bên Nợ: số lỗ hoạt động kinh doanh chưa xử lý.

Số dư bên Có: Số lợi nhuận chưa phân phối hoặc chưa sử dụng.

 Trình tự hạch tốn

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán xác định kết quả kinh doanh (Phụ lục 02)

(1) Vào thời điểm cuối kỳ kế toán căn cứ vào sổ cái tài khoản 511 – “Doanh

thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” tổng hợp tất cả các khoản doanh thu trong kỳ để

xác định kết quả kinh doanh. Đồng thời xác định và kết chuyển các khoản giảm trừ

doanh thu phát sinh vào doanh thu thực tế trong kỳ:

Nợ TK 511

Có TK 521

(2) Căn cứ vào bảng tổng hợp các khoản giảm trừ doanh thu để xác định

doanh thu thuần. Sau đó thực hiện bút tốn kết chuyển doanh thu thuần về bán hàng

và cung cấp dịch vụ vào tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”:

SV: Nguyễn Thị Nguyệt



13



Lớp: K8CK1A



Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Phương



Nợ TK 511 – “Doanh thu thuần”

Có TK 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”

(3) Kết chuyển giá vốn hàng hóa, sản phẩm tiêu thụ và dịch vụ đã cung cấp

trong kỳ và các khoản chi phí khác được ghi trực tiếp vào giá vốn hàng bán, kế toán

ghi:

Nợ TK 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”

Có TK 632 – “Giá vốn hàng bán”

(4) Từ sổ cái tài khoản 642 kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh:

Nợ TK 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”

Có TK 642 – “Chi phí quản lý kinh doanh”

(5) Căn cứ vào sổ tài khoản 515 thực hiện kết chuyển doanh thu hoạt động

tài chính phát sinh trong kỳ:

Nợ TK 515 – “Doanh thu từ hoạt động tài chính”

Có TK 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”

(6) Kết chuyển thu nhập khác thực hiện bút toán:

Nợ TK 711 – “Thu nhập khác”

Có TK 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”

(7) Từ sổ cái tài khoản 635 kết chuyển chi phí tài chính phát sinh trong kỳ:

Nợ TK 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”

Có TK 635 – “Chi phí tài chính”

(8) Kết chuyển chi phí khác, thực hiện bút tốn:

Nợ TK 811 – “Chi phí khác”

Có TK 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”

(9) Hàng quý, xác định số thuế tạm nộp vào NSNN, kế tốn ghi:

Nợ TK 821 – “Chi phí thuế TNDN” (số tạm tính)

Có TK 3334 – “Thuế TNDN” (số tạm tính)

Khi thực nộp số thuế này:

Nợ TK 3334 – “Thuế TNDN”

Có TK 111, 112…



SV: Nguyễn Thị Nguyệt



14



Lớp: K8CK1A



Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Phương



- Trường hợp phát hiện sai sót khơng trọng yếu của khoản thuế TNDN các

năm trước, doanh nghiệp được hạch toán điều chỉnh số thuế tăng hoặc giảm của các

năm trước này vào chi phí thuế TNDN năm phát hiện sai sót:

+ Nếu thuế TNDN của các năm trước phải nộp bổ sung, kế tốn ghi:

Nợ TK 821 – “Chi phí thuế TNDN” (Phần sai sót nộp bổ sung)

Có TK 3334 – “Thuế TNDN” (Phần sai sót nộp bổ sung)

Khi thực nộp số thuế này:

Nợ TK 3334 – “Thuế TNDN”

Có TK 111, 112…

+ Nếu thuế TNDN hiện hành của các năm trước được ghi giảm, kế toán ghi:

Nợ TK 3334 – “Thuế TNDN” (Phần chênh lệch giảm)

Có TK 821 – “Chi phí thuế TNDN” (Phần chênh lệch giảm)

- Cuối năm tài chính: so sánh số đã tạm nộp với số thuế TNDN quyết toán

phải nộp trong năm, kế toán ghi:

+ Nếu số thuế TNDN tạm nộp lớn hơn số quyết toán năm phải nộp

Nợ TK 821 – “Chi phí thuế TNDN” (Phần nộp bổ sung)

Có TK 3334 – “Thuế TNDN” (Phần nộp bổ sung)

Khi thực nộp số thuế này:

Nợ TK 3334 – “Thuế TNDN”

Có TK 111,112…

+ Nếu số thuế TNDN tạm nộp nhỏ hơn số quyết toán năm phải nộp

Nợ TK 3334 – “Thuế TNDN” (Chênh lệch giảm)

Có TK 821 – “Chi phí thuế TNDN” (Chênh lệch giảm)

Sau đó kế tốn thực hiện kết chuyển chi phí thuế thu nhập và tài khoản 911

để xác định kết quả theo bút toán sau:

Nợ TK 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”

Có TK 821 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp”.

Căn cứ vào sổ cái tài khoản 911 và bảng tổng hợp kết quả kinh doanh để xác

định lợi nhuận sau thuế, căn cứ vào sổ cái tài khoản 421 kết chuyển lợi nhuận chưa

phân phối vào tài khoản 911.



SV: Nguyễn Thị Nguyệt



15



Lớp: K8CK1A



Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Phương



(10) Nếu kết quả kinh doanh có lãi, hạch tốn:

Nợ TK 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”

Có TK 421 – “Lợi nhuận chưa phân phối”

(11) Nếu kết quả kinh doanh lỗ thì kết chuyển phần lỗ vào bên có tài khoản 911.

Nợ TK 421 – “Lợi nhuận chưa phân phối”

Có TK 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”

 Sổ kế tốn

Cơng tác tổ chức sổ kế tốn phụ thuộc vào hình thức kế tốn mà doanh

nghiệp đang áp dụng. Nếu cơng tác tổ chức sổ kế tốn và hình thức kế toán hợp lý

sẽ phát huy được chức năng giám đốc của kế tốn, cung cấp đầy đủ, chính xác và

kịp thời các chỉ tiêu cần thiết cho QLKD, đồng thời cũng góp phần nâng cao hiệu

quả của cơng tác kế tốn.

Mỗi hình thức kế tốn có số lượng và kết cấu các sổ là khác nhau. Hiện nay,

các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể vận dụng một trong bốn hình thức kế tốn sau:

hình thức kế tốn nhật ký chung, hình thức kế tốn nhật ký – sổ cái, hình thức kế

tốn chứng từ ghi sổ và hình thức kế tốn trên máy vi tính.

 Hình thức Nhật ký chung: (Phụ lục 03 )

Các loại sổ sử dụng trong kế toán kết quả kinh doanh: Sổ Nhật ký chung, sổ

Nhật ký đặc biệt, sổ cái và sổ chi tiết các TK 911, TK 511, TK 515, TK 632,

TK 642, TK 635, TK 711, TK 811, TK 421,…

Trình tự ghi sổ: hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra, kế toán

ghi nghiệp vụ phát sinh vào nhật ký chung, sau đó căn cứ vào Nhật ký chung để ghi

Sổ cái theo các tài khoản phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế tốn chi tiết thì

đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các

sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát

sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu số khớp đúng, số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp

chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các báo cáo tài chính.



SV: Nguyễn Thị Nguyệt



16



Lớp: K8CK1A



Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Phương



 Hình thức Nhật ký – Sổ cái: (Phụ lục 04)

Các loại sổ sử dụng trong kế toán kết quả kinh doanh: Sổ Nhật ký - sổ cái,

các sổ và thẻ kế toán chi tiết các TK 911, TK 511, TK 515, TK 632, TK 642, TK

635, TK 711, TK 811, TK 421.

Trình tự ghi sổ: Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ hoặc bảng tổng

hợp chứng từ kế toán đã kiểm tra ghi vào nhật ký - sổ cái, sau đó ghi vào sổ, thẻ kế

tốn chi tiết có liên quan.

Cuối tháng, kế toán tiến hành cộng cột số liệu của cột số phát sinh ở phần

Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần sổ Cái để ghi vào dòng cột

phát sinh cuối tháng. Các sổ, thẻ kế tốn tiết phải được khóa sổ để cộng số phát sinh

Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng, sau đó lập bảng

tổng hợp chi tiết cho từng tài khoản. Căn cứ vào số liệu trên Nhật ký – Sổ cái và

bảng tổng hợp chi tiết để lập các Báo cáo tài chính.

 Hình thức Chứng từ ghi sổ: (Phụ lục 05)

Các loại sổ sử dụng trong kế toán xác định kết quả kinh doanh: Chứng từ ghi

sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ Cái, các sổ và thẻ kế toán chi tiết các tài khoản

TK 911, TK 511, TK 515, TK 632, TK 642, TK 635, TK 711, TK 811, TK 421.

Trình tự ghi sổ: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng

tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ

vào Chứng từ ghi sổ để vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi

vào sổ Cái. Các chứng từ sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ, được dùng để ghi

vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền các nghiệp vụ kinh tế, tài chính

phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ,

tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ Cái. Căn cứ vào sổ Cái lập Bảng

cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ Cái và Bảng tổng hợp

chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.

 Hình thức Kế tốn trên máy vi tính: (Phụ lục 06)

Cơng việc kế tốn được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế tốn

trên máy vi tính. Phần mềm kế tốn được thiết kế theo hình thức kế tốn nào thì sẽ



SV: Nguyễn Thị Nguyệt



17



Lớp: K8CK1A



Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Phương



có các loại sổ của hình thức kế tốn đó nhưng khơng hồn tồn giống với các mẫu

sổ ghi bằng tay.

Trình tự ghi sổ: hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng

hợp chứng từ kế toán cùng loại đã kiểm tra xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có

để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế

tốn. Theo quy trình của phần mềm kế tốn, các thơng tin được tự động nhập vào sổ kế

toán tổng hợp (sổ cái hoặc Nhật ký sổ Cái, Nhật ký chung…). Cuối tháng (hoặc khi

nào cần thiết), kế tốn thực hiện thao tác khóa sổ và lập Báo cáo tài chính.

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỀ KẾ TỐN KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI

CƠNG TY TNHH HỒNG KIM

2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố mơi trường đến kế tốn kết

quả kinh doanh tại Cơng ty TNHH Hồng Kim

2.1.1 Tổng quan về Cơng ty TNHH Hồng Kim

 Giới thiệu về cơng ty TNHH Hồng Kim

- Tên doanh nghiệp: Cơng ty TNHH Hồng Kim

- Tên giao dịch quốc tế: Hoang Kim Company Limited

- Tên viết tắt: HOANGKIMCO.,LTD

- Trụ sở: 81 Đinh Nhu - Lam Sơn- Lê Chân- Hải Phòng

- Điện thoại: (0313).932.446

- Email: HoangKimHP@gmail.com

Hồng Kim là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân ,hach tốn độc lập

có con dấu riêng mang tên Cơng ty TNHH Hồng Kim. Từ đó cơng ty bắt đầu hoạt

động kinh doanh với các ngành nghề :

-Cung cấp các vật liệu ,dụng cụ trong xây dựng

- Cung cấp máy khoan ,máy cắt ,sơn các loại

- Dịch vụ vận chuyển hàng hóa

Với các loại mặt hàng phong phú đa dạng bảo đảm chất lượng ,giá cả phù

hợp công ty TNHH Hồng Kim ln :

-Duy trì được các mặt hàng truyền thống của công ty

-Đẩy mạnh các mặt hàng đặc trưng của cơng ty

SV: Nguyễn Thị Nguyệt



18



Lớp: K8CK1A



Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Phương



- Trân trọng những bạn hàng gắn bó với cơng ty, các khách hàng tiềm năng,

đồng thời phấn đấu phục vụ ngày một tốt hơn những nhu cầu của nhiều bộ phận khách

hàng. Thực hiện “giải pháp tổng thể cho từng công việc cụ thể” và các biện pháp hữu

hiệu khác nhằm tư vấn, hỗ trợ và phục vụ khách hàng thật chu đáo, hiệu quả.

 Quá trình hình thành và phát triển

Tỉnh Hải Phòng là một tỉnh có tiềm năng kinh tế, vị trí thuận lợi, nguồn lao

động dồi dào, thuộc Bắc Bộ có đường Quốc lộ 1A đi qua hầu hết các thị trấn và

thành phố Hải Phòng, có cảng biến lớn nước sâu. Cùng với sự phát triển kinh tế đất

nước, đời sống nhân dân Hải Phòng khơng ngừng được cải thiện. Trước những cơ

hội đó, các sáng lập viên bàn bạc và thống nhất thành lập Cơng ty TNHH Hồng

Kim là một Cơng ty có 2 thành viên trở lên tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh

nghiệp được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố X kỳ họp

thứ 5 thơng qua ngày 12/06/1999. Ngày 13/08/2001 Cơng ty được ra đời và chính

thức đi vào hoạt động.

Trải qua những giai đoạn khó khăn, Cơng ty TNHH Hồng Kim ln có sự

vận động để phù hợp với xu hướng phát triển chung. Công ty đã cố gắng trong mở

rộng SXKD, mở rộng thị trường…

Vì vậy, Cơng ty đã từng bước hoà nhập vào thị trường trong nước và nước

ngoài, chủ động được trong việc kinh doanh, cũng như các mặt hàng phân phối trên

thị trường chất lượng tốt tạo uy tín cho khách hàng.

 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của cơng ty TNHH Hồng Kim

Theo giấy phép kinh doanh các hoạt động kinh doanh chính Cơng ty đang

hoạt động các lĩnh vực ngành ngề chính sau:

-Cung cấp vật liệu ,công cụ trong xây dựng : xi măng Hải Phòng,xi măng Hà

Tiên,thép của các nước Pháp ,Đức,gạch men các loại trong nước và ngoài nước,bồn

vệ sinh,chậu rửa mặt,ống nước các loại,máy khoan.máy cắt

-Dịch vụ vận chuyển hàng hóa:chuyên chở hàng hóa đường xa

-Các loại sơn:tư vấn và cung cấp các loại sơn của các nước như Đức

,Pháp,Mĩ…

 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty TNHH Hoàng Kim



SV: Nguyễn Thị Nguyệt



19



Lớp: K8CK1A



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

×