1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Quản lý >

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 237 trang )


25



những không bò quên lãng mà ngược lại đã không ngừng được gìn giữ, trau chuốt

và lưu truyền. Tuy nhiên, việc tìm ra một đònh nghóa mang tính khoa học, khả

chấp, cũng như việc chỉ ra những đặc điểm của nó ở nhiều phương diện thì lại

chưa đạt được kết quả mong đợi.

A. Taylor, trong cuốn “The Proverb”, một tác phẩm được coi là kinh điển về

tục ngữ, đã phải thừa nhận:

“Việc đònh nghóa tục ngữ là công việc rất khó; và chúng ta cần phải kết hợp

vào trong đònh nghóa tất cả những nhân tố cần thiết và phải dành cho chúng (từng

nhân tố) một sự nhấn mạnh riêng. Chúng ta thậm chí không thể xác đònh rõ ràng

các tiêu chí để đưa ra đònh nghóa. Một đặc tính khó nói bằng lời, mơ hồ cho chúng

ta biết rằng câu này là tục ngữ câu kia là không phải.” [158, tr.3]. Như vậy, theo

tác giả, việc nhận diện câu tục ngữ thường dựa trên những cơ sở nghiêng về cảm

tính, trực giác (intuitive). Trong toàn bộ công trình này, ông cũng chú ý đến việc

miêu tả các đặc điểm của tục ngữ hơn là đi tìm một đònh nghóa.

Việc khó khăn để đưa ra một đònh nghóa được chia sẻ bởi nhiều nhà nghiên

cứu khác. Các tác giả này thường chỉ cố gắng đưa ra một số đặc điểm tiêu biểu

với hi vọng nhận diện đối tượng để làm việc ([151]; [72]). J. Lyons (1971) đã

phải xếp tục ngữ vào chung với một nhóm với các hình thức diễn đạt khác mà

gọi chung là các phát ngôn ‘tạo sẵn’ (ready-made utterences), và cho rằng

những diễn đạt đó “không cho phép mở rộng và biến thể” [72, tr.177].

Fergusson (1983), trong nỗ lực tìm ra một đònh nghóa có sức giải thích cho

việc lựa chọn ngữ liệu đưa vào cuốn từ điển về tục ngữ của mình, cho rằng:

“Một câu tục ngữ là một phát biểu ngắn gọn, dễ nhớ chứa đựng lời khuyên,

lời cảnh báo, một suy đoán hay một quan sát có tính phân tích. Hình thức của nó



26



thường là ngắn gọn, có hình ảnh, giàu tính ẩn dụ và phần lớn có vần điệu, có

tính thơ (poetic).” Có thể đònh nghóa này chưa phải là hoàn hảo nhưng nó thường

được trích dẫn và được coi là một trong những đònh nghóa tốt nhất bởi nó đã thể

hiện được những thuộc tính cơ bản và điển hình cả về hình thức và nội dung của

tục ngữ.

Trong các tiểu mục dưới, luận án tập trung vào việc trình bày quan niệm của

giới nghiên cứu tục ngữ Hán, tục ngữ Việt và đề xuất khái niệm tục ngữ làm cơ

sở cho việc khảo sát trong các phần, chương tiếp theo.

1.1.1. Trong giới nghiên cứu tục ngữ Việt, theo thống kê của chúng tôi, có

đến vài chục đònh nghóa về tục ngữ được nêu ra. Có thể khái quát các lối đònh

nghóa trên thành một số khuynh hướng sau.

i. Chú ý ở phương diện cấu trúc và đặc điểm nội dung của tục ngữ

Quan niệm này được chia sẻ bởi nhiều tác giả ([90], [23], [59], [66], v.v.).

Chẳng hạn, Đinh Gia Khánh (2003) cho rằng: “Tục ngữ là những câu nói ngắn,

gọn, có ý nghóa hàm súc, do nhân dân lao động sáng tạo nên và lưu truyền qua

nhiều thế kỉ. Bằng những câu nói ngắn gọn, súc tích, “tục ngữ diễn đạt rất hoàn

hảo toàn bộ kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm xã hội – lòch sử của nhân dân lao

động” [66, tr.16]. Tác giả cũng giải thích rõ tục ngữ là tri thức thông thường của

nhân dân lao động về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Tục ngữ vừa tổng kết

những kinh nghiệm sống, vừa thể hiện lí tưởng sống của nhân dân trong một hình

thức đặc thù mang tính nghệ thuật của ngôn ngữ dân gian. Tục ngữ là tấm gương

phản ánh, qua lời nói hàng ngày, mọi biểu hiện của đời sống dân tộc và quan

niệm của người dân về lao đông, về các hiện tượng lòch sử xã hội, về đạo đức, tôn

giáo, v.v.



27



Nguyễn Đức Dân mặc dù tập trung việc nghiên cứu tục ngữ từ phương diện lô

gích cú pháp ngữ nghóa nhưng cũng đưa ra một đònh nghóa tương tự. Tác giả nhận

thấy: “Tục ngữ là những đơn vò ngôn ngữ ổn đònh về hình thức, phản ánh những

lối nói, lối suy nghó đặc thù của một dân tộc. Tục ngữ phản ánh các quan niệm,

những suy nghó, những tri thức và cách tư duy của một dân tộc về các hiện tượng,

các qui luật tự nhiên và xã hội” [23].

ii. Chú ý ở cả phương diện đặc điểm hình thức, cấu trúc, đặc điểm nội dung và

cả phạm vi sử dụng của tục ngữ

Ngoài việc nêu ra những đặc điểm về nội dung và hình thức cấu trúc như

quan niệm của các tác giả đề cập ở tiểu mục (ii) trên, một số nhà nghiên cứu chú

ý đến cả môi trường hành chức của tục ngữ. Các tác giả sách giáo khoa Ngữ văn

lớp 7 (2004) đònh nghóa: “Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn đònh,

có nhòp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự

nhiên , lao đông, sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy

nghó và lời ăn tiếng nói hàng ngày” [91]. Quan niệm này cũng thấy rõ trong các

công trình nghiên cứu về tục ngữ của một số tác giả khác ([27], [40], [86]).

1.1.2. Trong giới nghiên cứu tục ngữ Hán, cũng như trong giới nghiên cứu tục

ngữ tiếng Việt, các nhà Hán học cũng chưa có được một đònh nghóa thống nhất, rõ

ràng và cặn kẽ về tục ngữ. Học giả Ôn Đoan Chính đã thừa nhận:

“确定什么是俗语,固然是个难题;怎样解释俗语,却是一个更难的课题。” (Xác



đònh thế nào là tục ngữ, đương nhiên là một vấn đề khó; Giải thích tục ngữ như

thế nào, lại là một vấn đề còn khó hơn) [126, tr.5]. Thậm chí, ngay cả tên gọi

cũng chưa có sự thống nhất, ngoài thuật ngữ tục ngữ, hàng loạt thuật ngữ như



28



hương ngôn, truyền ngôn, thường ngôn, cổ ngữ, tục ngôn, ngạn ngữ, dân ngôn, tục

thoại, cổ thoại, v. v. cũng được dùng để chỉ cùng một đối tượng.

Để có cái nhìn cụ thể hơn về cách hiểu khái niệm tục ngữ trong giới nghiên

cứu tiếng Hán, dưới đây chúng tôi sẽ trình bày một số quan niệm về tục ngữ trong

một số từ điển lớn của Trung Quốc và của một số học giả nghiên cứu ngôn ngữ

nổi tiếng của Trung Quốc.

(1) 俗语是: “约定俗成、广泛流行的定型语句”



(Tục ngữ là những ngữ cú đònh hình, được lưu truyền rộng rãi, hình thành bởi

thói quen của quần chúng từ lâu đời) [116].

(2)俗语就有以下三个特点:

1、 具有群众性。俗语绝大多数是人民群众创造的,说不出具体的作者。俗语

既然是群众所创造的,自然为群众所喜闻乐见。

2、 具有鲜明的口语性和通俗性。 俗语是通过群众世代口耳相传而流传开的,

所以口语性很强,总离不开一个“俗” 字。

3、 具有相对的定型性。俗语不能是长篇,而是简明凝练的;也不是自由组合

的语句,而是约定俗成,具有定型性的特点。但俗语在结构上又有很大的灵活性,

同一个俗语可以有很多变体,有的可以调换部分词语,改变说法;有的可以增加一

部分,有的可以颠倒语序。所以俗语的定型性只能是相对的,不是绝对的。



(Tục ngữ có ba đặc điểm sau:

1. Vốn có tính quần chúng. Đại đa số tục ngữ là do quần chúng nhân dân

sáng tạo ra, không có tác giả cụ thể. Tục ngữ do quần chúng nhân dân sáng tạo



29



ra, đương nhiên được quần chúng thích nghe, thích nói.

2. Vốn có tính khẩu ngữ và tính đại chúng một cách rõ ràng. Tục ngữ được

lưu truyền rộng rãi từ đời này sang đời khác qua lời ăn tiếng nói của quần chúng

cho nên tính khẩu ngữ của nó rất mạnh, không thể tách rời chữ “tục”.

3. Vốn có tính đònh hình tương đối. Tục ngữ không thể là trường thiên (đoạn

văn dài), mà là những câu ngắn gọn súc tích; cũng không phải là những ngữ cú

được tạo ra một cách tự do, màø được hình thành do thói quen của quần chúng từ

lâu đời, có đặc điểm đònh hình. Về mặt kết cấu, tục ngữ lại có tính linh hoạt rất

lớn, cùng một tục ngữ có thể có rất nhiều biến thể, có tục ngữ có thể thay đổi

từng bộ phận tục ngữ, thay đổi cách nói; có tục ngữ lại có thể tăng thêm một bộ

phận, có tục ngữ lại có thể thay đổi trật tự từ. Cho nên tính đònh hình của tục ngữ

chỉ là tương đối, không phải tuyệt đối.) [132, tr.2].

(3)什么是俗语:只要是语言通俗,反映出人民的心愿,记录了社会生活和人

生经验,这些话早已被群众广泛使用,道理深刻,意思新鲜,说得形象生动简炼透

辟,这样的语句一般是既定型而又灵活的,人们把它叫做俗语,俗话,老俗话,大

俗话。



(Tục ngữ là gì: chỉ cần ngôn ngữ thông tục, phản ánh được tâm nguyện của

nhân dân, ghi lại được cuộc sống xã hội và kinh nghiệm nhân sinh, những lời

này được dân chúng sử dụng rộng rãi từ lâu đời, đạo lí sâu sắc, ý tứ rõ ràng, lời

nói có hình tượng, sinh động, ngắn gọn súc tích, những câu nói như vậy nói

chung vừa đònh hình vừa linh hoạt, mọi người gọi đó là tục ngữ, tục thoại, lão tục

thoại, đại tục thoại) [143, tr.4].

Tục ngữ quả là một loại hình độc đáo về cấu trúc cũng như ngữ nghóa trong



30



ngôn ngữ, chính vì lẽ đó đònh nghóa khái quát về tục ngữ cho thật đầy đủ, hoàn

chỉnh mọi mặt không phải là chuyện đơn giản. Những đònh nghóa về tục ngữ của

các nhà Việt ngữ cũng như Hán ngữ nêu ở trên tuy có những nội dung cơ bản

như nhau nhưng mỗi đònh nghóa còn mang thêm nét riêng biệt cho dù là rất nhỏ.

Việc tìm ra một đònh nghóa phản ánh đầy đủ những thuộc tính cơ bản của

khái niệm là công việc không dễ, cần thời gian, và sự góp sức của nhiều người.

Để đáp ứng nhiệm vụ mà luận án đặt ra, chúng tôi xác lập một đònh nghóa tạm

thời làm cơ sở để khảo sát, nghiên cứu như sau: “Tục ngữ là những câu nói ngắn

gọn, súc tích, giàu hình ảnh đúc kết kinh nghiệm, tri thức dân gian của một dân

tộc về thế giới khách quan, tự nhiên cũng như xã hội, có tính cố đònh tương đối,

chủ yếu do quần chúng nhân dân sáng tác”.

1.2. TỤC NGỮ VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM HỮU QUAN

1.2.1. Tục ngữ - thành ngữ

Trước khi tìm hiểu sự khác nhau giữa thành ngữ, tục ngữ, chúng tôi sẽ điểm

qua một số quan niệm về thành ngữ qua giải thích của một số nhà nghiên cứu

Việt Nam, Trung Quốc.

Theo từ điển Từ Hán Việt của Phan Văn Các thì “Thành ngữ là nhóm từ cố

đònh nói lên một ý, thường hiểu với nghóa bóng” [5].

“Thành ngữ là tập hợp từ cố đònh đã quen dùng mà nghóa thường không thể

giải thích một cách đơn giản bằng nghóa của các từ tạo nên nó” [90].

“成语: 长期习用的固定词组,有意义完整、结构定型、表现力强等特点;有些成

语不能从字面上明白它的意思。” - 应用汉语词典 - 郭良夫(主编)- 商务印书馆

2000 年。



31



(Thành ngữ là những từ tổ cố đònh được dùng quen lâu dài, có đặc điểm ý

nghóa hoàn chỉnh, kết cấu đònh hình, sức biểu hiện mạnh v. v.; một số thành ngữ

không thể giải thích ý nghóa của nó qua mặt chữ biểu hiện) [116].

1.2.1.1.Phân biệt tục ngữ - thành ngữ trong tiếng Việt

Để tìm hiểu, đi sâu nghiên cứu bản chất của tục ngữ, nhiều nhà nghiên cứu

đã đề cập đến sự khác biệt giữa thành ngữ và tục ngữ.

Ngay từ những năm 40 của thế kỉ XX, Dương Quảng Hàm đã đưa ra ý kiến

của mình, ông viết: “Một câu tục ngữ tự nó phải có một ý nghóa đầy đủ, hoặc

khuyên răn hoặc chỉ bảo điều gì; còn thành ngữ chỉ là những lời nói có sẵn để ta

tiện dùng mà diễn đạt một ý gì hoặc tả một trạng thái gì cho có màu mè” [47,

tr.15]. Tuy tiêu chí phân biệt thành ngữ, tục ngữ của ông chưa được rõ ràng

nhưng nó là những gợi ý q báu cho các nhà nghiên cứu sau này.

Ý kiến của Vũ Ngọc Phan trong “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam” có hàm

ý phân biệt thành ngữ, tục ngữ theo hai tiêu chí tương đối cụ thể: tiêu chí về nội

dung và cấu trúc ngữ pháp. Theo ông: “Tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt trọn

vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lí, một công lí, có khi là

một sự phê phán. Còn thành ngữ là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của

câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn được một ý

trọn vẹn” [89, tr.31].

Cùng với thời gian và sự phát triển các ngành khoa học ngày càng toàn diện,

tục ngữ ngày càng được nhiều các học giả nghiên cứu sâu sắc hơn, họ phân tích

tỉ mỉ cấu trúc cũng như ngữ nghóa của thành ngữ, tục ngữ nhằm đưa ra những

tiêu chí phân biệt hai đối tượng này một cách cụ thể hơn và chuẩn xác hơn.

Nguyễn Văn Mệnh khi “Bàn về ranh giới giữa thành ngữ, tục ngữ” có viết” giữa



32



thành ngữ, tục ngữ, v.v. có thể tìm ra những đặc điểm khu biệt khá rõ ràng ở cả

hai phương diện: nội dung và hình thức. Về nội dung, thành ngữ giới thiệu một

hình ảnh, một hiện tượng, một trạng thái, một tính cách, một thái độ, ... tục ngữ

thì khác hẳn, nó không dừng lại ở mức độ giới thiệu một hình ảnh, một hiện

tượng [...], mà đi đến một nhận đònh cụ thể, một kết luận chắc chắn, một kinh

nghiệm sâu sắc, một lời khuyên răn, một bài học về tư tưởng, đạo đức.” [77,

tr.12]. Tác giả cũng nhận thấy nội dung của thành ngữ “mang tính chất hiện

tượng”, còn nội dung của tục ngữ nói chung “mang tính chất qui luật”. Từ sự

khác nhau cơ bản về mặt nội dung dẫn đến sự khác nhau về hình thức ngữ pháp,

về năng lực hoạt động trong chuỗi lời nói. Về hình thức ngữ pháp, nói chung mỗi

thành ngữ chỉ là một cụm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh. Đơn vò tục ngữ tối

thiểu phải là một câu.

Cho rằng giải thích sự khác nhau giữa thành ngữ, tục ngữ chỉ dựa vào hai

mặt nội dung và hình thức như Nguyễn Văn Mệnh là chưa thật xác đáng, Cù

Đình Tú viết: “[...] Xét về nội dung, tục ngữ cũng như thành ngữ đều là sự đúc

kết kinh nghiệm, là kết tinh trí tuệ của quần chúng, đều từ sự khái quát hoá hiện

thực để rút ra bản chất qui luật mà có” [106, tr.39]. Theo ông: “Thành ngữ là

một hiện tượng ngôn ngữ. Tục ngữ xét về một mặt nào đó cũng là một hiện

tượng ngôn ngữ. Giải quyết các hiện tượng ngôn ngữ cần phải dựa vào những

căn cứ ngôn ngữ học [...] sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ là sự

khác nhau về chức năng. Thành ngữ là những đơn vò có sẵn mang chức năng

đònh danh, nói khác đi, dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hành động. Về mặt này

mà nói, thành ngữ là những đơn vò tương đương như từ,ø [...] đọc thành ngữ lên,

chưa thấy thành một câu, chưa thấy diễn đạt trọn vẹn một ý – nói khác đi, chưa



33



phải là một thông báo. Tục ngữ đứng về mặt ngôn ngữ học có chức năng khác

hẳn thành ngữ. Tục ngữ [...] đều là các thông báo [...]. Do vậy mỗi tục ngữ đọc

lên là một câu hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý tưởng...” [106, tr.39] .

Cù Đình Tú kết luận: có thể dựa vào ba tiêu chí để phân biệt thành ngữ, tục

ngữ. Đó là: chức năng, cấu tạo, cách vận dụng trong lời nói của thành ngữ, tục

ngữ. Điểm mới Cù Đình Tú đưa ra là về mặt cấu tạo, đại bộ phận các thành ngữ

có kết cấu một trung tâm, tục ngữ có kết cấu hai trung tâm.

Nhóm Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri cho rằng: “Cần phải

xét thành ngữ và tục ngữ không phải chỉ như là hai hiện tượng ngôn ngữ, mà chủ

yếu như là một hiện tượng ngôn ngữ và một hiện tượng ý thức xã hội”, cho nên

tiêu chí gốc cần phải dựa vào để tìm ra sự phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ,

theo họ chính là tiêu chí về nhận thức luận; theo đó, “xem xét tục ngữ chủ yếu

như là một hiện tượng ý thức xã hội, còn thành ngữ thì chủ yếu như là một hiện

tượng ngôn ngữ”. Các tác giả này khẳng đònh: “Sự khác nhau cơ bản về nội dung

của thành ngữ và tục ngữ [...] là sự khác nhau về nộâi dung của hai hình thức tư

duy khác nhau, là khái niệm và phán đoán. Sự khác nhau đó [...] tất yếu sẽ dẫn

đến sự khác nhau về chức năng của hai hình thức ngôn ngữ chứa đựng hai hình

thức tư duy đó, đến sự khác nhau về cấu tạo ngữ pháp và vò trí trong lời nói của

hai hình thức ngôn ngữ đó” [27, tr.26].

Dựa vào các hình thức tư duy trong khoa học lôgích, coi đó là những cơ sở

của nhận thức luận, nhóm Chu Xuân Diên tiếp tục phân tích, xác đònh đặc điểm,

mối quan hệ giữa thành ngữ, tục ngữ. Đó là mối quan hệ giữa các hình thức khái

niệm và phán đoán. Họ kết luận: “Sự giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là ở

chỗ cả hai đều là những sản phẩm của sự nhận thức của nhân dân về các sự vật



34



và hiện tượng của thế giới khách quan, đều chứa đựng và phản ánh trí thức của

nhân dân. Sự khác nhau là ở chỗ những tri thức ấy khi được rút lại thành những

khái niệm thì ta lại có thành ngữ, còn khi được trình bày, được diễn giải thành

những phán đoán thì ta có tục ngữ”. Nhóm này đã đưa ra những ví dụ cụ thể như:

để chỉ khái niệm“sự uổng công”, có thể đưa ra thành ngữ “công dã tràng”, và

khái niệm đó được thể hiện thành phán đoán, được diễn đạt thành “Dã tràng xe

cát biển đông, nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì”, đó là tục ngữ.

Nguyễn Thái Hoà khi nghiên cứu sâu về bản chất tục ngữ đã đặc biệt quan

tâm đến khái niệm “phát ngôn” chứ không phải là “câu” mà nhiều nhà ngôn

ngữ học đã phân biệt từ những năm 50 của thế kỉ XX. Theo đó ông quan niệm:

tục ngữ là những phát ngôn, nhưng không phải là những phát ngôn làm sẵn

thông thường, mà là những phát ngôn đặc biệt. Ông cho rằng tục ngữ cũng bao

gồm ba yếu tố cơ bản của phát ngôn, đó là: ngữ điệu, tổ hợp nghóa, và chủ đề

làm thành một chỉnh thể phục vụ cho giao tiếp. Qua phân tích, đối chiếu với

những cụm từ cố đònh có chức năng liên kết hoặc đưa đẩy, tồn tại trong ngôn

ngữ cộng đồng như: “như vậy, thế là, suy cho cùng, v.v.”, ông cho rằng “thành

ngữ không phải là phát ngôn làm sẵn”, mà nó là một đơn vò ngôn ngữ tương

đương với từ về mặt ý nghóa và về chức năng ngữ pháp. Cũng theo ông, tục ngữ

dù có cấu tạo như một cụm danh từ, cụm động từ, v.v. nhưng vẫn là câu mang ý

nghóa trọn vẹn. Vì tục ngữ không thích hợp với sự phân tích ngữ pháp thông

thường của mô hình câu, không phải tất cả tục ngữ đều được cấu tạo như một

câu theo quan niệm ngữ pháp thông thường (có đầy đủ nòng cốt C – V), cho nên

theo ông tục ngữ là những phát ngôn, nhưng đó là những phát ngôn đặc biệt. Ông

kết luận: “Sự phân biệt thành ngữ, tục ngữ là sự phân biệt giữa hai cấp độ: từ



35



vựng và cú pháp. Về mặt từ vựng, thành ngữ là đơn vò lớn hơn từ, có ý nghóa và

chức năng của từ, tục ngữ là tổ hợp của những chức năng cú pháp khác nhau có

vò ngữ tính [...] Nói vắn tắt: một cụm từ cố đònh có khả năng tách thành hai thành

phần cú pháp khác nhau thì đó là tục ngữ. Còn thành ngữ không có khả năng

đó” [59, tr.40].

Đứng ở góc độ lô gích học, thông qua các phạm trù lô gích – ý nghóa, Nguyễn

Đức Dân khảo sát, nghiên cứu nghóa biểu trưng của hàng loạt thành ngữ, tục ngữ.

Sau khi phân tích, chứng minh bằng những ví dụ cụ thể về sự hình thành nghóa

biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ, ông kết luận: “Sự khác nhau về đặc điểm cơ

bản của chúng, thành ngữ phản ánh các khái niệm, tục ngữ phản ánh các phán

đoán, đã dẫn tới sự khác nhau cơ bản trong việc hình thành nghóa: Nghóa của

thành ngữ được hình thành qua sự biểu trưng nghóa của cụm từ. Nghóa của tục ngữ

được hình thành qua sự biểu trưng nghóa của một câu. Hầu hết các câu đều có

quan hệ đề-thuyết. Chính cặp đề-thuyết này biểu thò một quan hệ. Vậy là, nghóa

của tục ngữ được hình thành qua sự biểu trưng các quan hệ. Các thành ngữ không

có thuộc tính ấy”. Theo ông, một tiêu chí quan trọng để phân biệt thành ngữ, tục

ngữ là “Những câu nào có thể biểu thò nghóa theo một quan hệ thì câu đó là tục

ngữ” [19, tr.1]. Điểm này cũng phù hợp với quan niệm thành ngữ có cấu tạo một

trung tâm, còn tục ngữ có cấu tạo hai trung tâm của Cù Đình Tú.

Qua những ý kiến của các nhà nghiên cứu được nêu trên, dù đứng ở góc độ

của văn học dân gian, của ngôn ngữ học hay khoa học lôgích, và dù diễn đạt

bằng cách này hay cách khác, chúng ta cũng có thể nhận thấy các học giả có

những ý kiến tương đối thống nhất là: thành ngữ tương đương với từ (khái niệm;

chủ yếu có cấu tạo một trung tâm), còn tục ngữ tương đương với câu (phán đoán;



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (237 trang)

×