Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 237 trang )
118
Nghóa chính câu tục ngữ muốn biểu đạt “chất lượng hơn số lượng”.
(2) Đũa mốc chòi mâm son.
Nghóa chính: - Thân phận hèn lại muốn ngoi lên đòa vò cao sang.
- Người nghèo, xấu xí lại muốn lấy vợ/ chồng đẹp đẽ, giàu có.
Từ một góc độ ngữ nghóa, tục ngữ có thể chia thành ba loại: (i) Tục ngữ chỉ
mang một nghóa đen; (ii) Tục ngữ mang cả nghóa đen và nghóa bóng; (iii) Tục
ngữ chỉ mang nghóa bóng.
3.1.1.1. Tục ngữ chỉ mang nghóa đen
Trong ngữ cảnh giao tiếp cụ thể, sự độc đáo, uyển chuyển của tục ngữ
thường chứa đựng trong các câu có mang nghóa bóng, nhưng tục ngữ chỉ thuần
túy mang nghóa đen cũng chiếm một số lượng đáng kể. Nghóa của loại tục ngữ
này cũng tương đối dễ hiểu bởi vì ta có thể lí giải chúng qua nghóa hiển ngôn và
đó cũng chính là nghóa thực tế sử dụng, nghóa đen của tục ngữ.
Không chỉ ở tục ngữ Việt, mà ngay cả trong tục ngữ Hán, hoặc tục ngữ các
dân tộc khác chúng ta cũng có thể tìm thấy sự hiện diện của loại tục ngữ này. Đa
phần tục ngữ loại này có nội dung phản ánh kinh nghiệm sản xuất, thiên văn khí
tượng, học hành, sức khỏe hoặc những triết lí đời thường.
i. Tục ngữ phản ánh kinh nghiệm sản xuất
Tục ngữ về nông nghiệp, thiên văn khí tượng được nảy sinh từ thực tiễn và
được kiểm nghiệm nhiều lần qua thực tiễn, chúng phản ánh qui luật khách quan
và ít nhiều có giá trò khoa học. Chính vì vậy, dù trải qua lòch sử lâu dài và khoa
học ngày nay đã có những bước tiến nhảy vọt, nhưng những câu tục ngữ này vẫn
còn giữ được ý nghóa hiện thực của nó. Chúng ta có thể nhận thấy điều này qua
các câu tục ngữ sau:
119
(1)
Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống.
(2)
Một nong tằm là năm nong kén.
(3)
谷雨前后, 裁瓜种豆.
‘Cốc vũ tiền hậu, tài qua chủng đậu.’
Trước và sau tiết cốc vũ là thích hợp cho việc thu hoạch dưa và trồng đậu.
[Cốc vũ: một trong 24 tiết khí, nằm khoảng giữa tháng 4].
(4)
过了清明节, 插秧不停歇.
‘Quá liễu Thanh minh tiết, tháp ương bất đình yết.’
Qua tiết Thanh minh, cấy mạ không ngừng nghỉ
[Tiết Thanh minh cũng là một trong 24 tiết khí, khoảng vào đầu tháng 4. Qua
tiết Thanh minh là vào mùa cấy trồng. Theo tính toán về thiên văn của Trung
Quốc, mỗi năm có 24 tiết khí, mỗi tiết khí đều có một ý nghóa riêng biệt, tên gọi
của tiết khí cũng nói lên đặc điểm thay đổi của vạn vật và thời tiết khí tượng
trong khoảng thời gian này. Ví dụ: Lập xuân, Vũ thuỷ, Cốc vũ, Lập hạ, Đại hàn,
Đông chí, Thanh minh., v.v.]
ii. Tục ngữ phản ánh thiên văn khí tượng
Tục ngữ phản ánh thiên văn khí tượng được đúc kết từ những hiện tượng
khách quan mang tính qui luật, bắt nguồn từ thực tiễn, có liên quan trực tiếp đến
cuộc sống hàng ngày của nhân dân lao động, đặc biệt là nông dân. Nó có tác
dụng trong việc phục vụ sản xuất nông nghiệp.
(1) Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm.
(2) Ráng vàng thì nắng, ráng đỏ thì mưa.
(3) 蚯蚓滚路天将雨.
120
‘Khâu dẫn cổn lộ thiên tương vũ.’
Giun đất bò ra đường thì trời sắp mưa.
(4) 夏至东风飘, 麦子顺水捞.
‘Hạ chí đông phong phiêu, mạch tử thuận thủy lao.’
Hạ chí có gió đông, sẽ vớt lúa mạch dưới nước.
[Hạ chí: một trong 24 tiết khí, vào khoảng ngày 21, 22 – 6. Nếu trong ngày Hạ
chí có gió đông thổi thì năm đó sẽ mưa nhiều, bất lợi cho mùa màng].
iii. Tục ngữ phản ánh triết lí nhân văn
Tính triết lí là một đặc điểm nổi trội của tục ngữ, nó chứa đựng những đạo lí
sâu sắc, phản ánh bản chất, qui luật của vạn vật. Trong hàng ngàn, hàng vạn câu
tục ngữ, không phải câu tục ngữ nào cũng mang tính triết lí, nhưng chúng ta có
thể nhận biết tính triết lí được thể hiện trong rất nhiều câu tục ngữ. Triết lí được
nêu ra trong tục ngữ nói chung không giống lí luận triết học của các triết gia, nó
không dùng bất cứ thuật ngữ chuyên dụng nào mà chỉ là những triết lí đời
thường từ thực tiễn của cuộc sống bách tính bằng sự mộc mạc vốn có của nó để
đưa ra những bài học kinh nghiệm về mọi mặt trong xã hội, thậm chí còn là kim
chỉ nam cho nhiều hành vi ứng xử của con người. Phạm vi cuộc sống con người
lan toả đến đâu thì sự nảy sinh triết lí trong tục ngữ lan toả đến đó.
Người Việt trọng tình, những đạo lí dân tộc thường được gửi gắm trong tục
ngữ, được biểu đạt uyển chuyển bằng những hình ảnh rất đời thường nhưng khi
những hình ảnh đó hoá thân vào tục ngữ thì chúng lại có thể biểu trưng cho một
tính khái quát cao, câu tục ngữ “Bé không vin, cả gẫy cành”, “Khi măng không
uốn thì tre trổ vồng” đều thể hiện một đạo lí: trẻ em ngay từ nhỏ cần được uốn
121
nắn giáo dục, nếu không được giáo dục cẩn thận thì khó tránh khỏi kết cục “Bé
ăn trộm gà, cả ăn trộm trâu”. Câu tục ngữ “Lạt mềm buộc chặt”, “Cơm sôi nhỏ
lửa” về sâu xa muốn nói lên đạo lí của việc đối nhân xử thế, tinh tế đến cả việc
đối xử giữa vợ và chồng, đạo lí này như là một kinh nghiệm, một lời khuyên nhủ
có giá trò đến muôn đời:
Chồng giận thì vợ bớt lời
Cơm sôi nhỏ lửa chẳng đời nào khê.
Tuy nhiên, trong thực tế một số không nhỏ nghóa của các câu tục ngữ mang
tính triết lí có thể lí giải trực tiếp qua nghóa đen của chúng, nội dung chúng phản
ánh, đề cập cũng khá phong phú, ngoài những đạo lí thông thường, còn là những
thông điệp của cha ông như những lời như giáo huấn, khuyên nhủ thiết thực đối
với cuộc sống. Ví dụ:
+ Phản ánh đạo lí thông thường
(1) Mất lòng trước, được lòng sau.
(2) Một câu nhòn chín câu lành.
(3) No hết ngon, giận hết thương.
(4) 百艺通, 不如一艺精.
‘Bách nghệ thông, bất như nhất nghệ tinh’.
Biết trăm nghề không bằng giỏi một nghề.
(5) 良药苦口利于病, 忠言逆耳利于行.
‘Lương dược khổ khẩu lợi vu bệnh, trung ngôn nghòch nhó lợi vu hành.’
Thuốc hay đắng miệng có lợi cho bệnh, lời nói thật khó nghe có lợi cho hành động.
(Thuốc đắng dã tật, nói thật mất lòng.)
122
+ Lời khuyên trong lónh vực học hành
(1) Học hành thì ấm vào thân, chức cao quyền trọng dần dần theo sau.
(2) Chăm học thì sang, chăm làm thì có.
(3) 家有黄金用斗量, 不如送子到学堂.
‘Gia hữu hoàng kim dùng đấu lượng, bất như tống tử đáo học đường.’
Nhà có nhiều vàng dùng đấu đong, không bằng cho con đi học.
(4) 赐子千斤, 不如教子一艺.
‘Tứ tử thiên kim, bất như giáo tử nhất nghệ.’
Cho con nghìn vàng, không bằng dạy con một nghề.
+ Kinh nghiệm trong lónh vực sức khỏe
(1) Ăn được ngủ được là tiên, không ăn không ngủ mất tiền thêm lo.
(2) Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ.
(3) 生命在于运动.
‘Sinh mệnh tại vu vận động.’
Cuộc sống là ở sự vận động.
(4) 与其有病求医, 不如无病早防.
‘Dữ kì hữu bệnh cầu y, bất như vô bệnh tảo phòng.’
Phòng bệnh khi chưa có bệnh, còn hơn có bệnh rồi chữa.
iv. Ngoài những câu tục ngữ phản ánh những qui luật khách quan như trên, tục
ngữ chỉ thuần túy mang một nghóa đen còn có thể là những câu ghi lại những đặc
điểm, đặc sản nổi trội của một đòa phương trong nước, những câu tục ngữ loại
này mang đậm dấu ấn đặc sắc của dân tộc.
123
(1) Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô đầm Sét.
(2) Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai.
(3) 洛阳牡丹甲天下.
‘Lạc Dương mẫu đơn giáp thiên hạ’.
Hoa mẫu đơn tỉnh Lạc Dương (Trung Quốc) đẹp nhất thiên hạ.
(4) 柴沟堡的熏肉, 沙城的酒, 涮羊肉好不过张家口.
‘Sài Câu Bảo đích hun nhục, Sa Thành đích tửu, loát dương nhục bất quá
Trương gia khẩu.’
Thòt xông khói vùng Sài Câu Bảo, rượu vùng Sa Thành, thòt dê tái nhà họ
Trương [là ngon nhất, (Sài Câu Bảo, Sa Thành đều ở vùng Hà Bắc)].
3.1.1.2. Tục ngữ mang cả nghóa đen và nghóa bóng
Trong tục ngữ Việt cũng như tục ngữ Hán, ngoài những câu tục ngữ chỉ mang
một nghóa đen thuần túy, còn có một số lượng khá lớn tục ngữ được sử dụng với
cả nghóa đen và nghóa bóng. Chu Xuân Diên [27, tr.63] cho rằng:
“[...] Những câu tục ngữ trong đó có sự miêu tả những hiện tượng tự nhiên,
xã hội và đời sống con người ngoài nội dung nói về ý nghóa của chính những
hiện tượng ấy, lại còn có những hàm ý rộng hơn. Có thể gọi đấy là những câu
tục ngữ hai nghóa – nghóa đen và nghóa bóng, nghóa hẹp và nghóa rộng, nghóa cụ
thể và nghóa khái quát”.
Chúng ta thử xét những câu tục ngữ sau:
(1) Nắng tháng tám rám trái bưởi.
(2) Cháy rừng bởi chưng tí lửa.
Câu tục ngữ (1) miêu tả hiện tượng tự nhiên: đến tháng tám (âm lòch) thường
124
có những đợt nắng gay gắt, thậm chí làm rám vỏ quả bưởi, nó chỉ mang một
nghóa chỉ nắng tháng tám gay gắt, đó cũng là nghóa thực tế (nghóa đen) của câu
tục ngữ này.
Câu tục ngữ (2) miêu tả một hiện tượng, nhưng có thể hiểu theo hai nghóa:
a. Một đóm lửa cũng có thể làm cháy rừng.
b. Một việc nhỏ có thể gây một hậu quả lớn.
Trong đó nghóa (a) là nghóa đen, còn nghóa (b) là nghóa bóng. Câu tục ngữ
này được hiểu với cả nghóa đen và nghóa bóng.
Tương tự, trong tục ngữ Hán:
(3) 根不正苗歪 ‘căn bất chính miêu oai’.
(a) Rễ không thẳng thì mầm cong. (nghóa đen)
(b) Thế hệ trước không tốt, không giáo dục được thế hệ sau tốt.
(nghóa bóng)
(4) 光鼓槌子打不响 ‘quang cổ chùy tử đả bất hưởng’.
(a) Một cái dùi trống đánh không kêu giòn.
(b) Lực lượng ít, làm không nên việc.
3.1.1.3. Tục ngữ chỉ mang nghóa bóng
Tục ngữ với nội dung tư tưởng là kết tinh trí tuệ của dân tộc, được quần chúng
nhân dân sáng tạo ra, gắn liền với cuộc sống quần chúng. Tục ngữ được nảy sinh,
phổ biến, lưu truyền vượt không gian, thời gian bởi giá trò thực tế của chúng,
những câu tục ngữ rất bình dò, đời thường, nhưng nội dung được tục ngữ phản ánh
rất bao quát, rộng lớn. Ngoài những câu tục ngữ chỉ thuần túy mang một nghóa đen,
những câu tục ngữ mang cả nghóa đen, nghóa bóng, trong tục ngữ đôi khi chúng ta
125
còn bắt gặp những câu tục ngữ chỉ được hiểu với nghóa bóng, nghóa đen của chúng
rất mờ nhạt hoặc không thật sự phản ánh một hiện thực tồn tại khách quan, có thể
những câu tục ngữ này “ngay từ khi mới ra đời đã sống và chỉ sống với nghóa bóng
mà thôi” [100, tr.133]. Chúng ta xét những câu tục ngữ sau:
(1) Kẻ tám lạng, người nửa cân.
Tám lạng (theo cân ta) tương đương nửa cân: Giá trò tương đương.
(2) Giật đầu cá, vá đầu tôm.
Xoay xở lấy chỗ này đắp chỗ kia.
(3) 老鸽窝里出了金凤凰 ‘lão cáp oa lí xuất kim phượng hoàng’.
(Phượng hoàng vàng xuất hiện từ tổ chim bồ câu) → điều kiện hoàn
cảnh kém cũng có thể sản sinh ra nhân vật kiệt xuất.
(4) 人多出韩信 ‘nhân đa xuất Hàn Tín’.
Hàn Tín là tướng giỏi thời Tây Hán, là người đa mưu, trí tuệ. Nội dung câu
này là từ nhiều người tất nảy sinh người tài giỏi.
3.1.2. Nghóa biểu trưng của tục ngữ
3.1.2.1. Đònh nghóa. Trong cuộc sống, người ta thường qui ước dùng một sự
vật nào đó để nói lên một điều gì khác. Cách dùng như thế gọi là biểu trưng [26,
tr.352].
Đại bộ phận tục ngữ đều có nghóa bóng, nghóa bóng của tục ngữ được hình
thành theo phương thức biểu trưng (chúng tôi gọi là nghóa biểu trưng) và làm nên
sự độc đáo của tục ngữ.
Chúng ta thử xét các câu tục ngữ:
- Lạt mềm buộc chặt.
126
- Không có trâu bắt chó đi cày.
- “Lạt mềm buộc chặt” nghóa đen trỏ một kinh nghiệm thực tiễn trong dân
gian, dùng lạt mềm buộc đồ vật thì chặt, dùng lạt cứng thì không chặt và dễ đứt.
Từ kinh nghiệm cụ thể được nâng lên mức tư duy trừu tượng, “Lạt mềm buộc
chặt” được biểu trưng cho tác dụng của những hành vi ứng xử khôn khéo trong
xã hội, hành vi mềm mỏng sẽ dễ được việc.
Lạt mềm
→ buộc chặt
Ứng xử mềm mỏng → thu phục được người
- “Không trâu bắt chó đi cày” nghóa đen trỏ một thực tế không thể thực hiện
được, từ thực tế dường như vô lí đó dẫn đến nghóa biểu trưng hàm chứa trong
câu là “khi không có cái tốt thì phải thay thế bằng cái kém hơn”, cùng nội dung
ý nghóa đó là các câu “Không có chó bắt mèo ăn cứt”, “Không có ngựa thì cưỡi
lừa”. Câu trên dùng hình tượng “lạt mềm” biểu trưng cho hành vi mềm mỏng,
dùng “buộc chặt” biểu trưng cho sự thu phục, khống chế được người khác. Câu
dưới “trâu” biểu trưng cho đối tượng chuyên nghiệp, có khả năng tốt, “chó”
biểu trưng cho đối tượng không chuyên nghiệp nên kém khả năng hơn hẳn. Các
hình ảnh “lạt mềm, buộc chặt; chó, trâu” ở những câu tục ngữ trên chính là chất
liệu được dùng theo phương pháp biểu trưng tạo ra nghóa bóng (nghóa biểu
trưng) của tục ngữ.
3.1.2.2. Sự hình thành nghóa biểu trưng của tục ngữ
Chúng ta có thể thấy đại bộ phận nghóa biểu trưng của tục ngữ được hình thành
theo qui luật biện chứng của nhận thức “trực quan sinh động → tư duy trừu tượng →
thực tiễn”. Đầu tiên, bằng quan sát sự vật, hiện tượng cụ thể, con người tri giác được
môït cách trực tiếp sự vật hiện tượng qua những biểu hiện bên ngoài của nó, bước tiếp
127
theo là phát hiện điều ẩn sau sự tri giác trực tiếp là một bản chất nếu được trừu tượng
hoá sự vật hiện tượng cụ thể đó. Gạt bỏ vỏ ngữ âm bên ngoài, đi sâu vào bản chất sự
vật, hiện tượng bằng cách trừu tượng hoá, chúng ta thấy nổi lên một sự khái quát
chung như là một qui luật bao quát một số hiện tượng về bản chất không những chỉ
xảy ra ở một cá thể, mà còn có thể xảy ra ở nhiều sự vật, hiện tượng có cùng bản chất
đó. Lúc này, nghóa của tục ngữ không chỉ dừng lại ở nghóa hiển ngôn, mà nó còn có
nghóa hàm ẩn, khái quát, có thể đại diện cho nhiều câu tục ngữ với các chất liệu tạo
thành khác nhau, đó chính là nghóa bóng (nghóa biểu trưng) của tục ngữ.
Nghóa biểu trưng của tục ngữ được hình thành từ cách dùng hình ảnh cụ thể để
phản ánh cái khái quát, cái có qui luật. Hiểu được nghóa biểu trưng chúng ta sẽ
thuận lợi hơn khi lí giải nghóa của các tục ngữ tương tự, dù đó là những tục ngữ của
dân tộc khác mà ta mới gặp lần đầu.
Xét các câu tục ngữ sau:
- Vắng chúa nhà, gà vọc niêu tôm. (Tục ngữ Việt)
- ‘Sơn trung vô lão hổ, hầu tử xưng bá vương’. (Tục ngữ Hán)
(Trong núi vắng hổ, khỉ xưng vua)
- When the cat is away, the mice will play. (Tục ngữ Anh)
(Mèo đi vắng, chuột nhảy múa).
Cả ba câu trên tuy dùng những hình ảnh cụ thể khác nhau (“chúa nhà, hổ, mèo”
biểu trưng cho tầng lớp có quyền hành, cấp trên; “gà, khỉ, chuột” biểu trưng cho
tầng lớp dưới, cấp dưới) nhưng đều phản ánh một hiện thực mang tính qui luật: Khi
vắng cấp trên thì cấp dưới có thể tự do làm mọi chuyện theo ý mình.
Dựa vào phương pháp biểu trưng chúng ta có thể hiểu ba câu tục ngữ trên là
đồng nghóa.
128
3.1.3. Mối quan hệ giữa ngữ nghóa và hình ảnh biểu trưng trong tục ngữ
Hán và tục ngữ Việt
3.1.3.1. Vai trò của hình ảnh biểu trưng trong vấn đề tạo nghóa của tục ngữ
“Một câu tục ngữ thường có hai nghóa: nghóa đen và nghóa bóng. Thí dụ:
“Kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ”. Câu này nêu lên một nhận xét cụ thể về
hiện tượng kiến tha mồi, đồng thời mở rộng thành một nhận xét khái quát về kết
quả của mọi hành động kiên nhẫn của con người. Tục ngữ cung cấp cho ngôn
ngữ cửa miệng cũng như ngôn ngữ văn học một hình thức biểu hiện súc tích,
giàu hình ảnh và do đó có sức truyền cảm và thuyết phục mạnh mẽ, để nói lên
những tư tưởng thâm trầm, những khái quát rộng rãi” [68, tr.58].
“Lối nói bằng tục ngữ thường là một lối nói ẩn dụ. Nguồn gốc của lối nói
này có từ khi mà con người còn chưa biết dùng rộng rãi những khái niệm trừu
tượng và còn thường dùng những tỉ dụ cụ thể, có hình ảnh để phát biểu những ý
nghó của mình. Những câu tục ngữ được dùng như những tỉ dụ cụ thể, có hình
ảnh ấy là kết quả những điều quan sát được về thiên nhiên, về con người và về
xã hội” [68, tr. 59].
Phương thức biểu trưng được sử dụng trong tục ngữ chính là phương thức
biểu đạt theo cách “lập tượng dó tận ý” (mượn vật để diễn nghóa), thông qua đặc
trưng hoặc thuộc tính của sự vật để biểu thò một ý niệm trừu tượng nào đó, một ý
nghóa đặc thù nào đó. Cách biểu đạt này làm cho ngôn ngữ được vận dụng trong
từng hoàn cảnh giao tiếp càng thêm sống động nhưng không kém phần ý nhò,
tinh tế, càng làm tăng thêm độ cảm hứng trong giao tiếp xã hội.
Như trên đã nói, ngoài bộ phận tục ngữ chỉ thuần tuý mang một nghóa đen,
những câu tục ngữ mang cả nghóa đen và nghóa bóng chiếm một số lượng rất lớn.