1. Trang chủ >
  2. Cao đẳng - Đại học >
  3. Chuyên ngành kinh tế >

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG PHÚ KHÁNH.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.31 KB, 46 trang )


36

động của phong trào để tạo sự đoàn kết giữa nhân viên với nhân viên, giữa nhân viên

với lãnh đạo.

3.1.2. Hướng tới các chuẩn mực quốc tế về quản trị công ty hiện đại

Trong bối cảnh hội nhập, cùng với các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào

WTO, Công ty CP Thương mại và Xây dựng Phú Khánh không thể đứng ngồi các

chuẩn mực, các thơng lệ, các quy tắc kinh doanh quốc tế. Đây là các nhân tố hết sức

quan trọng mà Phú Khánh phải xem xét trong phương hướng chiến lược phát triển văn

hóa của mình.

Hiện nay, các nguyên tắc về quản trị công ty (QTCT) của OECD (Tổ chức Hợp

tác và Phát triển Kinh tế- Organization for Economic Cooperation and Development)

đang trở thành những tiêu chuẩn toàn cầu, tương thích với bối cảnh kinh doanh mới và

đang giữ vai trò quan trọng trong quản trị doanh nghiệp hiện đại. Hướng tới một doanh

nghiệp hiện đại, kiểu mẫu của hội nhập, trong hoạt động của mình, chắc chắn Phú

Khánh phải tuân thủ các nguyên tắc quản trị công ty theo chuẩn OECD

3.2 Quan điểm về phát triển văn hố doanh nghiệp tại Cơng ty CP Thương

mại và Xây Dựng Phú Khánh.

Để phát huy ưu thế của công ty trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu, khi

đối mặt với các đối thủ trong và ngồi nước, Cơng ty CP Thương mại và Xây dựng

Phú Khánh cần phải xem xét và kiện toàn hơn nữa vấn đề văn hóa doanh nghiệp. Văn

hóa doanh nghiệp khi được xây dựng hồn thiện khơng những kích thích sức phát triển

sản xuất mà còn có ý nghĩa quan trọng để xây dựng uy tín và thương hiệu của doanh

nghiệp. Chính vì thế Ban Lãnh đạo công ty đã đưa ra những quan điểm mang tầm

chiến lược cho vấn đề phát triển văn hố doanh nghiệp của cơng ty như sau:

3.2.1. Phát triển lấy con người làm gốc.

Văn hóa doanh nghiệp lấy việc nâng cao tố chất toàn diện của con người làm

trung tâm để nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, làm cho quan niệm giá trị của

doanh nghiệp thấm sâu vào các tầng chế độ chính sách, từng bước chấn hưng, phát

triển doanh nghiệp. Điều đó bao gồm các nội dung cơ bản:

+ Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm của cơng nhân viên chức để phát huy tính tích

cực, tính chủ động của họ.



37

+ Bồi dưỡng quan điểm giá trị doanh nghiệp và tinh thần doanh nghiệp để nó trở

thành nhận thức chung của đông đảo công nhân viên chức và trở thành động lực nội tại

khích lệ tất cả mọi người phấn đấu.

+ Tăng cường đào tạo và phát triển tài nguyên văn hóa trong doanh nghiệp nhằm

tạo ra khơng khí văn hóa tốt đẹp để nâng cao tố chất văn hóa và trình độ nghiệp vụ của

cơng nhân viên chức.

+ Có chế độ thưởng, phạt hợp lý, có cơ chế quản lý dân chủ khiến cho những

người có cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp đều được tơn trọng và được

hưởng lợi ích vật chất xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra.

3.2.2. Phát triển hướng tới thị trường.

Doanh nghiệp phải trở thành doanh nghiệp tự chủ để phù hợp với kinh tế thị

trường đòi hỏi cơng ty phải nhanh chóng hình thành quan niệm thị trường linh động,

sát với thực tiễn. Quan niệm thị trường bao gồm nhiều mặt như giá thành, khả năng

tiêu thụ, chất lượng đóng gói và chất lượng sản phẩm, các dịch vụ sau bán hàng, các

kỳ khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng… Tất cả phải hướng tới việc tăng cường sức

cạnh tranh, giành thị phần cho doanh nghiệp của mình. Cần phải coi nhu cầu thị

trường là điểm sản sinh và điểm xuất phát của văn hóa doanh nghiệp.

3.2.3. Phát triển lấy khách hàng là trên hết.

Doanh nghiệp hướng ra thị trường nói cho cùng hướng tới khách hàng. Phải lấy

khách hàng làm trung tâm, cụ thể:

+ Căn cứ vào yêu cầu và ý kiến của khách hàng để khai thác sản phẩm mới và

cung cấp dịch vụ chất lượng cao.

+ Xây dựng hệ thống tư vấn cho người tiêu dùng, cố gắng ở mức cao nhất để

thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ để

tăng cường sức mua của khách hàng.

+ Xây dựng quan niệm phục vụ là thứ nhất, doanh lợi là thứ hai. Tiến hành khai

thác văn hóa đối với mơi trường sinh tồn của doanh nghiệp, xây dựng hình ảnh doanh

nghiệp tốt đẹp.

3.2.4. Phát triển phải tăng cường ý thức đạo đức chung, quan tâm đến an sinh

xã hội.

Vấn đề bảo vệ môi trường, vấn đề sản xuất các loại hàng hóa tiêu dùng không

độc hại đã thành định hướng giá trị mới của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đó là một



38

thách thức lớn đối với tất cả các doanh nghiệp và trong đó có Cơng ty CP Thương Mại

và Xây dựng Phú Khánh. Để khắc phục tình trạng đó, cần thơng qua văn hóa doanh

nghiệp, Cơng ty ln hướng tới mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững tránh được tình

trạng phát triển vì lợi ích trước mắt mà bỏ quên lợi ích con người. Định hướng của

phát triển là phải kết hợp một cách hữu cơ sự phát triển của doanh nghiệp với tiến bộ

của loài người nhằm bảo đảm sự phát triển doanh nghiệp một cách liên tục, ổn định,

hài hòa.

3.2.5 Phát triển dựa trên tinh thần trách nhiệm xã hội.

Công ty CP Thương Mại và Xây dựng Phú Khánh khơng những phải coi sản

phẩm của mình là một bộ phận làm nên quá trình phát triển nhân loại mà còn phải coi

việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp mình là một bộ phận của văn hóa dân tộc. Doanh

nghiệp đóng góp cho xã hội khơng chỉ ở số lượng của cải mà còn phải thỏa mãn được

nhu cầu văn hóa nhiều mặt của xã hội hiện đại như tích cực ủng hộ, tài trợ cho sự

nghiệp giáo dục, văn hóa, xã hội, thúc đẩy khoa học - kỹ thuật phát triển và tiến bộ.

Thông qua các hoạt động nhân đạo và văn hóa này hình ảnh doanh nghiệp sẽ trở nên

tốt đẹp hơn, uy tín của doanh nghiệp được nâng lên đáng kể. Đó cũng là hướng phát

triển lành mạnh, thiết thực để Công ty CP Thương Mại và Xây dựng Phú Khánh đóng

góp ngày càng nhiều hơn vào cơng cuộc đổi mới, vì mục đích: “dân giàu, nước mạnh,

xã hội công bằng, văn minh” mà Đảng ta đã đề ra và được toàn dân ủng hộ.

3.3 Các giải pháp và kiến nghị để phát triển văn hố doanh nghiệp tại Cơng

ty CP Thương mại và Xây dựng Phú Khánh.

3.3.1 Đề xuất một số giải pháp đối với công ty CP Thương mại và Xây dựng

Phú Khánh.

3.3.1.1. Những đề xuất để duy trì, phát triển những giá trị văn hóa cốt lõi

Những giải pháp đề duy trì các giá trị văn hóa hiện có và nhận được sự đồng

thuận cao của nhân viên trong công ty: Đạo đức kinh doanh; thái độ hành vi ứng xử,

tinh thần, thái độ làm việc,…

 Các giải pháp nâng cao giá trị đạo đức kinh doanh

• Tuân thủ pháp luật: Bất kể hoạt động kinh doanh nào cũng cần tuân thủ pháp luật, tuân

thủ pháp luật sẽ giúp cho công ty được Nhà nước bảo hộ.

• Thực hiện theo đúng quy chế nội quy mà công ty đưa ra: Làm việc tuân theo nội quy

mà công ty đưa ra sẽ tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, và kỉ luật.

• Nâng cao lòng u nghề, u cơng ty trong mỗi nhân viên.



39

• Chú trọng chữ tín trong kinh doanh: Thương hiệu của sản phẩm mà công ty sản xuất sẽ

quyết định danh tiếng của cơng ty. Muốn có được thương hiệu cho sản phẩm của mình

thì cơng ty khơng chỉ xây dựng các biện pháp nhằm phát triển sản phẩm mà cơng ty

còn phải chú trọng vào đào tạo nhân viên để khi tiếp xúc với khách hàng, họ ln cảm

thấy được chăm sóc tốt, từ đó sẽ tạo được uy tín cho cơng ty.

• Tạo điều kiện để nhân viên tham gia các hoạt động xã hội: Tổ chức các hoạt động thể

thao như bóng đá, bóng chuyền cho nhân viên, ngoài ra, tùy theo thời gian nghỉ những

ngày lễ sẽ tạo điều kiện cho nhân viên đi tham quan, du lịch cùng nhau nhiều hơn.

• Thường xuyên kiểm tra, giám sát nhân viên: Đây là một công việc cần thiết và quan

trọng, và cần được thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Chỉ có thực hiện việc kiểm tra,

giám sát nghiêm túc sẽ thúc giục nhân viên luôn nhớ về nhiệm vụ làm việc của mình,

đồng thời cũng tạo ra một mơi trường văn hóa lành mạnh hơn.

 Các giải pháp nâng cao giá trị chuyên nghiệp

• Đối với lãnh đạo: Lãnh đạo cần nhận thức đúng tiến trình xây dựng văn hóa doanh

nghiệp, đồng thời có những công bố, định hướng, mục tiêu dài hạn đề xây dựng cơng

ty. Lãnh đạo cần có sự cam kết. gương mẫu trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp

và tạo ra các quy chế cũng như kiểm tra, đánh giá thường xun cơng tác xây dựng

văn hóa doanh nghiệp.

• Đối với các cấp quản lý: Đưa phó phòng, trưởng phòng,… đi bồi dưỡng thực tế

• Cơng việc có kế hoạch : Muốn làm một công việc theo một hướng, hoặc một chủ

trương nhất định thì trong tay có một kế hoạch phác thảo hoặc một bản kế hoạch cụ

thể luôn là điều cần thiết.

• Trang phục phù hợp: Hiện tại, thì cơng ty chưa có trang phục cho nhân viên văn

phòng. Tuy nhiên, nếu muốn tạo một hình ảnh chun nghiệp cho cơng ty, thì việc có

đồng phục ấn tượng rất thiết yếu. Đồng phục sẽ giúp khách hàng nhận ra công ty dễ

dàng hơn và cũng tạo cho nhân viên cảm giác tự hào khi khoác lên người bộ đồng

phục của cơng ty

• Đầu tư xây dựng cơ sở, kiến trúc công ty: Đầu tư cho việc thiết kế, mở rộng văn

phòng sao cho nổi bật văn hóa cơng ty và gây ấn tượng cho khách hàng, đối tác.

 Các giải pháp xây dựng giá trị đồn kết

• Đồng thuận trong lãnh đạo của công ty:. Việc đồng thuận ý kiến, cùng nhau vì lợi ích

chung của cơng ty giữa ban lãnh đạo, các phòng ban tạo được sức mạnh đồn kết sẽ

giúp cơng ty phát triển hơn.

• Tổ chức các buổi giao lưu, sinh hoạt ngoại khóa: tổ chức các buổi giao lưu như : hát

karaoke, ăn liên hoan vào cuối tuần, cuối tháng



40

• Thiết lập cơng việc cho nhóm, các phòng ban: Việc này sẽ tạo sự liên kết chặt chẽ và

giúp đỡ lẫn nhau về chuyên môn giữa các nhân viên, đồng thời cũng tạo được mối

quan hệ khi làm việc nhóm.

• Phát đội thi đua giữa các phòng: Tạo khơng khí hăng say, cạnh tranh lành mạnh khi

làm việc.

• Thực hiện sự hỗ trợ nhân viên giữa các phòng ban, tránh hiện tượng mối liên hệ giữa

các phòng ban lệch lạc.

3.3.1.2. Giải pháp tạo dựng niềm tin, thái độ

Một thực tế không thể phủ nhận đó là sự hiểu biết về văn hóa doanh nghiệp của

các thành viên tại công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng Phú Khánh còn rất hạn

chế. Cơng ty tiến hành công tác đào tạo nhằm nâng cao nhận thức về văn hóa doanh

nghiệp cho tồn bộ cán bộ công nhân viên, đây là một việc làm hết sức quan trọng, nó

có tính chất quyết định đến sự thành, bại trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp

của cơng ty

 Đào tạo: Cần chú ý các vấn đề sau: đối tượng được đào tạo, đối tượng thực hiện chức

năng đào tạo, những nội dung cơ bản cần đào tạo.

 Công tác khen thưởng: Lựa chọn những thành viên ưu tú trong việc tuân thủ, xây dựng

các giá trị văn hóa của cơng ty

 Cơ hội thăng tiến: cần chỉ cho nhân viên cơng ty thấy được những gì họ sẽ được nếu

hết lòng, hết sức vì sự phát triển chung của công ty

 Xây dựng hệ thống chuẩn mực: đây là yếu tố rất quan trọng vì hiện tại hệ thống chuẩn

mực của cơng ty chưa có và còn có nhiều hạn chế.

 Cải thiện một số giá trị văn hóa hữu hình khác: đây là lớp yếu tố tạo được ấn tượng

ban đầu vì thế cần đầu tư cải tạo và xây dựng để phù hợp với điều kiện mới. Bao gồm:

Logo,…

3.3.1.3. Tuyên truyền, phổ biến

Tuyên truyền để nhân viên của công ty tiếp cận thông tin về những thay đổi, đề

xuất thắc mắc và hiểu được sự cần thiết phải thay đổi, cũng vai trò của bản thân trong

q trình xây dựng văn hóa tại cơng ty

Tác động về mặt tình cảm, tạo niềm tin cho nhân viên và sự tác dộng này sẽ được

gia tăng nhờ sự tham gia của lãnh đạo. Ý định truyền đạt những chỉ dẫn cụ thể để mọi

nhân viên sẽ thực hiện những hành động cụ thể như đã đưa ra.



41

3.3.1.4. Nhận biết các trở ngại, thể chế hóa và đánh giá củng cố những thay đổi

thúc đẩy sự tiến bộ

Văn hóa mang tính chất cảm tính, chính vì thế, trong q trình thực hiện sẽ xuất

hiện những vấn đề khơng phù hợp với đa số nhân viên, nên cần có các giải pháp khắc

phục, thay đổi kịp thời. Cũng có thể trong q trình thực thi văn hóa sẽ nhận được sự

phản đối của một số nhân viên trong công ty, nên cần có giải pháp kịp thời hạn chế và

hỗ trợ thay đổi.

Công ty để đánh giá kết quả của sự thay đổi, tạo dựng các giá trị văn hóa mới,

cần tạo ra một thơng lệ đánh giá mới để đánh giá việc thực hiện các giá trị văn hóa mới

cũng như thực hiện chế độ khen thưởng, xử phạt với từng cá nhân.

3.3.2. Một số kiến nghị cơ quan nhà nước

Thứ nhất, Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi cho văn hóa doanh nghiệp phát

triển. Thiếu một sân chơi bình đẳng, cơng bằng, lành mạnh cho doanh nghiệp thì khó

có thể xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Do vậy, nhà nước cần ban hành các bộ luật về

xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp như thế nào để đúng hướng, đi theo quan

điểm của Đảng và Nhà nước. Nhà nước cũng cần phải loại bỏ các thủ tục rườm rà,

phức tạp, xử phạt những cán bộ quan liêu gây khó khăn, cản trở cho sự phát triển của

doanh nghiệp. Đề kinh doanh có văn hóa, doanh nghiệp có văn hóa, thiết nghĩ ngay

chính các cơ quan, viên chức nhà nước cũng phải có văn hóa là tấm gương cho các

doanh nghiệp nói theo.

Thứ hai, nhà nước nên tổ chức các buổi tập huấn cho cán bộ các doanh nghiệp

nhằm giúp các chủ doanh nghiệp trang bị thêm kiến thức về văn hóa doanh nghiệp.

Cung cấp thông tin, kiến thức cần thiết để phục vụ cho q trình xây dựng và phát

triển văn hóa doanh nghiệp. Đồng thời đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp giao

lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của

nhau.

Thứ ba, Nhà nước nên có những văn bản cụ thể hướng dẫn các doanh nghiệp, đặc

biệt là những doanh nghiệp trẻ để các doanh nghiệp này có thể xây dựng và phát triển

văn hóa doanh nghiệp của bản thân mình mà vẫn thực hiện theo đúng đường lối chủ

trương của Đảng.

Đồng thời, thiết lập các điều kiện tiền đề cho việc xây dựng văn hóa doanh

nghiệp. Phương thức và chế độ quản lý là nhân tố quan trọng đề xây dựng VHDN. Nhà



42

nước cần có những quy định cụ thể về việc thành lập các doanh nghiệp với phương

thức quản lý ra sao? Chính sách quản lý của DN là những quy định trong hoạt động

quản lý về nhân sự, sản xuất, kinh doanh, đầu tư cũng ảnh hưởng tới sự hình thành

VHDN. Bởi lẽ, tính chuẩn mực của Chính sách quản lý DN trong một thời gian dài sẽ

tạo thành thói quen của nhân viên, tạo ra sự gắn kết giữa các nhân viên và DN.



43

KẾT LUẬN

Phát triển doanh nghiệp là điều khơng đơn giản, vì thế, em đã chú trọng đến việc

đưa ra các giải pháp và chỉ ra những điểu còn chưa phù hợp trong cơng ty Cổ phần

Thương mại và Xây dựng Phú Khánh, góp phần vào thành cơng trong việc xây dựng

văn hóa doanh nghiệp, để Cơng ty tiếp tục phát huy những mặt mạnh về văn hóa

doanh nghiệp.

Đối với cơng ty, cần chú trọng hơn phát triển văn hóa ở các yếu tố hữu hình và

yếu tố vơ hình để tạo niềm tin cho nhân viên và khách hàng. Biết rằng văn hóa và giá

trị văn hóa là những yếu tố mơ hồ, khó xác định và đánh giá. Đánh giá văn hóa ở giác

độ giá trị là vấn đề tương đối khó, nên đề tài còn nhiều thiếu sót và khơng thể đảm bảo

tính chính xác hồn tồn.

Phát triển nền văn hóa kinh doanh Việt Nam khơng dừng lại chỉ vì chúng ta cần

một “triết lý” trong kinh doanh mà hơn nữa, đây là việc xây dựng một “trường phái

kinh doanh Việt Nam”, đây là việc làm cần thiết và có ý nghĩa chiến lược trong tiến

trình hội nhập đặc biệt như vậy. Một thương trường ln phát triển có trật tự, kỷ

cương, có ý thức tự giác đầy đủ, cùng một đội ngũ đông đảo các doanh nhân có trình

độ, phẩm chất văn hóa tương ứng thông qua một hệ thống DN các loại ln lấp lánh

tỏa sáng những giá trị văn hóa dân tộc và nhân loại với chất lượng, hiệu quả cao trong

mọi hoạt động đó chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm thực

hiện mục tiêu phát triển bền vững kinh tế đất nước gắn với các chiến lược xây dựng

văn hóa hiện nay.



44

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Minh Cương (2001), Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh, NXB Chính trị

Quốc Gia 2001

2. David Maister (2003), Bản sắc văn hóa Doanh nghiệp, NXB Văn hóa

3. Nguyễn Hồng Ánh (2004), Luận án tiến sĩ, Vai trò của văn hóa trong kinh doanh

quốc tế và vấn đề xây dựng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam, Đại học Ngoại thương

4. PGS.TS. Dương Thị Liễu (2006), Giáo trình Văn hóa kinh doanh, NXB Trường Đại

học Kinh tế quốc dân

5. PGS.TS. Dương Thị Liễu (tổ chức ngày 07/11/2006), Hội thảo Văn hóa doanh nghiệp,

văn hóa doanh nhân trong quá trình hội nhập do Báo điện tử ĐCSVN phối hợp với

phòng VCCI

6. Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB TP. Hồ Chí Minh

7. www.vanhoadoanhnghiep.com

8. http://vneconomy.vn



9. www.lanhdao.net

10. www.vhdn.com.vn



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

×