Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.14 KB, 41 trang )
Dưới góc độ pháp luật lao động, đây là nguyên tắc thể hiện một cách sinh động
và là sự cụ thể hóa một trong những nguyên tắc cơ bản của BLLĐ: Nguyên tắc đảm
bảo quyền tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc cho công dân.
Nguyên tắc này biểu hiện về mặt chủ quan của người giao kết HĐLĐ ở chỗ, các
chủ thể hoàn toàn tự nguyện về mặt ý chí và lý chí, cấm các hành vi dùng thủ đoạn ép
buộc, đe dọa nhằm buộc các bên phải giao kết hợp đồng trái với ý chí của họ. Khi
tham gia quan hệ HĐLĐ, kết quả của quan hệ trước hết là sự chuyển tải tuyệt đối, trọn
vẹn, đầy đủ yếu tố ý thức, tinh thần, sự mong muốn đích thực của chính các bên trong
quan hệ. Tuy nhiên, do năng lực chủ thể trong quan hệ HĐLĐ không đồng đều nên
trong một số trường hợp ý thức chủ quan của chủ thể bị chi phối bởi những người thứ
ba, nghĩa là bên cạnh ý chí của chính chủ thể trong quan hệ còn sự chi phối của ý chí
thứ ba và quan hệ này chỉ được xác lập với sự thống nhất các ý chí này. Điều này là
cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NLĐ. Do đó, sự biểu hiện của nguyên
tắc này trong quan hệ HĐLĐ vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối.
- Ngun tắc bình đẳng
Theo ngun tắc này, các chủ thể - NLĐ và NSDLĐ có sự tương đồng về vị trí,
tư cách, địa vị pháp lý và phương thức biểu đạt trong quan hệ giao kết HĐLĐ. Bất cứ
hành vi xử sự nào nhằm tạo ra thế bất bình đẳng giữa các chủ thể ln bị coi là vi
phạm pháp luật HĐLĐ.
Tuy nhiên, khi tham gia quan hệ HĐLĐ, thực tế các chủ thể khơng bình đẳng với
nhau – xuất phát từ sự khác biệt địa vị kinh tế. NSDLĐ được coi là kẻ mạnh, là người
bỏ tiền của, tài sản thuê mướn lao động, có quyền tổ chức, điều hành lao động sản
xuất, phân phối lợi ích. NLĐ thường ở thế yếu bởi họ chỉ có tài sản duy nhất là SLĐ,
họ chịu phụ thuộc rất lớn vào NSDLĐ về việc làm, tiền lương, điều kiện lao động…
Trong tương quan này, có được sự bình đẳng là hết sức khó khăn. Nên nguyên tắc này
được nhấn mạnh chủ yếu ở khía cạnh pháp lý và chủ yếu có ý nghĩa trong giao kết
HĐLĐ, còn khi đã thiết lập quan hệ, sự bình đẳng được đặt trong mối quan hệ lệ thuộc
pháp lý của quá trình tổ chức, quản lý lao động.
- Nguyên tắc không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể
Khi giao kết HĐLĐ, nguyên tắc tự do, tự nguyện là sự tôn trọng cái riêng tư, cá
nhân của các bên trong quan hệ tức có quyền tham gia quan hệ hay khơng, tham gia
bao lâu, với ai và nội dung quan hệ bao gồm những quyền và nghĩa vụ gì do các bên
chủ thể hoàn toàn quyết định. Nhưng để được xã hội tôn trọng, để được pháp luật chấp
thuận và bảo vệ thì cái riêng của các bên phải đặt trong cái chung của xã hội tức tuân
thủ nguyên tắc không trái pháp luật. Khi tham gia quan hệ về lao động, vì nhiều lý do
khách quan và chủ quan khác nhau mà trong q trình thực hiện quan hệ ln tiềm
16
tàng các nguy cơ dẫn đến sự vi phạm các cam kết. Vì vậy, các quy định chung của
pháp luật lao động đặc biệt là TƯLĐTT trở thành nguồn “sức mạnh”, hỗ trợ đắc lực
cho cam kết các bên nhằm hiện thực hóa nó trên thực tế.
1.2.1.3 Chủ thể của Giao kết HĐLĐ
Cũng giống như mọi hợp đồng khác, để hợp đồng lao động có giá trị pháp lý, các
bên khi tham gia vào giao kết phải tuân thủ một số điều kiện nhất định.
*Đối với người lao động
Bộ luật Lao động 2012 qui định “người lao động là người đủ 15 tuổi trở lên, có
khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản
lý điều hành của người sử dụng lao động” (khoản 1 Điều 3)3.
Như vậy, người lao động khi tham gia vào quan hệ lao động phải có năng lực
pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động. Người lao động phải đủ 15 tuổi trở
lên có khả năng lao động. Năng lực pháp luật lao động của người lao động là khả năng
người đó có quyền làm việc, quyền được trả cơng và có thể thực hiện những nghĩa vụ
lao động, năng lực pháp luật lao động chỉ xuất hiện trên cơ sở quy định của pháp luật.
Trong thực tế để có năng lực pháp luật lao động cơng dân phải có khả năng lao động.
Ở Việt Nam căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội vào tâm sinh lý của con người mà
pháp luật quy định năng lực pháp luật khi họ từ đủ 15 tuổi trở lên, Bộ luật lao động
quy định: Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao
kết hợp đồng lao động…”. Khả năng lao động là một thuộc tính gắn liền với mỗi
người, còn năng lực hành vi lao động của mỗi người khơng phải là thuộc tính tự nhiên
mà dựa trên quy định của pháp luật. Năng lực hành vi lao động của công dân là khả
năng của công dân bằng chính hành vi của mình tham gia trực tiếp vào một quan hệ
pháp luật lao động để gánh vác những nghĩa vụ và hưởng các quyền lợi của người lao
động. “Lao động là quyền và nghĩa vụ của cơng dân, nhưng phải đến đủ 15 tuổi thì cái
quyền lao động ấy mới có khả năng thực hiện”. Người lao động trong nhiều trường hợp
thuộc đối tượng có hành vi lao động không đầy đủ như người chưa đủ 15 tuổi. Theo
Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH (11/6/2013) của Bộ Lao động-thương binh-xã hội
thì danh mục cơng việc được sử dụng lao động dưới 15 tuổi, loại quan hệ pháp luật này
chỉ được thực hiện hạn chế trong một số nghề và công việc theo quy định của pháp luật
và phải được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đỡ đầu đồng ý. Còn một số người bị hạn
chế năng lực pháp luật lao động như các trường hợp cấm làm một số nghề, cấm giữ
một số chức vụ và người mất trí là người khơng có năng lực hành vi lao động.
*Đối với người sử dụng lao động
3 Điều 3 BLLĐ 2012
17
Bộ luật Lao động 2012 qui định “người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ
quan, tổ chức, hợp tác xã, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao
động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ” (khoản 2 Điều 3).
Nhìn chung người sử dụng lao động là người phải có tư cách pháp nhân. Đối với
tổ chức cá nhân khơng có đủ tư cách pháp nhân thì phải có đủ các điều kiện th
mướn sử dụng lao động theo quy định của pháp luật như: phải có giấy phép sản xuất
kinh doanh, có trụ sở hoặc nơi cư trú hợp pháp, có khả năng trả cơng cho người lao
động, đảm bảo an tồn lao động vệ sinh lao động nơi làm việc…Là cá nhân hoặc pháp
nhân được phép sử dụng lao động (căn cứ vào các văn bản quy định chung hoặc riêng
biệt) và phải có điều kiện đảm bảo cho q trình sử dụng lao động (quyền kinh doanh,
cung ứng dịch vụ có thể đảm bảo về tiền công, tiền lương…). Những quy định chủ yếu
về chủ thể người sử dụng lao động trong giao kết hợp đồng lao động, nói chung về
hình thức là tương đối rõ ràng.
1.2.1.4 Trình tự giao kết HĐLĐ
Quá trình xác lập HĐLĐ là giai đoạn quan trọng, bởi nó thể hiện sự hợp tác của
các bên để đến sự thống nhất ý chí nhằm thiết lập nên quan hệ lao động. Do vậy khi
giao kết HĐLĐ các bên phải thực hiện các bước sau:
Bước 1: Các bên thể hiện và bày tỏ sự mong muốn thiết lập quan hệ HĐLĐ. Đây
là q trình cụ thể hóa ngun tắc tự do, tự nguyện trong giao kết HĐLĐ. Khi các bên
có nhu cầu giao kết HĐLĐ thì phải biểu lộ nhu cầu đó ra ngồi dưới một hình thức nào
đó. Về phía NSDLĐ có thể thơng qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông
báo trước cổng doanh nghiệp, nơi công cộng hay thông qua các trung tâm tư vấn…
kèm theo đó là nhưng yêu cầu sơ bộ về tuyển dụng. Theo Nghị định 39/2003/NĐ-CP
ngày 18/04/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của bộ luật lao động về việc làm thì thơng báo tuyển dụng phải có các nội dung cơ bản
sau: Điều kiện tuyển dụng, thời gian, địa điểm tuyển dụng, số lượng cần tuyển, các
thức tuyển dụng, quyền và trách nhiệm của mỗi bên trong quan hệ tuyển dụng…Về
phía người lao động thì sau khi tiếp nhận được thơng tin nói trên, nếu có nhu cầu làm
việc và xét thấy phù hợp có thể trực tiếp đến doanh nghiệp hoặc thông qua trung tâm
tư vấn giới thiệu việc làm để bày tỏ nguyện vọng của mình. Có thể thấy đây là giai
đoạn các bên chưa hề có sự chi phối lẫn nhau và họ có thể chấm dứt quan hệ ngay lần
gặp gỡ đầu tiên mà khơng hề có sự ràng buộc về mặt pháp lý
Bước 2: Các bên thương lượng và đàm phán nội dung HĐLĐ Đây là giai đoạn
xét về phương diện pháp lý, chưa làm nảy sinh các quyền và nghĩa cụ thể, hai bên chỉ
cần tuân thủ các nguyên tắc giao kết HĐLĐ còn nếu thương lượng không đạt kết quả
giữa các bên không hề có ràng buộc nghĩa vụ pháp lý. Ví dụ, khi thương lượng HĐLĐ
18
nhưng nếu không đi đến kết quả NSDLĐ khơng thể đòi NLĐ bội thường vì làm mất
thời gian của họ hay NLĐ không thể yêu cầu NSDLĐ bồi thường chi phí đi lại. Song
xét về mặt thực tế của quan hệ đay là giai đoạn rất quan trọng. Quan hệ lao động trong
tương lai có ổn định hài hòa, bền vững hay khơng như trên đã trình bày phụ thuộc rất
lớn vào thái độ, sự thiện chí và ý thức của các bên khi thương lượng. Tuy nhiên, thực
trạng xác lập HĐLĐ ở nước ta vì những lý do khác nhau mà dường như các chủ thể
chưa nhận thức đầy đủ vấn đề này. Trong thực tế quá trình thương lượng đàm phán
hợp đồng giữa hai bên hầu như khơng có và nếu có thường khơng thực hiện với ý
nghĩa đích thực của nó. Mà thường là các đơn vị, doanh nghiệp ký kết HĐLĐ với
NLĐ trên cơ sở bản HĐLĐ đã được chuẩn bị sẵn nội dung. NLĐ sẽ xem xét và nếu
đồng ý thì ký vào bản HĐLĐ. Cách làm này thật ra khơng có gì vi phạm về mặt pháp
lý tuy nhiên nó khơng phản ánh đúng bản chất của quan hệ và ít nhiều có chứa đựng
những mầm mống bất lợi cho quan hệ trong tương lai. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng
để thương lượng HĐLĐ với NSDLĐ thật sự bình đẳng từ đó tạo lập mối quan hệ chứa
đựng đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong điều kiện hiện nay với
NLĐ hồn tồn khơng dễ ràng.
Bước 3: Giai đoạn hoàn thiện và giao kết HĐLĐ Các bên kết thúc giai đoạn đàm
phán bằng việc thống nhất những thỏa thuận và chuyển sang giao kết HĐLĐ. Đối với
HĐLĐ bằng lời nói (bằng miệng) khi giao kết nếu cần thiết thì có người làm chứng.
Đối với hợp đồng bằng văn bản, các bên thể hiện những thỏa thuận của mình vào các
điều khoản của HĐLĐ và sau đó tiến hành ký kết HĐLĐ. Về mặt thực tế hành vi giao
kết khi các bên thống nhất được ý chí dường như là tất yếu. Song về mặt pháp lý lại đặc
biệt quan trọng vì hành vi giao kết HĐLĐ được coi là căn cứ pháp lý làm phát sinh quan
hệ HĐLĐ. Ngồi những nội dung cơ bản nói trên, các bên cần chú ý một số quy định tại
Điều 30 BLLĐ (Như HĐLĐ được giao kết trực tiếp giữa NLĐ và NSDLĐ; HĐLĐ có thể
được ký kết giữa NSDLĐ với người ủy quyền hợp pháp thay mặt nhóm NLĐ...)
1.2.2 Pháp luật về thực hiện hợp đồng lao động.
1.2.2.1 Khái niệm thực hiện HĐLĐ
Quá trình thực hiện HĐLĐ là sự hiện thực hóa quyền và lợi ích hợp pháp của
các bên trong QHLĐ, thực hiện HĐLĐ là hành vi pháp lý của hai bên nhằm thực
hiện các quyền và nghĩa vụ đã cam kết trong HĐLĐ.
1.2.2.2 Nguyên tắc thực hiện HĐLĐ
Khi thực hiện HĐLĐ, các chủ thể phải tuân thủ các nguyên tắc thực hiện
HĐLĐ, căn cứ theo các nguyên tắc thực hiện hợp đồng dân sự được quy định tại
Điều 412 Bộ luật Dân sự 2005. Cụ thể là:
-Nguyên tắc thực hiện đúng, đầy đủ hợp đồng lao động
19
Trên cơ sở những nội dung đã thỏa thuận trong HĐLĐ, các bên phải thực hiện
đúng, đầy đủ các cam kết. Đó là những thỏa thuận về công việc và địa điểm làm việc;
về thời hạn của HĐLĐ; về mức lương, hình thức trả lương, phụ cấp lương và các
khoản bổ sung khác; về chế độ nâng bậc, nâng lương; về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi; về BHXH…Nếu các bên thực hiện sai, hay thiếu bất kỳ thỏa thuận nào đã
cam kết thì đều bị coi là vi phạm pháp luật về HĐLĐ.
-Nguyên tắc thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và thiện chí.
Ở phương diện nào đó, lợi ích các bên trong quan hệ có nhiều điểm đối lập
nhau song xét tổng quát quá trình lao động, quyền lợi các bên chỉ có được khi QHLĐ
diễn ra ổn định, hài hòa tức phải trên cơ sở sự hiểu biết tơn trọng nhau. Do đó trong
q trình thực hiện HĐLĐ, ngoài việc thực hiện một cách trung thực những thỏa
thuận đã cam kết, các bên phải tạo điều kiện để bên kia thực hiện hợp đồng trên cơ
sở của nguyên tắc thiện chí. Ở nước ta hiện nay, việc thực hiện HĐLĐ trên cơ sở của
sự thiện chí, hợp tác đặc biệt là trong khu vực tư nhân còn rất hạn chế. Đây là một
trong những nguy cơ tiềm ẩn luôn đe dọa phá vỡ sự thống nhất của QHLĐ và nảy
sinh những xung đọt lao động khơng đáng có.
-Ngun tắc khơng xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, lợi ích cộng đồng, quyền,
lợi ích hợp pháp của người khác.
Do thỏa thuận của các bên được xác lập ở thời điểm cụ thể với những điều kiện,
khả năng thực hiện nhất định, trong khi đó quan hệ của hai bên chịu chi phối rất lớn
từ những điều kiện khách quan của thị trường. Do đó, trong quá trình thực hiện
HĐLĐ, thực tế có thể vì những lý do chủ quan, khách quan khác nhau mà các bên
xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, lợi ích cộng đồng, quyền, lợi ích hợp pháp của
người khác.
Vậy về nguyên tắc thực hiện HĐLĐ mỗi bên phải thực hiện đúng, đầy đủ và
thiện chí tạo điều kiện để bên kia thực hiện HĐLĐ. Xét tổng qt tồn bộ q trình
lao động, quyền lợi các bên chỉ có được khi quan hệ lao động diễn ra ổn định, hài
hòa tức phải trên cơ sở sự hiểu biết tôn trọng lẫn nhau.
1.2.2.3 Thực hiện HĐLĐ
Sau khi giao kết HĐLĐ, các bên phải bằng hành vi của mình thực hiện nghĩa vụ
phát sinh từ hợp đồng. Hợp đồng khi đã hình thành trở thành “luật” với các bên, mỗi
bên phải thực hiện đúng, đầy đủ và thiện chí tạo điều kiện để bên kia thực hiện HĐLĐ.
Bao gồm các vấn đề về thực hiện HĐLĐ, về thay đổi HĐLĐ và về tạm hoãn HĐLĐ
20
Về phương diện quyền: Đối với NSDLĐ, quyền được điều khiển NLĐ để có
được SLĐ là một quyền rất lớn; còn phía NLĐ, quyền được làm việc trong điều kiện
an tồn lao động, vệ sinh lao động và đảm bảo thù lao là một quyền khó thay thế.
Về phương diện nghĩa vụ: NSDLĐ buộc phải thừa nhận quyền của NLĐ và vì
vậy họ phải đảm bảo các điều kiện lao động và điều điều kiện sử dụng lao động theo
các quy định của pháp luật, trên cơ sở các thỏa thuận đã cam kết. Có nghĩa là hệ thống
trách nhiệm về môi trường lao động và sự đảm bảo vật chất tinh thần đối với NLĐ
được thiết lập tự nhiên sau khi đã giao kết HĐLĐ. Điều này khơng thể thối thác hoặc
từ chối; Về phía NLĐ, từ khi giao kết HĐLĐ, họ đã tự đặt mình dưới sự quản lý của
NSDLĐ. Do đó nghĩa vụ tn thủ quy trình, quy phạm lao động là nghĩa vụ không thể
ngoại lệ. Nếu NLĐ làm sai lệch thì có nghĩa là họ đã vi phạm các cam kết trong hợp
đồng và do đó NSDLĐ có quyền xử lý theo thẩm quyền sẵn có của mình. Quyền và
nghĩa vụ cả NLĐ, NSDLĐ được quy định tại Điều 5, Điều 6 của BLLĐ 2012.
Việc thực hiện hợp đồng của NLĐ phải tuân thủ tính đích danh chủ thể, tức là
phải do chính NLĐ thực hiện. Tuy nhiên, nếu có sự đồng ý của NSDLĐ thì NLĐ có
thể chuyển giao việc thực hiện cho người khác; đồng thời NLĐ phải tuân thủ sự điều
hành hợp pháp của NSDLĐ, nội quy, quy chế của đơn vị…
21
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ
NƠNG NGHIỆP THÁI NGUN
2.1 Tổng quan tình hình Cơng ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Thái Nguyên
và các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quy định pháp luật về hợp đồng
lao động tại Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Thái Nguyên:
2.1.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Thái Nguyên:
- Tên đơn vị: Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Thái Nguyên
- Địa chỉ: Số 64A, đường Việt Bắc, tổ 15, phường Đồng Quang, TP Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên
- Số điện thoại liên hệ: 0208.3.856.320
- Tổng Giám đốc: Ông Đỗ Xuân Hiền
- Quyết định thành lập: 203/QĐ-UB của UBND tỉnh Bắc Thái
- Vốn điều lệ : 7.000.000.000 vnđ
Công ty sản xuất, tiếp nhận và cung ứng các loại vật tư phục vụ sản xuất nông
nghiệp và phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Tổ chức mạng lưới bán lẻ đến các làng xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để
cung ứng vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Mở rộng và phát triển các hoạt động ngành nghề kinh doanh và sản xuất một
cách hiệu quả, mang lại lợi ích cho xã hội, phát triển công ty và nâng cao đời sống cán
bộ nhân viên trong cơng ty, đóng góp vào Ngân sách Nhà Nước.
Phạm vi hoạt động của công ty rộng, chủ yếu là ở vùng nông thôn, vùng sâu,
vùng xa, kinh tế xã hội chậm phát triển, giao thơng khó khan, đối tượng phục vụ chủ
yếu là các hộ sản xuất nơng nghiệp trình độ sản xuất nói chung còn lạc hậu, khả năng
đâu tư thâm canh còn nhiều hạn chế.
Khối lượng vật tư hàng hóa cung ứng lớn, 70.000 – 80.000 tấn/năm với hàng
triệu tấn/km vận chuyển, chủ yếu phải nhập ngồi tỉnh trong đó nhiều loại phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật, giống lúa lai, ngơ lai phải nhập khẩu, nguồn hàng và giá cả phụ
thuộc nhiều vào thị trường khu vực quốc tế, tính ổn định trong kinh doanh thấp.
Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, cùng sự phát triển của đất nước là
giao lưu kinh tế mở rộng, hiện tại công ty đã, đang và không ngừng phát triển bằng
việc tổng hợp và hoàn thiện hơn chức năng nhiệm vụ đề ra.
22
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về hợp đồng lao
động tại Công ty Cổ phần Vật tư nơng nghiệp Thái Ngun:
a. Nhân tố khách quan:
• Nhân tố kinh tế - xã hội:
Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích người lao động như tăng tiền lương, tăng
chế độ trợ cấp, nghỉ hưu, thai sản… sẽ giúp kích thích người lao động trong việc trung
thành với thực hiện hợp đồng lao động hơn.
Việc thay đổi cơ cấu, tổ chức bộ máy theo nhu cầu của xã hội dẫn đến người lao
động phải chuyển công việc khác, không thể thực hiện được hợp đồng lao động…
• Đường lối, chính sách của nhà nước trong lĩnh vực lao động:
Khi bắt đầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Đảng ta đã xác
định mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là: “vì con người, phát huy nhân tố
con người, mà trước hết là NLĐ”, đồng thời Đảng ta cũng nhấn mạnh “phải tăng
cường bảo vệ NLĐ, trọng tâm là ở các doanh nghiệp”. Những quan điểm trên đây thể
hiện rõ nét tư tưởng bảo vệ NLĐ, phù hợp với bản chất, đặc điểm và tương quan lực
lượng trong quan hệ lao động - NLĐ bị lệ thuộc về mặt tổ chức vào NSDLĐ, là chủ
thể đứng ở vị trí yếu thế trong quan hệ lao động và trên thị trường lao động. Căn cứ
vào đường lối, quan điểm đó, Nhà nước có trách nhiệm cụ thể hóa trong BLLĐ bằng
quy định về phạm vi áp dụng loại HĐLĐ, hình thức HĐLĐ; quy định các nội dung bắt
buộc của HĐLĐ, đồng thời ln khuyến khích những thỏa thuận có lợi hơn cho NLĐ
so với quy định của pháp luật; quy định giới hạn quyền điều chuyển NLĐ làm công
việc khác, giới hạn quyền chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ; quy định về các chế độ mà
NSDLĐ phải thanh toán cho NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ…
Tuy nhiên, dù có thế mạnh trong mối quan hệ lao động, nhưng NSDLĐ vẫn có
nhu cầu được bảo vệ trước sự xâm hại của chủ thể khác, trong đó có cả sự xâm hại của
NLĐ. Vì vậy, bên cạnh tư tưởng bảo vệ NLĐ là chính, việc bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp cho NSDLĐ cũng phải được đặt ra với mức độ và bằng những cách thức
thích hợp. Các quy định về HĐLĐ trong BLLĐ cũng phải thể hiện đầy đủ quan điểm
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ, như: các quy định về quyền lựa chọn
loại hợp đồng, hình thức hợp đồng để giao kết với NLĐ; lựa chọn các nội dung cụ thể
đưa vào HĐLĐ; quy định về quyền thay đổi nội dung HĐLĐ, tạm thời điều chuyển
NLĐ làm công việc khác với HĐLĐ để khắc phục khó khăn hoặc giải quyết các nhu
cầu cần thiết mà NSDLĐ gặp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh; quy định về
quyền xử lý vi phạm kỷ luật lao động, yêu cầu NLĐ bồi thường thiệt hại vật chất trong
quá trình thực hiện HĐLĐ; quy định về quyền chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐ...
23