Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.14 KB, 41 trang )
uỷ quyền cho người lao động trong doanh nghiệp mình thì sự uỷ quyền đó nằm trong
mối quan hệ quản lí phụ thuộc cấp dưới vào cấp trên. Và người lao động trong trường
hợp này thường không thể không chấp nhận. Còn nếu người sử dụng lao động uỷ
quyền cho người ngồi doanh nghiệp thì sự uỷ quyền đó mang tính chất dân sự.
Nhưng việc uỷ quyền dù theo cách thức nào thì nó cũng chỉ là hình thức pháp lý để
bên kia hoặc bên thứ ba có căn cứ để nhận biết sự uỷ quyền đó. Còn mối quan hệ giữa
người ủy quyền và người được uỷ quyền lại là một mối quan hệ khác. Do đó, hình
thức uỷ quyền không phải là quan trọng mà cái quyết định là ý chí của các bên trong
việc uỷ quyền. Do đó, việc uỷ quyền khơng nhất thiết phải bằng văn bản mà có thể
thơng qua các hành vi cụ thể.
Thứ hai, về hình thức hợp đồng lao động. Cần bổ sung thêm các trường hợp phải
ký hợp đồng lao động bằng văn bản như giao kết với người lao động dưới 15 tuổi, với
người lao động có khiếm khuyết về mặt thể chất, với người lao động làm công việc
nặng nhọc hay độc hại, giao kết thông qua người đại diện của người lao động …Ngồi
hình thức bằng văn bản, bằng miệng (lời nói), cần quy định hình thức hợp đồng lao
động bằng hành vi. Trong thực tế, có nhiều trường hợp, khi hết hạn hợp đồng lao động
các bên không ký lại hợp đồng lao động và người lao động vẫn làm việc, người sử
dụng lao động vẫn trả lương… do đó các bên có quyền chấm dứt hợp đồng bất kỳ lúc
nào. Tuy nhiên, khi hết hạn hợp đồng lao động, người lao động đã yêu cầu người sử
dụng lao động ký hợp đồng lao động mới, người sử dụng lao động tuy không ký hợp
đồng mới nhưng vẫn để người lao động làm việc và trả lương cho nên nếu người sử
dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và người lao động khởi kiện
thì cần buộc người sử dụng lao động ký lại hợp đồng lao động theo đúng quy định của
pháp luật. Các hình thức bằng văn bản của hợp đồng lao động cũng cần phải được thừa
nhận theo hướng đa dạng, phong phú miễn là có căn cứ cho thấy các chủ thể đã thể
hiện ý chí đích thực của họ trong quan hệ. Khơng nên q máy móc, cứng nhắc về
hình thức văn bản, nhất là trong điều kiện cơng nghệ thông tin hiện đại hiện nay. Bộ
luật Lao động 2012 quy định hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng có thể ký
bằng văn bản đối với cơng việc có tính chất tạm thời. Quy định này không loại trừ
trường hợp người lao động là người dưới 15 tuổi hoặc trường hợp giao kết qua người
đại diện nhưng vẫn có thể ký kết bằng lời nói bởi cơng việc trong hợp đồng lao động
có tính chất tạm thời. Thiết nghĩ, trong trường hợp này cần quy định hợp đồng lao
động phải ký bằng văn bản bởi dù thời hạn của hợp đồng lao động chỉ là 03 tháng và
cơng việc trong hợp đồng có tính chất tạm thời nhưng rủi ro, tai nạn lao động vẫn có
thể xảy ra với người lao động. Khi đó sẽ rất khó có căn cứ để yêu cầu trách nhiệm của
doanh nghiệp với người lao động.
35
Thứ ba, về thời hạn của hợp đồng lao động. Về thời hạn hợp đồng lao động quy
định ở Bộ luật Lao động 2012 (Khoản 1, Điều 22) là chưa thực sự hợp lí. Đối với hợp
đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng: Quy định về loại hợp đồng
này chưa linh hoạt, không thoả mãn được yêu cầu thực tế. Nếu cơng việc hoặc dự án
có thời gian thi cơng dài 4 năm, hoặc thậm chí 15 năm thì các bên không biết áp dụng
loại hợp đồng lao động nào cho phù hợp. Quy định về loại hợp đồng cần được sửa đổi
theo hướng linh hoạt hơn, cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống và phù hợp với các quy
định khác của pháp luật. Tuy nhiên pháp luật quy định khi hợp đồng lao động xác định
thời hạn hết hạn, nếu người lao động tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày hai
76 bên phải ký kết hợp đồng lao động mới, trường hợp không ký kết hợp đồng lao
động mới thì hợp đồng lao động đã giao kết từ 12 tháng đến 36 tháng sẽ trở thành hợp
đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động đã giao kết theo mùa vụ
hoặc theo cơng việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng trở thành hợp đồng lao động
có thời hạn là 24 tháng. Việc quy định 3 loại hợp đồng lao động như vậy đã bó hẹp
quan hệ lao động, khơng phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường khi mà các quan hệ
lao động ngày càng diễn ra sôi động như hiện nay. Thực tế cho thấy, chỉ có người sử
dụng lao động mới biết được nhu cầu công việc và biết đựơc cần xác định thời hạn,
trong trường hợp này buộc người sử dụng lao động phải ký tiếp hợp đồng lao động xác
định thời hạn thêm một lần nữa. Việc quy định thời gian của hợp đồng lao động có thời
hạn là từ 12 tháng đến 36 tháng như vậy là quá ngắn. Điều này làm hạn chế tính linh
động trong quan hệ lao động, buộc người sử dụng lao động và người lao động phải
nhiều lần ký kết hợp đồng lao động để thực hiện việc làm có thời hạn hồn thành trên
36 tháng. Chỉ nên quy định hợp đồng xác định thời hạn là hợp đồng có thời hạn từ 12
tháng. Những hạn chế trong quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lao động
nêu trên đã tác động không tốt tới hiệu quả của hợp đồng lao động cũng như quan hệ
lao động: hạn chế sự linh động trong việc lựa chọn loại lao động phù hợp với yêu cầu
công việc, thậm chí có thể khiến cho các bên “lách luật”, cố tình vi phạm về điều kiện
có hiệu lực của hợp đồng lao động để sau đó yêu cầu tuyển hợp đồng lao động vơ hiệu
để tìm lợi ích cho mình. Tất cả những vấn đề này cần nhanh chóng được khắc phục để
tạo nên một chế định hợp đồng lao động hồn chỉnh trong pháp luật lao động. Vì vậy,
về thời hạn của hợp đồng lao động nên quy định các loại sau:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn .
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn 12 tháng trở lên.
- Hợp đồng lao động theo mùa, hoặc theo một cơng việc nhất định có thời hạn
dưới 12 tháng. Quy định trên sẽ đảm bảo tôn trọng tối đa quyền tự định đoạt của hai
bên trong quan hệ pháp luật. Theo đó, các bên có toàn quyền quyết định thời hạn của
36
hợp đồng lao động cho quan hệ mà mình tham gia. Như vậy, ngay kể cả loại công việc
thuộc loại không xác định thời hạn, nếu muốn các bên vẫn có thể ký kết với các loại
xác định thời hạn, tất nhiên phải thật sự là tự nguyện.
Thứ tư, về nội dung hợp đồng. Khoản 1, Điều 23 6 Bộ luật lao động 2012 quy
định hiện tại về nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động còn vướng khi thi hành trên
thực tế. Khoản 1 Điều 23 liệt kê quá nhiều nội dung chủ yếu mà không phải ngành
nào, công việc nào cũng có những chế độ này. Hơn nữa, các quyền lợi của người lao
động như chế độ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề thì khơng phải
chủ doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được. Thực tế cho thấy, có nhiều hợp đồng lao
động có đối tượng là việc làm đơn giản khơng cần có tất cả các nội dung được quy
định tại Điều 23 Bộ luật lao động 2012 còn đối với hợp đồng lao động có tính chất vụ
việc lại rất cần nhiều nội dung khác mà khoản 1 Điều 23 lại không quy định. Chẳng
hạn, đối với những cơng việc văn phòng thì việc bắt buộc có nội dung “trang thiết bị
bảo hộ lao động” là không phù hợp. Mặc dù các nhà làm luật đã dự liệu trường hợp hai
bên “có thể giảm một 78 số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động…” nhưng điều
này chỉ giới hạn trong “lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp”.
Hơn nữa, các quyền lợi của người lao động như chế độ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao
trình độ kỹ năng nghề thì khơng phải chủ doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được. Theo
em, tùy công việc của doanh nghiệp mà khi giao kết hợp đồng lao động chúng ta chỉ
cần vài nội dung trong những nội dung đã quy định nhưng đảm bảo tính pháp lý của
pháp luật lao động hiện hành là đưa vào nội dung của hợp đồng lao động, không nhất
thiết phải đủ các nội dung như Khoản 1 Điều 23.
Thứ năm, Về những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao
kết, thực hiện hợp đồng lao động. Bộ luật Lao động 2012 (Điều 20) quy định “Giữ bản
chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động. Yêu cầu người lao
động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện
hợp đồng lao động”. Thực tế cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp đã mất tiền vì đã giao
tiền, hàng hóa cho nhân viên của mình. Hoạt động của nhiều doanh nghiệp kinh 80
doanh trực tuyến chẳng hạn buộc họ phải giao hàng cho nhân viên để đưa đến khách
hàng ở ngồi cơng ty. Nhiều trong số nhân viên này đã không giao hàng hoặc giao
hàng và nhận tiền của khách rồi bỏ trốn. Vì vậy theo tôi cần quy định rõ danh mục cho
công việc hợp đồng lao động cần bảo bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện
hợp đồng lao động có như vậy mới bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp.
6Điều 23 BLLĐ 2012
37
3.3 Môt số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định pháp luật
về HĐLĐ tại Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Thái Nguyên:
3.3.1 Đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
Qua quá trình nghiên cứu pháp luật về hợp đồng lao động và thực tiễn áp dụng
cho thấy việc vi phạm hợp đồng lao động pháp luật còn diễn ra phổ biến. Điều đó đặt
ra việc phải hồn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động. Đồng thời
cũng phải đưa ra các biện pháp để hạn chế việc vi phạm như hiện này.
Thứ nhất, Nhà nước cần có những biện pháp nâng cao ý thức pháp luật lao động
cho mọi đối tượng, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận
thức về pháp luật lao động nói chung và chế định hợp đồng lao động nói riêng.
Thứ ba, nâng cao vai trò của tổ chức Cơng đồn trong việc bảo vệ NLĐ trong
quan hệ lao động. Các cơ quan có thẩm quyền cần có những biện pháp như tuyên
truyền giáo dục đối với NLĐ về tổ chức và vai trò của Cơng đồn đối với từng cá
nhân người lao động cũng như tập thể người lao động, qua đó giúp cho người lao
động thấy được sự cần thiết phải có tổ chức Cơng đồn trong doanh nghiệp. Lợi ích
của Cơng đồn là rất lớn nếu thực hiện nghiêm túc.
Thứ tư, các cơ quan có thẩm quyền thực hiện thường xuyên, theo định kỳ công
tác thanh tra, kiểm tra và xử lý những vi phạm pháp luật về chế định về hợp đồng lao
động cũng. Để thực hiện được điều này, trước tiên cần bổ sung và nâng cao trình độ
hiểu biết pháp luật cho lực lượng thanh tra Nhà nước về lĩnh vực lao động. Việc tích
cực cơng tác kiểm tra, thanh tra là rất cần thiết để phát hiện kịp thời xử lý các vi
phạm, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên trong quan hệ lao động đặc biệt là
người lao động và của người sử dụng lao động. Việc thanh tra, kiểm tra thường
xuyên còn đảm bảo kỷ cương xã hội, nâng cao ý thức của người sử dụng lao động.
3.3.2 Đối với Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Thái Nguyên:
Để việc thực hiện các chế định hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp đạt
hiệu quả tốt hơn, quyền và lợi ích của các bên được đảm bảo, mối quan hệ giữa
doanh nghiệp và NLĐ được hài hòa ổn định thì Cơng ty Cổ phần Vật tư nơng nghiệp
Thái Ngun cần phải có giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện HĐLĐ.
Thứ nhất, Công ty cần cập nhật các quy định mới trong hệ thống văn bản pháp
luật được sửa đổi, bổ sung đầy đủ để bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ và NSDLĐ và
doanh nghiệp mình.
Thứ hai, về hình thức và chọn loại hợp đồng trong giao kết: Doanh nghiệp cần
phải ký hợp đồng thử việc một tháng sau đó ký hợp đồng đào tạo. Như vậy, trong
thời gian thử việc thì doanh nghiệp sẽ đánh giá mức độ phù hợp của người lao động,
hợp đồng đào tạo sẽ đánh giá được trình độ tay nghề của người lao động. Như vậy,
38
-
khi nhân viên hoàn thành và vượt qua hai loại hợp đồng trên thì Cơng ty sẽ tiến hành
ký hợp đồng xác định thời hạn trên 12 tháng cho người lao động và tham gia đầy đủ
chế độ bắt buộc cho loại hợp đồng này. Đối với nhân viên có trình độ cao mà không
mong muốn tham gia hợp đồng không xác định thời hạn thì người sử dụng lao động
cần có biện pháp tâm lý, có người làm nhân sự hiểu biết luật pháp phân tích rõ điều
kiện pháp luật để nhân viên hiểu và nắm vấn đề.
Thứ ba , về việc thực hiện hợp đồng lao động: doanh nghiệp phát huy hơn nữa
các dịch vụ về tinh thần cho người lao động như tổ chức du lịch hằng năm cho người
thân và người lao động, thanh toán khám chữa bệnh một phần hoặc toàn phần cho
người thân của người lao động. Mặt khác, các thỏa thuận khác như trả cơng làm
thêm, cơng điều chuyển vị trí làm việc, cơng làm thêm giờ, cơng làm đêm (ngồi thời
gian quy định đặc thù)..., doanh nghiệp nên ngiên cứu kỹ pháp luật hiện hành và áp
dụng đưa vào điều khoản quy định của doanh nghiệp.
3.4 Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu:
Thông qua việc đánh giá thực trạng pháp luật về HĐLĐ và thực tiễn thực hiện
tại Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Thái Nguyên, do hạn chế về thời gian và
kiến thức, đề tài chỉ đề cập đến một số khía cạnh của HĐLĐ như về giao kết và thực
hiện HĐLĐ… Tuy nhiên trên thực tế còn rất nhiều vấn đề về HĐLĐ cần tiếp tục
nghiên cứu. Do đó, em xin đề xuất một số vấn đề cần nghiên cứu liên quan đến
HĐLĐ sau:
Pháp luật về kỷ luật và xử lý vi phạm kỷ luật trong HĐLĐ
Pháp luật về giải quyết trong HĐLĐ
Pháp luật về HĐLĐ vô hiệu
39