Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 102 trang )
52
giới trong lĩnh vực thiết kế và chế tạo nhà máy đường. Trước
khi bổ nhiệm vào vị trí này, McKay là Tổng giám đốc khu
vực châu Á của Bundaberg, có trụ sở đóng tại Singapore.
Graham
Peter
Hansen
Tổng giám đốc
Ông Graham Peter Hansen, mang quốc tịch Anh, với
30 kinh nghiệm trong ngành công nghiệp mía đường. Ông gia
nhập Tập đoàn Tate & Lyle năm 1981, đã từng có 8 năm làm
việc tại các nhà máy đường ở Senegal, Somalia và Kenya.
Trước khi bổ nhiệm làm Tổng giám đốc NAT&L, ông là
Giám đốc kinh doanh mật rỉ của Tập đoàn.
- Sự hợp tác
Mối quan hệ hợp tác và tin tưởng lẫn nhau giữa bên Việt Nam và phía nước
ngoài là một trong những nhân tố chính dẫn đến thành công của NAT&L trong những
năm vừa qua. Ban quản lý tin tưởng mối quan hệ này tiếp tục được duy trì và phát
triển để đóng góp vào thành công của Công ty trong tương lai.
b) Thiết kế nhà máy, xây dựng và chạy thử
- Thiết kế nhà máy
Công ty chế tạo Bundaberg (Australia) là một công ty con của tập đoàn Tate &
Lyle, chịu trách nhiệm toàn bộ trong việc thiết kế nhà máy.
Nhà máy đặt sát sông Dinh rất thuận lợi trong việc cung cấp đủ lượng nước cho
nhà máy hoạt động trong suốt thời gian vụ ép.
Trạm tiếp nhận nguyên liệu lắp đặt theo công nghệ hiện đại của Úc và được
xem là duy nhất ở khu vực châu Á.
Công suất thiết kế ban đầu của nhà máy là 6.000 TMN (tấn mía cây ngày) vào
năm 2004 công suất nhà máy được nâng lên 9.000 TMN.
Với mặt bằng và thiết bị theo thiết kế, trong tương lai công suất ép của nhà máy
có thể nâng lên đến 12.000 TMN.
- Xây dựng và chạy thử
Thời gian khởi công nhà máy vào đầu năm 1997, sau gần 2 năm xây dựng lắp
đặt thiết bị, nhà máy hoàn thành và chạy thử vào tháng 11 năm 1998.
Toàn bộ chi phí xây dựng nhà máy đều nằm trong hạn mức ngân sách. Bao gồm
cả các thiết bị bảo vệ môi trường của lò hơi, lọc bụi ướt đảm bảo phù hợp tiêu chuẩn
khí thải của Ngân hàng Thế giới.
53
Một điều đáng quan tâm là trong suốt thời gian xây dựng nhà máy không có bất
kỳ một tai nạn nghiêm trọng nào xảy ra. Đó chính là sự duy trì triệt để các quy định về an
toàn lao động và ý thức tôn trọng quy trình của người lao động trong quá trình thi công.
c) Đặc điểm quy trình sản xuất:
- Quy trình sản xuất đường trắng
+ Bốc dỡ mía
Mía cây thu hoạch bằng tay được vận chuyển từ đồng ruộng bằng xe tải về nhà
máy, ở đây mía được cân và bốc dỡ vào các xe goòng bằng cẩu giàn. Mỗi goòng chứa
được hơn 6 tấn mía bó, mía trên các goòng từ đường ray được lật xuống băng tải mía.
+ Chuẩn bị mía
Mía cây được đi qua những thiết bị chuẩn bị mía có tên là dao băm mía và búa
đập tơi, ở đó mía được dao băm ra thành những miếng nhỏ và búa đập thành sợi để lộ
ra các tế bào nước mía.
+ Ép mía
Mía được đập tơi cho đi qua 4 máy ép, mỗi máy ép có 6 quả lô quay độc lập
bằng những động cơ thuỷ lực. Trong quá trình này nước mía được tách chiết ra và
được lọc bởi lọc sàng quay. Nước mía sau lọc được đưa đi chế biến. Phần xơ đi ra khởi
giàn ép sau khi tách chiết hết nước mía gọi là bã mía được chuyển đến lò hơi sử dụng
làm chất đốt.
+ Tạo hơi nước và phát điện
Bã mía được đốt ở lò hơi để tạo hơi nước. Hơi cao áp sinh ra từ lò hơi được sử
dụng để chạy tua-bin phát điện và hơi thấp áp thải từ tua-bin được sử dụng cho chế
luyện đường.
Toàn bộ điện năng cần thiết cho hoạt động của nhà máy trong vụ ép được cấp
từ phát điện nội bộ.
+ Làm sạch nước mía
Nước mía được tách ra từ máy ép có chứa một lượng cám mía và tạp chất, nước
mía này được gia nhiệt trực tiếp bằng hơi nước, sữa vôi dưới dạng sacharate vôi và lưu
huỳnh dưới dạng khí dioxide sulphur (SO2) được cho vào để loại bỏ màu sắc và tạp
chất. Sau đó nước mía tiếp tục được lắng trong thùng lắng lớn được gọi là lắng chìm
với sự bổ sung chất trợ lắng, chất kết tủa được tạo thành từ phản ứng giữa vôi, axit và
khí SO2 lắng xuống đáy của thùng lắng.
54
Nước mía trong chảy ra từ phần trên của thùng lắng được đưa vào các nồi bốc
hơi để cô đặc. Phần nước bùn được lấy ra từ đáy thùng lắng thì được trộn với bã mía
và được lọc bởi máy lọc chân không thùng quay để tách ra thành nước mía và bã bùn.
Nước lọc bùn được tiếp tục làm sạch bằng hệ thống lắng nước lọc bùn còn bã bùn
được sử dụng làm phân bón cho mía.
+ Lắng nước lọc bùn
Nước lọc bùn từ máy lọc chân không thùng quay có độ màu và độ đục cao,
được làm sạch thêm bằng hệ thống lắng nước lọc bùn có bổ sung shacharate vôi, axit
phôtphoric (H3PO4) và chất trợ lắng. Nước mía trong thu được từ hệ thống được quay
lại đưa vào các nồi bốc hơi còn lớp bùn nổi tách ra được trộn với bùn ở thùng lắng để
lọc qua máy lọc chân không thùng quay.
+ Bốc hơi
Nước mía trong từ thùng lắng được cô đặc qua hệ thống bốc hơi năm hiệu sử
dụng hơi thải tuốc bin cho hiệu đầu. Khoảng 80% nước trong nước mía được loại bỏ
và nước mía thu được sau cô đặc gọi là mật chè được đưa vào thiết bị lắng nổi để tiếp
tục làm sạch.
+ Lắng mật chè
Mật chè từ các nồi bốc hơi được tiếp tục làm sạch nhờ hệ thống lắng nổi.
Shacharat vôi, axit phôtphorich, chất tẩy màu và chất trợ lắng được cho vào để làm
giảm độ đục và độ màu. Mật chè trong được đưa đi nấu đường và phần bùn nổi được
đưa sang thiết bị lắng nước lọc bùn.
+ Nấu đường và trợ tinh
Mật chè trong được tiếp tục cô đặc trong các nồi nấu chân không nơi thực hiện
sự kết tinh. Nấu đường được tiến hành 3 hệ ‘A’, ‘B’ và ‘C’ để thu được kích thước
tinh thể đường theo yêu cầu và để thu hồi tối đa lượng đường trong mật chè. Khối chất
thu được sau nấu đường gọi là đường non được chuyển đến trợ tinh nơi mà tinh thể
tiếp tục lớn lên.
+ Ly tâm/ Tách mật ra khỏi tinh thể đường
Quá trình phân tách tinh thể đường và mật cái gọi là tách mật đường từ đường
non được thực hiện bởi các máy li tâm. Mật đường được tách ra từ đường non ‘A’ và
‘B’ được đưa đi nấu lại để thu hồi hết đường. Đường thu được từ li tâm đường non ‘B’
được sử dụng để làm giống nấu đường ‘A’ và đường thu được từ li tâm đường non ‘C’
55
được hoà tan và quay lại để nấu đường ‘A’. Mật đường cuối cùng được tách ra từ
đường non ‘C’ được gọi là mật rỉ được bán ra như một sản phẩm phụ.
+ Sấy, sàng và đóng bao đường
Sản phẩm cuối cùng thu được từ đường non ‘A’ gọi là đường trắng, đường
trắng được đưa đi sấy khô bằng máy sấy thùng quay để giảm độ ẩm. Những tinh thể
đường có kích thước lớn và nhỏ được loại ra bằng máy sàng. Đường thu được sau máy
sàng được chứa vào bin đường, được cân, đóng bao và khâu lại trong 2 lớp bao PE và
PP 50kg và chuyển vào kho để bảo quản.
- Qui trình sản xuất đường tinh luyện
+ Nấu đường
Một phần đường trắng được sản xuất từ nhà máy được hoà tan thành dịch
đường và được xử lý với dung dịch than hoạt tính trong các thùng phản ứng để thực
hiện quá trình tẩy màu.
Sau đó dịch đường được lọc bằng máy lọc áp lực dạng tấm. Dịch trong suốt có
màu thấp được lấy ra từ máy lọc thì gọi là dịch đường tinh. Bùn cacbon xả ra từ máy
lọc, hoà lỏng, bơm sang khu vực máy lọc chân không thùng quay và được trộn với bùn
từ thùng lắng để tiếp tục lọc qua máy lọc chân không.
+ Trợ tinh
Dịch đường tinh được cô đặc trong nồi nấu chân không. Tiếp đó được nó cấy
giống bằng những tinh thể đường mịn và sau đó chúng sẽ lớn lên thành kích thước yêu
cầu bằng cách thêm dung dịch tinh trong quá trình nấu, các tinh thể sẽ lớn thêm đến kích
thước yêu cầu nhờ bổ sung dịch đường trong quá trình nấu. Khi tinh thể đã đạt kích thước
theo yêu cầu, hỗn hợp tinh thể và dịch đường được gọi là đường non, đường non được
chuyển từ nồi nấu chân không sang trợ tinh và được đưa vào máy ly tâm.
+ Ly tâm/ Tách đường
Máy li tâm quay đường non ở tốc độ cao, mật bao quanh tinh thể sẽ đi qua các
lỗ của rổ máy ly tâm. Mật này sẽ được đem quay về nấu lại và thu hồi thêm tinh thể
đường. Quá trình này được thực hiện 2 lần. Mật từ lần nấu thứ hai này vẫn còn chứa
một lượng lớn đường được cho quay lại để tiếp tục nấu đường trắng.
+ Sấy, sàng và đóng bao đường
Đường tinh luyện được lấy ra từ máy li tâm được sấy khô trong máy sấy thùng
quay để tách ẩm khỏi tinh thể đường. Nó được sàng đến kích thước yêu cầu và chứa
vào xilô, cân và khâu vào 2 lớp bao PE, PP loại 50 kg.
56
d) Đặc điểm công nghệ
Công suất ép hiện nay theo thiết kế 9.000 tấn mía cây ngày, nhà máy của
NAT&L là một trong những nhà máy đường có công suất lớn nhất trong nước. Nhà
máy được lắp đặt dây chuyền công nghệ sản xuất đồng bộ, hiện đại với tỷ lệ tự động
hóa cao được nhập khẩu từ các công ty, tập đoàn có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực
sản xuất mía đường trên thế giới; công ty còn đầu tư một số thiết bị kiểm soát và thực
hiện quá trình sản xuất như hệ thống tính độ đường (CCS), hệ thống thanh toán mía,
hệ thống cấp lệnh thu hoạch và vận chuyển mía tự động với các phần mềm chuyên
dụng đã tạo tính chính xác và hiệu quả trong công việc. Đây là một trong những điều
kiện tốt tạo ra năng lực cạnh tranh cho công ty.
e) Điều kiện về cấu trúc lõi
NAT&L đã hình thành cấu trúc lõi trong sản xuất kinh doanh đường từ khâu
đầu vào, sản xuất, tiêu thụ và các dịch vụ phụ trợ.
- Vùng nguyên liệu: tiếp tục thực hiện các chính sách đầu tư phát triển vùng
liệu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật để nâng cao năng suất, sản lượng, chất
lượng mía.
- Khâu thu mua nguyên liệu mía: với sự hỗ trợ tối đa của công nghệ thông tin,
việc phát lệnh thu hoạch mía được kiểm soát bằng hệ thống quản lý vi tính hoàn chỉnh,
như: ghi nhận tên các hộ nông dân, diện tích đất trồng của từng hộ, loại mía trồng, thời
gian trồng, thời gian thu hoạch dự tính, điều kiện vận chuyển,...tạo hiệu quả cao trong
việc sắp lịch thu hoạch và vận chuyển phù hợp với lịch sản xuất của nhà máy. Số
lượng mía được tính qua hệ thống cầu cân điện tử, chất lượng mía được kiểm soát tính
toán qua hệ thống tính CCS tự động (NIR) đảm bảo độ chính xác cao, công bằng cho
người nông dân.
- Quy trình sản xuất: với hệ thống dây chuyền máy móc, thiết bị đồng bộ, hiện
đại là điều kiện tốt để công ty tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành thấp hơn so
với các đối thủ cạnh tranh.
- Bán hàng và dịch vụ phụ trợ: Chính sách của công ty luôn duy trì sản phẩm
bán ra thị trường 12 tháng trong năm, chính sách bán hàng minh bạch và các dịch vụ
đồng bộ với mục tiêu phục vụ trên cả sự mong đợi của khách hàng.
57
2.3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức quản lý của công ty
a) Chức năng:
Công ty mía đường Nghệ An Tate & Lyle có chức năng sản xuất và tiêu thụ
đường tinh luyện (RE), đường trắng (RS), đường thô (RW) và mật rỉ trong toàn quốc.
NAT&L hướng tới vị trí là nhà sản xuất đường hàng đầu tại Việt Nam về cả số lượng
và chất lượng.
b) Nhiệm vụ:
Để thực hiện tốt chức năng trên công ty đã và đang thực hiện nhiệm vụ:
- Bảo toàn và phát triển vốn của công ty thông qua việc quản lý và sử dụng có
hiệu quả nguồn vốn kinh doanh, đầu tư đổi mới các thiết bị hiện đại, mở rộng cơ sở hạ
tầng, nâng cao công suất phục vụ sản xuất kinh doanh và qua đó tạo nguồn doanh thu
lớn hơn, bù đắp chi phí và thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
- Cam kết cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng và vượt lên trên sự mong
đợi của khách hàng.
- Luôn khuyến khích người lao động phát huy trong công việc, bồi dưỡng, đào
tạo nâng cao trình độ, chuyên môn, tay nghề của họ nhằm đáp ứng yêu cầu công việc.
c) Mô hình tổ chức và quản lý
Để đáp ứng nhu cầu điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một
cách có hiệu quả, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến.
Đứng đầu là Tổng giám đốc, tiếp theo là các Phó tổng giám đốc/ Giám đốc phòng ban,
với chức năng thực hiện các công việc được uỷ quyền và tham mưu cho Tổng giám
đốc trong điều hành hoạt động của công ty.
58
Hình 2.4 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc thứ nhất
Phó tổng giám đốc- Nông nhiệp
Giám đốc Nhân sự
Phó tổng giám đốc- Nhà máy
Giám đốc Tài chính
Giám đốc Chất lượng/ kho
đường
Giám đốc Kho- vật tư
Giám đốc An toàn
Giám đốc Cung cấp mía
Giám đốc Bán hàng
Quy mô và cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty theo mô hình trực
tuyến thể hiện được sự:
+ Đảm bảo tính chuyên môn hóa ở mức cao nhất.
+ Đảm bảo tiêu chuẩn hóa, xác định rõ nhiệm vụ của từng bộ phận, từng cá
nhân cũng như quy định các nguyên tắc, quy trình thực hiện công việc.
+ Đảm bảo phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, phòng ban và cá nhân.
+ Đảm bảo tính thống nhất quyền lực trong hoạt động quản lý và điều hành.
2.3.2.3. Các nguồn lực của NAT&L
a) Vốn và tài sản:
Tổng tài sản của Công ty đến 31/3/2008 là 68.021.711 USD, đến 31/3/2011 là
70.247.473 USD. Trong đó vốn chủ sở hữu năm 2008 là 57.107.312USD và đến
31/3/2011 là 67.941.259 USD. Trong năm 2008 đến năm 2011 hệ số thanh toán hiện
hành của công ty luôn nằm trong vùng an toàn cao (từ 6 đến 30), tỷ lệ tài sản được
hình thành từ nguồn vốn sở hữu nằm trong khoảng từ 84% đến 97%. Tỷ lệ tài sản
được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu là 97%, đây là tỷ lệ được xem là an toàn
tuyệt đối, tuy nhiên với việc không sử dụng các nguồn vốn vay cũng làm cho công ty
mất đi lợi thế về lá chắn thuế. Mức tăng trưởng về vốn chủ sở hữu và tài sản đã nói lên
sự phát triển bền vững và hoạt động hiệu quả của công ty.
59
Bảng 2.12: Vốn và tài sản của NAT&L từ 2008-2011
Chỉ tiêu
TT
2008
2009
2010
2011
1 Tổng tài sản
68.021.711 58.204.770 64.926.859 70.247.473
2 Nguồn vốn chủ sở hữu
57.107.312 56.311.016 57.549.759 67.941.259
3 Nợ dài hạn
206.867
6 Tỷ số vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản
-
1.669.256
7.169.091
2.306.214
6,2
5 Hệ số thanh toán hiện hành
208.009
10.707.532
4 Nợ ngắn hạn
224.498
30,7
8,8
30,5
84%
97%
89%
97%
Nguồn: Báo cáo Tài chính NAT&L
b) Nguồn nhân lực
- Nguồn nhân lực
Nhân viên được xem là tài sản quý giá nhất, yếu tố con người luôn luôn được
chú trọng và giữ vị trí hàng đầu trong chiến lược phát triển, kinh doanh của công ty, vì
thế các chính sách đối với người lao động luôn luôn được đảm bảo.
Đến ngày 31/12/2011, NAT&L có 468 nhân viên, trong đó có 266 nhân viên
dài hạn (bao gồm 15 quản lý và 6 chuyên gia nước ngoài) và 202 nhân viên thời vụ.
Trình độ trên đại học 2 người, đại học và cao đẳng 97 người, trung cấp 118 người,
công nhân lành nghề 251 người.
Bảng 2.13: Tình hình nhân viên
TT
Nội dung
Năm
2008
2009
2010
2011
1
Tổng số nhân viên
490
474
472
468
2
Số hợp đồng dài hạn
276
265
260
266
3
Số hợp đồng thời vụ
214
209
212
202
4
Trình độ trên Đại học
7
6
4
2
5
Đại học, cao đẳng
103
99
98
97
6
Trung cấp
126
121
111
118
7
Công nhân lành nghề
254
248
259
251
Nguồn: Phòng nhân sự- NAT&L
+ Phân tích cơ cấu và độ tuổi lao động: Do đặc thù của công nghiệp chế biến và
tính chất công việc làm ca nên tỷ lệ lao động nữ trong công ty tương đối ít, chiếm tỷ lệ
khoảng 20%; Lao động trực tiếp chiếm khoảng 75%; Độ tuổi chiếm tỷ lệ cao là từ 2545 tuổi.
60
Bảng 2.14: Phân loại lao động theo công việc và độ tuổi
TT
Nội dung
Năm
1
Tổng số nhân viên
2
Nữ
3
2008
2009
2010
2011
490
474
472
468
99
102
100
92
Lao động trực tiếp
371
358
350
350
4
Lao động gián tiếp
119
116
122
118
5
Lao động dưới 25 tuổi
53
46
45
43
6
Từ 25 đến 35 tuổi
201
192
194
191
7
Từ 36 đến 45 tuổi
147
143
141
139
8
Từ 46 đến 55 tuổi
88
89
90
93
9
Trên 55 tuổi
7
4
2
2
Nguồn: Phòng nhân sự- NAT&L
Công ty thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nội bộ và bên ngoài để trang bị
thêm cho nhân viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong quản lý và vận hành
thiết bị. Đồng thời công ty đã và đang sử dụng nhiều chính sách để thu hút và giữ lại
những lao động có trình độ cao và nắm giữ những vị trí chủ chốt. Tuy nhiên trong
những năm gần đây một số nhân viên rời công ty sang làm việc cho các công ty mới,
đặc biệt là đội ngũ giám sát và quản lý tầm trung.
c) Giá trị thương hiệu
Năm 2005 công ty làm lễ công bố thương hiệu đường “MELLI”, là công ty sản
xuất đường đầu tiên trong cả nước có thương hiệu riêng cho sản phẩm đường của
mình, khách hàng đã quen dần với thương hiệu đường “MELLI” của NAT&L.
Sản phẩm đường RS và RE của NAT&L được biết đến như là sản phẩm hàng
đầu của Việt Nam, sản phẩm đường RS và RE đã đạt được danh hiệu:
+ Thương hiệu hàng nông sản Việt Nam chất lượng cao năm 2010.
+ Top 5 thương hiệu hàng đầu tỉnh Nghệ An năm 2010.
2.3.2.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của NAT&L
a) Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:
Năm 2010 và 2011 là 2 năm liền vùng nguyên liệu của công ty bị dịch “chồi
cỏ” trên cây mía dẫn đến sản lượng mía cung cấp về nhà máy giảm đến 40% so với
năm 2009.
61
Mặc dù vụ ép năm 2010/2011 sản lượng đường sản xuất giảm 9.549 tấn so với vụ
2009/2010, nhưng do tính chất tiêu thụ gối vụ nên sản lượng tiêu thụ tăng 11.063 tấn.
Vụ ép 2011/2012 kết thúc vào cuối tháng 3/2012 sản lượng đường sản xuất cả
vụ đã tăng lên đáng kể đạt 58.508 tấn. Đây là dấu hiệu tốt khi bệnh dịch “chồi cỏ”
đang dần bị khống chế và diện tích, năng suất mía ngày càng được cải thiện.
Bảng 2.15: Kết quả sản xuất và tiêu thụ hàng hoá từ năm 2008- 2011
Đơn vị
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Tấn
85.398
93.462
57.538
47.989
RE
Tấn
767
4.242
3.863
3.423
RS
Tấn
84.631
89.220
53.675
44.566
2
Mật rỉ
Tấn
36.619
52.105
20.380
17.338
II
Sản lượng tiêu thụ
2
Đường tiêu thụ
Tấn
99.282
86.999
45.452
56.515
2.1
RE
Tấn
269
2.273
2.220
4.721
2.2
RS
Tấn
99.013
84.726
43.232
51.794
3
Mật rỉ
Tấn
39.890
48.587
19.769
19.592
III
Tổng doanh thu
USD
TT
Chỉ tiêu
I
Sản lượng sản xuất
1
Đường sản xuất
1.1
1.2
tính
42.611.544 42.038.973 32.184.073 48.198.972
Nguồn: NAT&L
Hình 2.5: Chi tiết giá thành sản xuất và giá bán sản phẩm
Nguồn: Báo cáo Tài chính NAT&L
62
b) Hiệu quả kinh doanh:
Tuy không đạt kế hoạch về sản lượng mía ép và đường sản xuất ra, tuy nhiên do
biến động của giá đường nội địa tăng làm cho chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế tăng lên đáng
kể, năm 2011 tăng gần gấp 2 lần so với năm 2009.
Mức nộp ngân sách cũng tăng lên đáng kể về số tuyệt đối, năm 2009 nộp hơn
30 tỷ đồng, năm 2011 là 73 tỷ. Năm 2011 nộp thấp hơn năm 2010 là do khủng hoảng
kinh tế toàn cầu, chính phủ ra các chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh
nghiệp, NAT&L thuộc diện được áp dụng chính sách giảm thuế, giãn nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp.
Chỉ tiêu về thu nhập bình quân đầu người cũng gia tăng đáng kể, năm sau cao
hơn năm trước, mức tăng đảm bảo vượt quá mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
hàng năm. Điều này chứng tỏ công ty cố gắng để đảm bảo mức thu nhập ổn định cho
người lao động, tạo động lực cho người lao động cống hiến và cũng chứng tỏ công ty
đang sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Bảng 2.16: Chỉ tiêu nộp ngân sách và lợi nhuận kinh doanh
Chỉ tiêu
TT
Đơn vị tính
1
Thuế các loại
Triệu đồng
2
Lợi nhuận sau thuế
USD
3
Thu nhập bình quân
người/tháng
Triệu đồng
2009
2010
30.597
2011
86.238
73.139
7.217.704 9.251.743
14.391.500
4,7
5,5
6,5
Nguồn: Báo cáo Tài chính NAT&L
2.3.2.5 Những điểm mạnh- điểm yếu của NAT&L
Qua phân tích các nguồn lực của NAT&L, chúng ta có thể đưa ra kết luận
NAT&L có nhiều điểm mạnh, song cũng có những điểm yếu nhất định và được tóm tắt
như sau:
a) Điểm mạnh chủ yếu:
- Nhà máy với thiết bị dây chuyền công nghệ hiện đại, công suất nhà máy lớn
9.000 tấn mía/ngày, tạo khả năng ép nhanh trong giai đoạn mía có độ CCS cao nhất.
- Đa dạng sản phẩm sản xuất, chất lượng đường trắng (RS) hàng đầu Việt Nam.
- Giá thành sản xuất sản phẩm luôn thấp nhất trong các đối thụ cạnh tranh.
- Nguồn tài chính lành mạnh, nguồn vốn lưu động dồi dào, tạo ra khả năng tự
chủ cao trong hoạch định chính sách.