1. Trang chủ >
  2. Kỹ thuật >
  3. Kiến trúc - Xây dựng >

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH SẢN XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.91 KB, 53 trang )


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Hiền

c. Biến đổi:

-



Vật lý: nhiệt độ của nguyên liệu tăng lên.



- Hoá học: giảm hàm lượng của một số hợp chất dễ bay hơi có trong nguyên liệu.

Có thể xảy ra các phản ứng thuỷ phân, oxy hoá.

- Hoá lý: nguyên liệu chuyển từ pha rắn sang pha lỏng, một số chất chuyển thành

trạng thái hơi.

-



Vi sinh: giảm hàm lượng vi sinh vật.



d. Thiết bị:

Nguyên liệu được gia nhiệt làm nóng chảy ngay trong thiết bị trung hòa (trình bày

ở quá trình sau) hoặc được làm nóng chảy ở một thiết bị gia nhiệt chuyên dụng nếu

trường hợp đơn hàng nhiều.

e. Thông số công nghệ:

-



Nhiệt độ đối với mỡ cá: 55 – 60oC.



-



Nhiệt độ đối với mỡ bò: 70oC.



3.2.2. Trung hòa – Rửa dầu:

a. Mục đích:

Quá trình trung hoà chủ yếu là loại bỏ các acid béo tự do.

Ngoài ra, trong quá trình trung hoà thì chất xà phòng hoá sinh ra. Chất này có khả

năng hấp phụ và kéo theo một số tạp chất như: chất màu, chất nhựa, protid và một số

tạp chất khác.

Do đó dầu sau trung hoà đã loại bỏ được phần lớn tạp chất và có màu sáng hơn.

b. Nguyên tắc:

Dựa vào phản ứng trung hòa acid bằng bazơ. Dưới tác dụng của dung dịch kiềm

các acid béo tự do và các tạp chất có tính acid sẽ tạo thành muối kiềm, chúng không

tan trong dầu mỡ nhưng có thể tan trong nước nên có thể phân ly ra khỏi dầu bằng

cách lắng hay rửa nhiều lần. Quá trình xà phóng hóa các acid béo tự do theo phản ứng:

RCOOH + NaOH  RCOONa + H2O

Trong thực tế, khi trung hòa dầu, kiềm có thể xà phòng hóa cả dầu mỡ trung tính sẽ

làm giảm hiệu suất thu hồi dầu mỡ tinh luyện nên khi tinh luyện cần khống chế các

điều kiện để luôn đảm bảo hai mặt: chất lượng dầu mỡ sau khi tinh luyện tốt nhất và

mức hao hụt dầu mỡ trung tính là thấp nhất.

c. Biến đổi:

Chủ yếu xảy ra các phản ứng hoá học:

DNTN SX-TM Tuấn Thành



27



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

-



GVHD: Nguyễn Thị Hiền

Phản ứng trung hoà các acid béo tự do và các thành phần có tính acid trong dầu.



-



Phản ứng thuỷ phân triglyceride.



Hàm lượng acid béo tự do và các thành phần có tính acid giảm.

Dầu trung tính cũng bị hao hụt.

d. Sơ đồ trung hòa:

Mỡ nóng chảy

Trung hòa

Lắng, tách xà phòng

Nước



Nước, cặn

xà phòng



Rửa nước lần 2

Lắng, xả nước lần 2



Nước

muối



Cặn xà phòng



Rửa nước lần 1

Lắng, xả nước lần 1



Nước



Dung dịch

NaOH



Nước, cặn

xà phòng



Rửa nước lần 3

Lắng, xả nước lần 3



Nước, cặn,

tạp chất



Kiểm tra

Tẩy màu



Hình 3.2: Sơ đồ trung hòa

e. Thiết bị:

Mỡ sau khi bơm vào bồn trung hòa được gia nhiệt đến 50 - 60 oC, sau đó mở cánh

khuấy và cho từ từ lượng xút (đã được định lượng, pha sẵn và nồng độ sử dụng là

20oBe) vào cho đến hết. Khuấy đến khi quá trình xà phòng hóa xảy ra hoàn toàn, tắt

cánh khuấy, để lắng trong 2h. Xả cặn xà phòng, sau đó tiến hành rửa để loại hết xà

phòng và tạp chất ra khỏi dầu.

Tiến hành rửa bằng cách phun dung dịch nước, nước muối có nồng độ 10-12 oBe

vào bồn, để lắng 10-15’, mở van xả nước để tách loại xà phòng.

DNTN SX-TM Tuấn Thành



28



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Hiền

Nếu sau khi khuấy thấy xà phòng hình thành dưới dạng nhũ tương thì trước khi

lắng cho thêm dung dịch muối vào để phá vỡ hệ nhũ tương, tăng tốc độ lắng cho xà

phòng.

Hiệu quả của quá trình trung hòa được đánh giá bằng chỉ số AV. Nếu AV trong

khoảng 0.5 > AV > 0.1 thì dầu đã đạt yêu cầu. Nếu AV > 0.5 thì ta thêm xút vào tiến

hành trung hòa tiếp cho đến khi AV đạt yêu cầu.

f. Thông số công nghệ:

-



Nhiệt độ: khoảng 55 – 80oC tùy từng loại nguyên liệu



-



Thời gian: khoảng 2 giờ



- Loại kiềm doanh nghiệp thường sử dụng là NaOH có nồng độ 20 0Be, được pha

từ dung dịch NaOH có nồng độ 40 0Be bằng cách cho thêm nước ở nhiệt độ thường.

Dung dịch xút được pha trong các thùng và xác định nồng độ bằng Baume kế.

-



Lượng xút cho vào tính theo công thức:



Trong đó:

 Kdd: lượng NaOH theo lý thuyết (kg)

 A: chỉ số acide (AV) của dầu (mg KOH)

 D: số lượng dầu đem trung hòa (kg)

 a: nồng độ phần trăm NaOH sử dụng (%)

- Lượng xút sử dụng trong thực tế lớn hơn rất nhiều so với lượng xút lý thuyết.

Sau khi KCS xác định AV dầu, công nhân sẽ đưa vào AV và kinh nghiệm của mình

cho lượng xút thực tế vào trung hòa.

3.2.3. Tẩy màu

Dầu đã trung hòa

Tẩy màu



Hút chân không



Lọc



Than hoạt

tính



Cặn, bã hấp phụ



Khử mùi

Dầu bán

thành phẩm



DNTN SX-TM Tuấn Thành



29



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Hiền

Hình 3.3: Sơ đồ tẩy màu

a. Mục đích

Loại các sắc tố và một số tạp chất khác ra khỏi dầu để tạo màu như mong muốn và

tăng chất lượng của dầu:

-



Loại các hợp chất màu (đỏ, vàng, xanh).



-



Loại vết xà phòng sót, gum, kim loại.



-



Loại peroxide và các sản phẩm oxy hóa bậc 2 của dầu.



b. Nguyên lý:

Là phương pháp hóa lý để tinh luyện dầu, dựa vào khả năng hấp phụ của các chất

có tính hấp phụ bề mặt để loại bỏ các hợp chất không mong muốn.

 Tác nhân tẩy màu:

Đặc tính của đất hấp phụ bao gồm: khả năng tẩy trắng, khả năng lọc và khả năng

giữ dầu sót.

- Khả năng tẩy trắng phụ thuộc vào hàm lượng nước, pH. Hàm lượng nước trong

đất tẩy màu từ 9-16% là tối ưu. Nếu hàm lượng nước lớn hơn sẽ làm giảm khả năng

tẩy trắng của đất hấp phụ. pH càng thấp, khả năng hấp thụ càng cao do có khả năng

trung hoà xà phòng sót là nguyên nhân làm giảm khả năng hấp phụ của đất hoạt hoá.

- Khả năng giữ dầu sót và khả năng lọc phụ thuộc vào độ lớn của hạt và mật độ

của đất.

 Yêu cầu chất hấp phụ:

-



Có khả năng hấp phụ lớn nhất.



-



Có khả năng hấp phụ chọn lọc các chất màu và chỉ hấp phụ rất ít dầu.



- Khi sử dụng không gây ra những biến đổi hóa học và không mang thêm các

mùi vị khác nhau vào dầu.

-



Sau khi hấp phụ dễ dàng tách ra bằng các phương pháp lọc.



-



Nguồn cung cấp dễ tìm.

 Các chất hấp phụ thường sử dụng:



- Đất hấp thụ tự nhiên: “fuller’s earth” khả năng hấp thụ không lớn tuy nhiên

không gây thủy phân xà phòng sót làm tăng FFA, không làm oxy hóa các PUFA.

- Đất hoạt hóa: có hàm lượng montmorillonite cao (aluminum silicate). Kích

thước hạt càng nhỏ khả năng tẩy màu càng lớn nhưng sẽ gây khó khăn trong quá trình

lọc. Đất hoạt hóa có thể làm thủy phân xà phòng làm tăng FFA, làm oxyhóa dầu. Có

khả năng loại chlorophyll tốt.

DNTN SX-TM Tuấn Thành



30



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Hiền

- Than hoạt tính: khó lọc, giá thành cao, tổn thất dầu lớn, thường được dùng phối

hợp với đất tẩy mầu để tách một số hợp chất mà đất tẩy màu không tách được: xà

phòng sót, pigments.

Trong các nhà máy tẩy dầu hiện đại thường sử dụng phối hợp giữa than hoạt tính

và đất hoạt tính tạo thành hỗn hợp chất hấp phụ. Với tác dụng hấp phụ chung của

chúng hiệu quả tẩy màu sẽ tốt hơn so với sử dụng riêng từng loại.

Nhà máy dầu Tuấn Thành chỉ sử dụng than hoạt tính làm chất hấp phụ.

c. Biến đổi:

- Hóa lý: xảy ra sự tương tác giữa các chất màu tan trong dầu và chất hấp phụ.

Lực hấp phụ của than hoạt tính được dùng để thực hiện liên kết các chất màu lên bề

mặt của chất hấp phụ. Khi tăng bề mặt hấp phụ, khả năng hấp phụ chất màu cũng tăng

lên.

-



Cảm quan: cải thiện màu của sản phẩm.



d. Thiết bị:



Hình 3.4: Thiết bị tẩy màu

 Vị trí lắp đặt và cấu tạo:

Thiết bị tẩy màu được lắp đặt ở giữa dây chuyền tinh luyện:

- Bồn tẩy màu: là bồn đứng được chế tạo bằng thép không rỉ, kín hoàn toàn để

đảm bảo độ chân không trong lúc làm việc, phía trên có lắp một motor để hoạt động

cánh khuấy. Bên trong bồn có hệ thống gia nhiệt dạng ống xoắn ruột gà.

- Bồn chứa than hoạt tính: được bố trí ngay bên dưới bồn tẩy màu. Bồn này nối

với bồn tẩy màu bằng ống có van lớn

DNTN SX-TM Tuấn Thành



31



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

×