1. Trang chủ >
  2. Tài Chính - Ngân Hàng >
  3. Kế toán - Kiểm toán >

Phần II - Quỹ Bảo hiểm y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.28 KB, 31 trang )


Căn cứ vào sổ chi tiết TK 571 “Thu BHXH, BHYT bắt buộc” phần chi tiết thu BHYT ; sổ

chi tiết TK 574 “Thu BHYT tự nguyện" sổ chi tiết TK 473 “Quỹ BHYT bắt buộc”, sổ

chi tiết TK 474 “Quỹ BHYT tự nguyện”để ghi.

+ Thu từ hoạt động đầu tư tài chính (Mã số 09): Ghi số tiền lãi thu được từ hoạt

động đầu tư tài chính phân bổ cho các quỹ theo quy chế quản lý tài chính tài chính. Căn

cứ vào sổ chi tiết TK 421, TK 473, TK 474 để ghi vào chỉ tiêu này.

+ Thu từ NSNN hỗ trợ, viện trợ (Mã số 10): Ghi các khoản chi do NSNN, các tổ

chức, cá nhân hỗ trợ. Căn cứ vào sổ chi tiết TK 473 “Quỹ BHYT bắt buộc”, sổ chi tiết

TK 474 “Quỹ BHYT tự nguyện” để ghi vào chỉ tiêu này.

+ Thu khác (Mã số 11): Ghi các khoản chi khác liên quan đến phát sinh tăng các

quỹ thành phần. Căn cứ vào sổ chi tiết TK 473, TK 474 để ghi vào chỉ tiêu này

Mã số 07 = Mã số 08 + Mã số 09 + Mã số 10 + Mã số 11

4- Số phát sinh giảm trong năm (Mã số 12): Phản ánh các khoản chi ra trong năm

từ các quỹ thành phần.

Mã số 12 = Mã số 13 + Mã số 14

+ Chi bảo hiểm y tế (Mã số 13): Căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của TK 673 “Chi

BHYT bắt buộc” ; Nợ của TK 674 “Chi BHYT tự nguyện” và báo cáo B 08 b- BH: “tổng

hợp báo cáo kinh phí và quyết toán kinh phí chi BHXH, BHYT”để ghi.

+ Chi khác (Mã số 14): Ghi các khoản chi không mang tính chất chi bảo hiểm y tế

nhưng được phép quyết toán vào quỹ BHXH.

5- Số dư quỹ chuyển sang năm sau (Mã số 15): Phản ánh số dư quỹ BHYT bắt

buộc, BHYT tự nguyện còn dư chuyển sang năm sau, chỉ tiêu này được tính như sau:

Mã số 15 = Mã số 01 + (-) Mã số 02 + Mã số 07 - Mã số 12



THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

(Mẫu B12- BH)

1- Mục đích: Thuyết minh báo cáo tài chính là 1 bộ phận hợp thành hệ thống báo

cáo tài chính của đơn vị BHXH được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình

thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của đơn vị, tình hình chấp hành các kỷ luật tài chính trong

kỳ báo cáo mà các Báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được.

2- Nội dung của Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát biên chế lao động, quỹ lương,

tình hình thực hiện nhiệm vụ cơ bản thường xuyên của đơn vị, tình hình nợ, tình hình thuchi các quỹ BHXH, quỹ cơ quan, tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN và nộp cấp trên

và phân tích đánh giá những nguyên nhân các biến động phát sinh không bình thường

trong hoạt động của đơn vị, nêu ra các kiến nghị xử lý với cơ quan cấp trên.

Ngoài việc phải trình bày đầy đủ các chỉ tiêu theo nội dung đã quy định trong

Thuyết minh báo cáo tài chính, đơn vị có thể thuyết minh thêm những nội dung khác tại

đơn vị.

3- Cơ sở Thuyết minh báo cáo tài chính

- Sổ theo dõi lao động của đơn vị (lao động trong biên chế và lao động hợp đồng).

- Bảng thanh toán tiền lương và các sổ kế toán chi tiết liên quan.

- Bảng Cân đối tài khoản kỳ báo cáo (Mẫu B01- BH)



- Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái, các sổ chi tiết và các tài liệu khác có liên quan.

4- Nội dung và phương pháp lập Thuyết minh báo cáo tài chính

Phương pháp chung: Phần trình bày bằng số liệu phải thống nhất với số liệu trên

các báo cáo khác. Phần trình bày bằng lời văn phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.

I- Tình hình thực hiện nhiệm vụ hành chính, sự nghiệp trong năm

1.1- Tình hình biên chế lao động, quỹ lương:

Chỉ tiêu này phản ánh khái quát tình hình biến động và tổng quỹ lương thực hiện cả

năm của đơn vị.

1.2- Thực hiện các chỉ tiêu của nhiệm vụ cơ bản:

Tuỳ theo từng đơn vị mà trình bày các chỉ tiêu hoặc thuyết minh về việc thực hiện

các nhiệm vụ cơ bản của đơn vị mình cho phù hợp. Căn cứ để xác định các nhiệm vụ cơ

bản là kế hoạch hoạt động đầu năm của đơn vị đã được cơ quan cấp trên xét duyệt. Đơn

vị phải thuyết minh rõ các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình hoạt động và tình hình thực

hiện các nhiệm vụ cơ bản của đơn vị.

II- Các chỉ tiêu chi tiết

Số dư đầu năm là số liệu của cuối năm trước.

Số dư cuối năm là số liệu của cuối năm báo cáo.

2.1- Tiền - Mã số 01:

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền của đơn vị còn dư đến cuối kỳ báo cáo (kể cả tiền

mặt tại quỹ và tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ

số dư cuối năm của Thuyết minh báo cáo tài chính năm trước (cột số dư đầu năm) hoặc số

dư Nợ cuối năm của Tài khoản 111 và Tài khoản 112 trên Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái

và các sổ chi tiết tiền mặt, tiền gửi.

- Tiền mặt tồn quỹ - Mã số 02:

Phản ánh số tiền mặt tồn quỹ cuối năm của đơn vị. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu tiền

mặt tồn quỹ là Sổ Cái, Nhật ký - Sổ Cái và các sổ chi tiết Tài khoản 111 - Tiền mặt.

- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc - Mã số 03:

Phản ánh số tiền gửi còn dư tại Ngân hàng, Kho bạc đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu để

ghi vào chỉ tiêu tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc là Sổ Cái, Nhật ký - Sổ Cái và các sổ chi tiết

Tài khoản 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.

2.2- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho - Mã số 11:

Phản ánh giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ còn tồn kho đầu năm và

cuối năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn

kho là Nhật ký- Sổ cái, Sổ Cái và các sổ chi tiết Tài khoản 152, 153 trong năm báo cáo.

2.3- Nợ phải thu - Mã số 21:

Phản ánh tổng số nợ phải thu đến cuối năm báo cáo của đơn vị. Số liệu để ghi vào

chỉ tiêu Nợ phải thu là Nhật ký - Sổ cái, Sổ Cái và các sổ chi tiết Tài khoản 311 - Các

khoản phải thu. Nợ phải thu còn phải lập chi tiết cho một số đối tượng có số nợ phải thu

lớn.

2.4- Nợ phải trả - Mã số 31:

Phản ánh số Nợ phải trả của đơn vị đối với người cung cấp vật tư, hàng hoá, dịch vụ,...

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu Nợ phải trả là Nhật ký- Sổ cái, Sổ Cái và các sổ chi tiết Tài

khoản 331- Các khoản phải trả. Nợ phải trả còn phải lập chi tiết cho một số đối tượng có

số nợ phải trả lớn.

III- Tình hình thu, chi các quỹ:



Phản ánh tình hình biến động các quỹ của đơn vị trong kỳ báo cáo gồm: Số dư kỳ

trước chuyển sang; Số thu kỳ này (Trong đó phải chi tiết thu từ các nguồn); Số chi kỳ này

(Trong đó chi tiết theo các nội dung đã chi); Số dư chuyển kỳ sau.

Số liệu để ghi vào phần này được căn cứ vào sổ chi tiết Tài khoản 431, chi tiết quỹ

khen thưởng, phúc lợi; Quỹ dự phòng ổn định, thu nhập; Quỹ PTHĐSN.

IV- Tình hình thực hiện nộp Ngân sách và nộp cấp trên

Phản ánh số phải nộp, số đã nộp và số còn phải nộp ngân sách và nộp cấp trên: Các

khoản phải nộp Ngân sách nhà nước bao gồm: Thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN,

thuế thu nhập cá nhân (nếu có) và các khoản phải nộp khác. Các khoản phải nộp cấp trên

như: Phí, lệ phí, các quỹ và các khoản phải nộp khác.

V- Phần thuyết minh

Phải nêu rõ những tình hình và những phát sinh không bình thường trong năm cũng

như nêu những nguyên nhân dẫn đến kết quả tài chính trong năm. Những kiến nghị của

đơn vị đối với cơ quan quản lý.

VI- Nhật xét và kiến nghị

Nêu nhận xét và kiến nghị của đơn vị

Ngoài những thông tin đã nên trong Thuyết minh báo cáo tài chính, nếu có những

thông tin khác xét thấy ảnh hưởng đáng kể đến báo cáo tài chính thì đơn vị có thể trình

bày thêm để người đọc báo cáo hiểu đúng tình hình tài chính của đơn vị.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

×