1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Cao đẳng - Đại học >

Câu 21. Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc lịch sử – cụ thể. Tại sao nói: “Nguyên tắc lịch sử – cụ thể là ‘linh hồn’ phương pháp luận của chủ nghĩa Mác”. Đảng CSVN đã vận dụng nguyên tắc này như thế nào vào thực tiễn cách m

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.56 KB, 90 trang )


 Hiện giờ sự vật đang tồn tại như thế nào trong những điều kiện, hoàn cảnh ra sao, do những quy

luật nào chi phối;

 Trên cơ sở đó, phải nắm bắt được sự vật có thể sẽ phải tồn tại như thế nào (trên những nét cơ bản)

trong tương lai ..

3.

Trong hoạt động thực tiễn, chủ thể phải xây dựng được những đối sách cụ thể, áp dụng cho những

sự vật cụ thể, đang tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh, quan hệ cụ thể mà không nên áp dụng những

khuôn mẫu chung chung cho bất cứ sự vật nào, trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh, quan hệ nào.

4.

Nguyên tắc LS-CT được V.I. Lênin cô đọng trong nhận định: “Xem xét mỗi vấn đề theo quan

điểm sau đây: một hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, những hiện tượng đó đã

trải qua những giai đoạn phát triển chủ yếu nào, và đứng trên quan điểm của sự phát triển đó để xem xét

hiện nay nó đã trở thành thế nào”.

Điều này có nghĩa là nguyên tắc LS-CT đỏi hỏi phải phân tích sự vật cụ thể trong những tình hình

cụ thể để thấy được:

 Sự vật đang (đã hay sẽ) tồn tại thông qua những chất, lượng nào; thể hiện qua những độ nào; đang

(đã hay sẽ) thực hiện những bước nhảy nào để tạo nên những chất, lượng mới nào?...

 Sự vật đang (đã hay sẽ) bị tác động bởi những mâu thuẫn nào; những mâu thuẫn đó đang nằm ở

giai đoạn nào, có vai trò như thế nào đến sự vận động, phát triển của sự vật?...

 Sự vật đang (đã hay sẽ) trải qua những lần phủ định biện chứng nào; cái cũ nào đang (đã hay sẽ)

phải mất đi, cái mới nào đang (đã hay sẽ) xuất hiện?..

 Trong mối quan hệ với những sự vật khác, những điều gì được coi là những cái riêng hay cái đơn

nhất, điều gì là cái chung hay cái đặc thù / cái phổ biến; chúng quy định nhau, chuyển hóa lẫn

nhau như thế nào?

 Bản chất của sự vật là gì, nó được thể hiện qua những hiện tượng nào; hiện tượng nào chỉ là giả

tượng, hiện tượng nào là điển hình …

 Nội dung của sự vật là gì, nó đang (đã hay sẽ) tồn tại thông qua những hình thức nào; hình thức

nào phù hợp với nội dung của sự vật, hình thức nào không phù hợp với nội dung, cái gì làm cho

nội dung của sự vật biến đổi?..

 Trong bản thân sự vật, hiện thực là gì; hiện thực đó đang (đã hay sẽ) nảy sinh ra những khả năng

nào; mỗi khả năng đó, trong những điều kiện cụ thể nào có độ tất yếu hiện thực hóa ra sao?...

5.

Nguyên tắc LS-CT đòi hỏi chúng ta phải bao được các sự kiện xảy ra trong nghiên cứu khoa học

hay các biến cố xảy ra trong các tiến trình lịch sử nhân loại.

Tuy nhiên, nó không cho phép chúng ta kết hợp các sự kiện khoa học như những cái ngẫu nhiên

thuần túy của tự nhiên hay mô tả các biến cố lịch sử như những cái vụn vặt đơn lẻ của xã hội, mà nó đòi

hỏi chúng ta phải tái hiện chúng, mô tả chúng trên cơ sở vạch ra được cái tất yếu lô gích, cái chung (quy

luật, bản chất) của chúng, chỉ ra được những trật tự nhân quả quy định chúng.

Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được bức tranh khoa học về thế giới, để qua đó

chúng ta nhận thức được tính muôn vẻ của tự nhiên, tính phong phú của lịch sử trong sự thống nhất.

6.

Nguyên tắc LS-CT đã được các lãnh tụ của giai cấp vô sản vận dụng: Xuất phát từ tình hình cụ

thể của CNTB ở giai đoạn tiền độc quyền, tự do cạnh tranh mà C. Mác cho rằng, cách mạng XHCN chỉ

có thể thắng lợi ở tất cả các nước TBCN tiên tiến.



59



Sang thế kỷ 20, CNTB đã chuyển sang giai đoạn độc quyền, đế quốc chủ nghĩa. Khi vận dụng

nguyên tắc này vào xem xét tình hình thế giới lúc này có những thay đổi lớn mà V.I. Lênin đã đi đến kết

luận đúng đắn là: cách mạng XHCN chỉ có thể thắng lợi ở vài nước, ở khâu yếu nhất của CNTB.

Đảng CS Việt Nam, Đảng CS Trung Quốc cũng đang quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc

này vào thực tiễn cách mạng mỗi nước để xây dựng cho quốc gia mình một con đường riêng đi lên

CNXH.

Đảng CSVN đã và đang vận dụng nguyên tắc này như thế nào vào thực tiễn CM hiện nay ở

nước ta

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta,

đường lối chính sách của Đảng và nhà nước đúng đắn có ý nghĩa quyết định mọi thắng lợi của đất nước.

trong quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội Đảng ta luôn lấy dựa chủ nghĩa Mác – lê nin làm nền

tảng.

Trên cơ sở quán triệt nguyên tắc lịch sử cụ thể vào điều kiện thực tiễn của đất nước, đặc biệt là

trong công cuộc đổi mới đất nước. Thực tế cho thấy con đường đi lên CNXH không tuân theo những qui

tắc có sẵn, bất biến mà chúng được vận dụng linh hoạt mềm dẻo, luôn đổi mới để phù hợp với điều kiện

hoàn cảnh của VN và tình hình quốc tế trong từng giai đoạn.

Đại hội V, Đảng ta xác định định con đường lên chủ nghĩa xã hội phải trải qua nhiều chặng đường,

bước đi khác nhau.

Đại hội VI (12/1986) Đảng đề ra đường lối đổi mới đất nước : quá trình chỉ đạo phát triển đất

nước phải dựa vào tình hình cụ thể, mối quan hệ biện chứng các yếu tố, các lĩnh vực kinh tế, chính trị …

bối cảnh trong nước và ngoài nước để đề ra đường lối chiến lược đúng đắn.

Đảng đề ra đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; ưu

tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng XHCN;

phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để

phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; thực hiện tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa,

từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội,

bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường an ninh, quốc phòng;

bảo vệ và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định: “Những thành tựu đạt được trong 20

năm qua là to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Chúng ta đã thực hiện thành công chặng đường đầu của công

cuộc đổi mới, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, đời sống nhân dân có nhiều thay đổi tích

cực, sức mạnh quốc gia về mọi mặt được tăng cường, độc lập, tự chủ và chế độxã hội chủ nghĩa được giữ

vững, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao, tạo tiền đề để nước ta tiếp tục

phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn trong g iai đoạn mới.

Tuy nhiên, nước ta vẫn đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau và diễn biến phức tạp,

không thể xem thường".

Vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội và con

đường đi lên chủ nghĩa xã hội, hoàn thiện mô hình chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đã và đang xây dựng là

đặc biệt quan trọng và cần thiết.



60



Câu 22. Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc phân tích mâu thuẫn

(phân đôi cái thống nhất). Đảng CSVN đang vận dụng nguyên tắc này như thế nào vào quá

trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay?

a/ Cơ sở lý luận của nguyên tắc (phân tích) mâu thuẫn (còn được gọi là phân đôi cái thống nhất) là

nội dung quy luật đấu tranh thống nhất giữa các mặt đối lập

+ Mặt đối lập:Sự vật là một tập hợp các yếu tố (thuộc tính) tương tác với nhau và với môi trường làm

cho bản thân sự vật có sự biến đổi nhất định, trong đó có vài yếu tố biến đỏi trái ngược nhau. Những yếu

tố trái ngược nhau (bên cạnh những yếu tố khác hay giống nhau) tạo nên cơ sở của các mặt đối lập trong

sự vật. Mặt đối lập tồn tại khách quan, phổ biến

+Thống nhất của các mặt đối lập: là các mặt đối lập khẳng định nhau, nương tựa vào nhau, mặt đối lập

này là tiền đề, điều kiện cho mặt kia, chúng có mối quan hệ với nhau. Sự thay đổi của mặt đối lập này sẽ

kéo theo sự thay đổi mặt kia

+Đấu tranh của các mặt đối lập: Dù tồn tại thống nhất, song các mặt đối lập luôn có sự đấu tranh, tác

động qua lại theo hướng phủ định, bài trừ hay loại bỏ lẫn nhau.

Nội dung của quy luật:















Mọi sự vật đều liên hệ lẫn nhau và luôn vận động, phát triển; Vận động và phát triển do các mâu

thuẫn gây ra; Các mâu thuẫn biện chứng khác nhau tác động không giống nhau đến quá trình vận

động và phát triển của sự vật

Mỗi mâu thuẫn biện chứng đều trải qua ba giai đoạn: sinh thành (sự xuất hiện của các mặt đối

lập)- hiện hữu (sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập)- giải quyết (sự chuyển hóa giữa

các mặt đối lập

Mâu thuẫn biện chứng được giải quyết, cái cũ mất đi, cái mới ra đời với những mâu thuẫn biện

chứng mới hay thay đổi vai trò tác động của các mâu thuẫn biện chứng cũ

Mâu thuẫn biện chứng là nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Vận động và phát triển xảy ra

trong thế giới vật chất mang tính tự thân



b/ Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc (phân tích) mâu thuẫn

+ Trong hoạt động nhận thức, chủ thể phải:









Phân đôi sự vật thành các cặp mặt đối lập, khảo sát sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

để phát hiện ra các mâu thuẫn biện chứng đang chi phối sự vật đó

Phân loại và xác định đúng giai đoạn tồn tại, cũng như xu thế phát triển tiếp theo tiếp theo vai trò

của từng mâu thuẫn biện chứng đang chi phối sự vận động và phát triển của bản thân sự vật

Phân tích kết cấu và điều kiện tồn tại của sự vật để xác định đúng quy mô và phương thức giải

quyết của từng mâu thuẫn biện chứng, dự đoán cái mới ra đời sẽ vận động dưới sự tác động của

những mâu thuẫn biện chứng nào đó



+ Trong hoạt động thực tiễn, chủ thể phải:





Hiểu rõ những mâu thuẫn biện chứng nào là nguồn gốc, động lực thúc đẩy sự vận động và phát

triển của bản thân sự vật; từ đó xây dựng các đối sách thích hợp



61















Thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp (mà

trước hết là những công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) để can thiệp đúng lúc, đúng chỗ,

đúng mức độ vào tiến trình vận động và phát triển của bản thân sự vật để lèo lái nó theo đúng quy

luật và hợp lợi ích chúng ta. Cụ thể:

Muốn sự vật thay đổi nhanh phải đẩy mạnh sự tác động (đấu tranh) của các mặt đối lập và tạo

điều kiện thuận lợi để chúng nhanh chóng chuyễn hóa lẫn nhau, để mâu thuẫn biện chứng sớm

được giải quyết; ngược lại, muốn duy trì sự ổn định của sự vật phải dung hòa sự xung đột của các

mặt đối lập trong phạm vi cho phép

Khi điều kiện đã hội đủ và mâu thuẫn biện chứng đã chin mùi phải cương quyết giải quyết nó mà

không nên chần chừ, do dự hay thỏa hiệp; tức giải quyết mâu thuẫn đúng lúc, đúng chỗ và đúng

mức độ….



Đảng CSVN đang vận dụng nguyên tắc này như thế nào vào quá trình xây dựng nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay?

Thực trạng nền kinh tế thị trường ở nước ta có một số đặc điểm sau đây:

+ Thể chế nền kinh tế thị trường định hướng XHCN được xây dựng bước đầu, kinh tế vĩ mô tương đối ổn

định

+ Nền kinh tế hàng hóa dựa trên cơ sở nền kinh tế nhiều thành phần

+ Nền kinh tế phát triển theo hướng mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài

+ Nền kinh tế hàng hóa phát triển theo định hướng XHCN thông qua bản chất và vai trò quản lý của nhà

nước

Trong nền kinh tế thị trường có những mâu thuẫn cơ bản phát sinh và sự vận dụng của Đảng ta

như:

+ Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:

Trên phương diện triết học, mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và QHSX là mối quan hệ đối

lập.Trong điều kiện hiện hiện nay ở nước ta , khi mà lực lượng sản xuất đang từng bước phát triển mạnh

mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, đòi hỏi phải xây dựng một QHSX phù hợp với yêu cầu phát triển đó .

Đại hội Đảng toàn quốc lần X đã chủ trương thực hiện nhất quán việc xây dựng QHSX trong điều kiện ph

át triển kinh tế thị trương ở Việt nam trong giai đoạn hiện nay,

đó là việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần .Các thành phần kinh tế kinh

doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ch

ủ nghĩa , cùng phát triển lâu dài , hợp tác và cạnh tranh lành mạnh . Các thành phần kinh tế đó là : kinh tế

nhà nước ; kinh tế tập thể ; kinh tế cá thể , tiểu chủ ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản Nhà nước.

Đảng ta còn chủ trương phát triển các hình thức kinh doanh đan xen , hỗn hợp nhiều hình thức

hữu giữa các thành phần kinh tế với nhau , giữa trong nước và ngoàinước; phát triển hình thức

tổchức kinh tế cổ phần nhằm huy động và sử dụng vốn đầu tư xã hội ; nhân rộng mô hình hợp tác, liên kết

công nghiệp và nông nghiệp, phát triển các loại hình kinh tế trang trại với quy mô phù hợp trên từng địa b

àn.

62



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

×