Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.56 KB, 90 trang )
luận, xét đến cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn; Lý luận xuất hiện trên cơ sở của thực tiễn, nó là kết quả
tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của con người. Thựcc tiễn đề ra những vấn đề mà lý luận cần phải làm
sang tỏ, cần phải giải đáp. Chỉ có lý luận nào gắn với thực tiễn, phục vụ nhu cầu của thực tiễn và được
thực tiễn kiểm tra thì mới bắt rễ sâu trong hiện thực, thì mới có lý do để tồn tại lâu dài.
2. Thực tiễn là động lực của lý luận :Lý luận được sinh ra từ trong quá trình hoạt động thực tiễn và
đòi hỏi lý luận phải hoàn thiện chính minh để bao quát và giải quyết tốt các vấn đề do thực tiễn đăt ra,
điều này làm cho lý luận ngày càng đầy đủ, phong phú và sâu sắc hơn.
3. Thực tiễn là mục đích của lý luận:Mục đích chủ yếu của lý luận là nâng cao năng lực hoạt động
của con người trong thế giới hiện thực khách quan để đem lại cho con người ngày càng nhiều lợi ích
nhằm thõa mãn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng. Hoạt động thực tiễn sẽ biến đổi tự nhiên và xã hội
theo mục đích của con người. Lý luận phải gắn liền với thực tiễn, lý luận không phải dành cho lý luận mà
lý luận phải đáp ứng nhu cầu hoạt động thực tiễn của con người.
4. Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý của lý luận :Lý luận chỉ được coi là chân lý khi nó phù hợp với
hiện thực khách quan mà nó phản ánh và đồng thời nó được thực tiễn kiểm nghiệm. Thông qua thực tiễn,
những lý luận đạt đến chân lý sẽ được bổ sung vào kho tàng tri thức nhân loại, những kết luận chưa phù
hợp với thực tiễn thì tiếp tục điều chình, bổ sung hoặc nhận thức lại. Những lý luận được chứng minh
trong thực tiễn là những lý luận có giá trị.
Hoạt động của con người muốn có hiệu quả nhất thiết phải có lý luận soi đường.
• Lý luận không chỉ giúp con người hoạt động hiệu quả mà còn là cơ sở để khắc phục những hạn
chế hiểu biết của con người
• Là cơ sở để tăng năng lực hoạt động của con người
• Lý luận có vai trò giác ngộ mục tiêu, lý tưởng của con người, liên kết các cá nhân thành cộng
đồng, tạo thành sức mạnh cải tạo tự nhiên và xã hội.
Việc tuân thủ nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng trong việc khắc phục bệnh kinh nghiệm và giáo
điều.
Bệnh giáo điều: là khuynh hướng tư tưởng cường điệu vai trò lý luận, coi nhẹ thực tiễn, tách rời lý
luận khỏi thực tiễn, thiếu quan điểm lịch sử-cụ thể, áp dụng kinh nghiệm một cách rập khuôn, máy móc.
Bệnh kinh nghiệm: là khuynh hướng tư tưởng tuyệt đối hóa kinh nghiệm, coi thường lý luận khoa
học, khuếch đại vai trò của thực tiễn, hạ thấp vai trò lý luận. Người mắc bệnh kinh nghiệm thường thỏa
mãn với vốn kinh nghiệm bản thân, ngại học lý luận, không chịu nâng cao trình độ lý luận, coi thường
khoa học kĩ thuật, coi thường giới trí thức, thiếu nhìn xa trông rộng, dễ bảo thủ trì trệ.
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh kinh nghiệm và giáo điều là xuất phát từ khuynh hướng nhận thức sai
lệch về mối qua hệ giữa lý luận và thực tiễn.
Muốn khắc phục bệnh kinh nghiệm và giáo điều chúng ta cần phải: Nâng cao trình độ tư duy lý luận
khoa học cho đội ngủ cán bộ; Quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tức là
bám sát thực tiễn, tăng cường học tập nâng cao trình độ lý luận, bổ sung, vận dụng lý luận phù hợp thực
tiễn; Hoàn thiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vì kinh tế thị trường luôn luôn vận động,
biến đổi, đòi hỏi mọi thành phần kinh tế, mọi chủ thể kinh tế cần phải năng động, sáng tạo, phải thường
xuyên bám sát thị thường để ứng phó, để chủ động về quyết sách kinh doanh phù hợp.
77
Câu 29: Hình thái kinh tế xã hội là gì? Vạch ra ý nghĩa của học thuyết hình thái kinh tế – xã hội?
Phân tích tư tưởng của Mác: “Sự phát triển hình thái kinh tế – xã hội là quá trình lịch sử – tự
nhiên”. Đảng CSVN đã vận dụng học thuyết hình thái KT-XH như thế nào vào thực tiễn cách
mạng VN hiện nay?
Trả Lời:
(1) Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng để
chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù
hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được
xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.
(2) Ý nghĩa của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội:
(2a) Tính khoa học của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội:
- Vạch ra một cách đúng đắn cấu trúc hình thái kinh tế - xã hội.
Chỉ rõ sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định
quá trình sinh hoạt chính trị và tinh thần nói chung.
Vạch ra nguồn gốc, động lực phát triển của lịch sử và chứng minh một cách khoa học sự
phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên
(2b) Ý nghĩa phương pháp luận của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội:
Trong nhận thức thực tiễn phải tìm cơ sở sâu xa của các hình thái xã hội từ trong phương
thức sản xuất
Muốn nhận thức đúng đời sống xã hội phải phân tích một cách sâu sắc các mặt của đời
sống xã hội và mối quan hệ lẫn nhau giữa chúng
Để nhận thức đúng về đời sống xã hội về sự phát triển của xã hội phải nghiên cứu tìm ra
các quy luật vận động phát triển khách quan của xã hội nói chung, của từng xã hội cụ thể nói riêng.
Để nhận thức đúng đắn con đường phát triển của mỗi dân tộc, phải kết hợp chặt chẽ giữa
việc nghiên cứ những quy luật chung với việc nghiên cứu một cách cụ thể điều kiện cụ thể của mỗi dân
tộc.
(3) Phân tích tư tưởng của Mác: “Sự phát triển hình thái kinh tế – xã hội là quá trình lịch
sử – tự nhiên”.
Tính chất lịch sử - tự nhiên của quá trình phát triển các hình thái kinh tế - xã hội được phân tích
ở các nội dung chủ yếu sau đây:
Một là, sự vận động và phát triển của xã hội không tuân theo ý chí chủ quan của con người mà
tuân theo các quy luật khách quan, đó là các quy luật của chính bản thân cấu trúc hình thái kinh tế - xã
hội, là hệ thống các quy luật xã hội thuộc các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học,... mà trước
hết và cơ bản nhất là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và
quy luật kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng.
Hai là, nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển của xã hội, của lịch sử nhân loại, của mọi
lĩnh vực kinh tế - xã hội, suy đến cùng đều có nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp từ sự phát triển của lực
lượng sản xuất của xã hội. V.I Lênin từng nhấn mạnh một phương pháp luận quan trọng khi nghiên cứu
về xã hội là: "Chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất, và đem quy những quan
hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để
quan niệm sự phát triển của những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên” .
Ba là, quá trình phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội, tức là quá trình thay thế lẫn nhau
của các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử nhân loại, và do đó là sự phát triển của lịch sử xã hội loài
người, có thể do sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan nhưng nhân tố giữ vai trò quyết định chính là: sự
78
tác động của các quy luật khách quan. Dưới sự tác động của quy luật khách quan mà lịch sử nhân loại, xét
trong tính chất toàn bộ của nó là quá trình thay thế tuần tự của các hình thái kinh tế - xã hội: nguyên thủy,
chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và tương lai nhất định thuộc về hình thái kinh tế - xã hội
cộng sản chủ nghĩa.
(4) Đảng CSVN đã vận dụng học thuyết hình thái KT-XH như thế nào vào thực tiễn cách
mạng VN hiện nay?
(4a) Lựa chọn con đường tiến lên CNXH bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa.
Nước ta là một nước lạc hậu về kinh tế lại bị đế quốc thực dân thống trị một thời gian dài,
dân số trên 80% sống bằng nông nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, điều kiện hết sức khó
khăn, thử thách.
Vận dụng chủ nghĩa Mác – Lê nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, Đảng ta khẳng định:
độc lập dân tộc và CNXH không tách rời nhau. Đó là quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, là sợi
chỉ đỏ xuyên suốt đường lối cách mạng của Đảng. Việc Đảng ta luôn luôn kiên định con đường tiến lên
CNXH là phù hợp với xu hướng của thời đại và điều kiện cụ thể của nước ta.
CNXH mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: do nhân dân làm chủ, có một nền kinh tế
phát triển cao dựa trên LLSX hiện đại và chế độ công hữu về TLSX; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bọc lột, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có
cuộc sống âm no, tự do, hạnh phúc; các dân tộc bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ’ có quan hệ hữu
nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. Mục tiêu của chúng ta là: “Xây dựng một nước Việt
Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
(4b) Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vừa phù hợp với xu thế
phát triển chung của nhân loại, vừa phù hợp với yêu cầu phát triển của LLSX ở nước ta, với yêu cầu của
quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế thế giới. Điều này
đã được Đảng ta khẳng định: “Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là phát triển lực
lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng CSVC – kĩ thuật của CNXH, nâng cao đời sống nhân dân”
(4c) Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để xây dựng CSVC kĩ thuật cho nền
sản xuất lớn hiện đại.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta nhằm xây dựng và thiết lập cơ sở vật chất, kỹ
thuật cho CNXH, đó là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kì quá độ tiến lên CNXH ở nước ta. Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta đã chỉ rõ: “Con đường CNH, HĐH của nước ta cần và có thể
rút ngắn thời gian, vừa có tuần tự vừa có nhảy vọt. Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả
năng để đạt trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, từng bước phát triển kinh tế tri thức. Phát huy nguồn
lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam, coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và
công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp CNH, HĐH”
(4d) Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với chính trị và các mặt khác của đời sống xã
hội
Gắn liền với phát triển kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, đẩy mạnh công cuộc CNH, HĐH, là phải không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, nâng cao vai trò
lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, nâng cao vai trò của các tổ
chức quần chúng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đi đôi với phát triển kinh tế, phải phát triển văn hóa, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc nhằm không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, phát triển giáo dục, đào
tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bỗi dướng nhân tài, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, thực
79
hiện công bằng xã hội tiến tới thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh”.
Câu 31: Phân tích nội dung cơ bản của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất. Tại sao nói quy luật này là quy luật cơ bản và phổ biến nhất của xã
hội lòai người. Đảng CSVN đã vận dụng quy luật này như thế nào vào quá trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
a) Khái niệm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất
Lực lượng sản xuất chính là toàn bộ các nhân tố vật chất, kỹ thuật của quá trình sản xuất, chúng
tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau tạo ra sức sản xuất làm cải biến các đối tượng trong quá
trình sản xuất, tức tạo ra năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo
nhu cầu nhất định của con người và xã hội.
Trong các nhân tố tạo thành lực lượng sản xuất, nhân tố "người lao động" là nhân tố giữ vai trò
quyết định bởi vì suy đến cùng thì các tư liệu sản xuất chỉ là sản phẩm lao động của con người, phụ thuộc
vào trình độ thực tế sử dụng và sáng tạo của người lao động. Mặt khác, trong tư liệu sản xuất thì nhân tố
công cụ lao động là nhân tố phản ánh rõ nhất trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và thể hiện tiêu
biểu trình độ con người chinh phục giới tự nhiên. Ngày nay, với sự phát triển và ứng dụng nhanh chóng,
trực tiếp các thành tựu của khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao vào quá trình sản xuất đã khiến cho các tri
thức khoa học kỹ thuật ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Như vậy lực lượng sản xuất chính là nhân tố cơ bản, tất yếu tạo thành nội dung vật chất của quá
trình sản xuất. Thế nhưng, chỉ có lực lượng sản xuất vẫn chưa thể diễn ra quá trình sản xuất hiện thực
được mà còn cần phải có quan hệ sản xuất đóng vai trò là hình thức kinh tế của quá trình sản xuất ấy.
Quan hệ sản xuất là mối quan hệ kinh tế giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất
và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ
trong tổ chức - quản lý quá trình sản xuất và quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất đó.
Những quan hệ sản xuất này tồn tại trong mối quan hệ thống nhất và chi phối, tác động lẫn nhau trên cơ
sở quyết định của quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.
b) Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng,
trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng
sản xuất.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất, trong đó
lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất, còn quan hệ sản xuất là hình thức kinh tế
của quá trình đó.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, thống nhất với nhau.
Đây là yêu cầu tất yếu, phổ biến diễn ra trong mọi quá trình sản xuất hiện thực của xã hội. Tương ứng với
thực trạng phát triển nhất định của lực lượng sản xuất cũng tất yếu đòi hỏi phải có quan hệ sản xuất phù
hợp với thực trạng đó trên cả ba phương diện: sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức quản lý và phân phối. Chỉ
có như vậy, lực lượng sản xuất mới có thể được duy trì khai thác - sử dụng và không ngừng phát triển.
Ngược lại, lực lượng sản xuất của một xã hội chỉ có thể được duy trì, khai thác - sử dụng và phát triển
80
trong một hình thức kinh tế nhất định, không thể tồn tại lực lượng sản xuất bên ngoài các hình thức kinh
tế nhất định.
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất có bao hàm
khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn
Trong phạm vi tương đối ổn định của một hình thức kinh tế xác định, lực lượng sản xuất của xã hội
được bảo tồn, không ngừng được khai thác - sử dụng và phát triển trong quá trình sản xuất và tái sản xuất
của xã hội. Tính ổn định, phù hợp của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất càng cao thì lực lượng
sản xuất càng có khả năng phát triển, nhưng chính sự phát triển của lực lượng sản xuất lại luôn luôn tạo ra
khả năng phá vỡ sự thống nhất của nó với hình thức kinh tế hiện thực. Những hình thức kinh tế hiện thực
này, từ chỗ là những hình thức phù hợp và cần thiết cho sự phát triển của các lực lượng sản xuất đã trở
thành những hình thức kìm hãm sự phát triển đó, nó đã tạo ra một mâu thuẫn giữa giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất, từ đó xuất hiện nhu cầu khách quan phải tái thiết lập mối quan hệ thống nhất giữa
chúng theo nguyên tắc quan hệ sản xuất phải phù hợp với nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất. Khi
phân tích sự vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, C.Mác đã
từng chỉ ra rằng: "Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã
hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có... trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn
phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành
những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội" 6. Chính
nhờ các cuộc cách mạng xã hội mà những quan hệ sản xuất hiện thực của xã hội được thay thế bằng một
quan hệ sản xuất mới, phù hợp với nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất hiện thực, tiếp tục phát huy
tác dụng tích cực thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất trong một hình thức kinh tế mới.
Như vậy mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ mâu thuẫn biện
chứng giữa nội dung vật chất, kỹ thuật với hình thức kinh tế của quá trình sản xuất xã hội. Sự vận động
của mâu thuẫn này là một quá trình đi từ sự thống nhất đến những khác biệt và đối lập, từ đó làm xuất
hiện nhu cầu khách quan phải được giải quyết theo nguyên tắc quan hệ sản xuất phải phù hợp với thực
trạng phát triển của lực lượng sản xuất. Sự vận động của mâu thuẫn này cũng tuân theo quy luật từ những
sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại, quy luật phủ định của phủ định khiến
cho quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội vừa diễn ra với tính chất tiệm tiến, tuần tự lại vừa có tính
nhảy vọt với những bước đột biến, kế thừa và vượt qua của nó ở trình độ ngày càng cao hơn.
Đảng CSVN đã vận dụng quy luật này như thế nào vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta hiện nay.
Như ta đã biết nước ta bước ra từ hai cuộc chiến tranh ác liệt, nền kinh tế sản xuất của ta gần như không
có gì, nền sản xuất nhỏ trình độ khoa học kém phát triển, sau khi giành độc lập nước ta chủ trương quá độ
đi lên xã hội chủ nghĩa nhưng không qua tư bản chủ nghĩa, nhưng do trong thời gian đó chúng ta đã có
những quan niệm không đúng cho rằng đưa quan hệ sản xuất đi trước để mở đường cho sự phát triển lực
lượng sản xuất, thiết lập công hữu sở hữu toàn dân trong khi trình độ sản xuất và quản lý yếu kém dẫn
đến mâu thuẫn sâu sắc nảy sinh không lường trước được. Nhận thức được sai lầm đó, Đảng đã có những
thay đổi trong chính sách phát triển đất nước:
1. Hình thành và phát triển kinh tế nhiều thành phần: Chủ trương phát triển quan hệ sản xuất từng
bước phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, cho phép phục hồi và phát triển chủ nghĩa tư bản,
buôn bán tự do rộng rãi có lợi cho sự phát triển sản xuất, đưa ra phương hướng phát triển nền kinh tế
6
Sđd, t. 13, tr. 15.
81
nhiều thành phần có định hướng xã hội chủ nghĩavới cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước nhằm
phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất để xây dựng
cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội.
2. Vận dụng quy luật biện chứng giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Việt Nam với lực lượng lao động dồi dào nhưng công cụ lao động còn
khá thô sơ, lạc hậu. Công nghiệp hóa đứng trước những khó khăn cần khắc phục. Bởi vậy công cuộc cải
tạo XHCN phải chú ý đến đặc điểm của sự tồn tại khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần. Trong
cải tạo quan hệ sản xuất cũ và xây dựng quan hệ sản xuất mới, đại hội VI nhấn mạnh là phải giải quyết
đồng bộ ba mặt, xây dựng chế độ sở hữu, chế độ quản lý và chế độ phân phối trong đó nhấn mạnh phân
phối theo lao động là hình thức chủ yếu.
Câu 32 :Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng? Sự vận
dụng mối quan hệ này trong công cuộc đổi mới ở nước ta?
1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
a) Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành kết cấu kinh tế của một xã hội nhất
định. Kết cấu của một cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể, trừ xã hội nguyên thuỷ, bao gồm: quan hệ sản
xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mầm mống của một xã hội
tương lai. Cơ sở hạ tầng chính là sự tổng hợp của các quan hệ sản xuất ấy, trong đó quan hệ sản xuất
thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác. Do đó, cơ sở hạ tầng của
một xã hội cụ thể, bên cạnh những quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mầm mống thì quan hệ
sản xuất thống trị vẫn là đặc trưng cơ bản của xã hội ấy.
b) Kiến trúc thượng tầnglà toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn
giáo, nghệ thuật, v.v. cùng với những thể chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các
đoàn thể xã hội, v.v. được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.Khi xã hội đã phân chia giai cấp
thì kiến trúc thượng tầng cũng mang tính giai cấp. Đó chính là cuộc đấu tranh về chính trị - tư tưởng của
các giai cấp đối kháng, trong đó nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng, nó là sự biểu hiện rõ nét nhất cho
chế độ chính trị của một xã hội nhất định.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Như đã biết, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai trong các mặt cơ bản cấu thành một hình
thái kinh tế xã hội, chúng thống nhất và tác động qua lại với nhau: trong đó, cơ sở hạ tầng quyết định đối
với kiến trúc thượng tầng; song kiến trúc thượng tầng cũng có tác động tích cực trở lại cơ sở hạ tầng.
Trong đó:
Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng được thể hiện:
-Mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành một kiến trúc thượng tầng tương ứng với nó. Nên Tính chất của
kiến trúc thượng tầng do tính chất của cơ sở hạ tầng quy định. Các mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế, xét
đến cùng, nó sẽ quyết định các mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị - tư tưởng. Tất cả các yếu tố của kiến
82
trúc thượng tầng như nhà nước, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật v.v. đều trực tiếp hay
gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng và do cơ sở hạ tầng quy định.
-Khi Cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớm hay muộn kiến trúc thượng tầng cũng phải thay đổi theo. C.Mác
viết: “Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh
chóng”(2).
- Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng không chỉ biểu hiện trong giai
đoạn thay thế giữa các hình thái kinh tế - xã hội mà còn diễn ra ngay trong một hình thái kinh tế - xã hội
nhất định. Khi có sự biến đổi căn bản trong cơ sở hạ tầng thì cũng sẽ dẫn đến sự biến đổi căn bản trong
kiến trúc thượng tầng.
Ví dụ: Với cơ chế bao cấp thì tương ứng với nó là nhà nước xơ cứng, mệnh lệnh quan liêu; còn trong
cơ chế thị trường thì là nhà nước năng động, hoạt động có hiệu quả.
•
Kiến trúc thượng tầng cũng có tính độc lập tương đối trong quá trình vận động, phát
triển của nó và tác động mạnh mẽ đến cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, mỗi yếu tố khác nhau có vai trò khác
nhau, có cách thức tác động khác nhau, ví dụ: trong xã hội có giai cấp thì nhà nước, pháp quyền là yếu tố
tác động mạnh nhất đối với cơ sở hạ tầng. Còn các yếu tố khác như triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ
thuật v.v. cũng đều có sự tác động đến cơ sở hạ tầng, nhưng chúng đều bị nhà nước và pháp quyền chi
phối. Song, sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng luôn diễn ra theo hai khuynh
hướng khác nhau. Nếu kiến trúc thựơng tầng phản ánh đúng, phù hợp với cơ sở hạ tầng, với các quy luật
kinh tế thì nó sẽ trở thành động lực thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh hơn; ngược lại, nếu cơ sở hạ tầng
phản ánh sai, không phù hợp với các quy luật kinh tế thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế và phát triển
xã hội.
Tuy kiến trúc thượng tầng có sự tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế, nhưng xét cho đến
cùng nhân tố kinh tế vẫn đóng vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng.
3. Sự vận dụng mối quan hệ này trong công cuộc đổi mới ở nước ta
Từ khi thực hiện đổi mới, cơ sở hạ tầng của nước ta trở thành kết cấu kinh tế đa thành phần. Đây là
một kết cấu kinh tế năng động, phong phú của nền kinh tế; do đó, kiến trúc thượng tầng cũng phải được
đổi mới để đáp ứng đòi hỏi của cơ sở kinh tế hạ tầng này.Tuy nhiên, không phải đa thành phần kinh tế thì
phải đa Đảng, đa nguyên chính trị mà kiến trúc thượng tầng phải được đổi mới theo hướng đổi mới tổ
chức, bộ máy, đổi mới con người, phong cách lãnh đạo, mở rộng dân chủ, nhằm quy tụ được sức mạnh
của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Do đó, trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội
ở nước ta, bên cạnh mục tiêu phát triển - xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
Đảng ta phải không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của
(2)
Sđd, tr. 15.
83
Đảng; xây dựng nhà nước pháp quyền do dân và vì dân; nâng cao vai trò của tổ chức quần chúng trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Cụ thể:
Cơ sở hạ tầng ở nước ta phát triển thành nhiều thành phần kinh tế như: kinh tế nhà nước, kinh tế
hợp tác, kinh tế cá thể… cùng các kiểu quan hệ sản xuất gắn liền với hình thức sở hữu khác nhau. Các
thành phần đó vừa khác nhau về vai trò và chức năng tính chất nhưng cũng vừa thống nhất với nhau trong
một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất, chúng vừa cạnh tranh vừa liên kết, bổ sung cho nhau.Sử dụng
các thành phần kinh tế trong sự liên kết chặt chẽ và chủ đạo trong nền kinh tế XHCN theo nguyên tắc bảo
đảm phát triển sớm nhất, năng suất, hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người lao động, đồng thời
hướng dẫn các thành phần khác đi đúng quỹ đạo của định hướng XHCN. Tuy nhiên, không được nóng
vội, làm trái với quy luật phát triển khách quan của xã hội mà từng bước khai hoá nền kinh tế theo định
hướng XHCN.Như vậy để định hướng XHCN đối với các thành phần kinh tế này, Nhà nước ta đã chọn
biện pháp kinh tế đóng vai trò chủ chốt là: kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển vươn lên giữ vai
trò chủ đạo, kinh tế tập thể dưới hình thức thu hút phần lớn những người sx nhỏ trong cùng ngành nghề,
các hình thức xí nghiệp – công ty cồ phần phát triển mạnh, kinh tế tư nhân phát huy được mọi tiềm năng
để phát triển LLSX, xây dựng sơ sở kinh tế hợp lý nhằm từng bước xã hội hóa nền sản xuất.
Kiến trúc thượng tầng: Đảng ta khẳng định lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng và toàn dân. Lấy điều cốt lõi là sự giải phóng con người
khỏi sự bóc lột, giai cấp, truyền bá CN Mác-Lênin, tư tưởng HCM trở thành tư tưởng chủ đạo trong đời
sống tinh thần của XH. Xây dựng hệ thống chính trị, xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân,
do Đảng cộng sản lãnh đạo đảm bảo cho nhân dân là người chủ thực sự của XH. Thực hiện dân chủ
XHCN đảm bảo phát huy mọi khả năng sáng tạo, tích cực chủ động của mỗi cá nhân. Như vậy, tất cả các
tổ chức, bộ máy tạo thành hệ thống chính trị - xã hội tồn tại vì mục đích phục vụ con người, thực hiện lợi
ích và quyền lợi thuộc về nhân dân lao động.Bên cạnh đó, Đảng ta cũng nhấn mạnh phải xây dựng nền
văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, nhằm không ngừng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi
dưỡng nhân tài; trong đó, đặc biệt quan tâm tới phát triển công tác giáo dục và đào tạo. Điều này vừa phù
hợp với xu thế phát triển hiện đại, vừa là động lực quan trọng cho sự phát triển của đất nước.
Có thể nói, mỗi bước phát triển của CSHT và KTTT là một bước giải quyết mâu thuẫn giữa chúng. Việc
phát triển và củng cố CSHT và củng cố các bộ phận của KTTT là một quá trình diễn ra xuyên suốt trong
thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta.
Câu 33 : Giai cấp là gì? Bằng lý luận và thực tiễn, chứng minh rằng: “Trong mọi thời đại, những tư
tưởng của giai cấp thống trị là những tư tưởng thống trị. Điều đó có nghĩa là giai cấp nào là
lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì cũng là lực lượng tinh thần thống trị trong xã
hội”.
84
I. Giai cấp là gì ?
1. Định nghĩa giai cấp của Lênin :
“Giai cấp là những tập đoàn người to lớn khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội
nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thường các quan hệ này được pháp luật quy
định và thừa nhận) đối với các tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như
vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là
những tập đoàn người, mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập
đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định”
2. Những đặc trưng cơ bản của giai cấp :
Các giai cấp khác nhau trong một hệ thống sản xuất XH nhất định ; Có quan hệ khác nhau đối với tư liệu
sản xuất ; có vai trò khác nhau trong tổ chức lao động XH ; có phương thức và quy mô khác nhau trong
thu thập của cải XH
3. Ý nghĩa về định nghĩa giai cấp của Lênin :
Định nghĩa giai cấp của Lênin là cơ sở đúng đắn để phân định giai cấp ; phân tích các quan hệ giai cấp
trong đấu tranh giai cấp và lien minh giai cấp ; bác bỏ mọi quan điểm sai lầm trong việc phân chia giai
cấp trong XH như quan điểm phân chia giai cấp theo tài năng , theo ngành nghề , theo mức thu nhập ,
theo màu da v.v
II . Chứng minh rằng: “Trong mọi thời đại, những tư tưởng của giai cấp thống trị là những tư
tưởng thống trị. Điều đó có nghĩa là giai cấp nào là lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì cũng là
lực lượng tinh thần thống trị trong xã hội”.
Về mặt lý luận, luận điểm trên nói lên mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, đó là
“tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội”: tồn tại xã hội như thế nào thì ý thức xã hội như thế đó; khi tồn
tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội cũng thay đổi theo.
Trong đó:
+ Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và các điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
Kết cấu của tồn tại xã hội bao gồm : phương thức sản xuất + điều kiện tự nhiên + dân số và mật độ dân
số. Trong các yếu tố trên thì yếu tố phương sức sản xuất là quan trọng nhất.
+ Còn Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm toàn bộ các quan điểm, tư tưởng tình
cảm, ... của những cộng đồng xã hội nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai
đoạn lịch sử nhất định.
Tồn tại xã hội với yếu tố quan trọng nhất là phương thức sản xuất vật chất_ là sự thống nhất của lực lượng
sx (quan hệ giữa con người với tự nhiên trong sx) & quan hệ sx (quan hệ giữa con người với con người
trong sx). Khi lực lượng sx thay đổiđến 1 lúc nào đó sẽ làm thay đổi quan hệ sx, tức làmthay đổi phương
thức sxvật chất.Trong đó,Sự thay đổi của quan hệ sx sẽ làm thay đổi mọi quan hệ, mọi mặt của đời sống
XH từ kinh tế - cơ sở hạ tầng (toàn bộ các quan hệ sx hợp lại thành kết cấu kinh tế của xã hội ở một giai
đoạn nhất định) đến chính trị - kiến trúc thượng tầng (toàn bộ các quan điểm về chính trị, tôn giáo, pháp
85
quyền…; các thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội… được hình thành trên cơ sở
hạ tầng nhất định), từ lĩnh vực vật chất – tồn tại xh (toàn bộ đời sống vật chất của xh ở 1 giai đoạn lịch sử
nhất định) đến lĩnh vực tinh thần – ý thức xã hội (toàn bộ đời sống tinh thần của xh phản ánh tồn tại xh ở
1 giai đoạn phát triển nhất định bao gồm quan điểm, tư tưởng, tâm trạng, truyền thống…)
Chẳng hạn, trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, do trình độ của lực lượng sản xuất còn hết sức thấp kém,
mọi người còn làm chung, hưởng chung nên chưa có tư tưởng tư hữu xuất hiện. Nhưng khi chế độ công
xã nguyên thuỷ tan rã, quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ ra đời, xã hội phân chia giàu nghèo, bóc lột và bị
bóc lột thì ý thức con người biến đổi căn bản; nảy sinh và phát triển tư tưởng tư hữu, ăn bám, bóc lột, chủ
nghĩa cá nhân, tư tưởng chủ nô ra đời. Khi xã hội chiếm hữu nô lệ suy tàn, quan hệ sản xuất chiếm hữu nô
lệ được thay thế bằng quan hệ sản xuất phong kiến thì hệ tư tưởng phong kiến chiếm giữ vị trí đặc trưng
trong đời sống tinh thần xã hội, hệ tư tưởng chủ nô dần dần phá bị xoá bỏ. Khi quan hệ sản xuất phong
kiến bị quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thay thế thì vị trí đặc trưng trong đời sống tinh thần xã hội của
hệ tư tưởng phong kiến bị xoá bỏ, được thay thế bởi hệ tư tưởng tư sản.
Như vậy: “không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết
định ý thức của họ”. Mỗi khi tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản xuất biến đổi thì những tư tưởng, lý
luận xã hội, quan điểm chính trị, pháp quyền.v.v. sớm muộn sẽ biến đổi theo. Tồn tại xã hội quyết định ý
thức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Cho nên ở những
thời kỳ lịch sử khác nhau nếu chúng ta thấy có những lý luận, quan điểm, tư tưởng xã hội khác nhau thì
đó là do những điều kiện khác nhau của đời sống vật chất quyết định.
Câu 34:Nhà nước pháp quyền là gì? So sánh NNPQ tư sản & NNPQ xã hội chủ nghĩa. Phân tich cơ
sở kinh tế, cơ sở chính trị và cơ sở xã hội của NNPQ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1/ Định nghĩa:
“Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước đặc biệt mà ở đó có sự ngự trị cao nhất của
pháp luật, với nội dung thực hiện quyền lực của nhân dân”. Như vậy, NNPQ không phải là một hình thức
hay kiểu nhà nước mới của một hình thái Kinh tế - Xã hội mới, mà là một phương thức, cách thức tổ chức
quyền lực nhà nước có tính đặc thù. Và NNPQ được xem là yếu tố nội tại của các hình thức NN dân chủ
và chỉ tồn tại trong xã hội có tính dân chủ; do đó, NNPQ có thể thuộc về kiểu nhà nước tư sản mà cũng có
thể thuộc kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa. Từ đó hình thành nên NHPQ tư sản và NNPQ XHCN.
Một NNPQ phải có các đặc trưng cơ bản, đó là: pháp luật phải giữ địa vị tối cao; quyền lực nhà nước
phải thể hiện ý chí và lợi ích của đại đa số nhân dân;có sự đảm bảo thực tế quan hệ chặt chẽ về quyền lợi
và trách nhiệm giữa nhà nước và công dân
2/ So sánh NNPQ tư sản & NNPQ xã hội chủ nghĩa.
1–Trong NNPQ tư sản và NNPQ XHCN: quyền lực của nhà nước đều có các quyền: Lập pháp – Hành
pháp – Tư pháp.Tuy nhiên, Đối với NNPQ tư sản, ba quyền của nhà nước được phân cho ba cơ quan khác
86
nhau, hoàn toàn độc lập với nhau đảm nhiệm (quy tắc “Tam quyền phân lập”). Trong khi đó, NNPQ
XHCN không thừa nhận việc phân chia quyền lực mà coi quyền lực nhà nước là thống nhất và thuộc về
nhân dân
2 – Vì nhà nước bao giờ cũng là công cụ chuyên chính của một giai cấp và mang bản chất của giai cấp đó.
Do vậy, NNPQ tư sản mang bản chất của giai cấp tư sản, là công cụ chuyên chính và đại diện lợi ích của
giai cấp tư sản; đồng thời, pháp luật được quy định chỉ phản ánh ý chí, nguyện vọng của một bộ phận
nhân dân (là giai cấp tư sản), để bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản và gạt bỏ ngoài lề quyền lợi của người
lao động – giai cấp vô sản. Còn NNPQ XHCN thì mang bản chất giai cấp công nhân và là công cụ chuyên
chính, đại diện cho lợi ích của tất cả nhân dân lao động. Vì vậy mà pháp luật được quy định cũng phản
ánh được ý chí và nguyện vọng của toàn thể nhân dân.
3–Trong NNPQtư sản và NNPQXHCN: phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy nhà nước
đều phải do pháp luật quy định. Do đó, bản chất và nội dung pháp luật quy định khác nhau thì phương
thức tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy của hai nhà nước đó khác nhau. Rõ nhất là, sự khác nhau
trong các quy phạm của hiến pháp và pháp luật về tổ chức, cơ cấu nhân sự và việc xây dựng, vận hành
của bộ máy quyền lực như: Quốc hội so với Nghị viện; Tổng thống so với Chủ tịch nước, v.v.. .Pháp luật
trong NNPQ XHCN thừa nhận tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân bầu ra các cơ
quan quyền lực (Quốc hội, Chính phủ...) và chỉ có nhân dân trực tiếp hoặc thông qua các đại biểu của
mình là chủ thể duy nhất có quyền tuyên bố chấm dứt hoạt động của Quốc hội, Chính phủ hoặc tổ chức ra
Quốc hội và Chính phủ nhiệm kỳ mới. Trong khi đó, Hiến pháp và pháp luật của NNPQ tư sản lại thừa
nhận quyền lực của cá nhân Tổng thống hoặc cá nhân Thủ tướng có quyền giải tán Nghị viện (Quốc hội)
hoặc giải tán Chính phủ...
4 – Về hệ thống pháp luật của NNPQ XHCN và NNPQ tư sản cũng có nhiều điểm khác nhau:
NNPQXHCN chỉ công nhận các quy phạm pháp luật khi nó được xác lập và thông qua theo một trình tự
và thủ tục nhất định. Trong khi đó, NNPQ tư sản thường coi "án lệ" (tiền lệ) hoặc "tập quán" như một loại
quy phạm pháp luật "bất thành văn".
3/ Phân tích cơ sở kinh tế - chính trị - xã hội của NNPQ xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
. Cơ sở kinh tế của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa: Trong Đại hội VIII, Đảng ta đã xác định việc xây dựng một nền kinh tế thị
trường theo định hướng XHCN là tất yếu để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại
hóacủa đất nước ta. Tính định hướng xã hội chủ nghĩa ở đây không phải là phủ nhận các quy luật khách
quan của thị trường, mà nó chính là cơ sở để xác định sự khác nhau giữa kinh tế thị trường trong chủ
nghĩa tư bản và kinh tế thị trường trong chủ nghĩa xã hội.
. Cơ sở chính trị của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chế độ dân chủ nhất
nguyên:Chế độ dân chủ nhất nguyên là điều kiện cơ bản để xây dựng một đời sống dân chủ có tính thống
87