1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Cao đẳng - Đại học >

Câu 34:Nhà nước pháp quyền là gì? So sánh NNPQ tư sản & NNPQ xã hội chủ nghĩa. Phân tich cơ sở kinh tế, cơ sở chính trị và cơ sở xã hội của NNPQ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.56 KB, 90 trang )


nhau, hoàn toàn độc lập với nhau đảm nhiệm (quy tắc “Tam quyền phân lập”). Trong khi đó, NNPQ

XHCN không thừa nhận việc phân chia quyền lực mà coi quyền lực nhà nước là thống nhất và thuộc về

nhân dân

2 – Vì nhà nước bao giờ cũng là công cụ chuyên chính của một giai cấp và mang bản chất của giai cấp đó.

Do vậy, NNPQ tư sản mang bản chất của giai cấp tư sản, là công cụ chuyên chính và đại diện lợi ích của

giai cấp tư sản; đồng thời, pháp luật được quy định chỉ phản ánh ý chí, nguyện vọng của một bộ phận

nhân dân (là giai cấp tư sản), để bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản và gạt bỏ ngoài lề quyền lợi của người

lao động – giai cấp vô sản. Còn NNPQ XHCN thì mang bản chất giai cấp công nhân và là công cụ chuyên

chính, đại diện cho lợi ích của tất cả nhân dân lao động. Vì vậy mà pháp luật được quy định cũng phản

ánh được ý chí và nguyện vọng của toàn thể nhân dân.

3–Trong NNPQtư sản và NNPQXHCN: phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy nhà nước

đều phải do pháp luật quy định. Do đó, bản chất và nội dung pháp luật quy định khác nhau thì phương

thức tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy của hai nhà nước đó khác nhau. Rõ nhất là, sự khác nhau

trong các quy phạm của hiến pháp và pháp luật về tổ chức, cơ cấu nhân sự và việc xây dựng, vận hành

của bộ máy quyền lực như: Quốc hội so với Nghị viện; Tổng thống so với Chủ tịch nước, v.v.. .Pháp luật

trong NNPQ XHCN thừa nhận tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân bầu ra các cơ

quan quyền lực (Quốc hội, Chính phủ...) và chỉ có nhân dân trực tiếp hoặc thông qua các đại biểu của

mình là chủ thể duy nhất có quyền tuyên bố chấm dứt hoạt động của Quốc hội, Chính phủ hoặc tổ chức ra

Quốc hội và Chính phủ nhiệm kỳ mới. Trong khi đó, Hiến pháp và pháp luật của NNPQ tư sản lại thừa

nhận quyền lực của cá nhân Tổng thống hoặc cá nhân Thủ tướng có quyền giải tán Nghị viện (Quốc hội)

hoặc giải tán Chính phủ...

4 – Về hệ thống pháp luật của NNPQ XHCN và NNPQ tư sản cũng có nhiều điểm khác nhau:

NNPQXHCN chỉ công nhận các quy phạm pháp luật khi nó được xác lập và thông qua theo một trình tự

và thủ tục nhất định. Trong khi đó, NNPQ tư sản thường coi "án lệ" (tiền lệ) hoặc "tập quán" như một loại

quy phạm pháp luật "bất thành văn".

3/ Phân tích cơ sở kinh tế - chính trị - xã hội của NNPQ xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

. Cơ sở kinh tế của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa: Trong Đại hội VIII, Đảng ta đã xác định việc xây dựng một nền kinh tế thị

trường theo định hướng XHCN là tất yếu để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại

hóacủa đất nước ta. Tính định hướng xã hội chủ nghĩa ở đây không phải là phủ nhận các quy luật khách

quan của thị trường, mà nó chính là cơ sở để xác định sự khác nhau giữa kinh tế thị trường trong chủ

nghĩa tư bản và kinh tế thị trường trong chủ nghĩa xã hội.

. Cơ sở chính trị của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chế độ dân chủ nhất

nguyên:Chế độ dân chủ nhất nguyên là điều kiện cơ bản để xây dựng một đời sống dân chủ có tính thống

87



nhất cao, một hệ thống chính trị thống nhất; và là một đòi hỏi có tính nội tại của chế độ nhà nước - xã hội

trong điều kiện xây dựng NNPQ XHCN. Do vậy, sự nhất nguyên chính trị phải luôn là thuộc tính của

NNPQ XHCN. Tính nhất nguyên chính trị được thể hiện trong việc khẳng định vai trò lãnh đạo của một

đảng duy nhất cầm quyền ở nước ta là Đảng Cộng sản Việt Nam – là đội ngũ tiên phong của giai cấp

công nhân, đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân hay của toàn thể nhân dân. Đồng thời, bản chất của

một nền dân chủ là không lệ thuộc vào chế độ đa đảng hay một đảng, mà lệ thuộc vào chỗ đảng cầm

quyền đại diện cho lợi ích của ai, sử dụng quyền lực nhà nước vào những mục đích gì trên thực tế.Vì vậy,

chế độ dân chủ nhất nguyên với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản không những không trái với bản chất nhà

nước pháp quyền nói chung mà còn là điều kiện có ý nghĩa tiên quyết đối với quá trình xây dựng Nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta.

. Cơ sở xã hội của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là khối đại đoàn kết toàn dân

tộc:Với khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhà nước pháp quyền có được cơ sở xã hội rộng lớn và khả năng

to lớn trong việc tập hợp, tổ chức nhân dân thực hành và phát huy dân chủ. Đồng thời, tính nhất nguyên

chính trị và sự lãnh đạo của một đảng duy nhất cầm quyền tạo ra khả năng đồng thuận xã hội, tăng cường

khả năng hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các giai tầng, các cộng đồng dân cư và các dân tộc. Nhờ vậy, nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có được sự ủng hộ rộng rãi từ phía xã hội, nguồn sức mạnh từ sự đoàn

kết toàn dân, phát huy được sức sáng tạo của các tầng lớp dân cư trong việc thực hành và phát huy dân

chủ.

Câu 35:Phân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về bản chất con người và về vấn đề giải

phóng con người.

“Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; có sự thống biện chứng giữa hai phương

diện tự nhiên và xã hội”.

a) Quan điểm về bản chất con người trong triết học Mac – Lênin:

Trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc, C.Mác đã phê phán vắn tắt những quan niệm trước đó về bản

chất của con người và xác lập quan niệm mới của mình là: “Bản chất con người không phải là một cái

trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa

những quan hệ xã hội”. Bản chất con người được thể hiện qua 3 nội dung:

i.





Con người là một thực thể sinh vật – xã hội:



Biểu hiện của con người tự nhiên đó là: con người là sản phẩm tiến hoá lâu dài của giới tự nhiên, là sự

tiếp tục phát triển của giới tự nhiên; con người bị tác động bởi các quy luật tự nhiên – sinh học (đồng hoá

– dị hoá, hấp thụ - bài tiết, …); và con người phải thoả mãn các nhu cầu bản năng để tồn tại và phát triển

(ăn uống, ngủ, duy trì nòi giống…). Với các biểu hiện này thì con người gần giống như các sinh vật khác,

nhưng sự khác biệt về chất đó là con người có bộ óc và hệ thần kinh cao cấp hơn.



88







Biểu hiện của con người xã hội:Để thoả mãn các nhu cầu của mình, con người tiến hành lao động sản

xuất, chính nhờ lao động màcon người đã tiến hóa và phát triển vượt qua các loài động vật; đồng thời, tạo

nên các mối quan hệ xã hội và xã hội. Do đó, con người bị các quy luật xã hội (học tập, giao tiếp, …) tác

động và khi xã hội biến đổi thì con người cũng có sự thay đổi và ngược lại, sự phát triển của cá nhân là

tiền đề cho sự phát triển của xã hội. Nếu con người ở ngoài các mối quan hệ xã hội thì con người chỉ tồn

tại với tư cách là thực thể sinh vật thuần túy mà không thể là "con người" với đầy đủ ý nghĩa của nó.

Như vậy, Con người là thực thể tự nhiên nhưng được xã hội hoá, trong đó: mặt tự nhiên quy định sự tồn

tại của con người, mặt xã hội quy định sự hình thành cá nhân và nhân cách. Vì thế, khilý giải bản tính của

con người phải xét cả bản tính tự nhiên và bản tính xã hội của nó.

ii.



Trong tính hiện thực của nó thì bản chất của con người là tổng hoà các quan hệ xã hội:



Với luận điểm trên, con người được coi là một thực thể có tính loài, với 3 thuộc tính tự nhiên – xã hội – tư

duy; trong đó, thuộc tính xã hội là thuộc tính quy định hai thuộc tính còn lại, làm cho các nhu cầu tự

nhiên của con người được xã hội hóa, đồng thời tạo ra ý thức, ngôn ngữ cho con người.Ngoài ra, C.Mác

còn nhấn mạnh bản chất của con người phải được xem xét “trong tính hiện thực” cụ thể, tức là phải gắn

với tính lịch sử và tính xã hội. Như vậy, “các quan hệ xã hội” là tất cả mối quan hệ mà con người trải qua

trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Qua việc tiếp nhận, nắm bắt, hòa nhập vào các mối quan hệ xã hội

đó, bản chất của con người dần dần được hình thành.Tuy nhiên,Bản chất của con người không mang tín

bất biến mà mang tính lịch sử cụ thể: tức là khi những mối quan hệ trong những điều kiện lịch sử xác định

thay đổi thì cũng có sự thay đổi về bản chất của con người.Ví dụ: Về phương diện bản tính tự nhiên:

“người da đen” vẫn là người da đen; nhưng xét về phương diện xã hội hình thành ra các quan hệ khác

nhau như: trong các mối quan hệ của xã hội chiếm hữu nô lệ thì bản chất của họ sẽ là “người nô lệ”; còn

trong các mối quan hệ của xã hội XHCN thì bản chất của họ là “người tự do”.

iii.



Con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của lịch sử:



Triết học Mác – Lênin cho rằng không có con người phi lịch sử mà con người là sản phẩm của lịch sử, tức

là sản phẩm của điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội. Đồng thời, con người là chủ thể của lịch sử vì con

người cũng có khả năng sáng tạo ra lịch sử của bản thân mình. Đó là quá trình hoạt động ý thức của con

người nhắm mục đích cải tạo tự nhiên – xã hội – chính bản thân con người. Tuy nhiên, không phải là sáng

tạo theo ý muốn tuỳ tiện của mình mà là sáng tạo dựa trên sự hiểu biết và vận dụng quy luật khách quan.

b/ Quan điểm của triết học Mác - Lênin về vấn đề giải phóng con người:





Xuất phát từ quan điểm duy vật về con người, C.Mác và Ph.Ănghen đã lấy tư tưởng “vì con người và giải

phóng nhân loại” và “xã hội không thể nào giải phóng cho mình được, nếu không giải phóng cho mỗi cá

nhân riêng biệt” làm tư tưởng nền tảng để xây dựng học thuyết của mình về xã hội nói chung, về xã hội

cộng sản chủ nghĩa nói riêng. Theo đó, Mac – Anghen coi đặc trưng cơ bản nhất của một chế độ xã hội

mới mà giai cấp vô sản có sứ mệnh phải xây dựng thành công là giải phóng con người, giải phóng nhân

89



loại; phát triển con người toàn diện, “tạo nên những con người mới” – những con người “có khả năng sử

dụng một cách toàn diện năng lực phát triển toàn diện của mình”. Như vậy, tư tưởng giải phóng con

người, giải phóng nhân loại là tư tưởng xuyên suốt, cốt lõi của triết học Mác – Lênin.





Việc giải phóng con người là làm cho con người trở về với bản chất đích thực con người, bằng cách khắc

phục những nguyên nhân làm tha hóa nó: “Vĩnh viễn giải phóng toàn thể xã hội khỏi ách bóc lột, ách áp

bức” và “là giải phóng người lao động thoát khỏi lao động bị tha hoá”[C.Mác]. Như vậy, Để xóa bỏ sự

“tha hóa” và giải phóng con người, triết học Mác đã đưa ra những chỉ dẫn xác đáng, đó là:

(i)



Thứ nhất, cần xóa bỏ “chế độ sở hữu tư sản”, thứ “sở hữu vận động trong sự đối lập giữa hai

cực tư bản và lao động” là tiền đề cơ bản cho việc xóa bỏ mọi sự tha hóa của con người, cho sự



(ii)



nghiệp giải phóng con người, giải phóng xã hội.

Thứ 2, sự nghiệp xóa bỏ “tha hóa”, giải phóng cho con người là sự nghiệp của quần chúng

nhân dân lao động; trong đó giai cấp vô sản là lực lựng nòng cốt và quyết định. Bởi vì, chỉ có



(iii)



giai cấp vô sản mới có khả năng đem lại tự do và bình đẳng thực sự cho mọi người.

Thứ ba, sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng nhân loại là một quá trình lâu dài. Nó phụ

thuộc chủ yếu vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, vào các điều kiện vật chất tất yếu

cho sự nghiệp giải phóng ấy.



Như vậy, “sự nghiệp giải phóng toàn diện, triệt để con người và cả xã hội loài người chỉ có thể được

thực hiện trong điều kiện những lực lượng sản xuất hiện đại đã phát triển” và chỉ khi nào “thay xã hội cũ

với những đối kháng giải cấp của nó” bằng một xã hội mới, xã hội không còn cơ sở kinh tế bóc lột và

nô dịch, không còn giai cấp và hiện tượng người bóc lột người.



90



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

×