1. Trang chủ >
  2. Khoa học tự nhiên >
  3. Hóa học >

Chương I:Bắt đầu với Matlab

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.47 MB, 125 trang )


Kỹ thuật tính toán trong công nghệ hóa học



>> 3 * 7

Chú ý : các dấu cách không quan trọng trong Matlab

*) Kết quả tính toán sẽ được tự động lưu vào biến ans

Ví dụ :

>> 14/4

ans =

3.5000

>> ans^(-6)

ans =

5.4399e-04

Chúng ta có thể định nghĩa biến cho riêng mình. Ví dụ:

>> a = 14/4

a=

3.5000

>> b = a^(-6)

b=

5.4399e-04

Dữ liệu sẽ được lưu vào biến a và b.

*) Khi kết thúc dòng lệnh kết thúc bằng dấu “;” thì sẽ không hiển thị kết quả ra

màn hình, có thể kiểm chứng bằng hai biểu thức sau :

>> 3 + 7.5

>> 3 + 7.5;

*) Có thể thực thi nhiều lệnh cùng một lúc, các câu lệnh ngăn cách nhau bởi dấu

phẩy hoặc dấu chấm phẩy.

>> sin(pi/4), cos(pi); sin(0)

ans =

0.7071

ans =

0

Chú ý : cos(pi) không được in ra màn hình

*) Mặc định Matlab chỉ hiển thị 5 chữ số. Do đó, muốn có kết quả chính xác hơn

thì ta dùng lệnh format long thì có thể hiển thị được tới 15 chữ số

>> 312/56

ans =

5.5714

5



Kỹ thuật tính toán trong công nghệ hóa học



>> format long

>> 312/56

ans =

5.57142857142857

Có thể tìm hiểu thêm:

>> help format

*) Khi dòng quá dài có thể dùng dấu “…” để nối câu xuống dòng sau

>> sin(1) + sin(2) - sin(3) + sin(4) - sin(5) + sin(6) - ...

sin(8) + sin(9) - sin(10) + sin(11) - sin(12)

ans =

1.0357

*) Dòng kí tự đặt sau dấu “%” chỉ có tác dụng làm dòng chú thích

>> sin(pi) % dùng để tính giá trị của sin (pi)



1.2 Sử dụng help trực tuyến

Chúng ta có thể dùng cấu trúc

>> help

Vd: help ops

Hoặc

>> lookfor

Vd : lookfor inverse



1.3 Đường dẫn

Trong Matlab, các lệnh hay các chương trình được chứa trong m-file, cái mà được

biên soạn từ file văn bản nhưng khi lưu với đuôi mở rộng là “.m”. M-file chỉ chạy

được khi nó nằm ở thư mục current working directory



1.4 Lưu và tải dữ liệu

Rất dễ dàng lưu hoặc gọi 1 biến nào đó, ta chỉ cần click vào File- menu sau đó

chọn Save Workspace as... hoặc Load Workspace...

Vd : khi save

>> s1 = sin(pi/4);

>> c1 = cos(pi/4); c2 = cos(pi/2);

>> str = ’hello world’;

>> save

>> save data



% đây là 1 chuỗi

% lưu toàn bộ biến với định dạng matlab.mat

% lưu các biến với định dạng nhị phân data.mat

6



Kỹ thuật tính toán trong công nghệ hóa học



>> save numdata s1, c1



% lưu các biến số s1 và c1 tới numdata.mat



>> save strdata str



% lưu biến chuỗi str vào strdata.mat



>> save allcos.dat c* -ascii

allcos.dat



% saves c1,c2 in 8-digit ascii format to



Còn khi load

>> load



% tải tất cả các biến từ file matlab.mat



>> load data s1 c1

>> load str data



% chỉ tải riêng từng biến trong file data.mat

% tải tất cả các biến từ file strdata.mat



Chương 2: Các cấu trúc cơ bản và biến

2.1 Tính toán với Matlab

Có 3 loại biến số học: Số nguyên, số thực, số phức. Matlab còn hỗ trợ thêm

những loại không phải là số: Inf (giá trị vô cực, ví dụ : 1/0 sẽ cho kết quả như vậy)

hoặc NaN (không phải là số, là kết quả của các phép tính như 0/0 hoặc vô cùng – vô

cùng)

Chúng ta có thể viết các biểu thức trên dòng lệnh của Matlab :

>> (23*17)/7

Kết quả sẽ là :

ans =

7



Kỹ thuật tính toán trong công nghệ hóa học



55.8571

Matlab có 6 toán tử cơ bản là : +, - , * , \ , /(chia phải hoặc trái) và ^(hàm mũ)

Chú ý sự khác nhau của toán tử chia trái và chia phải :

>> 19/3



% thực hiện phép chia: 19/3



ans =

6.3333

>> 19\3, 3/19



% thực hiện phép chia: 3/19



ans =

0.1579

ans =

0.1579

Những hàm cơ bản về lượng giác, mũ … có thể tìm hiểu

>> help elfun

Bài tập:

Xác định giá trị các biểu thức dưới đây bằng tay và bằng Matlab để so sánh. Chú

ý tới sự khác nhau giữa chia trái và phải, và dùng lệnh help để tìm hiểu về các hàm:

round, floor, ceil …

• 2/2 - 3

• 8 - 5\4

• 8 - (5\4)

• 7 − 5 - 4\9

• 6 − 2/5 + 7^2 − 1

• 10/2\5 − 3 + 2 - 4

• 3^2/4

• 3^2^3

• 2 + round (6/9 + 3 - 2)/2

• 2 + floor (6/9 + 3 - 2)/2

• 2 + ceil (6/9 + 3 - 2)/2

• x = pi/3, x = x − 1, x = x + 5, x = abs(x)/x

2.2 Giới thiệu dạng dữ liệu

Mặc dù tất cả các tính toán số trong Matlab đều được tính toán với độ chính xác

kép (double precision), nhưng khuôn dạng của dữ liệu đưa ra có thể định dạng lại nhờ

các lệnh định dạng của Matlab. Các biến ngầm định cũng như các biến của người sử

dụng định nghĩa đều có thể đưa ra nhiều định dạng khác nhau. Định dạng được chọn

nhờ sử dụng lệnh format tiếp đến là chỉ định long hay short và cuối cùng có thể là

dạng biểu diễn của dữ liệu, cụ thể là e đối với dạng hàm mũ, f đối dạng dấu phẩy

8



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

×