1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Sinh học >

Tóm tắt chương I- Câu hỏi ôn tập và Tài liệu đọc thêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.4 MB, 213 trang )


Tóm tắt





Sinh thái học là môn khoa học về cấu trúc và chức năng của thiên nhiên mà đối tợng của nó

là tất cả các mối quan hệ tơng hỗ giữa sinh vật với môi trờng, hay nói cách khác, Sinh thái

học là một môn khoa học nghiên cứu và ứng dụng những qui luật hình thành và hoạt động

của tất cả các hệ sinh học.







Sinh thái học là một khoa học tổng hợp, những kiến thức của nó bao gồm nhiều môn khoa

học khác nh Động vật học, Thực vật học, Sinh lí học, Sinh hoá học, Di truyền học, Tiến hoá

học, Trồng trọt, Chăn nuôi, Xã hội học... Nh vậy, có thể nói sinh thái học vừa là khoa học tự

nhiên, vừa là khoa học xã hội.







Trong thiên nhiên, các sinh vật có quan hệ với nhau tạo thành hệ thống cấu trúc có thứ bậc từ

thấp đến cao. Bốn mức độ tổ chức mà sinh thái học sẽ đề cập là cấp cá thể, quần thể, quần

xã và hệ sinh thái. Tại mỗi mức độ tổ chức, các sinh vật có những đặc trng riêng thể hiện

mối quan hệ thích nghi của chúng với nhau và với môi trờng sống.







Mỗi yếu tố sinh thái khi tác động lên sinh vật chỉ thích ứng đợc trong một khoảng giá trị nhất

định. Ngoài khoảng đó, các sinh vật sẽ bị chết. Khoảng thích ứng đó đợc gọi là khoảng

chống chịu hoặc biên độ sinh thái. Biên độ sinh thái của một loài sinh vật nào đó càng rộng

thì loài đó càng dễ thích nghi với sự thay đổi của các điều kiện môi trờng.







Nhìn chung, các nhân tố sinh thái đều tác động lên sinh vật thông qua 4 đặc tính: bản chất,

cờng độ, tần số và thời gian tác động. Về bản chất, các yếu tố sinh thái đợc chia ra làm hai

nhóm: yếu tố vô sinh và yếu tố hữu sinh. Các yếu tố này tác động lên sinh vật không có tính

đơn lẻ mà chúng ảnh hởng mang tính tổng hợp lên cùng một đối tợng sinh vật. Hiểu đợc

bản chất tác động của các yếu tố sinh thái lên sinh vật sẽ có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong đời



ời



Câu hỏi ôn tập

1. Sinh thái học là gì? Vai trò của Sinh thái học đối với đời sống con ngời và sản

xuất nông nghiệp?

2. Môi trờng là gì? Có bao nhiêu loại môi trờng?

3. Yếu tố sinh thái là gì? Có những loại nhân tố sinh thái nào?

4. Biên độ sinh thái là gì? Sự khác biệt giữa định luật Liebig và Shelforf là gì?

Định luật nào đề cập đến biên độ sinh thái?

5. Nhân tố nhiệt độ có ảnh hởng nh thế nào đến đời sống sinh vật? Cho một vài

ví dụ minh hoạ.

6. Giải thích tại sao trong đánh giá đất đai cho cây trồng hoặc trong dự đoán sự

phát triển của sâu bệnh lại phải sử dụng số liệu của rất nhiều điều kiện tự nhiên

khác nhau nh dinh dỡng đất, độ ẩm, nhiệt độ, bức xạ mặt trời v.v...?

7. Sinh thái nhân văn là gì?



21



Tài liệu Đọc thêm



1. Cao Liêm -Trần Đức Viên, 1990

2. Sinh thái học nông nghiệp và Bảo vệ môi trờng (2 tập)

3. Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp. Hà Nội.

4. Lê Văn Khoa (chủ biên), 2001.

5. Khoa học môi trờng. Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội.

6. Trần Đức Viên, Phạm Văn Phê, 1998.

7. Sinh thái học nông nghiệp. Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội.

8. Eugene P. Odum, 1983.

9. Basic ecology. Saunders College Publishing House.

10. Penelope Revelle, Charles Revelle, 1984.

11. The Environment - Issues and choices for society. Willard Grant Press.

12. Eldon D. Enger, Bradley F. Smith, 2000.

13. Environmental science - A study of interrelationships. McGraw-Hill Publishing

House.



22



Chơng hai



Quần thể sinh vật



Nội dung

Trong chơng này, chúng ta nghiên cứu Sinh thái học ở mức độ cao hơn cá thể, đó là mức

độ quần thể. Mức độ tổ chức này có những đặc trng Sinh thái học không thể tìm thấy ở các cá

thể đơn lẻ, chúng một mặt thể hiện mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, mặt khác là quan

hệ giữa quần thể và ngoại cảnh, và chính những mối quan hệ ấy quyết định sự biến động số lợng

các cá thể trong quần thể.

Các nội dung sau đây sẽ đợc đề cập trong chơng 2:

Khái niệm và phân loại quần thể;

Mật độ quần thể;

Thành phần tuổi và giới tính của

quần thể;

Sự phân bố cá thể trong quần thể;

Tỉ lệ sinh sản và mức tử vong;

Biến động số lợng cá thể trong

quần thể.



Mục tiêu

Sau khi học xong chơng này, sinh viên cần:

Nắm đợc khái niệm quần thể;

Mô tả đợc các đặc trng cơ bản của quần thể;

Phân biệt đợc sự khác biệt cơ bản giữa tác động của nhân tố sinh thái lên

quần thể và tác động của nhân tố sinh thái lên các cá thể đơn lẻ;

Phân tích đợc cơ chế duy trì trạng thái cân bằng của các quần thể sinh

vật.



23



1. Khái niệm và phân loại quần thể sinh vật

1.1. Khái niệm

Theo E.P. Odum (1971), thì quần thể là một nhóm cá thể của một loài (hoặc các

nhóm khác nhau, nhng có thể trao đổi về thông tin di truyền), sống trong một khoảng

không gian xác định, có những đặc điểm sinh thái đặc trng của cả nhóm, chứ không

phải của từng cá thể riêng biệt.

Các đặc trng đó là: (1) mật độ, (2) tỉ lệ sinh sản, mức tử vong, (3) phân bố của

các sinh vật, (4) cấu trúc tuổi và giới tính, (5) biến động số lợng quần thể.

Quá trình hình thành quần thể là một qúa trình lịch sử, quá trình này biểu hiện

mối quan hệ của nhóm cá thể đối với môi trờng xung quanh. Mỗi quần thể có một tổ

chức, một cấu trúc riêng. Những cấu trúc này biểu hiện các đặc tính của quần thể.

1.2. Phân loại quần thể

Quần thể là hình thức tồn tại của loài trong điều kiện cụ thể của môi trờng

sống. Một loài có thể bao gồm rất nhiều quần thể. Hay nói khác đi, một loài bao gồm

một tổ hợp phức tạp những tập hợp những sinh vật mang tính lãnh thổ và sinh thái đặc

trng.

Tập hợp các sinh vật trong loài mang tính chất lãnh thổ khác biệt lớn đợc gọi là

đơn vị dới loài. Dới loài chiếm một phần lãnh thổ của khu phân bố của loài mang

tính chất địa lí thống nhất. Dới loài lại chia thành các quần thể địa lí. Các quần thể

địa lí khác nhau trớc hết bởi các đặc tính về khí hậu và cảnh quan vùng phân bố. Quần

thể địa lí lại phân thành những quần thể sinh thái. Quần thể sinh thái bao gồm một tập

hợp cá thể cùng sinh sống trên một khu vực nhất định, ở đây mọi nhân tố ngoại cảnh

tơng đối đồng nhất, gọi là sinh cảnh (biotop). Nếu sinh cảnh không thật đồng nhất mà

lại chia thành nhiều khu vực nhỏ khác, thì quần thể lại chia thành những quần thể yếu

tố sống trên những khu vực nhỏ có những điều kiện sinh thái khác nhau kể trên.

Trong nội bộ quần thể của nhiều loài động vật còn hình thành những nhóm động

vật (bày, đàn...) tạo điều kiện cho việc sử dụng nguồn sống cũng nh các điều kiện

ngoại cảnh môi trờng tốt hơn, và từ đó cũng hình thành những lối sống thích hợp đặc

trng.

Các quần thể dù phân chia ở mức nào thì chúng cũng phải mang những đặc tính

chung mà quần thể có. Các nội dung dới đây sẽ đề cập tới các đặc trng cơ bản của

quần thể.

2.



Đặc điểm và những hoạt động cơ bản của quần thể sinh vật

2.1. Mật độ quần thể



Mật độ quần thể là một đại lợng biểu thị số lợng của quần thể trong một đơn

vị không gian sống. Mật độ quần thể thờng đợc tính bằng số lợng cá thể hay sinh

khối của quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích, ví dụ: 50 cây/m2, 3 triệu vi

sinh vật/cm3 đất, 300 kg cá/sào diện tích mặt nớc, v.v...

Mật độ bao gồm hai loại: mật độ thô (đợc tính bằng số lợng hoặc sinh khối

sinh vật trong tổng không gian) và mật độ riêng hay mật độ sinh thái (đợc tính bằng

số lợng hoặc sinh khối sinh vật trong diện tích hay không gian thực mà quần thể đó



24



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (213 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×