Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.4 MB, 213 trang )
Hệ sinh thái NN là hệ sinh thái do con ngời tạo ra và duy trì dựa trên cơ sở các quy
luật khách quan của tự nhiên, với mục đích thoả mãn nhu cầu nhiều mặt và ngày càng
tăng của mình. HSTNN là một hệ sinh thái tơng đối đơn giản về thành phần và đồng
nhất về cấu trúc, cho nên kém bền vững, dễ bị phá vỡ; hay nói cách khác, HSTNN là
những hệ sinh thái không khép kín trong chu chuyển vật chất, cha cân bằng. Bởi vậy,
các HSTNN đợc duy trì trong sự tác động thờng xuyên của con ngời để bảo vệ hệ
sinh thái mà con ngời đã tạo ra và cho là hợp lý. Nếu không, qua diễn thể tự nhiên, nó
sẽ quay về trạng thái hợp lý của nó trong tự nhiên.
Hệ sinh thái NN là một hệ thống có thứ bậc. Nó là một hệ thống lớn có chứa các hệ
thống phụ nh hệ sinh thái ruộng cây trồng, hệ sinh thái chăn nuôi, v.v... và đến lợt
mình, HSTNN lại là thành phần của các hệ lớn hơn. HSTNN có thể xác định tại rất
nhiều mức độ tổ chức khác nhau. Đơn vị thuận lợi nhất cho quan sát và phân tích là hệ
sinh thái ruộng cây trồng. Các khu đồng ruộng sẽ thuộc cùng một HSTNN nếu đặc tính
đất đai và chế độ quản lý tơng tự nhau. Những khu vực lớn hơn, bao gồm nhiều nhiều
ruộng cây trồng nhng có các đặc tính sinh thái tơng đồng thì đợc gọi là vùng sinh
thái NN. Hệ thống lớn này có thành phần cơ bản là các cây trồng và vật nuôi tơng tác
với nhau và đặt dới sự quản lý của con ngời trong điều kiện vật t, công nghệ và ảnh
hởng cụ thể bởi chính sách quốc gia và thị trờng trong khu vực.
Hệ sinh thái NN có 6 đặc tính quan trọng thờng đợc sử dụng để phân tích, so sánh
giữa các HSTNN với nhau, đó là: tính năng suất, tính ổn định, tính chống chịu, tính tự
trị, tính công bằng và tính hợp tác. Ngoài ra, gần đây hai đặc tính khác là tính đa dạng
và tính thích nghi cũng đang đợc quan tâm.
Hoạt động trao đổi vật chất và năng lợng trong HSTNN bao gồm hai quá trình chính:
(i) quá trình tạo năng suất sơ cấp (sản phẩm trồng trọt) của ruộng cây trồng và (ii) quá
trình tạo năng suất thứ cấp (sản phẩm chăn nuôi) của khối chăn nuôi. Trong năng suất
thứ cấp thực ra phải tính cả sự tăng dân số và tăng trọng lợng của con ngời.
HSTNN chỉ bao gồm các thành phần tự nhiên nh đất, nớc, cây trồng, vật nuôi và
động thực vật hoang dại. Tuy nhiên, trong thực tế HSTNN tồn tại song song và chịu
ảnh hởng trực tiếp của hệ thống kinh tế-xã hội nh thể chế, chính sách, văn hoá, tập
quán canh tác, thị trờng, v.v... Cả hai hệ thống này làm thành một hệ thống mới, đó
chính là hệ thống NN. Vì vậy, khi nghiên cứu phát triển NN cần xem HSTNN nh một
hệ thống có thứ bậc, đặt trong mối tơng tác với điều kiện kinh tế-xã hội cụ thể của địa
phơng.
106
Câu hỏi ôn tập
1. Hệ sinh thái nông nghiệp là gì? Tại sao lại phải xem xét các hệ thống sản
xuất nông nghiệp theo quan điểm Sinh thái học?
2. Tại sao phải coi hệ sinh thái nông nghiệp dới góc độ hệ thống?
3. Phân tích cấu trúc thứ bậc của một hệ sinh thái nông nghiệp điển hình?
4. Các đặc điểm của một hệ sinh thái nông nghiệp là gì?
5. Mô tả hoạt động của một hệ sinh thái nông nghiệp điển hình?
6. Hệ sinh thái nông nghiệp có quan hệ với hệ thống xã hội nh thế nào?
Tài liệu Đọc thêm
1. Cao Liêm,. Trần Đức Viên, 1990. Sinh thái học nông nghiệp và Bảo vệ môi
trờng (2 tập). Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp. Hà Nội.
2. Trần Đức Viên, Phạm Văn Phê, 1998. Sinh thái học nông nghiệp. Nhà xuất
bản Giáo dục. Hà Nội.
3. R.C. Conway, 1986. Agricultural ecology and farming systems research.
In Agricultural Research for Developing countries. ACIAR, Canberra,
Australia.
4. Joy Tivy, 1990. Agricultural Ecology. Longman Group Publisinh House.
107
Chơng 6
Sinh thái học và sự phát triển NN
Nội dung
Thực chất của phát triển sản xuất nông nghiệp là điều khiển đáp ứng các yêu cầu khác
nhau của HSTNN theo một phơng thức nào đó để tạo ra nhiều sản phẩm dáp ứng các nhu cầu
khác nhau của con ngời. Muốn cho hệ sinh thái đạt năng suất cao và ổn định chúng ta phải tạo
ra một trạng thái cân bằng phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của địa phơng. Với
trí tuệ của mình, con ngời có thể điều khiển hệ sinh thái theo hớng có lợi nhất. Đến lợt mình,
hệ sinh thái lại ảnh hởng trực tiếp đến cuộc sống của con ngời. Vì thế có thể nói rằng hệ sinh
thái nh thế nào thì con ngời là vậy. Trong sản xuất nông nghiệp, mục tiêu của chúng ta không
chỉ giới hạn trong việc tạo ra những sản phẩm có ích ở giai đoạn trớc mắt mà còn cần nghĩ đến
lợi ích của nhiều thế hệ mai sau.
Các nội dung cụ thể sau đây sẽ đợc đề cập trong chơng 6:
Sơ lợc quá trình tham gia điều
khiển HST trong sản xuất nông
nghiệp
Mô hình sinh thái nông nghiệp
Điều khiển hoạt động của các hệ
sinh thái nông nghiệp
NN bền vững
Xây dựng NNBV trên cơ sở STH
Các hệ thống NNBV ở Việt Nam.
Mục tiêu
Sau khi học xong chơng này, sinh viên cần:
Nắm đợc các nguyên lí cần thiết cho phát triển nông nghiệp
Phân tích đợc các đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Hiểu đợc thế nào là mô hình sinh thái và có những loại mô hình sinh
thái nào
Nắm đợc nguyên lí và nội dung điều khiển hoạt động của các loại
hình sinh thái nông nghiệp chủ yếu
Hiểu đợc đặc điểm của một nền nông nghiệp bền vững và tầm quan
trọng của nền nông nghiệp này trong sự phát triển của con ngời.
108
1. Đặt vấn đề
Việc phát triển NN đòi hỏi phải xét đến toàn bộ ngành NN trên quan điểm hệ
thống, nghiên cứu các yếu tố thành phần, sự hoạt động và điều khiển hệ thống này nh
thế nào để đạt năng suất sơ cấp và thứ cấp cao trong một trạng thái ổn định.
Vấn đề mâu thuẫn hiện nay là muốn HSTNN có năng suất cao và ổn định thì
phải có sự đầu t lớn về năng lợng và vật chất, nhng đây là vấn đề rất khó thực hiện,
ít nhất là trong giai đoạn hiện nay, đối với các nớc đang phát triển. Để giải quyết vấn
đề này, cần phải nghiên cứu các hệ sinh thái tự nhiên có năng suất cao nh hệ sinh thái
rừng nhiệt đới nhằm áp dụng một phần những hiểu biết về HST ấy vào sản xuất NN.
Đặc điểm cơ bản của rừng nhiệt đới là:
Sử dụng có hiệu suất cao các nguồn năng lợng và vật chất tự nhiên;
Quay vòng năng lợng và vật chất với hiệu suất cao;
Tạo các mối quan hệ trong nội bộ hệ sinh thái phức tạp để nâng cao tính ổn
định của nó.
Điều khác nhau cơ bản của hệ sinh thái tự nhiên và HSTNN là HSTNN phải
cung cấp cho hệ sinh thái đô thị một số năng lợng ngày càng cao. Để đảm bảo cho
HSTNN đợc ổn định và để bù vào số năng lợng lấy đi, hàng năm con ngời buộc
phải đầu t vào hệ sinh thái này một số năng lợng hoá thạch ngày càng lớn. ở nhiều
nền NN tiên tiến, năng lợng đầu t đã vợt quá năng lợng lấy đi nhiều lần. Điều này
đã làm cho nạn ô nhiễm môi trờng ngày càng thêm trầm trọng.
Việc đầu t năng lợng hoá thạch vào các HSTNN là điều không thể tránh đợc.
Vấn đề là làm thế nào để với một một sự đầu t hợp lí thu đợc một năng suất cao nhất,
bảo vệ và tăng cờng đợc các nguồn lợi, không làm ô nhiễm môi trờng.
Việc sử dụng tốt nhất các nguồn lợi và các mối quan hệ của hệ sinh thái với hiệu
quả đầu t năng lợng hoá thạch cao nhất là mục tiêu của NN sinh thái. Mục tiêu này
nhằm đẩy mạnh sự phát triển của nền NN tiên tiến và bền vững. Muốn xây dựng một
nền NN sinh thái, cần phát triển khoa học sinh thái NN.
NN sinh thái không đồng nghĩa với NN sinh học hay NN hữu cơ. Nông nghiệp
hữu cơ là phơng hớng đang phát triển ở các nớc Tây Âu trong thời gian gần đây.
Theo khuynh hớng, này NN phải trở lại với các biện pháp cổ truyền nh dùng phân
hữu cơ, luân canh, không dùng phân hoá học, thuốc chống sâu bệnh và cỏ dại. NN sinh
thái không loại trừ phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật... mà sử dụng chúng hợp lí và
có hiệu quả cao, tránh ô nhiễm môi trờng.
ở đây cần phải giải quyết một bài toán khó là đạt năng suất cao của các HSTNN
với một lợng đầu t ít nhất. Giải quyết vấn đề này không chỉ do yêu cầu của việc bảo
vệ môi trờng sống, nâng cao chất lợng cuộc sống, xây dựng một sinh quyển bằng sự
thông minh của con ngời nh các nhà Sinh thái học đang tranh đấu, mà còn là do sự
phát triển của các nớc đang phát triển.
2. Sơ lợc quá trình tham gia điều khiển hệ sinh thái trong sản
xuất nông nghiệp
2.1. Những chặng đờng lịch sử của phát triển sản xuất NN
Ngời ta thờng chia lịch sử phát triển sản xuất NN ra làm ba giai đoạn:
109