Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.4 MB, 213 trang )
Các loại bẫy côn trùng:
Ngoài các dụng cụ trên, khi nghiên cứu, điều tra các loại côn trùng trong ruộng
lúa có thể dùng các loại bẫy sau:
Bẫy bả chua ngọt: thờng dùng để bắt ngài đêm (bớm, sâu cắn gié, sâu keo)
hoặc để bắt rầy nâu. Bả đợc tạo ra theo công thức sau: 4 phần mật + 4 phần rợu +4
phần dấm + 1 phần nớc. Cho thêm một lợng thuốc trừ sâu Trebon hay Hasudin bằng
1% trọng lợng của dung dịch. Cho ít bả chua ngọt vào đĩa và đặt lên giá có chiều cao
bằng cây lúa (hình bên), thờng đặt bẫy từ 7 giờ tối qua đêm; côn trùng sau khi ăn sẽ
bị chết. Từ đó ta có thể biết loại côn trùng
và số lợng là bao nhiêu.
Bẫy hôi tanh: thờng dùng để
đánh bẫy bọ xít dài, bọ xít đem. Bả đợc
làm bằng cua, tôm , nhái chết đợc giã
nhỏ và hoà đặt với nớc hoặc nớc giải
ngời để lâu. Một giẻ lau đợc nhúng vào
bả và buộc vào đầu cọc, cắm giữa ruộng
lúa, ở độ cao bằng cây lúa (hình bên). Bả
đợc đặt từ 19 giờ đến 23 giờ. Bọ xít dài
và bọ xít đen đợc mùi bả hấp dẫn bay
đến bâu vào giẻ lau có bả. Ta có thể dùng
đuốc thiêu và kiểm kê từng loại.
Hình 52. Cách đặt bả chua ngọt
Bẫy ánh sáng: thờng dùng để
bẫy họ Ngài sáng vốn sinh sản ra sâu
đục thân lúa 2 chấm và sâu cuốn lá nhỏ.
Bẫy đợc tạo bởi một chậu nhựa đựng
nớc, 1 bóng đèn điện hoặc 1 đèn dầu
hoả và cho thêm vào nớc vào giọt dầu
mazút. Đặt bẫy vào ruộng lúa khi trời tối
(hình bên). Do sự hấp dẫn của ánh sáng,
các con côn trùng tập trung đến và sa
xuống chậu nớc, bị dính dầu và chết
ngạt. Ta có thể kiểm kê từng loại.
Ngoài những dụng cụ và phơng
pháp nêu trên , ta có thể tiến hành kiểm
kê số lợng các loài sinh vật sản xuất
cũng nh các sinh vật tiêu thụ khác có
trong hệ sinh thái ruộng lúa.
Hình 53. Cách đặt bẫy ánh sáng
189
Hình 54. Cách đặt bẫy ánh sáng
Tại hiện trờng, sinh viên cần quan sát và ghi chép về mức độ phát triển của các
khóm lúa, các dảnh lúa, của các loại cỏ dại, của các loài tảo ở những vị trí khác nhau
của ruộng lúa. Từ đó có thể hiểu đợc quan hệ giữa các loài sinh vật sản xuất này ra
sao.
3. Nội dung thực hành
Từ những mẫu vật thu đợc và những nhận biết khi quan sát tại hiện trờng sinh
viên phải phân tích và nêu đợc những quan hệ chủ yếu giữa các loài sinh vật trong
HST ruộng lúa.
Khi phân tích, sinh viên có thể hớng theo những quan hệ sau đây:
a) Mối quan hệ cạnh tranh
Quan hệ này xẩy ra giữa các sinh vật có chung một nguồn lợi nh ánh sáng,
nớc, chất dinh dỡng v.v... Sự cạnh tranh diễn ra ở cả thực vật và động vật, giữa các cá
thể cùng loài và giữa các cá thể khác loài.
Thực vật thờng cạnh tranh với nhau về ánh sáng và nớc, các chất dinh dỡng.
Trong HST ruộng lúa sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài nh giữa các dảnh lúa và
các khóm lúa với nhau, giữa các cây cỏ dại với nhau, giữa tảo với nhau. Sự canh tranh
giữa các cá thể khác loài nh giữa các cây lúa với các cây cỏ dại hay giữa các cây lúa
với các loài tảo,v.v...
Khi quan sát giữa các khóm lúa, có thể thấy có những dảnh lúa đã đợc sinh ra
và sau một thời gian sinh trởng đã bị chết đi. Đó chính là do dảnh lúa này đợc sinh
ra khi mật độ cá thể lúa đã cao, các cá thể sinh ra trớc chiếm lĩnh tầng trên thu nhận
ánh sáng làm cho các cá thể sinh ra sau thiếu ánh sáng phải lụi đi. Trong ruộng lúa, tại
những vị trí lúa có mật độ dầy thì cỏ dại không mọc đợc, còn ở vị trí lúa có mật độ
tha các loại cỏ dại xuất hiện. ở thời kì đầu sinh trởng của lúa mật độ còn thấp đất
cha bị che kín chúng ta không chỉ nhìn thấy cỏ dại mà còn thấy cả các loại tảo phát
triển. Khi đất đã đợc lúa che kín thì ta ít thấy các loại tảo và cỏ dại hơn. Đó chính là
do ở giai đoạn sau này cỏ dại và các loại tảo không thể cạnh tranh nổi với các khóm lúa
đã có bộ lá tốt và bộ rễ khoẻ.
Mối quan hệ cạnh tranh trong hệ sinh thái ruộng lúa cũng có ở quần xã động
vật. Các cá thể động vật thờng cạnh tranh với nhau về thức ăn và nơi ở. Ví dụ cây lúa
là nguồn thức ăn của nhiều loài sâu hại (sinh vật tiêu thụ bậc 1). Các loài sâu này cũng
cạnh tranh thức ăn với nhau. Hoặc là một loài sinh vật tiêu thụ bậc 1 có thể là thức ăn
của vài loài sinh vật tiêu thụ bậc 2. Các cá thể của loài sinh vật tiêu thụ bậc 2 sẽ cạnh
tranh với nhau.
190
b) Mối quan hệ kí sinh và tiêu diệt nhau
Quan hệ kí sinh và tiêu diệt nhau thể hiện sự phụ thuộc lẫn nhau về năng lợng
dinh dỡng và giữa các loài sinh vật. Sinh vật ăn thịt sinh vật khác thờng sống tách rời
vật mồi và thờng giết chết vật mồi. Có những sinh vật chỉ ăn thịt một loài khác và
cũng có sinh vật ăn thịt một vài loài khác.
Trong quan hệ kí sinh thì kí sinh thờng sống trên kí chủ. Hình thức kí sinh khá
đa dạng. Vật kí sinh có thể kí sinh trong và kí sinh ngoài. Vật kí sinh có thể là côn
trùng, nấm hoặc vi khuẩn. Kí sinh có thể xẩy ra trên cơ thể trởng thành hoặc trên các
ấu trùng....
Quan hệ kí sinh và ăn nhau thể hiện rất rõ nét ở HST ruộng lúa. Các sinh vật
tiêu thụ bậc I sử dụng cây lúa làm thức ăn (ăn hoặc chích hút) nh châu chấu, sấu đục
thân, sâu cuốn lá lớn, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, bọ xít,... Các sinh vật bậc II, sinh vật
tiêu thụ bậc III, v.v... đều là vật ăn thịt, sử dụng sinh vật đứng trớc mình làm thức ăn.
Quan hệ kí sinh có thể thấy trong quan hệ giữa ong mắt đỏ và sâu đục thân 2
chấm hặc giữa ong đen, ong xanh và bọ xít... các loại ong này kí sinh trên trứng hoặc
trên ổ trứng và sử dụng chất dinh dỡng của sâu đục thân 2 chấm hay bọ xít. Đó chính
là sâu kí sinh trên sâu. Ta cũng có thể thấy trong ruộng lúa có các nấm hay vi khuẩn kí
sinh trên cây lúa và làm giảm năng suất của cây lúa nh bệnh đạo ôn, khô vằn, vàng
lụi... Các loại vi khuẩn cũng có thể kí sinh trên cây lúa gây thiệt hại cho mùa màng nh
bệnh bạc lá.
c) Mối quan hệ cộng sinh
Quan hệ cộng sinh có thể có trong HST ruộng lúa. Nếu nh trong ruộng lúa
tồn tại một số cá thể bèo hoa dâu thì mối quan hệ cộng sinh đợc thể hiện càng rõ
nét. Các tế bào tảo lam sống trong khoang các cây bèo hoa dâu. Cây bèo cũng
cung cấp sản phẩm quang hợp cho tảo lam, còn tảo này dùng nguồn năng lợng đó
cố định nitơ dạng khí thành nitơ dạng khoáng. Cả tảo lam và bèo hoa dâu sử dụng
nguồn đạm cố định đó.
Một nội dung quan trọng của bài này là nhận biết các loài sinh vật có trong
hệ sinh thái ruộng lúa và thiết lập nên các chuỗi thức ăn và mạng lứa thức ăn giữa
chúng. Từ đó có thể hiểu đợc mối quan hệ cơ bản nhất giữa các sinh vật và sự
phụ thuộc lẫn nhau, khống chế lẫn nhau của các loài trong HST ruộng lúa.
Khi quan sát và điều tra các loài sinh vật trong HST ruộng lúa chúng ta có
thể gặp các loài thuộc các nhóm sau đây (có thể dựa vào hình vẽ để nhận dạng)
+ Nhóm các sinh vật sản xuất:
- Các khóm lúa là sinh vật sản xuất chủ đạo trong hệ sinh thái này.
- Các cây cỏ dại
- Các loại tảo đơn bào và đa bào
- Bèo hoa dâu, bèo tấm...
191
+ Nhóm các loài côn trùng hại lúa:
Sâu đục thân hai chấm
Sâu đục thân 5 vạch đầu đen
Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu
Sâu đục thân cú mèo
Sâu dục thân:
Sâu keo
Sâu khoang
Sâu sừng
Châu chấu
Bọ gạo
Sâu cắn dé
Sâu ăn lá và cắn gié
Bọ xít đỏ
Côn trùng trích hút lá
Bọ xít nâu
Bọ xít xanh
Rầy nâu
Côn trung trích hút thân
Rầy lng trắng
Rầy xám
Bọ xít đen
+ Nhóm các thiên địch là kí sinh:
Ong mắt đỏ
Kí sinh trên trứng:
Ong đen
Ong xanh
Ong kí sinh kén trắng
Kí sinh trên sâu non:
Ong kí sinh kén chuông
Ong cự kí sinh
Kí sinh trên nhộng:
Ong cự kí sinh nhộng
Ruồi kí sinh
Kí sinh trên cơ thể trởng thành:
192
Ong kí sinh
Hình 55. Một số loài thiên địch chính
Ong đen nhỏ
Microplitis similis
ấu trùng và trởng thành bọ rùa 6 vằn
Menochilus sexmaculatus
Bọ rùa ỏ
Micraspis discolor Fabr.
Bọ rùa chữ nhân
Coccinella transversalis
Bọ 3 khoang
Ophionea interstitialis
Bọ chân chạy viền trắng
Chlaenius circumdatus
Bọ cánh cộc
Paederus fuscipes
Bọ đuôi kím
Euborellia sp.
Bọ xít mù xanh
Cyrtohinus lividipennis
Ong đen
Telenomus dignus
Nhện sói
Pardora pseudoannulata
193
Bọ xít bắt mồi
Rhynocoris sp.
Dế mèn nhỏ
Metioche sp.
Ruồi ăn rệp (giòi)
Ishiodon scutellaris
Nhện linh miêu
Oxyopes sp.
Ong kén đèn lồng
Charops brachyterum
Bọ cánh mạch
Chrysoperia sp.
Ong ngoại ký sinh
Euplectrus sp.
Chuồn chuồn
Libellulidea sp.
Chuồn chuồn kim
Coenagrion lanceolatum
Bọ ngựa
Mantis sp.
Ong cự
Euicospelus sp.
Bọ rùa đỏ và vằn
Hành trùng
+ Nhóm thiên địch là côn trùng bắt mồi:
Hổ trùng
Cánh cọc
Chuồn chuồn
Muồm muỗn (cánh thẳng)
194
+ Nhóm thiên địch là nhện bắt mồi:
Nhện chân dài
Nhóm có mạng lới và không có mạng lới:
Nhện sói
Nhện bụng to
+ Nhóm các động vật khác ăn côn trùng: cá, ếch, nhái, thạch sùng....
+ Nhóm các động vật khác: rắn, chuột, chim...
Sau khi xác định đợc thành phần các loài sinh vật có trong hệ sinh thái ruộng
lúa, sinh viên sắp xếp chúng vào những vị trí thích hợp của các chuỗi thức ăn cơ bản
theo mô hình sau:
SV sản xuất SV tiêu thụ 1 SV tiêu thụ 2 SV tiêu thụ 3
......
Trong ruộng lúa sinh vật sản xuất chủ đạo là cây lúa, vì vậy đứng đầu các chuỗi
thức ăn ở đây phải là cây lúa. Cây lúa đã hấp thu năng lợng mặt trời biến đổi các chất
vô cơ là CO2 và H20 tạo thành chất hữu cơ. Đó chính là nguồn thức ăn cho mọi sinh vật
có trong hệ sinh thái ruộng lúa
Trong hệ sinh thái ruộng lúa có thể có các chuỗi thức ăn nh sau:
(1) Lúa Sâu đục thân 2 chấm Ong đen Thạch sùng Rắn Ngời
Sâu đục thân 5 vạch
Ong mắt đỏ
Sâu đục thân cú mèo
(kí sinh)
(ổ trứng)
(2) Lúa Sâu đục thân 2 chấm Chuồn chuồn Chim Ngời
Sâu đục thân 5 vạch
Sâu đục thân cú mèo
(3) Lúa Sâu đục thân 2 chấm Chuồn chuồn Bọ ngựa Chim Ngời
Sâu đục thân 5 vạch
Sâu đục thân cú mèo
(4) Lúa Sâu đục thân 2 chấm Hổ trùng Nấm bạch cơng Nấm penicillium
Sâu đục thân 5 vạch
Sâu đục thân cú mèo
(5) Lúa Sâu đục thân 2 chấm Hổ trùng Thạch thùng Rắn
Sâu đục thân 5 vạch
Sâu đục thân cú mèo
Hổ trùng
(6) Lúa Rầy nâu Bọ rùa
Nấm bạch cơng
(7) Lúa Bọ xít đen Ong đen Thạch sùng Rắn Ngời
(ổ trứng)
(Ong xanh)
195
(8) Lúa Sâu cuốn lá Nhện ăn thịt Cá Rắn Chim bắt rắn
Sâu đục thân
Rầy nâu, xanh
(9) Lúa Sâu đục thân Đuôi kìm Chim Ngời
Sâu cuốn lá
(10) Lúa Châu chấu ếch nhái Rắn
(11) Lúa Bọ xít đen Nấm kí sinh (Bạch cơng, Hồng xám, Penicillium) v. v
Từ những chuỗi trên có thể tìm đợc mối quan hệ của một số chuỗi thức ăn với
nhau nhờ chúng có cùng một loài sinh vật tham gia ở một mắt xích nào đó.
Ví dụ:
(8) Lúa Sâu cuốn lá
Chim bắt rắn
Sâu đục thân Nhện ăn thịt Cá
Rầy nâu
(7) Lúa Bọ xít đen Ong đen Thạch sùng
(1) Lúa Sâu đục thân 2 chấm Ong đen Thạch thùng Rắn Ngời
Sâu đục thân 5 vạch
Ong mắt đỏ
Sâu đục thân cú mèo
(Kí sinh)
(4) Lúa Sâu đục thân 2 chấm Hổ trùng
Sâu đục thân 5 vạch
Sâu đục thân cú mèo
(6) Lúa Rầy nâu Bọ rùa
Nấm bạch cơng - Nấm penicillium
Từ những kết quả thu đợc, sinh viên có thể thấy đợc việc phòng chống sâu bệnh hại lúa
không nên lạm dụng thuốc hoá học. Lạm dụng thuốc hoá học không chỉ diệt sâu hại mà còn diệt cả
rất nhiều các sinh vật có ích trong hệ sinh thái. Cần nghiên cứu ứng dụng các sinh vật có ích để
phòng chống sâu hại thay cho hoá chất, bảo vệ môi trờng và tăng sự ổn định của hệ sinh thái.
Bài 2
Mối quan hệ giữa các loài sinh vật trong
hệ sinh thái VAC
VAC là một HST trong đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động làm vờn,
nuôi cá và chăn nuôi các loại vật nuôi khác. Trong HST này các vật nuôi và cây trồng
không chỉ quan hệ với môi trờng vô sinh mà giữa chúng tồn tại những mối quan hệ
chặt chẽ và phức tạp. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phơng mà trong HST có
đủ 3 thành phần hay chỉ có VA, VC, AC hoặc trong điều kiện có rừng và đất rừng thì
HST sẽ gồm cả rừng, tức là RVAC. Trong mọi trờng hợp vẫn có tác động qua lại
thông qua hoạt động của con ngời.
Hệ sinh thái VAC có tác dụng rất lớn với đời sống ngời nông dân:
196
Góp phần sản xuất thêm lơng thực, thực phẩm, rau quả, thịt cá, tăng chất
lợng bữa ăn của ngời nông dân;
Cung cấp nguyên liệu phát triển nghề thủ công nh: mây, tre, trúc, lá
dừa cung cấp nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh, tạo nguồn hàng xuất
khẩu quan trọng: rau, dứa, chuối, vải thiều, cá, hoa tăng thu nhập cho
nông dân;
Tạo việc làm cho ngời lao động, góp phần bảo vệ và cải tạo môi trờng,
giúp con ngời tiếp xúc gần gũi hơn với thiên nhiên.
Trong bài chúng ta chỉ xem xét mối quan hệ giữa các loài sinh vật trong hệ sinh
thái VAC.
1. Mục đích yêu cầu
Nhận biết đợc những loài sinh vật chủ yếu đợc bố trí trong hệ sinh thái
VAC;
Xác định đợc quan hệ giữa các cây trồng và vật nuôi trong từng thành
phần V, A, C và giữa các thành phần đó với nhau.
Từ đó có thể hiểu đợc cần kiến tạo hệ sinh thái VAC nh thế nào, cần tác
động những thành phần nào trong hệ sinh thái VAC với điều kiện sinh thái cụ thể của
địa phơng để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất của ngời nông dân.
2. Dụng cụ và phơng pháp điều tra
Chọn hệ sinh thái VAC điển hình ở địa phơng để điều tra quan sát. Có thể
là hệ sinh thái có đủ vờn - ao - chuồng, hoặc có vờn - ao - chuồng - rừng,
hoặc chỉ có vờn - ao, vờn - chuồng, ao - chuồng.
Với các thành phần vờn, rừng, chuồng khi điều tra các loài cần phải ra tận
hiện trờng tiến hành kiểm kê chủng loại và số lợng, điều tra theo tầng
trên, tầng giữa, tầng dới của vờn và rừng. Nếu vờn và rừng rộng, cần
điều tra theo các điểm nằm trên 2 đờng chéo của vờn hoặc rừng. Nên kết
hợp điều tra thực tế với phơng pháp điều tra thông thờng thông qua phỏng
vấn chủ hộ. Chủ hộ biết rõ trong vờn, trong rừng của mình có cây gì thông
qua thu hái và biết rõ trong đàn vật nuôi có những chủng loại nào, số lợng
bao nhiêu.
Khi điều tra thành phần loài sinh vật có trong ao cần phải sử dụng các dụng
cụ sau:
Kính hiển vi: kính hiển vi đợc dùng để xác định tảo có ở trong ao. Khi lấy
nớc ao để soi cần khoả mặt ao và lấy ở các vị trí khác nhau. Sau đó lấy ống hút, hút
nớc từ cốc đựng mẫu, nhỏ vào lam kính một giọt và đa lên kính. Từ số lợng tảo của
một giọt có thể tính đợc lợng tảo trong ao.
Vợt:
vợt này đợc dùng để bắt động vật nh con gọng vó, bọ gậy, tôm nhỏ, v.v... vốn
là thức ăn của các loài cá trong ao. Dựa vào mẫu thu đợc từ vợt lới màn tuyn ta có
thể biết đợc thức ăn của cá trong ao ra sao.
197
Gầu múc (hình bên): Gầu đợc cấu tạo bằng 2 phễu kim loại, khi khép lại thành
phễu kín; có cán tre hoặc gỗ dài 2m. Gầu múc đợc dùng khi điều tra các động vật đáy
có ở trong ao. Sinh viên dùng gậy này lấy mẫu trên mặt đáy ao; sau đó kiểm kê chủng
loại và số lợng động vật đáy nh các loại ốc, hến, vẹm, các ấu trùng côn trùng, v.v...
Cần lấy mẫu ở trong những điểm khác nhau trên đáy ao. Qua số mẫu thu đợc có thể
thấy thức ăn nằm ở tầng đáy của ao cá ra sao.
Hình 56. Gầu múc dụng cụ dùng để điều tra sinh vật đáy ao hồ
Ngoài ra cần quan sát và kiểm kê chủng loại, số lợng các loại sinh vật sản xuất
trên bờ xung quanh ao và trên mặt ao nh cây ăn quả, cây bóng mát, bèo, rong, rau
muống, v.v... Đây chính là nguồn năng lợng dinh dỡng cung cấp cho ao cá.
3. Nội dung thực hành
Trên cơ sở những mẫu vật thu đợc và những nhận biết khi quan sát trực tiếp tại
các thành phần rừng, vờn, ao, chuồng của hệ sinh thái VAC hoặc (R) VAC, sinh viên
phải phân tích và nêu lên quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái VAC mà mình điều tra.
Khi phân tích các mối quan hệ, sinh viên có thể theo những hớng sau:
Quan sát các loài sinh vật trong từng thành phần của hệ sinh thái VAC hay
(R)VAC
+ Vờn:
Vờn nhà dù ở đồng bằng hay trung du-miền núi thì cũng đều bao bọc xung
quanh ngôi nhà mà ngời nông dân c trú. Một khu vờn đợc kiến tạo khoa học thì
bao giờ cũng đợc mô phỏng theo kiểu kiến trúc của rừng tự nhiên (rừng hỗn giao
nhiều tầng). Thành phần chủ yếu có trong vờn nhà phải là cây ăn quả, cây gia vị và
các loại rau, đậu ngắn ngày.
Trong vờn nhà thờng phân ra 3 tầng theo chiều thẳng đứng. Tầng cao nhất bao
gồm những cây ăn quả a sáng, thích nghi với ánh sáng trực xạ và có kích thớc lớn.
Tầng giữa bao gồm những cây có nhu cầu ánh sáng thấp hơn những cây ở tầng trên và có
kích thớc nhỏ hơn. Tầng dới bao gồm những cây a bóng, a ánh sáng tán xạ. Phần
lớn đó là những cây làm gia vị, cây thuốc hoặc là các cây rau, đậu ngắn ngày.
Việc kiến tạo nên vờn cây 3 tầng nh thế là tạo ra điều kiện sinh thái rất phù
hợp cho từng loài. Những cây cao, u sáng, ở tầng trên có tác dụng nh màng lọc ánh
sáng. Sau khi ánh sáng đi qua tầng trên, chiếu xuống tầng giữa đã là ánh sáng có
cờng độ thích hợp, không gây hại gì cho những cây vốn a sáng ít hơn những cây ở
tầng trên.
198
ánh sáng sau khi đi qua tầng trên và tầng giữa thì trở thành ánh sáng có cờng
độ rất thấp, ánh sáng tán xạ. ánh sáng này rất phù hợp cho những cây a bóng ở tầng
dới. Nh vậy các loài cây ở tầng trên đã tạo nên môi trờng sống thuận lợi cho
những cây ở tầng dới.
Ngợc lại, những cây a bóng ở tầng dới lại giữ vai trò chống mất nớc, giữ
ẩm cho đất, tạo điều kiện cho những cây ở tầng trên sinh trởng thuận lợi. ở tầng dới
nếu đợc trồng các cây họ Đậu ngắn ngày thì những cây này sẽ cố định đạm phân tử
làm tăng độ phì của đất cung cấp chất dinh dỡng cho những cây ăn quả trong vờn.
+ Rừng:
ở vùng trung du miền núi, ta sẽ gặp HST có vờn nhà kề liền với rừng. Ngời
nông dân đã tạo ra loại vờn trên đất rừng ấy, gọi là vờn đồi, vờn rừng.
Thành phần loài của vờn đồi, vờn rừng và đa dạng hơn vờn nhà rất nhiều.
Các loại cây này đợc phối hợp trồng cùng nhau tuỳ theo điều kiện đất đai của rừng.
Thông thờng trên chỏm đồi là rừng tự nhiên đang tái sinh hoặc rừng trồng; sờn đồi
không dốc lắm dành cho cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây lâu năm; chân đồi để
trồng cây ngắn ngày và cây ăn quả.
Dù là trồng cây rừng, cây ăn quả hay cây ngắn ngày thì trên đất vờn rừng bao
giờ cũng đợc trồng phối hợp giữa các loài cây, trồng xen cây dài ngày với cây ngắn
ngày, v.v... Việc bố trí cây trồng nh vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loài sinh
trởng phát triển và bảo vệ đợc đất. Tác dụng hỗ trợ lẫn nhau ấy có thể tóm tắt bằng
mấy ý sau:
Các cây ở tầng trên che bóng cho cây ở tầng dới, tạo ra chế độ ánh sáng
thích hợp cho những cây a bóng râm;
Cây rừng và cây lâu năm ở phía trên đỉnh đồi tạo nguồn nớc dự trữ, đảm
bảo độ ẩm cho những cây ở phia dới;
Những cây ngắn ngày hoặc cây u bóng trồng xen vào ở tầng dới đã hạn
chế sự phát triển của cỏ dại, che phủ đất giữ cho đất ẩm tạo điều kiện cho
cây tầng dới phát triển tốt;
Những cây ngắn ngày có tác dụng chống xói mòn bảo vệ đất và nếu là cây
họ đậu (kể cả những cây lâu năm là cây họ đậu), hàng năm chúng đều tiến
hành cố định đạm đa vào đất một lợng lớn đạm làm tăng độ phì cho đất,
và đó là nguồn chất dinh dỡng cho các cây trồng khác;
Rừng hoặc vờn rừng cung cấp thức ăn cho các vật nuôi chăn thả có kiểm
soát nh bò, trâu, gà...
Trong hệ sinh thái này có thành phần loài rất đa dạng, nó đảm bảo cho hệ
sinh thái ổn định bởi các loài côn trùng phá hại và các thiên định sẽ khống
chế lẫn nhau, ít có loài nào có thể bùng nổ về số lợng.
+ Ao:
Khi điều tra thành phần loài trong ao, có thể thấy những sinh vật chủ yếu sau:
Thực vật bậc cao: Gồm các loại thực vật thủy sinh ven mép nớc nh khoai
nớc, rau muống, cỏ ở ven bờ; các thực vật bậc cao trôi nổi trên mặt ao nh
bèo cái, bèo Nhật Bản, bèo tấm, các loại rong, trang, súng... Chúng cũng là
nguồn thức ăn cho một số loài cá.
199