Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.48 MB, 396 trang )
4.2.1 TUYỂN CHỌN, CẢI TẠO VÀ BẢO
QUẢN GIỐNG VSV
Tuyển chọn và cải tạo giống vi sinh vật cho enzyme có
hoạt lực cao: Yêu cầu đối với giai đoạn này là tuyển
chọn được chủng tổng hợp enzyme cần thiết, với lượng
đáng kể và hoạt tính cao. Môi trường tuyển chọn phân
lập thường từ đất, nước, lương thực, thực phẩm…. Tuy
nhiên các chủng phân lập theo phương pháp thông
thường, chỉ tổng hợp một lượng nhỏ enzym (enzyme bản
thể), người ta cần tiến hành gây đột biến bằng phương
pháp sinh học, lý, hóa học…để tạo chủng có khả năng
“siêu tổng hợp enzym” như: Phương pháp gây đột
biến; Phương pháp biến nạp; Phương pháp tiếp hợp
gene; Phương pháp tải nạp.
204
- Phương pháp gây đột biến:
Đây là phương pháp hay được dùng nhất nhằm để:
Tạo những đột
biến bị
giảm khả
năng
sinh tổng hợp repressor
hoặc tổng hợp
repressor có ái lực thấp với gene operator.
Tạo những đột biến tổng hợp enzim có cấu trúc bậc 1
thay đổi do đó có thể giảm độ thay đổi với kiểu kìm hãm
theo cơ chế liên hệ ngựơc.
Nếu sự thay đổi cấu trúc bậc 1 xảy ra ở vùng trung tâm
hoạt động hoặc ở gần đó thì có thể làm thay đổi rõ rệt
hoạt tính của enzim.
205
Gây đột biến ở đoạn gene hoạt hoá promotor để làm tăng
áp lực của nó đối với ARN- polymeraza do đó làm tăng
tốc độ sao chép mã.. Dùng biện pháp này có thể làm tăng
lượng glucoza-6-phosphatdehydrogenaza lên 6 lần.
Hiện tượng đột biến thường liên hệ với sự thay đổi một
gene, chẳng hạn bị “lồi” một bazơ khi tái tạo phân tử
ADN. Ví dụ ở một vị trí nào đó trên gene có thứ tự
nucleotit là G-X, nếu nó bị thay thế bằng A-T, T-A hoặc
X-G thì phân tử mARN được tổng hợp trên đoạn gene bị
lồi này cũng sẽ khác với mARN bình thường ở vị trí
tương ứng với chỗ “lồi” trên gene. Do đó sẽ tổng hợp
nên phân tử enzim khác với bình thường ở một số gốc
axít amin.
Để tạo một đột biến gene có thể dùng tác nhân vật lý (tia
tử ngoại, tia phóng xạ) hay hoá học (các hoá chất) tác
dụng lên tế bào sinh vật.
206
- Phương pháp biến nạp:
Là
sự biến đổi tính trạng di truyền của một nòi vi
sinh vật dưới ảnh hưởng của ADN trong dịch chiết
nhận được từ tế bào của vi sinh vật khác. Ở đây yếu
tố biến nạp là ADN. Sự chuyển vật liệu di truyền
(ADN) từ tế bào cho đến tế bào nhận có thể xảy ra
trong ống nghiệm (invitro) khi tế bào nhận tiếp xúc
với dịch chiết từ tế bào cho mà không có sự tiếp xúc
giữa các tế bào.
207
tế bào có thể nhân bất kỳ loại ADN nào chứ
không đòi hỏi phải là ADN từ các giống họ hàng.
Tuy nhiên tế bào chỉ có thể nhân một số đoạn ADN
nhất định, thường không quá 10 đoạn. Các đoạn
ADN được di truyền trong biến nạp có M=106-107
và phải có cấu trúc xoắn kép. Tế bào không tiếp
nhận các đoạn ADN có kích thước nhỏ hơn hoặc các
đoạn không có cấu trúc xoắn kép. Hiện tượng biến
nạp phổ biến ở nhiều loài vi sinh vật như:
Diplococus,
Staphylococus,
Hemophilus,
Agrobacterium, Rhizobium, Bacillus, Xantomonas.
Các
208
- Phương pháp tiếp hợp gene:
với biến nạp, ở đây vật liệu
di
truyền
chỉ được truyền từ tế bào cho đến
tế bào nhận khi hai tế bào tiếp xúc với nhau.
Do vây các vi sinh vật có khả năng biến nạp thì
sẽ không có khả năng tham gia tiếp hợp gene
nữa. Hiện nay quá trình tiếp hợp gene đã được
nghiên cứu ở một số loài vi khuẩn như E. coli,
salmonella, Pseudomonas aeruginosa.
Khác
209
- Phương pháp tải nạp :
Vật
liệu di truyền (ADN) được chuyển từ tế bào cho
sang tế bào nhận nhờ vai trò trung gian của thực
khuẩn thể (phage). Trong quá trình tải nạp, các đoạn
ADN được chuyễn từ tế bào cho đến tế bào tiếp hợp
với ADN của tế bào nhận. Do đó làm biến đổi tính
chất di truyền của tế bào nhận.
210
Bảo quản giống vi sinh vật: Bên cạnh việc chọn
giống thuần chủng, đã được kiểm tra đầy đủ về các đặc
tính hóa sinh, vi sinh, nuôi cấy, thì cũng cần lưu ý đến
điều kiện bảo quản giống. Thực tế khi bảo quản giống
gốc trong một thời gian có thể tạo ra các biến dị ngẫu
nhiên không mong muốn do đó định kỳ phải cấy chuyền
và kiểm tra lại các đặc tính ban đầu: Phương pháp cấy
chuyền; Phương pháp làm khô; Phương pháp đông khô;
Phương pháp bảo quản lạnh sâu.
211
-
-
Phương pháp cấy chuyền:
Đây là phương pháp phổ biến nhất dễ thực hiện bằng
cách giữ giống trên môi trường thạch (thạch nghiêng,
hộp petri,...) với thành phần môi trường nuôi cấy và điều
kiện nuôi cấy thích hợp cho giống vi sinh vật đó. Sau khi
giống đã mọc tốt cần bảo quản ở nhiệt độ lạnh 3-40C và
sau mỗi tuần phải cấy chuyền lại.
Khi cấy chuyền chỉ lấy bào tử hoặc khuẩn lạc mà không
nên lấy cả môi trường dinh dưỡng để bảo đảm không
chuyền các sản phẩm trao đổi chất vào môi trường mới
(có thể gây nên những biến đổi bất lợi không thể lường
hết được). Nếu là xạ khuẩn thì không nên bảo quản giống
trên môi trường thạch mà nên giữ trong đất đã khử trùng.
212
Để
kéo dài thời gian bảo quản giống từ hàng
tháng đến 1 năm, người ta phủ một lớp paraphin
lỏng đã tiệt trùng trên bề mặt giống để hạn chế
sự phát triển của nó. Cần lưu ý chỉ phủ lớp dầu
sau khi cấy vi sinh vật đạt đến độ chín sinh lý.
Phương pháp cấy chuyền rất có hiệu quả để bảo
quản các giống nấm men, vi khuẩn và rất hữu
hiệu, dễ dàng triển khai giống ra sản xuất lớn,
hạn chế các tai biến có thể dẫn đến hư hỏng
giống gốc.
213
Phương pháp làm khô :
Bằng cách giữ giống trên cát, đất, silicagen trong điều
kiện khô ráo (tất cả đều được khử trùng cẩn thận). Trong
điều kiện như vây sẽ hạn chế sự phát triển tiếp tục của
giống khi bảo quản. Phương pháp này rất hay được sử
dụng để bảo quản nấm mốc, xạ khuẩn, một vài loài nấm
men, vi khuẩn thời gian giữ giống có thể được 1 năm.
Phương pháp làm khô cũng thực hiện đơn giản, không
cần dụng cụ đắt tiền. Tuy nhiên giống như phương pháp
cấy chuyền thời gian bảo quản tương đối ngắn.
214