1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Thương mại >

CHƯƠNG 1: Tổng quan ngành ngân hàng Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.83 MB, 86 trang )


Khối NHTMQD chiếm ưu thế về vốn và nhà nước vẫn nắm quyền chi phối tại một

số NH đã cổ phần hóa: Các NHTMQD là các NH thuộc sở hữu của Nhà nước hoặc

đã được cổ phần hóa một phần nhưng chủ sở hữu chính vẫn là Nhà nước. Hầu hết

các NH trong khối này đều có lợi thế về qui mô vốn, với tổng vốn điều lệ của 4

NH lớn tại 31/12/2010 là 64.037 tỷ đồng, dẫn đầu là VBARD với 21.042 tỷ đồng.

Khách hàng truyền thống của khối này là các Tổng công ty nhà nước, tuy nhiên

việc cho vay các DN quốc doanh tiềm tàng nguy cơ nợ xấu nhiều hơn so với các

DN khác. Theo thống kê của NHNN, trong 2,5% nợ xấu toàn ngành của năm

2010, có tới 60% là nợ xấu của các DN quốc doanh. Thị phần tín dụng của khối

này đã sụt giảm đáng kể trong giai đoạn 2005 – 2010 mặc dù vẫn chiếm tỷ trọng

lớn nhất. Riêng 4 NH quốc doanh là BIDV, Agribank (VBARD), Vietcombank

(VCB) và Viettinbank (CTG) chiếm tới 48,3% tổng dư nợ cho vay của toàn ngành

trong năm 2010. Tính thêm NH Phát triển nhà ĐBSCL (MHB), tổng thị phần tín

dụng của nhóm các NHTMQD là 49,3%. Tuy nhiên, con số này thấp hơn nhiều so

với 74,2% tại thời điểm 2005. Thị phần huy động cũng sụt giảm từ 74,2% xuống

47,7% trong giai đoạn 2005 – 2010.



Khối NHTMCP có hoạt động linh hoạt và dần chiếm lĩnh thị phần của khối

NHTMQD: Các NHTMCP có cơ cấu cổ đông đa dạng hơn các NHTMQD, tập

trung vào hoạt động cho vay các DN vừa và nhỏ và hoạt động ngân hàng bán lẻ.

Thị phần của khối này tăng nhanh trong những năm gần đây do chiếm lĩnh được từ

khối NHTMQD, chiếm 37,1% thị phần tín dụng của toàn ngành trong năm 2010

với tổng số vốn điều lệ lên tới 151.590 tỷ đồng. Tuy nhiên, qui mô của nhóm NH

này vẫn nhỏ hơn nhiều so với các NHTM quốc doanh. Dẫn đầu vềvốn điều lệ

trong nhóm này là Eximbank (EIB) với 10.560 tỷ đồng, theo sau đó là ACB với

9.377 tỷ đồng và Sacombank (STB) với 9.179 tỷ đồng. Một số NHTMCP khác

6



cũng có vốn điều lệ trên 5.000 tỷ đồng bao gồm NH Quân đội (MB), NH Kỹ

thương (TCB), NH Hàng Hải Việt Nam (MSB) và NH Đông Nam Á (SEAB). Hầu

hết các NHTMCP còn lại đều có vốn điều lệ quanh mức 2.000 - 3.000 tỷ đồng.

Trong điều kiện lạm phát tăng cao của năm 2011, nhiều NH yếu về thanh khoản

bắt buộc phải huy động bằng mọi giá để đảm bảo hoạt động, dẫn đến tình trạng

chạy đua lãi suất như thời gian vừa qua.

Khối NHNN & LD Khối NHTM CP Khối NHTM QDCÔNG TY CHỨNG

KHOÁN VIETCOMBANK BÁO CÁO NGÀNH NGÂN HÀNG

Khối NHNNg và liên doanh có những động thái tích cực nhằm thâm nhập

sâu hơn vào thị trường Việt Nam: Thế mạnh của khối NH này là mảng ngân hàng

bán lẻ với chất lượng dịch vụ vượt trội và sản phẩm cung cấp đa dạng hơn so với

các NHTM trong nước. Đây cũng là mảng thị trường còn nhiều tiềm năng phát

triển mà các NH trong nước chưa khai thác được. Trong thời gian vừa qua, các

NH lớn như HSBC, Citibank (Citi), ANZ, Standard Chartered (S.C) và Deutsche

Bank đều không ngừng mở rộng hoạt động của mình. Citi và S.C chính thức triển

khai hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Hà Nội vào tháng 10/2010, trong khi HSBC

khai trương 2 chi nhánh mới tại Đà Nẵng và Cần Thơ trong T9.2010. Một loạt các

chi nhánh NHNN khác như Huanan, Chinatrust và Mizuho cũng tăng mạnh vốn

được cấp vào thời điểm cuối năm 2010. Ngoài ra, một vài NHNNg vẫn đang nắm

giữ cổ phần tại các NHTM trong nước.Thị phần của khối NHNNg và liên doanh

không có nhiều biến động, đặc biệt là thị phần huy động do các NHNNg bị hạn

chế về huy động vốn trên mức vốn được cấp. Thị phần huy động và cho vay của

nhóm NH này trong 2010 lần lượt là 8,9% và 13,6%. Mặc dù bắt đầu từ năm 2011,

hạn chế về huy động tiền gửi được xóa bỏ nhưng khối NH này sẽ cần một thời

gian nhất định để có thể thay đổi miếng bánh thị phần do về tương quan qui mô

mạng lưới của các NHNNg vẫn còn rất nhỏ so với các NHTM trong nước.



7



1.2. Diễn biến ngành ngân hàng Q2.2012

Trần lãi suất huy động giảm mạnh. Lãi suất cho vay kỳ vọng tiếp tục giảm

xuống dưới 15%.

Trần lãi suất huy động giảm mạnh 4% trong Q2 và có khả năng ổn định đến

cuối năm. Lãi suất cho vay đang tiệm cận dần tới mức kỳ vọng của doanh nghiệp.

Cùng với đà giảm của lãi suất huy động, lãi suất cho vay cũng được các ngân hàng

giảm mạnh từ mức 20% -22%/năm vào cuối Q1 xuống mức 14% - 17%/năm vào

cuối Q2. Có thể thấy, lãi suất cho vay đang tiệm cận dần với mức chấp nhận được

của doanh nghiệp (14% - 15%). Tuy nhiên, đây chỉ là mức lãi suất dành cho các

khoản cho vay mới, trong khi các khoản vay cũng vẫn phải chịu mức lãi suất cao

hơn tương đối nhiều. Nhằm tháo gỡ khó khăn này, Thống đốc NHNN đã yêu cầu

các NHTM giảm lãi suất các khoản vay cũ xuống 15% từ ngày 15/07/2012.



Tín dụng được cải thiện trong Q2

Tín dụng tăng trưởng dương 0,76% trong 6T2012. Tuy nhiên hoạt động cho vay

chủ yếu tập trung ở một số ngân hàng lớn, chưa được cải thiện đồng đều trên toàn

hệ thống.



Thanh khoản của hệ thống ngân hàng ổn định nhưng dòng tiền vẫn quanh

quẩn trong hệ thống và chưa đến được với doanh nghiệp



8



Sự sôi động của thị trường trái phiếu, tín phiếu với tỷ trọng tham gia cao của các

ngân hàng cho thấy thanh khoản của hệ thống ngân hàng tương đối dồi dào.

(1) Trên thị trường trái phiếu, tổng lượng trái phiếu Kho bạc Nhà nước và Chính

phủ bảo lãnh phát hành trên thị trường sơ cấp đạt 87,464 nghìn tỷ đồng (+22% yo-y). 67,8% tổng số TPCP được mua bởi các NHTM trong nước. Trên thị trường

thứ cấp, tổng giao dịch trái phiếu lên tới 71,112 nghìn tỷ đồng, tăng 2,07 lần so

với cùng kỳ năm trước.

(2) Thị trường tín phiếu sau một thời gian dài chỉ có tín phiếu Kho bạc Nhà nước

được phát hành (giá trị 7.371 tỷ đồng với kỳ hạn 1 năm trong 6T2012), kể từ cuối

Q1, NHNN cũng đã phát hành tín phiếu với các kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, và 6

tháng nhằm rút một lượng tiền lớn đã cung ra nền kinh tế để mua ngoại hối đưa

vào dự trữ.

(3) Thị trưởng mở với hoạt động bơm tiền qua nghiệp vụ thông thường có xu

hướng giảm mạnh trong Q2. Sau khi một lượng tiền lớn được cung ra cho dịp Tết

Nguyên đán, NHNN đã liên tục rút tiền về trên thị trường mở. Theo đó, số dư trên

thị trường này đã giảm mạnh từ mức gần 80 nghìn tỷ đồng sau Tết xuống còn 1

nghìn tỷ đồng vào cuối tháng 6. Tuy nhiên, việc tham gia nhiều vào thị trường trái

phiếu của các ngân hàng hơn mức dùng cho quản trị thanh khoản cũng cho thấy

dòng tiền vẫn quanh quẩn trong hệ thống ngân hàng, chưa đến được với các doanh

nghiệp và do đó, không hỗ trợ được nhiều cho mức tăng trưởng tín dụng trong thời

gian qua. Tuy vậy, chúng tôi cho rằng tín dụng doanh nghiệp sẽ được mở rộng

thêm khi lãi suất cho vay trong tương quan với rủi ro đã bắt đầu hấp dẫn hơn tỷ

suất sinh lời trên thị trường trái phiếu



Siết chặt hoạt động trên thị trường liên ngân hàng

Ngày 18/06/2012, NHNN ban hành Thông tư 21/2012/TT-NHNN quy định về

hoạt động cho vay, đi vay; mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các TCTD, chi

nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực từ 1/9/2012.Một số điểm chính ảnh

hưởng tới hoạt động của các ngân hàng được đề cập dưới đây:

9



(1) TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được gửi tiền, nhận tiền gửi

(trừ tiền thanh toán) tại TCTD, chi nhánh NH nước ngoài khác. Quan hệ gửi và

nhận tiền được chuyển sang vay và cho vay, kéo theo các NHTM giao dịch liên

ngân hàng sẽ bị hạn chế một số quy định như tăng trích lập dự phòng rủi ro và

phải có hợp đồng mua bán chứ không dựa trên uy tín như trước đây.

(2) Các TCTD muốn được giao dịch liên ngân hàng phải không có các khoản nợ

quá hạn đối với các giao dịch từ 10 ngày trở lên tại thời điểm thực hiện giao dịch

(đối với bên đi vay). Quy định này nhằm hạn chế tình trạng nợ xấu xảy ra trên thị

trường liên ngân hàng như trong thời gian gần đây. Theo đó, việc thực hiện Thông

tư 21 sẽ giúp thị trường liên NH đi vào quy củ, hoạt động lành mạnh, an toàn hơn.

(3) Các TCTD phải thực hiện phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý

các khoản vay theo quy định. Điều này có thể làm tăng chi phí đối với các NHTM.

Nhưng do chưa có hướng dẫn cụ thể phải trích lập dự phòng bao nhiêu, nên chưa

thể xác định được mức ảnh hưởng đối với NHTM.

Nợ xấu tăng mạnh trong Q2 nhưng các biện pháp giải quyết không có

tiến triển mới.

Nợ xấu toàn hệ thống đạt 8,6% vào cuối tháng 4. Việc thành lâp công ty mua bán

nợ xấu sẽ không thể xảy ra trong thời gian ngắn. Một loạt các con số về nợ xấu

được công bố trong Q2, trong đó 2 con số gần đây nhất là 4,47% tại 31/05/2012

(tương đương hơn 117.000 tỷ đồng) theo báo cáo của các TCTD và 8,6% tại

31/03/2012 (tương đương hơn 202.000 tỷ đồng) theo kết quả giám sát của cơ quan

thanh tra NHNN



NHNN công bố một loạt thông tin quan trọng.

Tổng dư nợ cho vay đạt 2.617.320 tỷ đồng tính đến 30/042012. Cho vay xây dựng

và bất động sản chiếm 14,74%. Tổng tài sản của toàn hệ thống là 4.868.650 tỷ

đồng, trong đó khối NHTMQD chiếm 39,8% và NHTMCP chiếm 45,4%. Tỷ lệ

CAR đạt 14,55% với mức cao nhất thuộc về khối NHLD (32,54%). Tổng tín dụng

đối với nền kinh tế đạt 2.617.320 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ cho vay lĩnh vực xây

dựng và bất động sản chiếm 14,74%.

10



1.3. Triển vọng ngành ngân hàng Q3.2012

Lãi suất cho vay tiếp tục hạ, tín dụng kỳ vọng tăng trưởng khả quan

hơn trong Q3.Việc NHNN yêu cầu giảm lãi suất cho các khoản vay cũ xuống

15% sẽ có khả đẩy nhanh việc giảm lãi suất cho vay trên diện rộng. Tiếp tục có sự

phân hóa rõ ràng hơn trong hệ thống ngân hàng Các NH có chi phí vốn thấp,

chất lượng quản lý rủi ro tốt và cơ sở khách hàng chất lượng sẽ có lợi thế. Sự kiện

hạ lãi suất các khoản vay cũ xuống 15% lần này sẽ càng tạo nên sự phân hóa rõ

nét trong hệ thống ngân hàng. Những ngân hàng có thể áp dụng ngay và rộng rãi

việc hạ lãi suất này phải là những ngân hàng có nguồn vốn dồi dào và chi phí vốn

đầu vào tương đối thấp, cơ sở khách hàng khỏe mạnh và chất lượng quản lý rủi ro

tốt. Trong khi đó, các ngân hàng yếu hơn sẽ phải chấp nhận hoặc giảm bớt lợi

nhuận hoặc một bộ phận khách hàng sẽ chuyển qua các ngân hàng đối thủ. Đây sẽ

là cơ hội để các ngân hàng hoạt động hiệu quả giảm bớt một phần gánh nặng nợ

xấu và mở rộng cơ sở khách hàng của mình.

Các ngân hàng có xu hướng đẩy mạnh cho vay cá nhân trong thời gian

tới. Ngay cả những ngân hàng lớn tập trung về hoạt động bán buôn cũng định

hướng đẩy mạnh cho vay tiêu dùng trong thời gian tới.Mặc dù lĩnh vực cho vay

doanh nghiệp bị thu hẹp do tình hình sản xuất đình trệ, nhu cầu vay tiêu dùng hay

mua nhà ở, mua ô tô vẫn ở mức cao. Đây cũng là lĩnh vực có mặt bằng lãi suất cao

hơn và rủi ro thấp hơn so với cho vay doanh nghiệp. Khi mặt bằng lãi suất cho vay

đã giảm dần, các ngân hàng hoàn toàn có thể đẩy mạnh hoạt động này để thúc đẩy

thêm nguồn thu nhập lãi.



Ngân hàng được phép tăng trưởng tín dụng vượt chỉ tiêu, tuy nhiên nhiều

ngân hàng khó có khả năng đạt chỉ tiêu năm 2012

Ngân hàng có kế hoạch tăng tín dụng vượt chỉ tiêu có thể báo cáo để NHNN xem

xét. Tuy nhiên, khả năng sẽ có ít ngân hàng xin thêm chỉ tiêu. Đại diện NHNN chi

nhánh TP. HCM cho biết chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của thành phố này đã được

điều chỉnh giảm từ mức 17% xuống còn 8-10%, vì không thể đạt được chỉ tiêu cũ.

Dự báo tăng trưởng tín dụng toàn ngành Ngân hàng cũng chỉ ở mức 12%. Vì vậy,

chúng tôi cho rằng số ngân hàng tăng trưởng cao hơn trung bình ngành là không

nhiều.

11



SBU



dịch vụ



thị phần



A



Dư nợ

dụng



B



Huy động vốn



14



16,2 / 14,8 / 16%

14



C



thẻ



30



42 / 17 / 17



tín 8,1



thi phần top 3 tốc độ

DN

trưởng

17,9 / 11,4 / 8%

11,4



24%



Trong đó dư nợ tín dụng:AGRB 17,9% , BIDV 11,4%, CTG 11,4%

Huy động vốn: CTG 16,2% , BIDV 14,8%, VCB 14%

Thẻ:



VCB 30%,



Donga 17%,



RMS (A) = 8,1 / 17,9 = 0,45

RMS (B) = 14 / 16,2 = 0,86

RMS (C) = 30 / 17 = 1,76



12



AGRB 17%



tăng



Tốc độ tăng trưởng

30%



15%



2X



1X



tín



0

Thị phần

Trong đó:

Tín dụng



thẻ



huy động vốn



13



CHƯƠNG 2: Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại

thương Việt Nam

1.4.



Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt

Nam

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP

Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức đi vào hoạt động ngày

01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa

chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính

thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi

thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần

đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán

VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM

Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có lợi thế rõ nét

trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng,

phát triển các sản phẩm, dịch vụ điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Các dịch

vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, VCB Cyber Bill

Payment,…đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi,

nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, dần tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt

(qua ngân hàng) cho khách hàng

Sau gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có trên

12.500 cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại

diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở

Giao dịch, 78 chi nhánh và hơn 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con

tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 5

công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ

thống Autobank với 1.700 ATM và 22.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS)

trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300

ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có chuyên môn vững vàng, nhạy

bén với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao…Vietcombank

luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của hơn 6

triệu khách hàng cá nhân.

Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên Vietcombank đã,

đang và sẽ luôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank xứng đáng với vị thế là “Ngân

hàng hàng đầu vì Việt Nam thịnh vượng”

Tên đầy đủ bằng Tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại

thương Việt nam

14



Tên đầy đủ bằng Tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Foreign

Trade of Viet Nam.

Tên giao dịch: Vietcombank

Tên viết tắt tiếng Anh: Vietcombank – VCB

Trụ sở chính: 198 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, HN

Điện thoại: (84.4) 9.343.137

Fax: (84.4) 8.241.395

Telex: 411504/411209 VCB VT

SWIFT: BFTV VNVX

Website : www.vietcombank.com.vn

1.5. Tầm nhìn và sứ mạng kinh doanh của Ngân hàng VCB

Trên cơ sở đánh giá môi trường kinh doanh cùng với kinh nghiệm hoạt động trải

qua 45 năm, NHNT đã khẳng định vị thế hàng đầu của mình trên thị trường. Từ

đó, NHTMCP NTVN xác định tầm nhìn và chiến lược kinh doanh như sau:

1.5.1. Tầm nhìn chiến lược

Xây dựng NHTMCP NTVN thành Tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng

trên cơ sở áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất, duy trì vai trò chủ đào tạo tại Việt

Nam và trở thành một trong 70 định chế tài chính hàng đầu Châu Á vào năm 2015

– 2020, có phạm vi hoạt động quốc tế.

NHTMCP NTVN xác định chiến lược phát triển tập trung vào các nội dung:

• Tiếp tục đổi mới và hiện đại hóa toàn diện mọi mặt hoạt động - bắt kịp với

trình độ khu vực và thế giới

• Tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế sẵn có của NHNT cũng như của các cổ

đông mới – phát triển, mở rộng lĩnh vực hoạt động một cách hiệu quả theo

cả chiều rộng và chiều sâu.

1.5.2. Sứ mạng kinh doanh của VCB

• Luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt

• Bảo đảm tương lai trong tầm tay của khách hàng

• Sự thuận tiện trong giao dịch và các hoạt động thương mại trên thị trường

15



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

×