Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.08 KB, 26 trang )
Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
Căn cứ vào Điều 3, Chương 1 của Luật phá sản thì doanh nghiệp lâm vào
tình trạng phá sản là trường hợp: Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã không có khả
năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu.
Nghiên cứu dấu hiệu này, về phương diện lý luận cũng như thực tiễn cần
xem xét một số khía cạnh sau:
•
Mất khả năng thanh toán không có nghĩa cạn kiệt tài sản, doanh nghiệp có thể có
•
rất nhiều tài sản nhưng vẫn mất khả năng thanh toán vì tài sản đó không bán được.
Mất khả năng thanh toán không chỉ doanh nghiệp không thanh toán được nợ mà nó
còn thể hiện doanh nghiệp lâm vào tình trạng tài chính tuyệt vọng, nghĩa là không
thể trả được nợ, không có lối thoát trừ phi có sự can thiệp của tòa án hoặc giúp đỡ
•
của chủ nợ.
Đối với các doanh nghiệp tư nhân, nếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh có
giao kết bất kỳ hợp đồng nào sau đó phát sinh ra các khoản nợ thì những khoản nợ
•
này được coi là cơ sở đánh giá tình trạng phá sản của doanh nghiệp.
Pháp luật không quy định cụ thể mất khả năng thanh toán một khoản nợ bao nhiêu
thì coi là lâm vào tình trạng phá sản, vì tình hình tài chính trong các doanh nghiệp
•
khác nhau.
Bản chất của việc mất khả năng thanh toán có thể trùng với biểu hiện bên ngoài là
trả được nợ hay không. Nhiều doanh nghiệp không trả được nợ nhưng điều này chỉ
mang tính chất nhất thời, ngược lại, có những doanh nghiệp sự trả nợ chỉ là trá
hình, che đậy tình trạng tài chính tuyệt vọng của doanh nghiệp.
Với định nghĩa trên có thể thấy, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
chưa chắc đã phải chấm dứt hoạt động và sự tồn tại của nó. Nó chỉ có thể bị chấm
dứt hoạt động và bị tuyên bố phá sản sau khi chủ nợ có đơn yêu cầu toà án tuyên
bố phá sản doanh nghiệp và có quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp có hiệu
lực của toà án có thẩm quyền. Nếu các chủ nợ không làm đơn yêu cầu tuyên bố
phá sản doanh nghiệp tới toà án thì doanh nghiệp đó vẫn hoạt động bình thường.
Phá sản – thủ tục phục hồi doanh nghiệp hoặc thanh lý nợ đặc biệt
•
Tính chất đặc thù của thủ tục phục hồi doanh nghiệp
Tính chất đặc thù của thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá
sản được nhìn nhận trong mối quan hệ so sánh với quá trình tự phục hồi doanh
nghiệp khi kinh doanh khó khăn hoặc thua lỗ nhưng chưa bị yêu cầu mở thủ tục
phá sản. Sự khác biệt cơ bản giữa hai quá trình là quá trình tự phục hồi là giải pháp
doanh nghiệp chủ động thực hiện còn phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng
phá sản lại là thủ tục tư pháp.
•
Tính đặc thù của thủ tục thanh lý nợ đặc biệt.
Để bảo vệ chủ nợ, bản thân doanh nghiệp mắc nợ và những người có liên
quan, xác định quyền và nghĩa vụ của các bên khi phá sản thì việc giải quyết phá
sản phải được thực hiện theo một thủ tục đặc biệt khác với thủ tục đòi nợ và thanh
toán thông thường. Điều đó thể hiện ở những nội dung sau:
−
−
Việc đòi nợ và thanh toán nợ mang tính tập thể.
Việc đòi nợ và thanh toán các khoản nợ thông qua một cơ quan đòi nợ có
−
thẩm quyền.
Thanh toán các khoảng nợ được tiến hành trên cơ sở số tài sản còn lại của
−
doanh nghiệp.
Việc thanh toán được tiến hành sau khi có quyết định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền.
2.2.
Phân loại phá sản
Có thể dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại phá sản. Thông thường,
khoa học pháp lý nêu ra ba tiêu chí sau:
•
Xét về bản chất của các nguyên nhân dẫn đến phá sản:
Phá sản trung thực: thường là do những nguyên nhân khách quan hoặc bất
khả kháng
Phá sản gian trá: thường gắn với những hành vi gian trá của chủ doanh
nghiệp hoặc người quản lí, điều hành doanh nghiệp nhằm chiếm đoạt tài sản của
các chủ nợ.
•
Xét về cơ sở phát sinh quan hệ pháp lý về phá sản:
Phá sản tự nguyện: là trường hợp doanh nghiệp mắc nợ làm đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản.
Phá sản bắt buộc: là trường hợp chủ nợ yêu cầu Tòa án mở thủ tục giải
quyết phá sản doanh nghiệp mắc nợ.
•
Xét về đối tượng và phạm vi điều chỉnh của pháp luật
Phá sản doanh nghiệp
Phá sản cá nhân
Ở Việt Nam Luật phá sản 2004 xác định đối tượng áp dụng là các doanh
nghiệp và hợp tác xã. Luật không điều chỉnh việc phà sản của cá nhân.
3. Đối tượng áp dụng của
3.1.
Luật phá sản 1993
Luật phá sản Doanh nghiệp
Luật phá sản Doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 30/12/1993 và có
hiệu lực từ ngày 01/7/1994.
Luật áp dụng cho doanh nghiệp phá sản trong quá trình kinh doanh, không
áp dụng cho cá nhân vỡ nợ dân sự, không tuyên bố xoá nợ, không phân chia tái tổ
chức và thanh lý sản nghiệp như là hai sự lựa chọn cơ bản cho chủ nợ và doanh
nghiệp mắc nợ.
3.2.
Luật phá sản 2004
Luật PS 2004 quy định đối tượng áp dụng của luật phá sản là các doanh
nghiệp như: công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư
nhân, doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã. Luật PS 2004 không áp dụng cho các
chủ thể như hộ kinh doanh, tổ hợp tác kinh doanh.
Trích dẫn điều 2, chương I, Luật phá sản 2004
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Luật này áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
(hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gọi chung là hợp tác xã) được thành lập và hoạt
động theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định cụ thể danh mục và việc áp dụng Luật này đối với
doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp, hợp
tác xã hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và trong các lĩnh
vực khác thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu.”
Như vậy, luật phá sản được áp dụng đối với các loại hình doanh nghiệp hợp
tác xã và liên hợp tác xã được thành lập theo quy định của pháp luật.
Các loại hình doanh nghiệp bao gồm các hình thức sở hữu Nhà nước sở hữu
chung hay sở hữu tư nhân: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các loại hình công ty (CT TNHH, CT CP, Công
ty hợp danh).
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kể cả doanh nghiệp liên
doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài vẫn thuộc đối tượng điều
chỉnh của Luật phá sản. Tuy nhiên, doanh nghiệp nước ngoài ( hiểu là doanh
nghiệp mang quốc tịch nước ngoài, chỉ hiện diện thương mại ở Việt Nam thông
qua chi nhánh, văn phòng đại diện) thì không thể bị tuyên bố phá sản tại Việt Nam,
trường hợp này sẽ được giải quyết theo quy định của Luật dân sự và Luật tố tụng
dân sự.
Hộ kinh doanh cá thể không phải là doanh nghiệp nên không thuộc đối
tượng áp dụng của luật phá sản, khi hộ kinh doanh cá thể lâm vào tình trạng phá
sản được giải quyết theo quy định của Luật dân sự và Luật tố tụng dân sự.