Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.08 KB, 26 trang )
Pháp luật phá sản Việt Nam đã được xây dựng theo khuynh hướng quy định
nhiều hình thức phục hồi khác nhau để doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
lựa chọn, áp dụng. Cụ thể là, Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 và Luật phá sản
năm 2004 đã không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ mà còn
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cả doanh nghiệp mắc nợ và đặc biệt là đã
không coi phá sản là một tội phạm như quan niệm của một số nước trên thế giới.
Điều này có thể thấy qua việc pháp luật quy định hàng loạt những quyền cho doanh
nghiệp mắc nợ trong quá trình giải quyết phá sản. Chẳng hạn, kể từ thời điểm Tòa
án ra quyết định mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, tất cà quyền đòi nợ đều được
đình chỉ và giải quyết theo một thủ tục chung duy nhất do Tòa án tiến hành, đồng
thời nghiêm cấm việc đòi nợ một cách riêng lẻ. Ngay sau khi ra quyết định mở thủ
tục phá sản, doanh nghiệp mắc nợ cũng có quyền xây dựng phương án hòa giài và
giài pháp tổ chức lại sản xuất kinh doanh trình Hội nghị chủ nợ xem xét thông qua
(Điềm b, khoản 1 Điều 64 LPS 2004). Ngoài ra, con nợ còn có quyền cử người đại
diện tham gia tổ quản lí tài sản và tổ thanh toán tài sản, quyền được khiếu nại danh
sách chủ nợ, khiếu nại quyết định tuyên bố phá sản… Khi có quyết định mở thủ
tục thanh lí, tài sản còn lại của doanh nghiệp sẽ được thanh toán cho các chủ nợ
theo thủ tục nhất định; sau khi thanh toán, mọi khoản nợ của doanh nghiệp, cho dù
chưa được thanh toán đày đủ cũng đucợ coi là đã thanh toán và các chủ nợ không
có quyền đòi nợ nữa, trừ một vài ngoại lệ được quy định trong Luật phá sản của
từng nước.
•
Thứ ba, pháp luật phá sản góp phần vào việc bảo vệ lợi ích của người lao
động
Phá sản không chỉ gây ra hậu quả xấu cho các chủ nợ, con nợ mà cho cả
người lao động. Điều này trước hết thể hiện ở chỗ, chính vì có phá sản mà người
lao động phải mất việc làm, lâm vào tình cảnh thất nghiệp. Do vậy, muốn bảo vệ
người lao động, trước hết phải làm sao để doanh nghiệp không bị phá sản. Cơ chế
phục hồi doanh nghiệp được pháp luật đề ra chính là để thực hiện chủ trương này
vì trên thực tế, cứu được doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng phá sản cũng chính là
cứu người lao động thoát khỏi tình trạng thất nghiệp. Nhưng mặt khác, khi người
lao động làm việc mà không được đủ trả lương trong thời gian dài thì Nhà nước
cũng cần phải tạo ra một phương thức nào đó d8e63 họ có thể đòi được số tiền
lương mà doanh nghiệp nợ. Để thực hiện mục tiêu này, pháp luật phá sản phải quy
định cho họ một số quyền như được nộp đơn mở thủ tục phá sản, quyền được tham
gia quá trình giải quyết vụ việc phá sản, quyền được ưu tiên thanh toán nợ lương
và các khoản tiền hợp pháp khác mà họ được hưởng trước các khoản nợ thông
thường của doanh nghiệp …
•
Thứ tư, pháp luật phá sản góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
Theo lẽ thường, khi mà con nợ có quá nhiều chủ nợ nhưng mà có quá ít tài
sản để thanh toán nợ thì việc các chủ nợ tranh giành nhau tài sản của con nợ là điều
rất có thể xảy ra. Để tránh trường hợp các chủ nợ tự do tước đoạt các tài sản của
con nợ một cách vô tổ chức, không công bằng, Nhà nước nào cũng cần có biện
pháp để can thiệp vào việc đòi nợ này để tránh các hệ quả tiêu cực như vừa nêu
trên. Thủ tục phà sản chính là một công cụ pháp lý có khả năng giúp Nhà nước đưa
ra nhiều cơ chế để thực hiện việc thanh toán nợ một cách công bằng giữa các chủ
nợ. Căn cứ vào pháp luật phá sản, Tòa án sẽ thay mặt Nhà nước đứng ra giải quyết
một cách công bằng, khách quan mối xung đột về lợi ích giữa các chủ nợ và con nợ
và điều đó sẽ góp phần đảm bảo trật tự, an toàn trong xã hội.
•
Thứ năm, pháp luật phá sản góp phần làm lành mạnh hóa nền kinh tế, thúc đẩy
hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả hơn
Phá sản không phải là hiện tượng hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực. Xét trên
phạm vi toàn cục của nền kinh tế thì việc phá sản và giải quyết phá sản là có ý
nghĩa tích cực. Điều này được thể hiện ở những điểm như sau:
-
Phá sản và pháp luật phá sản là công cụ răn đe các nhà kinh doanh, buộc họ
phải năng động, sáng tạo nhưng cũng phải thận trọng trong khi hành nghề.
Một thái độ hành nghề, trong đó có sự kết hợp giữa tính ăng động, sáng tạo
và tính cẩn trọng là hết sức cần thiết vì nó giúp các nhà kinh doanh đưa ra
những quyết định hợp lí – tiền đề cho sự làm ăn có hiệu quả của từng doanh
nghiệp. sự làm ăn có hiệu quả của các doanh nghiệp riêng lẻ đương nhiên sẽ
-
sự làm ăn có hiệu quả cảu cả nền kinh tế nói chung.
Pháp luật phá sản không chỉ là công cụ răn đe, buộc các doanh nghiệp phải
luôn luôn tự hoàn thiện mình để tồn tại và phát triển mà còn là cơ sở pháp lí
để xóa bỏ các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, tạo ra môi trường
kinh doanh lành mạnh cho các nhà đầu tư. Thông qua thủ tục phá sản, những
doanh nghiệp thua lỗ triền mien, nợ nần chồng chất như những con bệnh
trong nền kinh tế đều phải được xử lí, đưa ra khỏi thương trường. Như vậy,
thủ tục phá sản đã góp phần tạo ra môi trường pháp lí an toàn, lành, mạnh –
một yếu tố không thể thiếu được cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế.