Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.08 KB, 26 trang )
nhân, doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã. Luật PS 2004 không áp dụng cho các
chủ thể như hộ kinh doanh, tổ hợp tác kinh doanh.
Trích dẫn điều 2, chương I, Luật phá sản 2004
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Luật này áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
(hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gọi chung là hợp tác xã) được thành lập và hoạt
động theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định cụ thể danh mục và việc áp dụng Luật này đối với
doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp, hợp
tác xã hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và trong các lĩnh
vực khác thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu.”
Như vậy, luật phá sản được áp dụng đối với các loại hình doanh nghiệp hợp
tác xã và liên hợp tác xã được thành lập theo quy định của pháp luật.
Các loại hình doanh nghiệp bao gồm các hình thức sở hữu Nhà nước sở hữu
chung hay sở hữu tư nhân: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các loại hình công ty (CT TNHH, CT CP, Công
ty hợp danh).
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kể cả doanh nghiệp liên
doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài vẫn thuộc đối tượng điều
chỉnh của Luật phá sản. Tuy nhiên, doanh nghiệp nước ngoài ( hiểu là doanh
nghiệp mang quốc tịch nước ngoài, chỉ hiện diện thương mại ở Việt Nam thông
qua chi nhánh, văn phòng đại diện) thì không thể bị tuyên bố phá sản tại Việt Nam,
trường hợp này sẽ được giải quyết theo quy định của Luật dân sự và Luật tố tụng
dân sự.
Hộ kinh doanh cá thể không phải là doanh nghiệp nên không thuộc đối
tượng áp dụng của luật phá sản, khi hộ kinh doanh cá thể lâm vào tình trạng phá
sản được giải quyết theo quy định của Luật dân sự và Luật tố tụng dân sự.
Công ty nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã thường xuyên, trực tiếp cung
ứng sản phẩm dịch vụ công ích thiết yếu và doanh nghiệp phục vụ quốc phòng, an
ninh đều thuộc đối tượng điều chỉnh của luật phá sản: Chính phủ đã quy định cụ
thể về áp dụng luật phá sản đối với các đối tượng này tại nghị định 67/ 2006 NĐCP ngày 11/7/2006 hướng dẫn áp dụng luật phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt
và tổ chức, hoạt động của tổ quản lí, thanh lí tài sản.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng
là những lĩnh vực đặc thù, có ảnh hưởng sâu rộng đến kinh tế xã hội nhưng những
chủ thể đó vẫn là những chủ thể kinh doanh hoạt động trên thị trường và bình đẳng
với các thể kinh doanh khác nên những chủ thể này vẫn thuộc sự điều chỉnh của
luật phá sản đối với chủ thể trên tại nghị định 114/2008/NĐ-CP và nghị định
05/2010 NĐ-CP
Nghị quyết 03/2005/HĐTP-TANDTC về việc hướng dẫn thi hành một số
quy định của Luật phá sản ghi nhận thêm:
Khi nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp hợp tác xã,
Toà án phải kiểm tra trong danh mục cụ thể do Chính phủ quy định về doanh
nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp, hợp tác xã
hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và trong các lĩnh vực khác
thường xuyên, trực tiếp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu có doanh
nghiệp, hợp tác xã này hay không, để thực hiện như sau:
-
Nếu doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản thuộc danh mục
cụ thể do Chính phủ quy định, thì Toà án chỉ thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản khi có đầy đủ các điều kiện nộp đơn do Chính phủ quy định đối với
doanh nghiệp, hợp tác xã đó. Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản,
việc tiến hành thủ tục phá sản phải thực hiện đúng theo quy định của Chính
phủ về thi hành Luật phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã này.
-
Nếu doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản không thuộc
danh mục cụ thể do Chính phủ quy định, thì Toà án tiến hành thủ tục phá sản
theo quy định của Luật phá sản, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn
thi hành luật phá sản và hướng dẫn trong nghị quyết 03/2005.
Tóm lại, Luật phá sản 2004 có sự thay đổi phạm vi điều chỉnh so với Luật
phá sản doanh nghiệp 1993. Theo đó đối tượng áp dụng của đạo luật này không chỉ
là các doanh nghiệp mà bao gồm cả hợp tác xã và liên minh hợp tác xã.
4.
•
Đối tượng có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Quyền nộp đơn của các chủ nợ
Theo khoản 1 Điều 13 Luật phá sản 2004:
Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì các
chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đều có quyền nộp đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
Khoản 1, 2 Điều 6 Luật phá sản 2004 ghi nhận:
-
Chủ nợ có bảo đảm là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của
doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.
-
Chủ nợ có bảo đảm một phần là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài
sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ 3 mà giá trị tài sản bảo
đảm ít hơn khoản nợ đó.
•
Quyền nộp đơn của người lao động
Theo khoản1, Điều 14, Luật phá sản 2004:
Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được lương, các
khoản nợ khác cho người lao động và nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào
tình trạng phá sản thì người lao động cử người đại diện hoặc thông qua đại diện
công đoàn nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã
đó.
Đại diện cho người lao động được cử hợp pháp sau khi được quá nửa số
người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã tán thành bằng cách bỏ phiếu kín
hoặc lấy chữ ký; đối với doanh nghiệp, hợp tác xã quy mô lớn, có nhiều đơn vị trực
thuộc thì đại diện cho người lao động được cử hợp pháp phải được quá nửa số
người được cử làm đại diện từ các đơn vị trực thuộc tán thành
•
Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ sỡ hữu doanh nghiệp nhà nước
Theo khoản 1, Điều 16, Luật phá sản 2004:
Khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản mà doanh
nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì đại diện
chủ sở hữu của doanh nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với
doanh nghiệp đó.
•
Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của các cổ đông công ty cổ phần
Theo khoản 1, Điều 17, Luật phá sản 2004:
Khi nhận thấy công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản thì cổ đông hoặc
nhóm cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo điều lệ của công
ty; nếu điều lệ công ty không quy định thì việc nộp đơn được thực hiện theo nghị
quyết của đại hội cổ đông. Trường hợp điều lệ công ty không quy định mà không
tiến hành được đại hội cổ đông thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số
cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần đó.
•
Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của thành viên hợp danh
Theo khoản 1, Điều 17, Luật phá sản 2004:
Khi nhận thấy công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản thì thành viên
hợp danh có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh
đó.