1. Trang chủ >
  2. Thể loại khác >
  3. Tài liệu khác >

Kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lí cảm xúc của bản thân.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.49 KB, 39 trang )


- Cảm xúc: Sợ, Lo lắng, Tức giận, Ấm ức, Khó chịu,

Trầm cảm/cảm thấy buồn bã.

Phủ nhận cảm xúc, Muốn khóc, chạy, trốn, hung

hăng hơn...

- Nhận thức: Suy nghĩ theo một chiều; Thiếu sáng

tạo; Không có khả năng lập kế hoạch; Thiếu tập

trung, Tư duy tiêu cực,Tư duy cứng nhắc,Gặp ác

mộng, Mơ ngủ...

- Những dấu hiệu hành vi: Nổi khùng, Có những lời

nói xúc phạm người khác, ngại tiếp xúc với người

khác, nói nhiều, uống rượu, hút thuốc lá, phản

ứng chậm chạp, phá phách, gây sự, đi lang

thang, tự gây thương tích, Nói lắp, lắp bắp; Nhiều

“lỗi” hơn thường lệ, Thể hiện sự thiếu kiên nhẫn,

Thiếu sự mềm dẻo trong ứng xử, Không hoàn

thành công việc...



3. Ảnh hưởng của căng thẳng:

Khi căng thẳng, con người xuất hiện cảm xúc, hành vi có thể

mang tích cực, nhưng chủ yếu mang tính tiêu cực.

- Cảm xúc tiêu cực thể hiện: buồn rầu, bực tức, cáu giận, thất

vọng, bi quan chán nản, lo sợ, mặc cảm tội lỗi, nghi ngờ, cảm

thấy không có ý nghĩa, giảm nhiệt tình và tính hài ước, ảnh

hưởng đến sức khoẻ thể chất và tinh thần, thậm chí muốn chết.

- Đặc biệt là cảm xúc tiêu cực dễ dẫn đến những hành vi tiêu cực

do bản năng, cảm tính chi phối. Cảm giác tức giận có thể dao

động trong phạm vi từ thấp là “cáu tiết, nóng mặt” cho đến tức

giận và cao nhất là nổi khùng, nổi điên đến mức rất khó kiểm

soát hành vi. Lúc này tức giận giống như ngọn lửa: “giận mất

khôn”. Ngọn lửa này có thể hướng tới người khác hoặc bản thân.

Sự tức giận tác động tiêu cực cho sức khoẻ và mối quan hệ của

con người.

- Trong khi đó, cảm xúc tích cực thể hiện ở sự quyết tâm, hy vọng,

biết chấp nhận, vượt khó.



Quản lý cảm xúc trong một số tình huống

• Hiểu ra cơn tức giận của mình là bước đầu tiên

trong việc đề phòng và kiềm chế tức giận.

• Dù trong bất kì tình huống nào thì GV cũng

cần bình tĩnh, linh hoạt để tìm phương án xử lý

tối ưu nhất. Điều quan trọng là cần phân biệt

cảm xúc và hành vi. Cảm xúc tức giận là bình

thường, tự nhiên với con người kể cả người

lớn và trẻ em. Nhưng tức giận kèm theo hành

vi làm tổn thương người khác là không thể

chấp nhận được, xét cả về mặt đạo đức và

pháp lý.



Trong tình huống bị sốc một mặt GV áp dụng các biện

pháp giải tỏa căng thẳng, mặt khác tăng cường ý chí để

kiểm soát cảm xúc, không cáu giận, bị kích động để đảm

bảo môi trường học tập bình an cho mọi HS.

Cách ứng phó /kiểm soát cảm xúc trong các tình

huống căng thẳng trên lớp:



- Cần suy nghĩ tích cực về tình huống xảy ra hay hành

vi chưa chín chắn, hoặc vô tình của HS.

- Phản ứng của GV trong các tình huống gây sốc nên

chậm lại. Cần tỏ thái độ như không để ý đến HS gây ra

hành vi đối kháng, mặc dù cũng cần làm cho HS gây rối

biết rằng hành vi đối kháng vẫn đang nằm trong tầm kiểm

soát. Việc không để ý đến hành vi gây rối sẽ đem lại sự

hẫng hụt trong hành động của HS gây rối .

Thày cô có thể tham khảo tài liệu (trang 128 đến 141).



7. Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn xung

đột trong tập thể lớp.

Nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn giữa HS với nhau:

Sự khác nhau về suy nghĩ và quan niệm

Sự khác nhau về mong muốn/ nhu cầu về lợi ích các nhân

Sự hạn chế do cách nhìn nhận sự việc/ vấn đề Chỉ xuất

phát từ ý muốn/ suy nghĩ chủ quan của mình, mà không

biết thừa nhận, tôn trọng suy nghĩ, ý kiến, quan điểm của

người khác

Có một số người hay thích gây hấn, hiếu chiến, thích

người khác phải phục tùng, hay lệ thuộc vào mình.

• Sự kèn cựa, muốn hơn người của ai đó

• Sự định kiến, phân biệt đối xử

• Sự bảo thủ, cố chấp

• Nói hoặc nghĩ không đúng về nhau

• Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác .



Các cách giải quyết HS đã sử dụng:

• Nói chuyện với nhau để hiểu và thông cảm/

bỏ qua cho nhau

• Cãi nhau, sau đó giận nhau không chào hỏi

nhau

• Đánh nhau, sau đó không thèm nhìn mặt nhau,

có khi còn nuôi hận chờ dịp báo thù

• Đánh nhau một cách dã man, cố tình xúc

phạm, hủy hoại tinh thần và thể chất nhau,

thậm chí còn quay video clip đưa lên mạng.

• Ngoài ra, còn những cách giải quyết khác....



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.ppt) (39 trang)

×