Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.49 KB, 39 trang )
Các cách giải quyết HS đã sử dụng:
• Nói chuyện với nhau để hiểu và thông cảm/
bỏ qua cho nhau
• Cãi nhau, sau đó giận nhau không chào hỏi
nhau
• Đánh nhau, sau đó không thèm nhìn mặt nhau,
có khi còn nuôi hận chờ dịp báo thù
• Đánh nhau một cách dã man, cố tình xúc
phạm, hủy hoại tinh thần và thể chất nhau,
thậm chí còn quay video clip đưa lên mạng.
• Ngoài ra, còn những cách giải quyết khác....
Hậu quả của cách giải quyết mâu thuẫn
tiêu cực:
• Hủy hoại lẫn nhau về cả thể chất và tinh thần
• Làm cho HS dần mất đi lòng yêu thương con
người thay vào đó là sự lạnh lùng, độc ác
• Gây mất đoàn kết tạo môi trường học tập
không an toàn không chỉ ảnh hưởng đến chất
lượng học tập mà còn làm cho HS không dám
và không muốn đến trường...
Các nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
Chỉ bắt đầu và tiếp tục giải quyết mâu thuẫn khi hai bên đã thực
sự bình tĩnh
Yêu cầu các em tập trung vào vấn đề cần giải quyết, thiện chí,
không kích động nhau tức giận
Đặt ra các câu hỏi trong tiến trình giải quyết bất hoà
Khuyến khích cả hai bên nêu ý kiến và suy nghĩ, cảm xúc của
mình
Lắng nghe cẩn thận và lắng nghe tích cực từng trẻ nói
Chỉ dẫn và khuyến khích trẻ lắng nghe nhau
Khuyến khích trẻ nhắc lại những gì người kia nói. Yêu cầu mỗi
bên đặt mình vào vị thế của nhau để suy ngẫm, sau đó yêu cầu đôi
bên đưa ra một vài cách giải quyết sau khi cân nhắc đến suy nghĩ,
quan điểm của bên kia
Ghi nhận một cách trân trọng khả năng của trẻ trong việc lắng
nghe và giao tiếp
Làm trọng tài. Tránh thiên vị, đứng về một phía
Khuyến khích các em tìm ra những phương án hay cách giải quyết
có thể chấp nhận được đối với cả đôi bên và cam kết thực hiện.
Thày cô có thể tham khảo tài liệu (trang 141
đến 156).
8. Kĩ năng giải quyết các tình huống giáo
dục.
1.Tình huống giáo dục: là hiện tượng có vấn đề mang
tính điển hình đối với HS nảy sinh trong bản thân quá
trình GD, trong đời sống nhà trường, lớp học, hoặc trong
gia đình, ngoài cộng đồng/ xã hội
* Các loại tình huống giáo dục
- Tình huống chứa đựng mâu thuẫn giữa HS với
người khác ( có thể là giữa HS với nhau, hoặc giữa HS
với những thành viên khác trong nhà trường, thậm chí
với cả GV, với người thân trong gia đình, trong xã hội)
- Tình huống chứa đựng mâu thuẫn/ sự không nhất quán
giữa thái độ, hành vi của HS đối với trách nhiệm, bổn
phận của bản thân cần có trong các hoạt động, công việc
cần phải giải quyết
* Kết quả giải quyết tình huống
• Khi tình huống được giải quyết thì HS biết được mẫu
ứng xử phù hợp, và nhận ra được giá trị, chuẩn mực,
mâu thuẫn được giải quyết trên cơ sở
• HS cảm thấy được thuyết phục về cả mặt nhận
thức/lý trí lẫn tính cảm
• Có mối quan hệ chặt chẽ giữa nhận diện ( nhận thức,
niềm tin) hiện tượng, sự việc với thái độ và hành vi
của con người ứng xử với hiện tượng đó. Nếu nhận
diện không đúng vấn đề sẽ có thái độ và hành vi ứng
xử không phù hợp, hoặc tiêu cực. Do đó, việc nhận
diện đúng hiện tượng, tình huống là cơ sở để có ứng
xử đúng trong các tình huống