Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.49 KB, 39 trang )
* Kết quả giải quyết tình huống
• Khi tình huống được giải quyết thì HS biết được mẫu
ứng xử phù hợp, và nhận ra được giá trị, chuẩn mực,
mâu thuẫn được giải quyết trên cơ sở
• HS cảm thấy được thuyết phục về cả mặt nhận
thức/lý trí lẫn tính cảm
• Có mối quan hệ chặt chẽ giữa nhận diện ( nhận thức,
niềm tin) hiện tượng, sự việc với thái độ và hành vi
của con người ứng xử với hiện tượng đó. Nếu nhận
diện không đúng vấn đề sẽ có thái độ và hành vi ứng
xử không phù hợp, hoặc tiêu cực. Do đó, việc nhận
diện đúng hiện tượng, tình huống là cơ sở để có ứng
xử đúng trong các tình huống
3. Những yêu cầu mang tính định hướng cho
việc giải quyết tình huống giáo dục:
- Đặt lợi ích, sự phát triển, sự tiến bộ của HS lên trên tất cả
- Tôn trọng, đặt vào vị thế của HS và lắng nghe họ
- Dựa vào đặc điểm cá nhân để lựa chọn PP giải quyết vấn đề cho
hiệu quả
- Khách quan, công bằng khi giải quyết vấn đề/ tình huống
- Khích lệ yếu tố tích cực để thay thế/ hạn chế yếu tố tiêu cực
- Đặt HS có vấn đề ( trong tình huống) vào vị trí của người khác
để cảm nhận, thấu hiểu cảm xúc của người khác hoặc người có
mâu thuẫn với mình
- Khuyến khích vai trò chủ thể của HS trong việc lựa chọn quyết
định, hành vi trên cơ sở thay đổi nhận thức, niềm tin chưa hợp
lý
- Không đồng nhất hành vi không mong đợi với nhân cách
Quy trình/ các bước giải quyết tình
huống giáo dục
• Tạm lắng, thư giãn, lấy lại bình tĩnh ( nếu trong tình huống
gây sốc đối với GVCN). Cần thời gian để xử lí cơn tức giận
của mình trước đã để sau này không phải ân hận.
• Thu thập thông tin để xem xét xem chuyện gì đã xảy ra?
Những thông tin cần thu thập từ nhiều nguồn và đảm bảo tính
chính xác, khách quan.
• Nhận dạng vấn đề ( Nếu tình huống phức tạp, vấn đề không lộ
diện). Trong những tình huống phức tạp nhiều khi vấn đề như
tảng băng chìm mà không dễ thấy ở trên bề mặt nổi. Cần đánh
giá được các động cơ hành vi của HS trong tình huống là vô
tình hay hữu ý? Nếu hữu ý thì có vấn đề gì phi đạo đức, phi
giá trị ?
• Xác định mục tiêu của việc giải quyết tình huống cụ thể đó là
gì? cái đúng, cái đẹp nào cần phải được bảo vệ?
• Tìm kiếm con đường, cách thức nào để thực
hiện mục tiêu đặt ra theo các bước ra quyết định
và giải quyết vấn đề:
• Liệt kê các phương án có thể để giải quyết tình
huống
• Phân tích mặt được, mặt hạn chế của từng
phương án
• Chọn phương án tối ưu dựa trên các quan điểm,
nguyên tắc.
• Thực hiện phương án đã lựa chọn theo cách
tiếp cận trên
• Đánh giá phương án đã lựa chọn và việc ( quá
trình) thực hiện phương án đó để rút kinh
nghiệm