1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Báo cáo khoa học >

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU DỰ ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.85 MB, 81 trang )


v



f



t



D ự án "Quy hoạch tài nguyên nước vùng kinh tê trọng điêm phía Nam ”



- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội, tiềm năng nguồn nước trên iưu vực sông;

- Các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, bảo

vệ và phát ưiển rừng và các văn bản pháp luật khác có liên quan;

- Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội chung của đất nước;

- Các nghĩa vụ đổi với các điều uớc quốc tể mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam ký kết hoặc tham gia trong các lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường.

- Định hướng chiến lược phát triển bền vững (Chương trình nghị sự thế kỷ

21 ).



- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của vùng, tình,

thành phổ trong vùng nghiên cửu, bao gồm các chiến lược, quy hoạch chuyên ngành

về khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống, giảm thiểu tác hại do nước

gây ra trong lưu vực sông, trong đó có Chiến lược quốc gia về Tài nguyên nước đen

năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 14 tháng 4 năm 2006.

1.3. MỤC TIÊU D ự ÁN

Mục tiêu tổng quát của quy hoạch tài nguyên nước vùng KTTĐPN là nâng

cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng và phát triển tài nguyên nước; tạo

cơ sở để phân bổ tài nguyên nước, cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên

nước, xả thải vào nguồn nước đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền

vững và bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm

mặn nguồn nước và phát triển tài nguyên nước một cách bền vững trong toàn vùng.

Mục tiêu cụ thể:

- Đảm bảo phát triển bền vững sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước trong khu

vực, đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2015 và 2 0 2 0 gồm cấp

thoát nước cho sinh hoạt, phát triển nông nghiệp, công nghiệp, đô thị, du lịch, thuỷ

sản, v.v...;

- Xây dựng các phương án giảm nhẹ thiên tai một cách hợp lí, giảm thiểu các

tác hại đo nước và thiên tai gây ra để ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân,

bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân;

- Làm cơ sở cho việc xây dựng phát triển kinh tế xã hội củalưu vực vàcòng

tác quản lý tài nguyên nước;

- Chống gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước để bảo đảm phát triển bền vững tài

nguyên nước; và

- Làm cơ sờ xây dựng kế hoạch đầu tư và phát lxiển theotừng giai đoạn phù

hợp với sự phát triển chung của các ngành kinh tế, xã hội.

1.4. NHIỆM VỤ CỦA D ự ÁN



9



____ _



t. ,



.



7 2 7

D ự án "Quy hoạch tài nguyên nước vùng kinh tê trọng điêm phía Nam "



- Đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tể - xã hội có liên quan đcn bảo vệ, khai

thác, sử dụng, phát triển TNN và phòng chống tác hại do nước gây ra trên phạm vi

toàn vùng và mối liên hệ chung với các vùng, lưu vực sông lân cận.

- Đánh giá TNN, hiện ưạng khai thác, sử dụng các loại nguồn nước, hiện trạng

chất lượng nước trên phạm vi vùng quy hoạch và những khu vực lân cận có liên

quan; xây dựng các loại bản đồ về TNN, hiện trạng khai thác, sử dụng TNN và hiện

trạng chất lượng nguồn nước.

- Phân tích, nhận định và đánh giá những xu thế biến động về số lượng, chất

lượng nước và môi trường trong vùng và những rủi ro, thiệt hại do nước gây ra.

- Phân tích đánh giá cân bằng giữa tài nguyên nước và nhu cầu khai thác, sử

dụng tài nguyên nước của các ngành, lĩnh vực để đạt được các mục tiêu phát triển

kinh tế - xã hội, bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh tương ứng với từng giai đoạn quy

hoạch trên phạm vi toàn vùng, từng tinh và từng lưu vực sông; xây dựng bản đồ cân

bàng TNN.

- Xác định các mục tiêu, các vấn đề ưu tiên và giải pháp tổng thể về quản lý

bảo vệ, khai thác, phát triển và sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống ô nhiễm cạn

kiệt tài nguyên nước và giảm thiểu các tác hại do nước gây ra;

-Xác định các quy tắc, các giải pháp quản lý-liên hoàn các sông, hồ, nước

ngầm nham bảo đảm phân bổ và chia sẻ hợp lý tài nguyên nước giữa các ngành

dùng nước cũng như các địa phương trong vùng;

-Xác định mục tiêu chất lượng nước, các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước

nhằm phục vụ phát triển kinh tế- xã hội một cách bền vững trong toàn vùng;

- Cung cấp cơ sờ cho việc xây dựng cơ chế, chính sách (trong đó xác định trách

nhiệm, mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, địa phương) sử dụng, bảo vệ tài

nguyên nước; và

-Tạo cơ sở để xây dựng quy chế quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển

đồng thời với các giải pháp xử lý ô nhiễm các con sông trong vùng.

- Tổ chức các cuộc hội thảo, lấy ý kiến tham vấn của các cơ quan liên quan và

các địa phương trong vùng quy hoạch; hoàn chinh hồ sơ và trình duyệt quy hoạch

'INN vùng KTTDPN.



10



.W .° <

-v‘ •



728

Dự án “Quy hoạch tài nguyên nước vùng kinh tê trọng đìêm phía Nạm



"



CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIẺM T ự NHIÊN, KINH TẾ- XẢ HỘI



2.1. ĐẶC ĐIÊM T ự NHIÊN

2.1.1. Vị trí địa lý



Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam gồm 8 tinh, thành phố trong đó

có 1 thành phố trực thuộc trung ương (thành phố Hồ Chí Minh), một phần thuộc

miền Đông Nam Bộ (Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh) và một phần thuộc miền Tây Nam Bộ (Long

An, Tiền Giang). Tổng cộng có 90 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã, thành

phố trực thuộc tỉnh; 1.196 xã, phường, thị trấn, trong đó có 343 phường, 61 thị trấn

và 792 xã. Vùng KTTĐPN có khoảng 80% diện tích nằm trên lưu vực sông Đồng

Nai, phần còn lại nằm trên lưu vực sông Mê Công và một số sông nhỏ ven biến ở

Bà Rịa - Vũng Tàu. Vùng có đường biên giới quốc gia với CamPuChia (kéo dài từ

Bình Phước, Tây Ninh tới Long An), tiếp giáp với biển Đông với đường bờ biển

kéo dài từ Bà Rịa - Vũng Tàu qua thành phố Hồ Chí Minh tới Tiền Giang, có các

cửa sông lớn đổ ra biển như cửa Soài Rạp (sông Đồng Nai), cửa Tiểu và cửa Đại

(sông Tiền). Vùng KTTĐPN được giới hạn bời tọa độ: từ 10°20' đến 12°17' độ vĩ

Bắc; và từ 105°29 đến 107°35’ độ kinh Đông.

2.1.2. Đặc điểm địa hình

Vùng KTTĐPN bao gồm các loại địa hình vùng núi cao, trung du và đồng

bằng (bao gồm cả vùng đồng bằng ven biển và một phần vùng Đồng Tháp Mười)

nhưng địa hình trung du, đòi núi thấp chiếm ưu thế (khoảng 59% diện tích toàn

vùng). Nhìn chung, địa hình có xu hướng thấp dần từ phía Đông Bắc về phía Tây

Nam. Phần trung tâm và toàn bộ phần phía Tây, Bắc, Đông Bắc của vùng có cao độ

địa hình phổ biển từ 3Om đến 400m, trừ một phần diện tích nhỏ ở Bình Phước, sát

với tỉnh Đắk Nông có cao độ địa hình từ 400m đến cao nhất 494m. Khu vực phía

Nam, Tây Nam vùng có cao độ địa hình dưới 30m, riêng khu vực Long An, Tiền

Giang có cao độ địa hình thấp nhất (vùng Đồng Tháp Mười cao độ địa hình phổ

biến từ 0,3m đến trên lm).

2.1.3. Địa chất thủy văn

Vùng KTTĐPN nằm trong miền địa chất thủy văn đồng bàng Nam Bộ, nước

dưới đất trong vùng tồn tại ở hai dạng chính là nước trong các lồ hổng và nước

trong các khe nứt.

2.1.4. Thổ nhưỡng

Vùng KTTĐPN có 6 loại đất chính như sau: nhóm đất phù sa (bao gồm phù

sa mới, đất chua mặn, đất mặn) chiếm khoảng 1 0 %, nhóm đất xám 50%, nhỏm đất

đỏ 2 0 % và khoảng 2 0 % gồm: đất núi sườn dốc, đất cát ven biển, nhóm dốc tụ và

than bùn.

2.1.5. Thảm thưc vât





11



729



r



*



Dự án "Quy hoạch tài nguyên nưởc vùng kinh tê trọng điêm phía Nam







Vùng KTTĐPN có tài nguyên rừng rất phong phú, trong đỏ có rừng Quốc

gia Nam Cát Tiên với phàn lớn diện tích thuộc vùng KTTĐ. Trước đây, đã có

những thời kỳ rừng che phủ gần như khắp lưu vực, nhưng vào những năm 70 rừng

bị tàn phá do chất độc màu da cam.

Theo bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005, các địa phương trong vùng có

khoảng 738,8 nghìn ha đất có rừng nhưng phần lớn là rừng tự nhiên. Nhiều khu

rừng trên địa bàn vùng đã được xểp vào danh sách khu bảo tồn thiên nhiên hoặc

vưcm quốc gia, trong đó có khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu rộng

11.293 ha; khu vườn quốc gia Côn Đào 6.043 ha và rừng nguyên sinh Nam Cát

Tiên 36 nghìn ha.

2.1.6. Khí tượng - Khí hậu

2.1.6.ỉ. Chế độ gió

Vùng KTTĐPN nằm trong vùng khí hậu Nam Thái Bình Dương chịu ảnh

hưởng cà gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.

Tốc độ gió bình quân biến đổi trong khoảng từ 1,5- 3,0 m/s, có xu thế tăng

dần khi ra biển và giảm dần khi vào sâu trong đất liền. Tốc độ gió lớn nhất cỏ thể

đạt đến 20- 25 m/s, xuất hiện trong bão và lốc xoáy.

Gió mạnh thường xuất hiện vào mùa khô, từ tháng XI- IV và gió yếu hơn

vào mùa mưa, từ tháng VI- X. Tuy nhiên, do địa hình chi phối, cũng có các trường

hợp ngoại lệ. Tần suất xuất hiện cùa các hướng gió chính là 40- 70%.

2.1.6.2. Nhiệt độ

Vùng KTTĐPN trực tiếp bị ảnh hưởng bởi chế độ nhiệt vùng nhiệt đới kết

hợp với nền địa hình phức tạp, do đó có sự phân hóa nhiệt độ giữa các nơi một cách

sâu sấc.

Nhiệt độ trung bình hàng năm tại các khu vực biến đổi trong khoảng 2527°c, trung bình chung nhiều năm toàn vùng khoảng 27 °c bằng 113% so với nhiệt

độ trung bình chung trên toàn quốc (khoảng 24 °C); nhiệt độ thấp nhất thường rơi

vào các tháng XII- I và nhiệt độ cao nhất thường rơi vào các tháng IV- V. Nhìn

chung, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn ( 8 - 10 °C), nhưng nhiệt độ

trung bình các tháng trong năm biến đổi ít (3- 4 °C).

2.1.6.3. Bốc hơi, ẩm, nắng

Vùng có chế độ nhiệt độ cao, nắng nhiều, lượng bốc hơi trên toàn vùng nhìn

chung là khá lớn, từ 1 . 1 1 0 mm đến 1 . 6 8 6 mm, lượng bốc hơi trung bình chung

nhiều năm khoảng 1.353mm. Lượng bốc hơi trung bình đạt từ 100 - 150 mm/tháng

trong mùa khô và giảm còn 50 - 70 mm/tháng vào mùa mưa.

Độ ẩm trung bình chung hàng năm tại các khu vực biến đồi từ 78-81%, trung

bình chung nhiều năm toàn vùng 79% bằng 96% độ ẩm trung bình chung toàn quốc



12



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

×